Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh

107 1.4K 8
Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cùng với thời gian, những thành tựu của văn học thời kỳ đổi mới ngày càng được khẳng định mạnh mẽ. Với những đột phá về lí luận thể loại, tiểu thuyết là thể loại thực sự thành công với nhiều lối viết, cách viết mới mẻ, đa dạng, phù hợp với thực tế bề bộn ngổn ngang và đầy biến động của xã hội Việt Nam đương đại. Chính điều này đã làm nên “một trào lưu có tên là đổi mới” với những nhà văn: Phan Thị Vàng Anh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Anh Thái . Họ đang đi theo xu hướng “đập vỡ thành từng mảnh những hình ảnh, ý niệm, hệ thống và giá trị của trật tự cũ và kế đến là xếp những mảnh vụn ấy theo một trật tự mới - một trật tự chủ quan đầy tính sáng tạo và bất khả đoán” [15]. Trong những tên tuổi đó, Tạ Duy Anh được xem là một hiện tượng nổi bật, một cây bút đã thu hút được nhiều sự quan tâm của bạn đọc cũng như của giới phê bình. Song những tranh cãi về tác phẩm của ông chắc chắn chưa dừng lại. 1.2. Với Tạ Duy Anh, mỗi tiểu thuyết là một sự nỗ lực, phá cách thật sự. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông là Khúc dạo đầu cũng đúng với tên tác phẩm, đây là bản nhạc dạo đầu êm ái, nhẹ nhàng nhưng không gây được ấn tượng nhiều cho bạn đọc. Cuốn tiểu thuyết thứ hai, Lão khổ, được viết từ 9/9/1990 đến 5/8/1991, ra mắt công chúng năm 1992 đã nhận được nhiều sự quan tâm đánh giá cao của một số nhà phê bình, đây được xem là một bước ngoặt trong sáng tác tiểu thuyết của Tạ Duy Anh. Sau gần 10 năm vắng bóng Tạ Duy Anh trở lại với tiểu thuyết và cho xuất bản cuốn Đi tìm nhân vật. Khi cuốn sách được tái bản, bị thu hồi và dường như chính điều này lại làm người ta quan tâm và chú ý đến Tạ Duy Anh nhiều hơn. Trải qua bao nhiều thăng trầm, trắc trở trong sáng tác nhưng Tạ Duy Anh vẫn bền bỉ, cặm cụi, không ngừng sang tác khẳng định quan điểm thẩm mỹ của mình trên văn đàn. Năm 2004 tiểu thuyết Thiên thần sám hối ra đời, các ý kiến khen - chê lại bùng lên sôi nổi. Mới đây năm 2008 ông lại cho xuất bản tiểu thuyết Giã biệt bóng tối, 1 gây sự chú ý đặc biệt của dư luận. Và gần đây là cuốn Sinh ra để chết được in tại Mỹ. Với Tạ Duy Anh “một số tiểu thuyết có khi còn đang dang dở, hoặc lạ lẫm, khó đọc . nhưng ít nhất chúng đang báo hiệu một ý thức mới về thể loại và việc trả lời câu hỏi “có thể viết tiểu thuyết như thế nào? Rõ ràng được tự giác hơn, do đó người đọc tìm được nhiều hứng thú bất ngờ hơn”. 1.3. Là một nhà văn luôn tìm tòi và sáng tạo, ông “luôn tìm cách phá bỏ thị hiếu thông thường của người đọc”. Tạ Duy Anh xác định: “Thị hiếu tạo cho sự ổn định thẩm mỹ nhưng cũng chính thị hiếu ấy ngăn cản sự cách tân. Tôi chấp nhận sự bài xích, thậm chí là nguyền rủa để tạo một cảm nhận khác, một tư duy khác. Nghệ thuật không phải là một cuộc giễu hành và nhà văn phải chấp nhận con đường mình đã chọn”. Quan niệm mới mẻ, táo bạo như vậy cùng với những tiểu thuyết trình làng đã làm nên một Tạ Duy Anh mới lạ trong tiểu thuyết, một “tác giả của những tác phẩm luôn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm bởi những vấn đề gai góc của xã hội” và thời đại. Tuy nhiên, đặc điểm tiểu thuyết của Tạ Duy Anh đến nay vẫn chưa được tìm hiểu và nghiên cứu một cách chu đáo. Tìm hiểu tiểu thuyết Tạ Duy Anh cũng chính là một cách đánh giá về những thành tựu và đóng góp của ông cho văn học Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Tạ Duy Anh là nhà văn được dư luận quan tâm. Tác phẩm của ông ẩn chứa những giá trị nghệ thuật gây xôn xao dư luận, tạo ra nhiều sự tranh cãi, khen - chê. Đi sâu tìm hiểu các tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, chúng tôi thấy nó đặt ra những vẫn đề nghiêm túc về cuộc sống, chứa đựng sự dồi dào của một cây bút trẻ. Chính vì vậy, Tạ Duy Anh mới chỉ được chú trọng những năm gần đây. Nhưng ông đã dành được rất nhiều sự quan tâm của độc giả và giới phê bình. Trước hết, trong các trường đại học có một số luận văn Thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp về các tác phẩm của Tạ Duy Anh. Có thể kể như Nguyễn Thị 2 Mai Loan (2004), Nông thôn trong sáng tác của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP, Hà Nội; Nguyễn Thị Ninh (2005), Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP, Hà Nội; Nguyễn Thị Hồng Giang (2005) Tạ Duy Anh và việc làm mới nghệ thuật tiểu thuyết, luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP, Hà Nội; Cao Tố Nga (2006), Cảm thức về cái phi lý trong sang tác của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội; Vũ Lê Lan Hương (2006), Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội; Võ Thị Thanh Hà (2006), Nhân vật tiểu thuyết Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHV, Nghệ An; Nguyễn Thị Kim Lan (2006), Nghệ thuật kết cấu trong một số tiểu thuyết huyền ảo triết luận của Tạ Duy Anh, Châu Diên, Hồ Anh Thái, ĐHSP, Hà Nội; Nguyễn Tiến Hùng (2008), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội; Đào Thì Bích Thuỷ (2008), Biểu tượng trong cấu trúc tiểu thuyết Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội, . Và một số bài viết hoặc giới thiệu, phát biểu cảm nhận trên báo chí, trên các trang web điện tử như Tạ Duy Anh Môtíp “tội ác và trừng phạt”sẽ còn ám ảnh các nhà văn, http://www.eva.com.vn /thứ 5.27.5.04, Việt Hoài (2004), Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác, http://www.eva.com.vn, Đoàn Ánh Dương, Tiến trình tiểu thuyết Tạ Duy Anh (nhìn từ lối viết), http://www.vannghequandoi.com.vn/th2.16.3.09 . Tạ Duy Anh đến với văn chương cũng thật tình cờ. Ông bắt đầu viết từ năm năm 1980, năm 1981. Tác phẩm đầu tay của ông được in trên báo Lao động với bút danh Tạ Duy Anh. Tạ Duy Anh vốn là một cây bút truyện ngắn nhưng sau thành công đầu tay và sau tiểu thuyết Khúc dạo đầu không gây được tiếng vang, nhà văn lại nổi lên với bộ ba tiểu thuyết: Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối và mới gần đây là tiểu thuyết Giã biệt bóng tối. Theo Hoàng Ngọc Hiến: “Tạ Duy Anh bước qua lời nguyền để đi đến Lão Khổ”, thêm một giả thiết văn học về bản chất và thân phận người nông dân Việt Nam. Đây là một cuốn tiểu thuyết rất quan trọng”. 3 Báo Pháp luật số 140, năm 2004 nhận định “Hầu hết những tác phẩm của ông (Trừ truyện viết cho thiếu nhi và tản văn) đều rất gai về nội dung thể hiện dưới cái nhìn hiện thực ở góc khuất”, Đi tìm nhân vật là “bức tranh hiện thực ngọt ngào của quyền lực, cái chết, sự đồi bại . Còn Thiên thần sám hối là cuốn tiểu thuyết rất hay, gần đây viết về nổi đau làm người và chưa được làm người qua câu chuyện của một hài nhi đang lựa chọn có nên làm hay không làm”, “ông là một tác giả tâm huyết, trăn trở với số phận con người, nhất là khi họ rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách. Tạ Duy Anh đã nhìn hiện thực một cách lý trí, lạnh lùng nhưng cũng đầy thương xót con người”. Báo Thể thao và Pháp luật số 47 - 2004 viết: “Mối quan tâm lớn nhất của Tạ Duy Anh là cái vong bản, đánh mất mình của con người, dưới sự giằng co xiêu dạt của lịch sử. Trên con đường truy tìm lại mặt mình, cũng như khả dĩ gương mặt thực của quá khứ, con người vấp phải và bị phong toả bởi thói gian trá, đớn hèn, vật dục, tàn ác, kể cả trong mỗi cá nhân. Phúc âm duy nhất là tình yêu, tình cảm trong sạch bản thể của hiện và cái nhìn trung thực, nhân đạo đối với những vết thương, lỗi lầm của quá khứ”. Thực ra khi đi tìm hiểu về các tác phẩm của Tạ Duy Anh nhất là về mảng tiểu thuyết, có thể thấy Tạ Duy Anh một nhà văn “có xu hướng đi sâu khám phá những bình diện sâu kín nhất, những mảng tối, mảng khuất lấp, những mảng chưa hoàn thiện trong con người”. Tóm lại, một số ý kiến đều cho rằng tiểu thuyết của Tạ Duy Anh đã “làm mới” những cái nhìn quen thuộc của cuộc sống. Ông đã tạo ra cho tiểu thuyết của mình đặc điểm riêng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nào tập trung tìm hiểu, xác định đặc điểm tiểu thuyết Tạ Duy Anh. 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm tiểu thuyết Tạ Duy Anh 3.2. Giới hạn của đề tài 4 Luận văn tìm hiểu, phân tích, xác định đặc điểm của tiểu thuyết Tạ Duy Anh đã được xuất bản tại Việt Nam gồm: - Khúc dạo đầu (1991) Nxb Thanh Niên. - Lão khổ, Nxb Hội nhà văn, 2004. - Đi tìm nhân vật, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2008. - Thiên thần sám hối, Nxb Hội nhà văn, 2004. - Giã biệt bóng tối, Nxb Hội nhà văn, 2008. Các sáng tác ngoài thể loại tiểu thuyết của Tạ Duy Anhtiểu thuyết của các nhà văn khác chỉ là đối tượng để tham chiếu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Đưa ra một cái nhìn khái quát về tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong bối cảnh của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 4.2. Khảo sát, phân tích, xác định đặc điểm tiểu thuyết Tạ Duy Anh trên phương diện nội dung, cảm hứng. 4.3. Khảo sát xác định đặc điểm của tiểu thuyết Tạ Duy Anh trên phương diện thi pháp thể loại. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dùng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong đó có các phương pháp chính: Phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - loại hình, phương pháp cấu trúc hệ thống . 6. Đóng góp và cấu trúc luận văn 6.1. Đóng góp Luận văn là công trình tập trung tìm hiểu nghiên cứu và xác định đặc điểm tiểu thuyết Tạ Duy Anh với cái nhìn hệ thống. Kết quả của luận văn có thể dung làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, tiếp nhận tác phẩm Tạ Duy Anh. 5 6.2. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1: Tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong bối cảnh của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Chương 2: Đặc điểm tiểu thuyết Tạ Duy Anh trên phương diện nội dung Chương 3: Đặc điểm tiểu thuyết Tạ Duy Anh trên phương diện thi pháp thể loại. 6 Chương 1 TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH TRONG BỐI CẢNH CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại, diện mạo, khuynh hướng và thành tựu 1.1.1. Khái niệm Tiểu thuyết (tiếng Pháp: roman, tiếng Anh: novel, fiction) theo từ điển thuật ngữ văn học, là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [53]. Cũng theo thuật ngữ văn học ở Châu Âu, tiểu thuyết xuất hiện vào thời kì xã hội cổ đại tan rã và văn học cổ đại suy tàn. Cá nhân con người không còn cảm thấy lợi ích và nguyện vọng của mình gắn liền với cộng đồng xã hội cổ đại, nhiều vấn đề của đời sống riêng tư đặt ra gay gắt. Giai đoạn phát triển mới của tiểu thuyết Châu Âu bắt đầu từ thời phục hưng (thế kỷ XIV đến XVI) và đến thế kỷ thứ XIX với sự xuất hiện của các nghệ sĩ bậc thầy như: Xtăng Đan, BanZăc, Thac- cơ - răy, Đích- Kenx, Gôgôn, L.Tônxtôi ., thể loại này đã đạt đến sự nảy nở trọn vẹn. Mầm mống tiểu thuyết ở Trung Quốc cũng xuất hiện sớm vào thời Ngụy- Tấn (thế kỉ III- IV) dưới dạng truyện ghi chép những sự việc, những ngoài giới hạn kinh sử. Tiểu thuyết ở Việt Nam phát triển muộn, mãi tới đầu thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện của Nam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn phái), nước ta mới có tác phẩm có quy mô tiểu thuyết. Nhưng phải sang đầu thế kỷ XX, nhất là với dòng văn học lãng mạn và hiện phê phán, ở Việt Nam mới có tiểu thuyết hiện đại. 7 Trong quá trình vận động và phát triển, diện mạo của tiểu thuyết không ngừng thay đổi. Tuy vậy, giới nghiên cứu đã rút ra một số đặc điểm của thể loại tiểu thuyết. So với các thể loại khác của loại tự sự như ngụ ngôn, sử thi thì đặc điểm tiểu biểu nhất của tiểu thuyết là cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư. Tuỳ theo từng thời kỳ phát triển cái nhìn đời tư có thể sâu sắc tới mức thể hiện được, hoặc kết hợp được với các chủ đề thế sự hoặc lịch sử dân tộc. Những yếu tố đời tư càng phát triển thì tính chất tiểu thuyết càng tăng, ngược lại yếu tố lịch sử dân tộc càng phát triển thì chất sử thi càng đậm đà. Nét tiểu biểu thứ hai làm cho tiểu thuyết khác với truyện thơ, trường ca, thơ trường thiên và anh hùng ca là chất văn xuôi, tức là một sự tái hiện cuộc sống, không thi vị, lãng mạn hoá, lí tưởng hoá. Tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời. Thứ ba, cái làm cho nhân vật tiểu thuyết khác với các nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung cổ là: nhân vật tiểu thuyết là “con người nếm trải”, tư duy chịu khổ đau, dằn vặt của cuộc đời, trong khi các nhân vật kia thường là nhân vật hành động. Tiểu thuyết miêu tả nhân vật như con người đang biến đổi trong hoàn cảnh, con người đang trưởng thành do cuộc đời dạy bảo. Thứ tư, thành phần chính chủ yểu của tiểu thuyết không phải chỉ là cốt truyện và tính cách nhân vật như ở truyện và truyện ngắn trung cổ. Ngoài hệ thống sự kiện, biến cố và những chi tiết tính cách, tiểu thuyết miêu tả suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, trình bày tường tận tiểu sử của nhân vật, mọi chi tiết mối quan hệ giữa người với người. Thứ năm, tiểu thuyết xoá bỏ khoảng cách về giá trị giữa người trần thuật và nội dung trần thuật của anh hùng ca, để miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật. Chính đặc điểm này làm cho tiểu 8 thuyết trở thành một thể loại dân chủ, cho phép người trần thuật có thể có thái độ thân mật, thậm chí suồng sã đối với nhân vật của mình. Cuối cùng, với các đặc điểm đã nêu, tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác. Chính hiện tượng tổng hợp trên đã làm cho thể loại tiểu thuyết luôn vận động. 1.1.2. Bối cảnh đương đại của tiểu thuyết Việt Nam Sau 1975, hoà bình được lập lại, cuộc sống lại trở về với muôn mặt đời thường, con người lúc này phải đối mặt với những biến động khó khăn đầy thử thách của thời kỳ hậu chiến. Cuộc sống không hề giản đơn, xuôi chiều mà phức tạp, đa sự hơn nhiều. Với sự đổi thay trên nhiều lĩnh vực, cũng làm cho tự thân văn học có những khám phá, tìm tòi mới khi đi vào phản ánh những ngổn ngang bề bộn của cuộc sống đương đại. Đúng như lời nhận xét của Nguyễn Khải “chiến tranh ồn ào, náo động mà lại có cái yên tĩnh giản dị của nó, hoà bình mà chứa chất bao nhiêu sóng ngầm, bao nhiêu gió xoáy bên trong”. Cũng như bao sự đổi mới khác, đổi mới trong văn học là một cuộc đấu tranh biện chứng lâu dài giữa cài cũ và cái mới. Nhưng cũng phải khẳng định rằng Đại hội VI (1986) là sự kiện quan trọng có tác động lớn lao đến công cuộc đổi mới toàn diện trên đất nước ta trong đó có văn học. Đổi mới văn học bao giờ cũng bắt nguồn từ những đòi hỏi khách quan của cuộc sống xã hội và cũng chính bản thân văn học. Sau Đại hội lần VI, vai trò, nhiệm vụ, chức năng của báo chí, của văn học nghệ thuật đã được nhìn nhận lại và khẳng định trước sự chuyển biến mạnh mẽ của đời sống. Trong báo cáo chính trị của Đảng có nêu “không có hình thái tinh thần nào có thể thay thế được văn học nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp sống, nếp nghĩ của con người . các sản phẩm của văn học nghệ thuật vừa là món ăn tinh thần không thể thiếu của đời sống con người và là món thuốc đặc hiệu nâng cao tình cảm con ngươi”. Cùng với việc nhận thức đúng đắn vai trò, nhiệm 9 vụ, chức năng quan trọng của văn học, Đảng cũng hết sức quan tâm đến điều kiện sáng tác, điều kiện đời sống của anh chị em văn nghệ sĩ. Đặc biệt tư tưởng chỉ đạo “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” của Đảng, đã tạo cho văn nghệ sĩ sự hồi sinh mới. Văn học sau 1985 nói chung và văn xuôi sau đổi mới nói riêng phải gánh trên vai một trọng trách hết sức nặng nề. Đó là việc tìm ra những vấn đề trở thành nhu cầu bức bách của cuộc sống, của con người để giải quyết. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục đề cao cái mới, ca ngợi cái tốt, nhà văn được phép đào xới sâu hơn những mặt trái của xã hội, được khuyến khích chỉ ra những hiện tượng tiêu cực trong đời sống, trong bộ máy nhà nước bị gác lại, bị tạm giấu đi, nay đến thời kỳ này những hiện tượng đó bị dồn lại, cộng thêm những tiêu cực mới gây bất mãn trong nhân dân. Văn học tất yếu trở thành người phát ngôn cho xã hội, vả lại việc tố cáo cái ác và sự bất công, những thao thức về tội lỗi và đau khổ của con người vốn rất gắn liền với thiên chức của văn học. Qua các trang văn xuôi sau 1985, người đọc đã cảm nhận được sự đau đớn, xot xa của những số phận khi phải chống chọi với cái ác, cái dung tục tồn tại dưới mọi trạng thái khác nhau “viết về cái ác cũng là một cách thức tỉnh nhân tính” (Lê Minh Khuê). Văn học gần đây đã xây dựng được những hình tượng nhân vật tư sinh động phán xét hành động của mình, tự đối thoại, lục vấn và cảnh thức chính mình, thể hiện “chủ đề sám hối”. Các nhà văn nhường cho nhân vật quyền tự lên án và tự biểu lộ, tự buộc tội và tự giải thoát, nhân vật vừa là bị cáo vừa là chánh án trước toà án lương tâm. Chính vì vậy, cái bản ngã được các nhà văn thừa nhận như một chất liệu trong cảm hứng sáng tạo. Sự gặp gỡ giữa chất liệu ấy với bút pháp hướng nội đã giúp người đọc cảm nhận được chiều sâu tâm hồn những khoản khắc tự thức tĩnh, tự hoàn thiện nhân cách của mình. Hoàn cảnh xã hội thay đổi, tự bản thân mỗi nhà văn cũng có những trăn trở, suy nghĩ, tự “làm mới” mình trong tư duy nghệ thuật và phương thức biểu 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:35

Hình ảnh liên quan

Chương XVI Hình phạt khủng khiếp Giấc mơ của lão về hình phạt Chương  - Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh

h.

ương XVI Hình phạt khủng khiếp Giấc mơ của lão về hình phạt Chương Xem tại trang 88 của tài liệu.
Loạn khẩu Hình ảnh thánh thiện của ả cave qua lời kể   của   gã   Bính   trong   tâm   trí   của  Thượng - Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh

o.

ạn khẩu Hình ảnh thánh thiện của ả cave qua lời kể của gã Bính trong tâm trí của Thượng Xem tại trang 91 của tài liệu.
Việc tái tạo một thế giới bằng hình thức phân mản h- lắp ghép tạo cho chúng ta một lối viết, một mô hình tiểu thuyết mới trong cuộc sống đời thực  hiện đại mà gấp gáp này - Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh

i.

ệc tái tạo một thế giới bằng hình thức phân mản h- lắp ghép tạo cho chúng ta một lối viết, một mô hình tiểu thuyết mới trong cuộc sống đời thực hiện đại mà gấp gáp này Xem tại trang 93 của tài liệu.
- Án tử hình cho đứa con giết cha vì nó sinh ra không phải là sản phẩm của tình yêu - Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh

n.

tử hình cho đứa con giết cha vì nó sinh ra không phải là sản phẩm của tình yêu Xem tại trang 95 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan