Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong thi nhân việt nam của hoài thanh hoài chân

124 2.2K 27
Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong thi nhân việt nam của hoài thanh hoài chân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, khóa luận, tiểu luận, báo cáo, đề tài

- 1 - Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Vũ thị thắng Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong thi nhân việt nam của Hoài thanh- hoài chân Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Lý luận Ngôn ngữ Mã số: 5.04.08 Ngời hớng dẫn khoa học: T.S Phan Mậu Cảnh Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: 1.1 Phê bình văn học là bộ môn thuộc lĩnh vực nghiên cứu văn học.Văn bản phê bình văn học, xét ở mặt phong cách học văn bản, là một thể loại thuộc kiểu văn bản nghị luận văn học, trong phong cách văn bản chính luận. Vừa là bộ môn của lí luận nghiên cứu phê bình văn học, vừa là thể loại của phong cách văn bản chính luận, ngôn ngữ trong văn bản phê bình văn học rất phong phú, đa dạng. Nó vừa mang những đặc điểm của ngôn ngữ chính luận vừa có đặc điểm của ngôn ngữ văn chơng. Vì thế, tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản phê bình là một điều hết sức thú vị. Hơn nữa, nghiên cứu về ngôn ngữ trong các văn bản nghị luận, từ lâu đã đ- ợc nhiều ngời quan tâm nhất là ở bộ môn Tập làm văn. Ngời ta nghiên cứu sâu tới cách thức lập luận trong việc tạo dựng đoạn văn, văn bản; cách lựa chọn và sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp với từng kiểu văn bản. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong các văn bản nghị luận ở các tác giả cụ thể cha nhiều. Do vậy, nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản phê bình văn học ở các tác giả cụ thể vẫn là một điều mới mẻ và cần thiết. 1.2 Thi nhân Việt Nam là công trình đầu tiên phát hiện, tập hợp, tổng kết về phong trào Thơ Mới, đồng thời cũng là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tổng quát về phong trào này. Với công lao ấy, Thi nhân Việt Nam có vai trò của ng ời mở đờng tài hoa và tinh anh trong quá trình nghiên cứu Thơ Mới, đồng thời nó có một vị trí đáng kể trong lí luận nghiên cứu và phê bình văn học. Những đóng góp quan trọng về quan niệm, nguyên tắc và phơng pháp phê bình văn học đã nâng hợp tuyển này lên vị trí tiên phong trong lĩnh vực này. Do vậy, nghiên cứu về Thi nhân Việt Nam từ trớc tới nay mới chỉ chủ yếu đợc chú ý ở phơng diện trên.Tuy nhiên, thành công của Thi nhân Việt Nam không chỉ dừng lại ở đấy. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong hợp tuyển là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của nó. Với đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong "Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân" chúng tôi mong góp phần tìm hiểu, xem xét hợp tuyển này từ góc độ ngôn ngữ học để có một cách nhìn cụ thể và hệ thống về đặc điểm của loại văn bản phê bình. - 2 - 1.3 Kiểu văn bản nghị luận văn học trong đó có phê bình văn học là một trong những nội dung đợc giảng dạy ở trờng phổ thông, trong phân môn Tập làm văn và Ngữ pháp văn bản. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn giúp ngời đọc hiểu sâu hơn về đặc điểm phê bình văn học (nhất là phê bình thơ ) nói riêng và văn bản nghị luận nói chung về cách sử dụng từ ngữ, cách thức lập luận trong đoạn văn, cách tổ chức ý và dựng đoạn nội dung trong văn bản. Từ đó có thể tự rút ra những bài học bổ ích cho mình trong quá trình giảng dạy Tập làm văn và Ngữ pháp văn bản ở trờng phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề: 2.1 Phê bình văn học ở Việt Nam là một bộ môn có tuổi đời rất trẻ. Tiền thân của hoạt động phê bình là hình thức thẩm bình, ngâm vịnh xa. Cho mãi đến đầu thế kỉ XX, khi văn hoá Pháp đã ảnh hởng không nhỏ đến đời sống văn hoá tinh thần của ngời Việt thì phê bình văn học mới chính thức trở thành một bộ môn nghiên cứu. Hơn nữa, trớc đây phê bình văn học chỉ là hoạt động của một số ít ngời trong xã hội,chỉ những ngời đợc trang bị kiến thức về lí luận văn học và những ngời say mê văn học mới làm công việc này. Đội ngũ độc giả cũng không nhiều bằng độc giả của văn chơng. Do vậy, nghiên cứu về phê bình văn học còn rất ít ngời chú ý. Ngời ta mới chỉ dừng lại chủ yếu ở phơng diện lí luận văn học, nghiên cứu những nguyên tắc, phơng pháp, đặc trng của phê bình văn học . Nhà văn Vũ Ngọc Phan trong khi nghiên cứu về các nhà phê bình và biên khảo (1942) đã đa ra cách hiểu của mình về hoạt động phê bình: Phê bình tức là dẫn đờng cho độc giả, tức là đọc giúp cho độc giả, tức là vạch rõ chỗ hay chỗ dở của tác giả, nghĩa là chỉ cho tác giả thấy rõ con đờng nên theo, thì một khi đã có đủ các loại văn khác mà không có loại văn phê bình, văn chơng có thể ví nh một con thuyền không chèo, không lái [28- tr583]. Lại Nguyên Ân tập hợp các bài viết trong cuốn Văn học và Phê bình đã tìm cách xác định đờng biên của phê bình văn học với khoa học, chính luận và văn học. Ông xác định vị trí của nó: Phê bình đứng giữa văn chính luận, khoa học và văn học ; vị trí giáp ranh, chỗ đứt nốigiữa các ngành khoa học mà không thể mất đi vị trí của mình . [1- tr 216] - 3 - Ngoài ra , còn một số các nhà nghiên cú khác: Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu, Hà Minh Đức, Vơng Trí Nhàn đều đã đ a ra những cách hiểu và giải thích khác nhau về phê bình văn học ở phơng diện lí luận văn học. Xét ở mặt lý thuyết ngôn ngữ học, văn bản phê bình văn học là một thể loại trong phong cách văn bản nghị luận. Từ trớc đến nay, nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong phê bình văn học chỉ đợc xem xét chung trong khi nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản nghị luận và nghị luận văn học. Thực ra, nghiên cứu sâu lí thuyết về kiểu và thể loại văn bản này lại tập trung ở môn Tập làm văn và Ngữ pháp văn bản. Những đặc điểm về kết cấu văn bản, đoạn văn,về cách dùng từ đặt câu trong các văn bản nghị luận đợc hai bộ môn này chỉ ra một cách khái quát nhất,chung nhất. Có thể kể tên một số cuốn sách, giáo trình chúng tôi lấy làm cơ sở lí thuyết cho nghiên cứu đề tài. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm với giáo trình: Ngữ pháp văn bản và việc dạy Tập làm văn (Nhà xuất bản giáo dục 1985), Nguyễn Quang Ninh, Hoàng Đức Dân với cuốn Tiếng Việt (phần Ngữ pháp văn bản) (Nhà xuất bản giáo dục 1984) , các giáo trình phong cách học của Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú Vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ phê bình ở các tác giả cụ thể rất ít đợc chú ý. Bởi trong phê bình văn học, cái quan trọng là phơng pháp, quan niệm và những nguyên tắc của nhà văn phê bình thể hiện nh thế nào trong văn bản. Qua việc phân tích, bình luận tác phẩm văn học, nhà phê bình rút ra điều gì bổ ích cho lí luận nghiên cứu phê bình văn học hay có những nhận xét đánh giá gì về tác giả, tác phẩm định hớng cho hoạt động tiếp nhận và sáng tác văn học. Do vậy, các công trình viết về các nhà văn phê bình chủ yếu nghiên cứu ở phơng diện lí luận phê bình và nghiên cứu văn học. Nhiều công trình, bài viết về các nhà văn phê bình nh: Đặng Thai Mai, Hải Triều, Vũ Ngọc Phan đều là những bài viết ở góc độ lí luận nghiên cứu văn học. Nh vậy, xét về mặt lí thuyết cho đến nay cha có một công trình nào nghiên cứu về ngôn ngữ phê bình. Trong khi đó, những công trình về ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ báo, ngôn ngữ hội thoại đều đã có rất nhiều và đã có những đóng góp đáng kể. Sự khuyết thiếu này cho thấy nghiên cứu về ngôn ngữ phê bình văn học là mới mẻ và rất cần thiết trong sự phát triển ngày một cao của bộ môn khoa học này. - 4 - 2.2. Là công trình đầu tiên nghiên cứu về Thơ Mới, Thi nhân Việt Nam ngay từ đầu đã thu hút đợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Thực ra, nói đến công trình đầu tiên có xem xét đến Thi nhân Việt Nam phải kể đến cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan xuất bản năm 1942. Trong cuốn sách này, Vũ Ngọc Phan không trực tiếp viết về Thi nhân Việt Nam mà là viết về công việc phê bình của Hoài Thanh. Dù vậy, ở đây, Vũ Ngọc Phan cũng đã chỉ ra đợc những u điểm, khuyết điểm trong Thi nhân Việt Nam dới con mắt của một nhà phê bình. Ông nhận xét: Thi nhân Việt Nam không mang cái tên một quyển sách phê bình cũng phải, vì nếu là phê bình thì chỉ phê bình có một mặt, phê bình rặt những cái hay cái đẹp [28- Tr 604]. Tiếp đến là một loạt những công trình, những bài viết của các nhà nghiên cứu khác viết về Hoài Thanh, trong đó đều có đề cập đến Thi nhân Việt Nam. Có thể kể tên một số học giả nh: Thanh Lãng, Nguyễn Văn Trung, Phạm Thế Ngũ, Hầu hết các học giả này đều nhìn nhận, đánh giá Thi nhân Việt Nam ở góc độ nghiên cứu và phê bình văn học. Đa số họ khẳng định những đóng góp quan trọng của Thi nhân Việt Nam về quan niệm và phơng pháp phê bình đối với lí luận nghiên cứu phê bình văn học. Đồng thời, các học giả cũng đề cao vai trò của Thi nhân Việt Nam trong quá trình nghiên cứu về phong trào Thơ Mới. Cùng với Thơ Mới, sau nhiều năm thăng trầm, mãi đến gần đây, Thi nhân Việt Nam mới lại đợc xem xét, nhìn nhận một cách đúng đắn hơn và có vẻ toàn diện hơn. Năm 1992, cuộc hội thảo Kỷ niệm 50 năm ra đời Thi nhân Việt Nam và 10 năm ngày mất của Hoài Thanh đã đợc tổ chức tại Hà Nội. Các bản tham luận tham gia hội thảo đều tập trung khẳng định giá trị tổng kết của Thi nhân Việt Nam đối với phong trào Thơ Mới (các tham luận này về sau đợc in trong cuốn Hoài ThanhThi nhân Việt Nam- Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam ấn hành, năm 1995). Trong số các tham luận đó, nhiều tác giả đã có hớng nghiên cứu về phơng diện ngôn ngữ của Thi nhân Việt Nam. Có thể kể tên một số tham luận nh: Đi tìm đặc điểm văn phong trong Thi nhân Việt Nam của Văn Giá, Những chuẩn mực để định giá thơ ca của tác giả Thi nhân Việt Nam của Cao Xuân Thử , Phê bình thơ hay thơ phê bình của Thiếu Mai - 5 - Văn Giá trong bài Đi tìm đặc điểm văn phong trong Thi nhân Việt Namđã bớc đầu nghiên cứu về ngôn ngữ của tập sách. ở đây, tác giả bài viết đã làm phép thống kê, so sánh và đa ra những nhận xét của mình về văn phong Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam. Đó là cách diễn đạt ví von, hình ảnh khá đặc sắc và đắc dụng, tác giả (Hoài Thanh Tác giả luận văn) đã dùng những hình dung ngữ, những hình ảnh đầy tính nghệ thuật. Về cách dùng từ trong Thi nhân Việt Nam, tác giả bài viết cũng đa ra nhận xét: Nếu ta quan sát kỹ, ta thấy Hoài Thanh dùng rất nhiều từ chỉ mức không chính xác định: cái vẻ, cái dáng, tựa nh, tuồng nh, phảng phất, thử, cảm giác chung, đâu đây Cuối cùng, tác giả rút ra kết luận: "Hoài Thanh không a quyết định luận, không a bộc lộ thẳng đuột cột sống ý tởng, cỡng bức ngôn từ. Câu văn vì thế mà mềm mại, uyển chuyển, khơi gợi [30 - tr 52-53] Trong bài Nguồn gốc của Thi nhân Việt Nam, tác giả Chu Văn Sơn đã nhận ra: ""Thi nhân Việt Nam cám dỗ ngời ta bằng thứ văn chơng óng ả, gấm thêu của nó Ng ời đọc đã lạc vào thế giới hình sắc các hồn thơ, tất cả các nét mong manh mà tơi tắn, vẻ biến ảo mà rỡ ràng của nó đợc sống dậy bằng cả một nguồn văn ngập tràn ẩn dụ tinh tế. Mỗi đoạn bình dù ngắn bao giờ cũng là một áng văn lí thú Và tác giả Thi nhân Việt Nam đã phổ các hồn thơ nhập vào thân xác mới là các ẩn dụ của mình. [14- tr36] Với bài viết Những chuẩn mực để định giá thi ca của tác giả Thi nhân Việt Nam, Cao Xuân Thử không những đã nêu ra một số những tiêu chuẩn để định giá Thơ Mới mà còn phần nào đã chạm tới một số điểm nổi bật của ngôn ngữ phê bình trong Thi nhân Việt Nam. Dù không chủ ý, tác giả bài viết đã chỉ ra đợc những từ và cụm từ chỉ cùng một trờng nghĩa cùng một chủ đề trong những văn bản về Lan Sơn và tiểu luận Một thời đại trong thi ca. Những bài viết trên đây cha thực sự là những bài nghiên cứu ở góc độ ngôn ngữ nhng những ý kiến của các tác giả có thể xem là những gợi ý ban đầu cho đề tài. Là một mắt xích trong chuỗi sự nghiệp phê bình của Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam trở thành một nội dung không thể thiếu trong các đề tài khoa học nghiên cứu về ông. Khi tìm hiểu về phong cách phê bình của Hoài Thanh, các học giả đã xem Thi nhân Việt Nam là nguồn t liệu chính chứa đựng những quan niệm, phơng pháp và nguyên tắc phê bình của ông. Nguyễn Văn Đ- - 6 - ờng trong đề tài mang tên: Nghệ thuật bình thơ của Hoài Thanh với phơng pháp bình giảng ở nhà trờng phổ thông (Luận án phó tiến sĩ - Đại học S phạm 1997), đã đa ra một hệ thống các đặc điểm phong cách bình thơ của Hoài Thanh. Trong đó có một nhận xét: Hoài Thanh rất ý thức và thành công trong việc trau dồi ngôn ngữ bình thơ, duyên dáng, sâu đẹp, gọn, gợi nh thơ, kết cấu bài bình linh hoạt theo lối nêu, gợi vấn đề, lời văn giản dị mà không đơn giản, trong sáng, kín đáo, trau chuốt mà không cầu kỳ, dí dỏm mà không thô, lời hàm súc, ý sâu xa, ngọt ngào mà không sáo, gợng. Đây là một nhận xét cô đọng, khái quát về một số đặc điểm ngôn ngữ phê bình của Hoài Thanh. Một công trình khác có tính tổng kết lại sự nghiệp phê bình văn học của Hoài Thanh của Trần Hạnh Mai (Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Hà Nội 2000). Cũng nh hầu hết các nghiên cứu khác về Thi nhân Việt Nam, trong luận án của mình, Trần Hạnh Mai khẳng định giá trị có một không hai của Thi nhân Việt Nam. Đồng thời, ở chơng 3 của luận án: Một số đặc điểm phong cách, tác giả Trần Hạnh Mai còn để Lời văn duyên dáng, trang nhã làm thành một mục lớn và là một nét phong cách của Hoài Thanh. Trong mục này, tác giả đã chỉ ra đợc cái phần dôi ra của phát ngôn trong văn phê bình của Hoài Thanh. Phần dôi ra ấy là cái tôi của tác giả ở phía sau những lời, những tiếng. Nh vậy, mặc dù đã có rất nhiều các bài viết, các công trình nghiên cứu song các học giả mới chỉ dừng lại ở hai điểm sau: 1. Khẳng định giá trị của Thi nhân Việt Nam trong nghiên cứu và phê bình văn học . 2. Điểm qua hoặc chỉ nêu ra một số đặc điểm của văn phong trong ngôn ngữ phê bình của Thi nhân Việt Nam . Chúng tôi xem những điều mà các học giả đi trớc đã làm đợc là những gợi ý ban đầu, là cơ sở, là chỗ dựa tin cậy để tìm hiểu, khám phá về văn phong phê bình trong Thi nhân Việt Nam. Mặt khác với hệ thống các tri thức lí luận về ngôn ngữ học, chúng tôi muốn nghiên cứu sâu hơn, kỹ hơn những đặc điểm của ngôn ngữ phê bình trong Thi nhân Việt Nam. Qua đó, nhằm lí giải nguyên nhân sâu xa làm nên sức hấp dẫn đến mê đắm lòng ngời của những cái gọi là văn phong phê bình , lời văn duyên dáng, trang nhã, kết cấu bài bình linh hoạt mà các nhà nghiên cứu đã nêu. - 7 - 3. Mục đích nghiên cứu: Khi nghiên cứu , luận văn hớng tới những mục đích sau: 1.Chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản nghị luận văn học và văn bản phê bình văn học, chỉ ra những nhân tố chi phối những đặc điểm của ngôn ngữ trong Thi nhân Việt Nam . 2. Bằng những tri thức về ngôn ngữ học với các thao tác: phân tích, tổng hợp, so sánh , luận văn góp phần chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ quan trọng của văn bản trong Thi nhân Việt Nam. Đó là những đặc điểm về kết cấu văn bản, về cách tổ chức ý và dựng đoạn nội dung trong văn bản phê bình. Đồng thời, nêu lên những đặc điểm về nghệ thuật sử dụng từ ngữ với các phơng thức tu từ tạo nên lời văn và giọng điệu trong Thi nhân Việt Nam . 3. Qua việc nghiên cứu trên, luận văn cố gắng rút ra những kết luận ban đầu về đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản phê bình văn học để góp phần thiết thực cho việc dạy Tập làm văn ở nhà trờng phổ thông. 4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu: - Luận văn chủ yếu xem xét những đặc điểm ngôn ngữ đặc sắc, nổi bật trong tập Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh- Hoài Chân. - Ngoài ra, luận văn sẽ khảo sát thêm một số tác phẩm phê bình của Hoài Thanh, tham khảo những bài viết về Thi nhân Việt Nam để hiểu thêm về tuyển tập này. Luận văn cũng khảo sát thêm ngữ liệu trong một số tác phẩm phê bình của các nhà phê bình khác nh: Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan để so sánh, đối chiếu làm nổi bật những đặc điểm ngôn ngữ của Thi nhân Việt Nam. 5. Phơng pháp nghiên cứu: Trong khi nghiên cứu, luận văn sử dụng những phơng pháp sau: - Phơng pháp thống kê, phân loại. - Phơng pháp so sánh, đối chiếu. - Phơng pháp phân tích , tổng hợp. 6. Đóng góp của đề tài: Qua tìm hiểu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong "Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh Hoài Chân" , luận văn góp phần chỉ ra những đặc điểm quan - 8 - trọng của ngôn ngữ tác giả phê bình trong tuyển tập này nói riêng và đặc điểm của ngôn ngữ phê bình văn học nói chung. 7. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, th mục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chơng: Chơng 1: Ngôn ngữ phê bìnhThi nhân Việt Nam . Chơng 2: Đặc điểm về kết cấu trong Thi nhân Việt Nam. Chơng 3: Đặc điểm lời văn phê bình trong Thi nhân Việt Nam. Chơng 1 Ngôn ngữ phê bìnhThi nhân Việt Nam - 9 - Văn bản - với t cách là sản phẩm và phơng tiện của hoạt động lời nói- th- ờng đợc xây dựng theo một kiểu phong cách chức năng nào đó. Các phong cách chức năng khi tồn tại ở dạng văn bản thì sẽ có các loại văn bản: loại văn bản nghị luận , loại văn bản báo chí, loại văn bản hành chính Trong mỗi loại lại có nhiều kiểu: kiểu văn bản giáo khoa, kiểu văn bản luận văn, kiểu văn bản hội thảo (thuộc loại văn bản khoa học); kiểu văn bản tin tức, kiểu văn bản công luận , kiểu thông tin- quảng cáo (thuộc loại văn bản báo chí) Trong mỗi một kiểu lại đợc chia thành nhiều thể loại văn bản: thể loại mẩu tin, thể loại phóng sự, thể loại phỏng vấn (thuộc kiểu tin tức); lời kêu gọi, báo cáo chính trị, xã hội bình luận (thuộc văn bản nghị luận chính trị) Theo sự phân loại trên, văn bản phê bình văn học là một trong những thể loại của nghị luận văn học- một kiểu trong phong cách văn bản chính luận. 1.1. Văn bản nghị luận văn học và phê bình văn học 1.1.1. Văn bản nghị luận và nghị luận văn học Nghị luận là một từ Hán Việt. Các nhà nghiên cứu đã tìm cách giải thích từ này trong nhiều cuốn từ điển. Từ điển văn học do Nguyễn Lân chủ biên (Nxb KHXH,1991) giải thích: Nghị luận: bàn bạc cho ra phải trái . Hoàng Phê trong cuốn Từ điển Tiếng Việt ( Nxb KHXH, 1992) cũng đã đa ra cách giải thích: Nghị luận là bàn và đánh giá cho rõ về một vấn đề gì đó . Theo các cách giải thích trên thì Nghị luận chính là bàn bạc và đánh giá cho ra phải trái về một vấn đề gì đó. Vấn đề đợc đa ra bàn bạc, đánh giá có thể là một vấn đề xã hội, vấn đề chính trị hay kinh tế, văn hoá hoặc văn học nghệ thuật Từ cách lí giải trên, các tác giả đã đa ra một cách giải thích về nghị luận: Văn nghị luận: Thể văn dùng lí lẽ phân tích, giải quyết vấn đề [29-tr 673]. Thể văn này bắt nguồn từ một thể văn trong văn chơng cổ: thể luận. Đây là một thể văn điển hình nhằm trình bày t tởng và học thuyết chính trị, triết học, văn nghệ, lịch sử, đạo đức Sách giáo khoa Tập làm văn 10 do Trần Thanh Đạm chủ biên, (sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000- Nxb GD tái bản lần thứ nhất), xem: Văn nghị luận là một thể văn trong Tập làm văn cũng nh văn miêu tả, văn tự ,văn cảm tởng. Trong cuốn sách này, các tác giả viết: Nếu bài văn thiên về trình bày các ý kiến, các lí lẽ thì nó đợc gọi là lối văn nghị luận. Các tác giả giải thích rộng - 10 - . Ngôn ngữ phê bình và Thi nhân Việt Nam . Chơng 2: Đặc điểm về kết cấu trong Thi nhân Việt Nam. Chơng 3: Đặc điểm lời văn phê bình trong Thi nhân Việt Nam. . Những nhân tố chi phối đặc điểm ngôn ngữ trong " ;Thi nhân Việt Nam& quot; 1.2.1. Giới thi u về Thi nhân Việt Nam Xã hội Việt Nam trong những năm 30 của

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan