Đặc điểm nghệ thuật của tân đính lĩnh nam chích quái

129 872 2
Đặc điểm nghệ thuật của tân đính lĩnh nam chích quái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, khóa luận, tiểu luận, báo cáo, đề tài

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học vinh -------------- Nguyễn thị hương đặc điểm nghệ thuật của tân đính lĩnh nam chích quái Chuyên ngành: văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Người hướng dẫn khoa học: Ts. Phạm tuấn vũ Vinh - 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của tiến sĩ Phạm Tuấn Vũ, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ về tài liệu và những ý kiến đóng góp chân thành, đáng quý của các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn Trường đại học Vinh, của các nhà khoa học, sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng gửi tới thầy Phạm Tuấn Vũ, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn, các nhà khoa học, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp lời biết ơn chân thành nhất. Trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý cuay quý thầy cô, các nhà khoa học và các ban. Vinh, tháng 12 năm 2010 Tác giả luận văn 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học dân gian có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nền văn học của dân tộc. Một trong những mối quan hệ cơ bản của văn học trung đại Việt Nam là quan hệ với văn học dân gian Việt Nam. Lĩnh Nam chích quái là một trong số tác phẩm có mối quan hệ này sớm nhất và rõ rệt nhất. Tác phẩm này đã sử dụng nhiều chất liệu văn hoá dân gian và như một nhà nghiên cứu đã nhận định tác phẩm đã “sử hoá thần thoại và truyền thuyết dân gian”, nên rất đáng được nghiên cứu. 1.2. Lĩnh Nam chích quái không thuộc số tác phẩm “nhất thành bất biến” mà được một số tác giả (Vũ Quỳnh và Kiều Phú ở thế kỷ XV, Đoàn Vĩnh Phúc thời Mạc, .) nhiều lần biên soạn với nhiều tên gọi: Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, Lĩnh Nam chích quái ngoại truyện, Nghiên cứu Tân đính Lĩnh Nam chích quái là góp phần nghiên cứu thành tựu của quá trình đó. 1.3. Tân đính Lĩnh Nam chích quái có ý nghĩa lớn đối với việc hình thành văn xuôi trung đại Việt Nam, nhất là đối với thể loại truyện kí lịch sử và truyện truyền kì. Nghiên cứu đề tài này nhằm nhận thức thêm ở phương diện này. 1.4. Nghiên cứu Tân đính Lĩnh Nam chích quái sẽ hiểu thêm quan niệm của nhà nho khi văn chương hoá chất liệu lịch sử (bao gồm chính sử và dã sử). 2. Lịch sử vấn đề Lĩnh Nam chích quái (lựa chọn những chuyện quái dị ở Lĩnh Nam - vùng đất phía Nam núi Ngũ Lĩnh, đất các dân tộc Việt cư ngụ), là một trong những tác phẩm văn xuôi đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ Hán từ thời Lý - Trần còn lại. Lĩnh Nam chích quái là tác phẩm sưu tập văn học dân gian Việt Nam. Đây là một tập truyện cổ quan trọng, tập hợp nhiều thần thoại, truyền thuyết với dung lượng lớn, đề cập đến lịch sử, văn hoá và phong tục tập quán của Việt 4 Nam. Tác phẩm ghi lại những câu chuyện kể, những truyền thuyết dân gian li kỳ, hấp dẫn về nhiều nhân vật, nhiều lĩnh vực và phạm vi của cuộc sống. 2.1. Mỗi khi cần đề cập đến tác giả của Lĩnh Nam chích quái, hầu như nhà nghiên cứu nào cũng phải biểu thị sự phân vân, dè dặt. Trước đến nay, theo lưu truyền người ta vẫn coi Trần Thế Pháp là tác giả. Vấn đề xác định văn bản Lĩnh Nam chích quái hiện còn tồn tại hai giả thiết. Một số nhà nghiên cứu căn cứ vào sự có mặt của hai bài tựa của Vũ Quỳnh và Kiều Phú chép trong một vài bản của bộ sách đó, cho rằng có thể Trần Thế Pháp là tác giả Lĩnh Nam chích quái. Song những bản Lĩnh Nam chích quái còn truyền đến ngày nay đều là bản biên soạn lại của Vũ Quỳnh và Kiều Phú ở thế kỷ XV. Một số nhà nghiên cứu khác lại đi sâu hơn vào bài “hậu tự” của Kiều Phú, rút ra ba tình tiết đặc trưng, chỉ rõ sự sửa đổi của Kiều Phú, rồi áp dụng phương pháp thống kê đối với những bản Lĩnh Nam chích quái hiện còn, từ đấy cho rằng bản hiện còn về căn bản vẫn là bản thời Trần, rõ hơn bản Kiều Phú đã sửa chữa. Thời Mạc, Đoàn Vĩnh Phúc khi viết tiếp quyển ba (Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, quyển ba- tục biên) có ghi trong phần hậu bạt: “các sách xưa như Nam truyện ký, thế thuyết, dã lục, chí dị, tạp biên được yêu chuộng cũng bởi vì được ghi lại các truyện quái dị xa gần, xưa nay, để làm vui lòng thiên hạ. Nước Đại Việt ta, non sông gấm vóc, thường xưng là các nước văn hiến. Vậy thì sự tích các anh hùng hào kiệt, các chuyện kỳ bí, lạ lùng của sự việc xẩy ra, há chẳng có sách chuyện ghi chép lại hay sao? Nay xem sách Lĩnh Nam liệt truyện không thấy ghi tên tác giả, không biết do nho sinh thời nào khởi thảo. Bản hiện hành là của ông Trạch Ô họ Vũ, là người làng Mộ Trạch, một kẻ sĩ thời Hồng Đức vang danh khoa hoạn, các học hiếm có, . Đúng là sách này đáng được liệt vào hạng nhất nhì trong truyện ký”[44]. Lĩnh Nam chích quái được quốc sử dùng làm tài liệu, được ghi chép, trùng bổ, khảo đính dưới các dạng lục, tập, liệt truyện, tân đính, . trong suốt thời trung đại, được biên dịch, khảo cứu, nghiên cứu đến tận ngày nay. Với 5 nhà nghiên cứu tầm nguyên văn bản học, Lĩnh Nam chích quái là một đối tượng kỳ thú nhưng phức tạp. Với nhà nghiên cứu văn học, văn hóa, Lĩnh Nam chích quái bằng sự phát triển biến đổi của nó qua các dị bản, có thể nhận thấy ở đây một hiện tượng đầy sức sống và có khả năng trường tồn. Từ một cốt lõi 22 truyện (có xuất nhập tên truyện) được Vũ Quỳnh, Kiều Phú biên soạn lại, được Đoàn Vĩnh Phúc, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú xác nhận, có khi Lĩnh Nam chích quái được tục biên đến gần 80 truyện. Trong Tạp chí văn học số 6 - 1974, Nguyễn Huệ Chi có bài Trên đường đi tìm một văn bản cổ Lĩnh Nam chích quái, cho rằng: “Lịch sử văn bản Lĩnh Nam chích quái là lịch sử của một tập sách có gần năm thế kỷ bổ sung và tu chỉnh (XV-XIX)”. Tác giả điểm qua một số nhà nghiên cứu đề cập đến vấn đề tác giả của Lĩnh Nam chích quái và đã trích dẫn ý kiến của họ. Vũ Quỳnh người hiệu chỉnh tập sách ở thế kỷ XV mà ai cũng biết tiếng, viết trong lời Tựa đề năm 1492: “Không biết sách làm ra từ đời nào, hoàn thành bởi tay ai; song có lẽ được các nhà nho tài cao học rộng ở đời Lý-Trần soạn thảo đầu tiên, rồi lại có những bậc quân tử bác nhã hiếu cổ đời nay nhuận sắc”. Sang thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn làm thư tịch về Lĩnh Nam chích quái, nêu vấn đề cụ thể hơn: “Tương truyền sách này do Trần Thế Pháp soạn; nay bài tựa của Trần đã bị mất”. Nhưng ông cũng thú nhận không rõ Trần Thế Pháp là người quê quán vùng nào. Đầu thế kỷ XIX, Phan Huy Chú lại làm thư tịch về Lĩnh Nam chích quái và nhắc lại đúng những nhận định của Lê Quý Đôn. Vào những năm ba mươi của thế kỷ này, Ga-spac-đon (E.Gaspardone), Trần Văn Giáp, trong các thư mục, đã trích dẫn khá đầy đủ ý kiến cuả họ Vũ, họ Lê, họ Phan. Gần đây, hai nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San xét kỹ toàn bộ vấn đề. Sau khi điểm qua những văn bản hiện còn và khả năng tham gia của từng người hiệu khảo từng giai đoạn, hai ông chú ý đến vai trò đặc biệt của Vũ Quỳnh và Kiều Phú trong việc lần đầu tiên, vào cuối thế kỷ XV, khiến cho Lĩnh Nam chích quái tương đối hoàn chỉnh. Nguyễn Huệ Chi đồng ý kiến với hai 6 soạn giả Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San “với tình hình tài liệu hiện có về Lĩnh Nam chích quái, khó mà có thể giải quyết thật rạch ròi vấn đề tác giả cũng như vấn đề thời điểm xuất hiện của tập sách” [3, 60]. Nguyễn Hùng Vĩ đã có bài Lĩnh Nam chích quái từ điểm nhìn văn hoá, Tạp chí văn học số 8-2006, trong đó tác giả đánh giá cao về giá trị của tác phẩm. “Có những tác phẩm mà giá trị của nó vượt ra ngoài những qui phạm nghệ thuật đã sáng tạo ra nó. Nó như kết tinh đặc biệt của một văn hoá, một thời đại lịch sử, một quốc gia. Hào hùng, thiêng liêng và đầy xúc động khi quốc thiều vang lên, quốc kỳ tung bay, quốc huy hiển hiện. Mọi phân tích về âm nhạc, về hội hoạ, về điêu khắc trước các tác phẩm ấy đều trở nên phiến diện và nông cạn. Cho dù chúng ta biết rằng đó cũng là những tác phẩm nghệ thuật do con người tạo ra. Trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam, Lĩnh Nam chích quái cũng là một tác phẩm có tính chất như vậy. Tri thức về cội nguồn đã trở thành như máu thịt trong ta, như khí trời ta hít thở. Những biểu tượng Hồng Bàng, Lạc Long Quân - Âu Cơ, Bọc trăm trứng, Mười tám đời vua Hùng, .đã trở thành vốn văn hoá hiển nhiên của nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam. Tất cả những điều đó đều có trong một tác phẩm cội nguồn của văn chương: Lĩnh Nam chích quái. Tiếp cận nó dù đứng dưới ngọn cờ của bất cứ lí thuyết văn học nào cũng không thể hình dung hết ý nghĩa giá trị của nó”. Tác giả cho rằng "Lĩnh Nam chích quái là một trong những tác phẩm văn xuôi tự sự tiêu biểu nhất trong văn học Lí - Trần” [42, 98]. 2.2. Lĩnh Nam chích quái là một tác phẩm có giá trị về phương diện văn chương và lịch sử. Những dị bản của nó cũng có những giá trị nhất định. Trong những bản ấy, có thể xem Tân đính Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh là bản gần với bản cổ nhất đồng thời có nhiều giá trị tiêu biểu. Tân đính Lĩnh Nam chích quái gồm 25 truyện, vượt bản cũ 3 truyện, đồng thời loại bỏ một số truyện ít tiêu biểu, thay vào đó là một số truyện khác, chủ yếu lấy từ Việt Điện u linh tập của Lí Tế Xuyên, nhưng viết lại. Như vậy so với bản 7 được xem là của Trần Thế Pháp chọn và sắp xếp thì Vũ Quỳnh bỏ đi 4 truyện: Dạ Xoa, Bạch Trĩ, Hà Ô Lôi, Thần Long Nhãn (tức truyện anh em Trương Hống - Trương Hát), thêm vào 8 truyện: Hai Bà Trưng, Sĩ Nhiếp, Long Đỗ, Sư Khuông Việt và Sóc Thiên Vương, Mỵ Ê, Vũ Phục, Nguyễn Minh Không - Lý Giác Hải, Lý Huyền Quang - Trương Vân Bích. Theo Bùi Văn Nguyên “Vũ Quỳnh chỉ tham khảo bản cổ, rồi viết lại một bản mới hoàn toàn (tân đính) dày hơn, nhiều truyện hơn, có thể nói là hay hơn, vì phần nào đã có dáng dấp truyền kỳ, tiến đến kiểu tiểu thuyết chương hồi”. Bùi Văn Nguyên viết: “So với bản cổ Lĩnh Nam chích quái bốn truyện mà Vũ Quỳnh bỏ không dùng đều là những truyện ít có ý nghĩa hơn 8 truyện mà ông bổ sung. Nói chung Vũ Quỳnh đã sưu tập được khá nhiều chi tiết mới”. Ông còn khẳng định những đóng góp của Vũ Quỳnh qua Tân đính Lĩnh Nam chích quái đó là “minh chứng mối quan hệ khăng khít giữa văn học dân gian và văn học viết bằng chữ Hán, giữa truyền thuyết dân gian và chính sử đất nước”. Vũ Quỳnh đã “tiếp nối lối chép đơn giản như lối thần phả” hay “lối truyền kỳ” tiến lên lối truyền kỳ dưới dạng chương hồi. [29, 17]. Như vậy kế thừa những thành quả nghiên cứu về Lĩnh Nam chích quái đã có, chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ hơn về đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm này. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu đề tài này nhằm nhận thức được nghệ thuật tự sự của Tân đính Lĩnh Nam chích quái. Trong văn xuôi tự sự nói riêng và nghệ thuật nói chung, trình tự các sự việc, nhân vật không nhất thiết theo trình tự tự nhiên mà được sắp xếp lại phục vụ cho chủ đích nghệ thuật. Bởi vậy nghiên cứu nghệ thuật tự sự cho thấy sự trưởng thành của ý thức nghệ thuật Việt Nam thời trung đại ở tác phẩm này. 3.2. Nhận thức được nghệ thuật xây dựng hình tượng tác phẩm cũng là một mục đích khi nghiên cứu đề tài này. Một trong những điều cơ bản phân biệt văn xuôi tự sự với các hình thức nhận thức khác là chỗ nó nhận thức và phản 8 ánh đời sống qua tính cách và số phận con người. Nghiên cứu nghệ thuật xây dựng hình tượng cho thấy trình độ nghệ thuật của tác giả và thời đại. 3.3. Nghiên cứu quan hê ̣ vê ̀ phương diê ̣ n thê ̉ loa ̣ i giư ̃ a Tân đính Lĩnh Nam chích quái vơ ́ i truyê ̣ n truyê ̀ n ky ̀ va ̀ tiê ̉ u thuyê ́ t chương hô ̀ i Việt Nam. 4. Giơ ́ i ha ̣ n nghiên cư ́ u 4.1. Luận văn không đă ̣ t vâ ́ n đê ̀ nghiên cư ́ u ca ́ c ta ́ c gia ̉ va ̀ diễn tiê ́ n cu ̉ a văn ba ̉ n ta ́ c phâ ̉ m Lĩnh Nam chích quái. Vì “không biết sách làm ra từ đời nào, hoàn thành bởi tay ai” (lời Vũ Quỳnh viết trong lời tựa đề 1492). Lĩnh Nam chích quái được nhiều người hiệu đính, tu sửa nên có nhiều truyền bản với nhiều tên gọi khác nhau. 4.2. Nhìn nhận Tân đính Lĩnh Nam chích quái như một hiện tồn. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật của Tân đính Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh (bản do Bùi Văn Nguyên dịch thuật, chú thích, dẫn nhập, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1993) ở các phương diện: nghệ thuật tự sự, nghệ thuật xây dựng hình tượng và mối quan hệ của tác phẩm này với truyện truyền kỳ và tiểu thuyết chương hồi Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác phẩm văn chương là một hiện tượng phức tạp nên nghiên cứu đối tượng này đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn học chủ yếu như thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp, .trong đó chú trọng phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Có được cái nhìn hoàn chỉnh hơn về đặc điểm nghệ thuật và giá trị của Tân đính Lĩnh Nam chích quái trong bộ phận văn học chữ Hán của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. 6.2. Góp phần hiểu thêm đặc điểm của truyện truyền kỳ và tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thê ̉ hiê ̣ n qua viê ̣ c đối sánh Tân đính Lĩnh Nam chích quái với 9 Truyền kỳ mạn lục và Hoàng Lê nhất thống chí. Ngoài ra luận văn còn góp phần hiểu thêm về nghệ thuật tự sự và nghệ thuật xây dựng hình tượng trong văn xuôi Việt Nam trung đại. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Nghệ thuật tự sự của Tân đính Lĩnh Nam chích quái Chương 2: Nghệ thuật xây dựng hình tượng của Tân đính Lĩnh Nam chích quái Chương 3: Tân đính Lĩnh Nam chích quái với truyện truyền kỳ và tiểu thuyết chương hồi Việt Nam 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan