Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng

95 3.2K 15
Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trần thuật là một phơng diện cơ bản của tự sự, chi phối mạnh mẽ mạch vận động của tác phẩm cùng bố cục, kết cấu tác phẩm, cho ta nhìn thấy vị trí, góc nhìn của ngời trần thuật và mọi diễn biến tâm lý, hành động nhân vật, diễn biến cốt truyện . Trần thuật đợc nhắc đến từ xa, trong các công trình nghiên cứu lý luận văn học hay các công trình nghiên cứu về văn xuôi nghệ thuật, đặc biệt là các sách bàn về lý luận văn học hay thi pháp học. Tuy vậy, ở Việt Nam, còn ít thấy những công trình nghiên cứu toàn diện về trần thuật. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà ngành tự sự học ở ta mới đợc mở ra, thì việc tìm hiểu những đặc điểm của ngôn ngữ trần thuật của một tác giả tiêu biểu trong văn học hiện đại nh Nam Cao là một vấn đề thực sự có ý nghĩa. 1.2. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung, trào lu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 nói riêng, Nam Cao là một trong những gơng mặt xuất sắc nhất. Sự xuất hiện của ông đã mang đến một luồng sinh khí mới cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. Bằng tài năng và tâm huyết trong lao động sáng tạo, Nam Cao đã khẳng định đợc vị trí và phong cách nghệ thuật độc đáo của mình. Riêng về truyện ngắn, ông đợc suy tôn là cây bút bậc thầy. Vị trí cao cả này không phải nhà văn nào cũng vơn tới đợc. Chính vì vậy, trong chơng trình Ngữ văn phổ thông hiện hành (cả trung học cơ sở và trung học phổ thông), số lợng tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao đợc đa vào giảng dạy, học tập khá nhiềuViệc tìm hiểu ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao lại càng trở nên cần thiết. Những kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nhất định vào việc thúc đẩy việc nâng cao chất lợng dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trờng. 1.3. Văn xuôi Việt Nam hiện nay đang trong quá trình đổi mới về mọi ph- ơng diện, trong đó có sự cách tân về ngôn ngữ. Một số tác giả đã gặt hái đợc những thành công, nhng cũng không ít cây bút đang loay hoay tìm cho mình một lối viết, một giọng điệu, một văn phong riêng. Việc tìm hiểu thấu đáo các phơng diện trong nghệ thuật tự sự, trong đó có ngôn ngữ trần thuật ở di sản của những 1 bậc thầy trong quá khứ nh Nam Cao vừa có giá trị thúc đẩy sự tìm kiếm những phơng thức biểu hiện mới, vừa giúp ngời nghiên cứu nhận diện, đánh giá một cách thỏa đáng những hiệu quả đích thực của những cách tân. Từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao trớc Cách mạng làm đề tài luận văn thạc sĩ. Hy vọng, bằng những kết quả tìm hiểu cụ thể, luận văn sẽ ít nhiều đáp ứng những yêu cầu của nghiên cứu và dạy học Ngữ văn đang đợc đặt ra. 2. Lịch sử vấn đề Nam Cao là một tác gia lớn của văn học Việt Nam. Tác phẩm của ông, vì vậy, có sức thu hút lớn đối với giới nghiên cứu. Số lợng công trình nghiên cứu (gồm các chuyên luận và bài viết) về Nam Cao đã lên đến con số trên 200. Đặc biệt là trong thập niên cuối của thế kỉ XX đã diễn ra hai cuộc Hội thảo khoa học về nhà văn Nam Cao. Tháng 11/1991, Viện Văn học phối hợp với Hội nhà văn, Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh và Trờng Đại học S phạm Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học nhân 40 năm ngày mất của Nam Cao (1951 - 1997). Đến tháng 10/1997, Hội thảo khoa học nhân 80 năm ngày sinh Nam Cao (1917 - 1997) do Viện Văn học tổ chức đã khẳng định rõ vị trí và vai trò của nhà văn trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Bằng chứng cao nhất cho sự đánh giá và công nhận của bạn đọc đối với sự nghiệp sáng tác của Nam Cao đó là việc nhà nớc tặng giải thởng Hồ Chí Minh cho nhà văn. D âm của các cuộc Hội thảo là các bài viết, các công trình mới về Nam Cao tiếp tục đợc khai thác và đợc in trên Tạp chí Văn học những năm 1997 - 1998. Tất cả những điều nói trên cho thấy Nam Cao đã đ- ợc đặt vào vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học dân tộc. Thành tựu nghiên cứu về di sản văn học của Nam Cao rất phong phú. Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi chỉ xin điểm lại những công trình, bài viết có liên quan đến ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn hiện thực xuất sắc này. Trong lời đề tựa Đôi lứa xứng đôi (Nxb Đời mới, 1941), Lê Văn Trơng đã có những nhận xét sắc sảo: Giữa lúc ngời ta đang đắm mình trong những truyện tình thơ mộng và hùa nhau phụng sự cái thị hiếu tầm thờng của độc giả, ông 2 Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối riêng. Những cạnh tài của ông đã đem đến cho văn chơng một lối văn mới, sâu xa, chua chát và tàn nhẫn; thứ tàn nhẫn của con ngời biết tin ở tài mình, ở thiên chức của mình. [62, tr.493]. Vũ Bằng, bạn viết cùng thời với Nam Cao cũng đã cảm nhận: May mắn làm sao tôi lại đợc đọc một truyện của Nam Cao và ngay mấy câu đầu tôi đã thích thú vì lối hành văn với những câu kệch cỡm, nghịch ngợm, có khi dớ dẩn, nhng đậm đà có duyên. [62, tr.12]. Đến năm 1952, trong hàng loạt bài có tính chất tởng niệm nhà văn liệt sĩ Nam Cao, bài viết của Nguyễn Đình Thi đã phát hiện thêm về lối văn mới đậm đà bản sắc bình dân nhng không rơi vào chỗ thô tục [62, tr.46] của tác giả Chí Phèo. Năm 1979, trong cuốn Nhà văn, t tởng và phong cách, Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định ở Nam Cao cái sâu sắc phong phú của ngòi bút phân tích tâm lý và lối kể chuyện biến hoá, cứ nhập thẳng vào đời sống bên trong của nhân vật mà dắt dẫn mạch tự sự theo dòng độc thoại nội tâm [58, tr.220]. Nhận xét về quan điểm trần thuật của Nam Cao, Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Khái luận có những phát hiện: Văn kể chuyện của Nam Cao biến hoá linh hoạt, th- ờng chuyển qua chuyển lại giữa quan điểm tác giả và quan điểm nhân vật [55, tr.42]. Trong Lịch sử văn học Việt Nam (tập V), Nguyễn Hoành Khung nhận định: Cách kể chuyện của Nam Cao rất sinh động, có duyên, lời kể của tác giả thờng xen lẫn độc thoại nội tâm của nhân vật, có chuyện đợc kể theo quan điểm của nhân vật (Truyện tình, Từ ngày mẹ chết, Bài học quét nhà). Chọn quan điểm nhân vật, nhà văn vừa kể chuyện, vừa miêu tả tâm lý, tính cách một cách kín đáo, tự nhiên, câu chuyện diễn ra thêm chân thực, sinh động, mới mẻ. Phải có khả năng đi sâu vào đời sống bên trong con ngời mới có thể kể chuyện theo cách kể này [40, tr.81]. Có không ít bài viết đề cập tới sự đối nghịch các sắc thái trong văn Nam Cao. Lê Đình Kỵ trong bài Nam Cao con ngời và xã hội cũ đã nhận ra văn xuôi trớc Cách mạng cha có ai có đợc ngòi bút sắc sảo, gân guốc, soi mói nh của Nam 3 Cao [62, tr.58] và văn Nam Cao lạnh lùng mà sôi nổi, tàn nhẫn mà độ lợng, chua chát mà thông cảm () Văn Nam Cao không ru mà lay tỉnh, không ve vuốt mà nh quất vào ngời, có cái gì bên trong rậm rực, ngùn ngụt nh muốn nổ bùng ra ngoài [62, tr.61]. Phan Diễm Phơng cảm thấy lối văn kể chuyện của Nam Cao là vừa kể chuyện vừa kể tâm trạng, truyện ngắn Nam Cao có thể ôm vào mình những cặp đặc điểm đối nghịch: sắc lạnh và tình cảm, tỉnh táo nghiêm nhặt và chan chứa trữ tình [65, tr.426]. Nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh lại nhận xét: văn Nam Cao là phức hợp, là tổng hoà những cực đối nghịch: bi và hài, trữ tình và triết lí, cụ thể và khái quát [2, tr.364]. Trong chuyên luận Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao (Nxb Văn học, 1999), Vũ Khắc Chơng cũng đã đi sâu khảo sát nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao và đã chỉ ra hai phơng thức kể chuyện cơ bản của nhà văn là dẫn truyện bằng đờng dây tâm lý và đảo lộn trình tự kể. Các nhà nghiên cứu mặc dù có những cách đánh giá khác nhau về văn Nam Cao, song đều thống nhất ở chỗ: Nam Cao kể chuyện bằng nhiều chất giọng: nghiêm nghị và hài hớc, trân trọng, nâng niu và nhạo, đay, mỉa, xuất hiện nhiều hơn cả là sự trộn lẫn các chất giọng kể trong cùng một truyện [62, tr.427]; một ngôn ngữ của tác giả, mang giọng điệu không lẫn. Và một ngôn ngữ nhân vật, ngời nào giọng ấy, không ai giống ai [62, tr.434]; giọng điệu Nam Cao khó trộn lẫn giữa những nhà văn khác. Giọng chua chát mỉa mai, day dứt trầm lắng trớc nhân tình thế thái () giọng điệu chứa đầy tinh thần phản tỉnh () giọng triết luận () không triết lý suông [79, tr.10]. Từ năm 1975, Phan Cự Đệ đã chứng minh qua Chí Phèo, sắc thái song thanh của ngôn ngữ ngời kể chuyện. Ông khẳng định văn Nam Cao không đơn giọng, không chỉ rộng (đa giọng) mà cả sâu (khai thác tiếng nói bên trong). Về sau, các nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Phan Diễm Phơng, Bùi Việt Thắng cũng có những nhận xét rất đáng lu ý về lối hành văn Nam Cao. Trong sáng tác Nam Cao, ngôn ngữ nhân vật không bị thôn tính bởi ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ ít nhiều phức điệu, tổ chức đợc những mạng lới phức tạp gồm cả ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong, cả ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật, thậm chí của những sự đan xen và nhoè 4 lẫn vào nhau của hai ngôn ngữ ấy [62, tr.123]; lối văn kể chuyện của Nam Cao nhiều lúc chuyển hoá từ ngôn ngữ ngời kể chuyện sang ngôn ngữ nhân vật, thực chất vẫn là ngôn ngữ ngời kể chuyện, nhng hiện ra dới dạng thức độc thoại nội tâm của nhân vật [65, tr.426]; và ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ ngời kể chuyện cứ đan bện vào nhau nhiều khi khó phân biệt [79, tr.10]. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nét tinh tế và rất đặc sắc trong ngôn ngữ trần thuật Nam Cao, đó là lời nửa trực tiếp. Dõi theo lịch sử vấn đề nghiên cứu Nam Cao, chúng tôi thấy, ở những giai đoạn trớc, các nhà nghiên cứu, phê bình có những phát hiện sâu sắc về t tởng, về nội dung trong sáng tác Nam Cao. Càng về giai đoạn sau, các nhà nghiên cứu càng có ý thức hơn và tập trung khám phá nghệ thuật, phong cách và thi pháp của nhà văn. Những phơng diện trong ngôn ngữ trần thuật Nam Cao cũng đã đợc một số nhà nghiên cứu, phê bình bớc đầu quan tâm tìm hiểu, nhng cha thực sự có công trình nào dày dặn, có chiều sâu, hệ thống. Tình hình đó càng khích lệ chúng tôi mạnh dạn triển khai vấn đề trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ. 3. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ nội dung khái niệm ngôn ngữ trần thuật, vai trò của lời trần thuật trong truyện ngắn, trên cơ sở đó, xác lập cái nhìn bao quát về lời trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao trớc cách mạng. - Khảo sát lời trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao trên các bình diện: từ ngữ, cú pháp, các biện pháp tu từ; đối sánh với đặc điểm ngôn ngữ trong tác phẩm của một số tác giả cùng thời để thấy những nét riêng biệt, độc đáo trong lời văn nghệ thuật của Nam Cao. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những tác phẩm viết trớc Cách mạng của Nam Cao ở thể loại truyện ngắn. Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trần thuật Nam Cao trong một sự thống nhất xuyên suốt, toàn diện sẽ cho ta thấy rõ hơn những giá trị của sáng tác Nam Cao và đóng góp to lớn của nhà văn cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. 5. Phơng pháp nghiên cứu 5 Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phơng pháp thống kê ngôn ngữ học. - Phơng pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp. - Phơng pháp đối chiếu. - Phơng pháp hệ thống. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm có 3 chơng: Chơng 1: Khái niệm ngôn ngữ trần thuật. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao trớc Cách mạng. Chơng 2: Từ ngữ trong lời trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao trớc Cách mạng. Chơng 3: Câu văn và các biện pháp tu từ trong lời trần thuậttruyện ngắn Nam Cao trớc Cách mạng. Sau cùng là Tài liệu tham khảo Chơng 1 khái niệm ngôn ngữ trần thuật. ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn nam cao trớc cách mạng 1.1. Ngôn ngữ trần thuật 1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ trần thuật 6 Trong tác phẩm tự sự, trần thuật là phơng diện cơ bản của phơng thức tự sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một ngời trần thuật nhất định. Vai trò của trần thuật rất lớn [26, tr.307]; trần thuật tự sự bao giờ cũng đợc tiến hành từ phía ngời nào đó, một loại ngời môi giới giữa các hiện tợng xảy ra linh hồn của sự trần thuật thờng là vô trọng lợng và vô hình nhng đồng thời lời nói của ngời trần thuật thì không chỉ có tính tạo hình mà còn có ý nghĩa biểu hiện. Lời ấy không chỉ cho thấy đặc điểm của khách thể trần thuật mà còn cho thấy cả bản thân ngời nói [3, tr.287]; trần thuật là thành phần lời của tác giả, của ngời trần thuật hoặc của một ngời kể chuyện Trần thuật là phơng thức chủ yếu cấu tạo nên tác phẩm ở việc kể, miêu tả các hành động và các biến cố trong thời gian; mô tả chân dung, hoàn cảnh hành động, tả ngoại cảnh, tả nội thất bàn luận; lời nói bán trực tiếp của các nhân vật [3, tr.338]. Ngôn ngữ trần thuật do vậy là ngôn ngữ nhà văn dùng để xây dựng câu chuyện, là nơi bộc lộ rõ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn. Ngôn ngữ trần thuật giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống ph- ơng thức tự sự, nó là sự thể hiện trên nền hiện thực toàn bộ t tởng, tình cảm của nhà văn, giọng điệu tác phẩm, cấu trúc tác phẩm. Qua ngôn ngữ trần thuật, ngời đọc nhận ra phong cách, cá tính của tác giả. Đối với nhà văn, ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là sự khúc xạ của ngôn ngữ đời sống. Song đây là thứ ngôn ngữ đã đợc lựa chọn, đợc sắp xếp và đợc cách điệu hoá theo ý muốn chủ quan của nhà văn. Ngôn ngữ trần thuật (lời ngời kể chuyện) là phần lời độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm ngời kể chuyện (sản phẩm sáng tạo của tác giả) đối với cuộc sống đợc miêu tả, có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phơng tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ. Chẳng hạn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, bên cạnh việc sử dụng các từ ngữ tả thực sắc sảo, vẽ ra thần sắc của từng nhân vật, tình huống, nhiều lúc, nhà thơ còn sử dụng các từ tao nhã, quý phái theo nguyên tắc hoán dụ để miêu tả nh : thu thuỷ, xuân sơn , hoa c ời ngọc thốt , trong ngọc trắng ngà , mai cốt cách, tuyết tinh 7 thần đồng thời xây dựng lời trần thuật, cô đúc dới hình thức tiểu đối, đối xứng, trùng điệp, hài hoà, có khả năng gây ấn tợng cảm xúc mạnh: Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều , Hoa trôi giạt thắm, liễu xơ xác vàng Những đặc điểm này cho thấy tác giả không chỉ tái hiện chân thật cuộc sống, mà còn muốn miêu tả một cách thẩm mĩ, trang trọng, cổ điển. Ngôn ngữ trần thuật chẳng những có vai trò then chốt trong phơng thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả. Ngôn ngữ trần thuật có thể có một giọng (chỉ nhằm gọi ra sự vật) hoặc có hai giọng (nh lời nhại, mỉa mai, lời nửa trực tiếp) thể hiện sự đối thoại với ý thức khác về cùng một đối tợng miêu tả. Ngôn ngữ trần thuật dới hình thức lời ngời kể chuyện ngoài đặc điểm nh trên còn mang thêm các sắc thái, quan điểm bổ sung do lập trờng, đặc điểm tâm lí, cá tính của nhân vật - ngời kể chuyện mang lại. 1.1.2. Phân biệt ngôn ngữ trần thuật với ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ trần thuật (lời ngời kể chuyện) và ngôn ngữ nhân vật (lời nhân vật) đều là các thành phần cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật. Mỗi thành phần lại có những đặc điểm và chức năng riêng. Trong tác phẩm văn xuôi tự sự, tuỳ thuộc vào chức năng của mỗi kiểu lời và khả năng vận dụng của mình, mỗi nhà văn lại vận dụng và phát huy các kiểu lời ấy ở những mức độ khác nhau. Ngôn ngữ nhân vật chính là lời nói trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm, đợc biểu đạt bằng các tín hiệu ngôn ngữ thông qua sự lựa chọn của nhà văn nhằm mục đích tái hiện một cách sinh động tính cách, đặc điểm của nhân vật. Trong tác phẩm nghệ thuật, nhà văn có thể cá thể hoá ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu, dùng từ hay lời phát âm đặc biệt của nhân vật, sử dụng các yếu tố tình thái thể hiện sắc thái ngôn ngữ địa phơng, các yếu tố từ ngữ mang dấu ấn văn hoá riêng của từng lớp ngời nh trí thức tiểu t sản, nông dân, ng- ời buôn bán Lời trực tiếp này có lúc đợc thể hiện dới dạng ngôn ngữ bên ngoài - ngôn ngữ thành tiếng, có lúc dới dạng ngôn ngữ bên trong - ngôn ngữ không thành tiếng. Dù tồn tại dới dạng nào, hoặc đợc thể hiện bằng cách nào, ngôn ngữ 8 nhân vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa tính cá thể và tính khái quát. Nghĩa là, một mặt, mỗi nhân vật có ngôn ngữ mang đặc điểm riêng có lời ăn tiếng nói riêng, mặt khác, ngôn ngữ ấy lại phản ánh đợc đặc điểm về nghề nghiệp, tâm lý, giai cấp, trình độ văn hoá của một tầng lớp ngời nhất định. Ngôn ngữ trần thuậtngôn ngữ của ngời kể chuyện, kể lại những diễn biến của câu chuyện. Hình thức trần thuật là một phơng diện cơ bản của phơng thức tự sự để giới thiệu, khái quát, thuyết minh miêu tả đối với nhân vật. Tiêu chí phân biệt ngôn ngữ trần thuậtngôn ngữ nhân vật trớc hết chính là ở điểm này. Nếu ngôn ngữ của nhân vật là lời trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm thì ngôn ngữ trần thuật là những lời gián tiếp. Về mặt hình thức, ngôn ngữ nhân vật sử dụng đa dạng các kiểu câu khác nhau, còn ngôn ngữ trần thuật sử dụng kiểu câu trần thuật là chủ yếu. Nếu nh tiếng nói của tác giả giúp ngời đọc hình dung đợc tâm lý của nhân vật qua cách kể lại sự việc, biến cố, miêu tả diễn biến nội tâm, thì tiếng nói của nhân vật gồm lời đối thoại và lời độc thoại sẽ giúp ngời đọc trực tiếp "nhìn thấy" tâm trạng của nhân vật. Ngời kể chuyện xuất hiện khi câu chuyện đợc kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm, có thể xuất hiện trực tiếp xng tôi hoặc xuất hiện gián tiếp qua nhân vật nào đó trong tác phẩm (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba). Chức năng của ngời kể chuyện là dẫn chuyện, gắn kết sự kiện, tạo nên quá trình hình thành, phát triển của cốt truyện qua đó, bộc lộ quan điểm, cách đánh giá của mình về con ngời, cuộc đời và hiện thực đợc nói tới. Lời ngời kể chuyện có khi tham gia tranh luận, đối thoại cùng nhân vật. Lời ngời kể chuyện gồm: lời kể, lời tả, lời bình luận trữ tình. Lời kể chiếm tỉ lệ lớn trong lời nói của ngời kể chuyện, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc dẫn dắt, chú giải, kết nối sự kiện, phụ họa cho lời nhân vật. Với các đặc điểm về trình tự kể và nhịp điệu kể, lời kể liên quan đến điểm nhìn, thời gian và kết cấu tác phẩm. Có lúc dẫn dắt hành động nhân vật, kể lại hành động hoặc phân tích, giải thích Lời tả cũng là kiểu lời chiếm tỷ lệ lớn. Lời tả tái hiện thế giới vật thể, thiên nhiên và con ngời từ đời sống đợc tái hiện trong tác phẩm. Qua lời tả, quan 9 điểm, thái độ, cái nhìn của tác giả về đời sống đợc bộc lộ bởi nó ngầm chứa thông điệp, ý chỉ của ngời trần thuật, thể hiện năng lực quan sát và tài năng tái tạo hiện thực, quan niệm thẩm mĩ của tác giả. Lời bình trữ tình (lời trữ tình ngoại đề) đợc coi là lời trực tiếp của tác giả, nằm ngoài cốt truyện, không có mối liên hệ với ngôn ngữ nhân vật về mặt hình thức. Kiểu lời này bộc lộ trực tiếp ý nghĩ, tình cảm, quan niệm của tác giả về hiện thực đợc phản ánh. Hình thức của dạng lời này thờng là một ngữ đoạn, một đoạn văn, có thể mở đầu bằng cảm thán và kết thúc bằng dấu chấm lửng hoặc có khi xen kẽ với lời kể hoặc lời tả của ngời dẫn chuyện. Kiểu lời này mang tính ớc lệ, đại diện cho cách nhìn, t tởng, có mối quan hệ mật thiết với hình tợng tác giả nhng không hoàn toàn đồng nhất với tác giả. Ngôn ngữ nhân vật (lời nhân vật): ngôn ngữ nhân vật không phải bao gồm những tín hiệu rời rạc, ngẫu nhiên, mà đợc tạo lập nh một hệ thống đi vào tơng tác với các hệ thống khác trong văn bản văn học. Nó có giá trị khi liên kết với các yếu tố văn học khác, và hoạt động nh một bộ phận hữu cơ của tổng thể hệ thống theo một cơ chế nhất định. Ngôn ngữ nhân vật là phơng tiện hữu hiệu để miêu tả từ bên trong nội tâm nhân vật, bên cạnh cách thức miêu tả từ bên ngoài. Lời nhân vật bao gồm: lời đối thoại và lời độc thoại. Lời đối thoại là lời trong cuộc giao tiếp xuất hiện nh là phản ứng đáp lại lời nói trớc. Lời đối thoại bộc lộ thuận lợi nhất khi hai bên đối thoại có sự tiếp xúc phi quan phơng và không công khai, không bị câu thúc, trong không khí bình đẳng về mặt đạo đức của ngời đối thoại. Lời đối thoại thờng kèm theo động tác, cử chỉ biểu cảm và tạo nên bởi phát ngôn của nhiều ngời [26, tr.128-129]. Hình thức của đối thoại là những phát ngôn trực tiếp đợc nói ra trong một ngữ cảnh nhất định. Có đối thoại một chiều tức là hồi đáp tiêu cực, nhng hình thức cơ bản nhất vẫn là mặt đối mặt với các vận động hội thoại cơ bản nh trao đáp, t- ơng tác Trong tác phẩm văn học, nhiều khi, lời đối thoại của các nhân vật đợc tác giả truyền đạt dới hình thức nguyên vẹn trực tiếp, đợc hình thức hoá bởi các dấu câu để phân biệt với lời ngời kể chuyện (ngôn ngữ trần thuật). 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:30

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1. Từ khẩu ngữ trong truyện ngắn Nam Cao - Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng

Bảng 2.1..

Từ khẩu ngữ trong truyện ngắn Nam Cao Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.2. Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao - Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng

Bảng 2.2..

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.6. Số lợt và tỉ lệ cụm từ cố định trong một số truyện ngắn - Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng

Bảng 2.6..

Số lợt và tỉ lệ cụm từ cố định trong một số truyện ngắn Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 3.1. Câu văn (phân loại theo cấu tạo ngữ pháp) trong một số tác phẩm - Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng

Bảng 3.1..

Câu văn (phân loại theo cấu tạo ngữ pháp) trong một số tác phẩm Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 3.2. Câu hỏi tu từ trong một số truyện ngắn của Nam Cao - Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng

Bảng 3.2..

Câu hỏi tu từ trong một số truyện ngắn của Nam Cao Xem tại trang 71 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan