Đề tài tiểu luận KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

17 11.7K 85
Đề tài tiểu luận KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài tiểu luận PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THUYẾT TRÌNH

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài: Kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ 2 Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại học Hồng Đức - Thực trạng và giải pháp. 2. Cấp dự thi: Đề tài cấp trường 3. Nhóm sinh viên thực hiện: - Họ và tên: Lê Thị Hà (trưởng nhóm) Trịnh Thị An Nguyễn Thị Quỳnh Lê Đỗ Bích Thuận - Lớp: K13 ĐHSP Tiếng Anh - Khoa: Ngoại Ngữ 4. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trịnh Thị Hằng 5. Thời gian thực hiện: 8 tháng (từ tháng 08/2012 đến tháng 04/2013) 6. Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Hồng Đức 7. Đơn vị chủ trì đề tài: Khoa Ngoại Ngữ 1 BẢNG CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÁO CÁO Kí hiệu, chữ viết tắt Được hiểu là CSVHVN Cơ sở Văn hóa Việt Nam ĐHHĐ Đại học Hồng Đức KTĐPTH Kiến thức địa phương Thanh Hóa STT Số thứ tự SV Sinh viên VHAM Văn hóa Anh-Mỹ 2 MỤC LỤC Mục Tên chương, mục và tiểu mục Trang THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI BẢNG CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÁO CÁO MỤC LỤC PHẦN I MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Giả thuyết khoa học 2 3 Mục đích nghiên cứu 2 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 5 Phương pháp nghiên cứu 3 6 Hiệu quả, phạm vi sử dụng 3 PHẦN II NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5 1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 5 1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 7 1.3 Sự cần thiết của đề tài 8 1.3.1 Cơ sở lý luận 8 1.3.2 Cơ sở thực tiễn 9 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH 10 2.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 10 2.1.1 Khái niệm “kỹ năng” 10 2.1.2 Khái niệm “thuyết trình” 12 2.2 Vai trò của việc làm thuyết trình trong quá trình học tập 13 3 của sinh viên 2.3 Những kỹ năng cần thiết trong thuyết trình 13 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ 2 KHOA NGOẠI NGỮ - TRƯỜNG ĐHHĐ 14 3.1 Thực trạng 14 3.1.1 Nhận thức của sinh viên về kỹ năng thuyết trình nói chung 14 3.1.2 Nhận thức của sinh viên về mục tiêu của bài thuyết trình 15 3.1.3 Nhận thức của sinh viên về cách tổ chức một bài thuyết trình 16 3.1.4 Tâm lý chung của sinh viên trong quá trình thuyết trình 17 3.1.5 Thiết kế và sử dụng dụng cụ trực quan cho bài thuyết trình 18 3.1.6 Khả năng sử dụng ngôn ngữ cử chỉ 19 3.1.7 Khả năng phản biện 19 3.2 Nguyên nhân của thực trạng về kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ 2 Khoa Ngoại Ngữ - ĐHHĐ 20 3.2.1 Nguyên nhân khách quan 21 3.2.2 Nguyên nhân chủ quan 21 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHO SINH VIÊN NĂM THỨ 2 KHOA NGOẠI NGỮ - TRƯỜNG ĐHHĐ 23 4.1 Về phía nhà trường 23 4.2 Về phía giảng viên 23 4.3 Về phía sinh viên 25 4.4 Một số gợi ý cho việc cải thiện kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ 2 Khoa Ngoại Ngữ - ĐHHĐ 26 PHẦN III KẾT LUẬN 29 1 Kết luận 29 4 2 Hạn chế của nghiên cứu và một số đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo 30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 PHỤ LỤC 33 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, thuyết trình được đánh giá là một kỹ năng hết sức quan trọng và cần thiết đối với sinh viên, đặc biệt là đối với sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh. Phát triển kỹ năng thuyết trình là cần thiết không chỉ trong học tập mà còn là hành trang cho sinh viên tự tin hơn khi bước vào công việc. Một thực tế cho thấy rằng, những sinh viên có khả năng giao tiếp tốt thì thường thuyết trình một cách tự tin, trôi chảy và thuyết phục được người nghe. Cũng như Tạp chí NCKH-ĐH Sao Đỏ (24/04/2013) từng đưa ra nhận định: “Giao tiếp được xem là tiền đề cho việc phát triển kỹ năng thuyết trình”. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có được khả năng giao tiếp tốt và đạt được sự thành công trong giao tiếp. Đó là do sinh viên thường mắc phải những hạn chế cơ bản sau: Thứ nhất, kỹ năng mềm của sinh viên còn nhiều hạn chế. Nhiều sinh viên thường hay rụt rè trước đám đông và thể hiện sự giao tiếp còn hạn hẹp trong các tình huống đối thoại; chưa biết cách sử dụng và phát huy các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề… Theo quan sát và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Tiếng Anh - Trường Đại học 5 Hồng Đức có ít điều kiện được thực hành trong một môi trường giao tiếp tốt với đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ cũng như có sự hướng dẫn trực tiếp từ các giảng viên nước ngoài. Thêm vào đó, rất nhiều sinh viên do quá chú trọng vào chuyên môn học tập mà làm giảm đi sự năng động trong môi trường giao tiếp và làm hạn chế tính tích cực, chủ động cũng như khả năng tự học của sinh viên. Thứ hai, thực tế cho thấy, khi thuyết trình, bên cạnh lời nói sinh viên còn phải sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như nét mặt, nụ cười, cử chỉ, ánh mắt, diện mạo, tư thế,…Do đó, kỹ năng thuyết trình không chỉ đơn giản là gồm các kỹ năng giao tiếp bằng lời nói mà còn là giao tiếp bằng miệng, bằng tai, hay bằng cử chỉ, văn bản… Tuy nhiên, đa phần sinh viên cho rằng kỹ năng thuyết trình là sự phát biểu, diễn giải ý kiến của mình bằng lời nói trước đám đông. Chính điều này đã vô hình chung làm giảm đi tầm quan trọng cũng như ý nghĩa thiết thực mà kỹ năng thuyết trình mang lại cho sinh viên. Chính vì tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình đối với sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh và những hạn chế, yếu kém ở trên, chúng tôi chọn đề tài “Kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ 2 Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại học Hồng Đức - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Giả thuyết khoa học Căn cứ vào quá trình quan sát và tìm hiểu, nhóm nghiên cứu đưa ra một số giả thuyết khoa học như sau: - Thuyết trình là một kỹ năng quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt là sinh viên. Tuy nhiên, thuyết trình luôn mang những đặc điểm khác nhau giữa các khoa, các ngành, và có sự khác biệt giữa thuyết trình bằng Tiếng Anh và thuyết trình bằng Tiếng Việt. - Thực trạng kỹ năng thuyết trình bằng Tiếng Anh của sinh viên còn tồn tại nhiều hạn chế và có sự thể hiện không đồng đều giữa các sinh viên. Những hạn chế này do nhiều yếu tố chi phối. - Nếu sinh viên năm thứ 2 Khoa Ngoại Ngữ được học tập, bồi dưỡng và rèn luyện, trau dồi thêm về kỹ năng thuyết trình thì khả năng thuyết trình của sinh viên sẽ được nâng cao. 3. Mục đích nghiên cứu 6 Chúng tôi nghiên cứu “Kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ 2 Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại học Hồng Đức - Thực trạng và giải pháp” nhằm mục đích giải quyết những vấn đề sau: - Khảo sát thực trạng năng lực thuyết trình của sinh viên năm thứ 2 Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại học Hồng Đức. - Đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên phát triển kỹ năng thuyết trình - một kỹ năng vô cùng quan trọng trong quá trình học tập cũng như công việc sau này. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng về kỹ năng thuyết trình bằng Tiếng Anh của sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Tiếng Anh và một số giải pháp. b. Khách thể nghiên cứu: 150 sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Tiếng Anh - Trường Đại học Hồng Đức. c. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu kỹ năng thuyết trình bằng Tiếng Anh của sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Tiếng Anh trong giai đoạn tiến hành trình bày trước lớp – giai đoạn chính của quá trình thuyết trình. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sưu tầm, tra cứu và nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; phân tích, tổng hợp hệ thống hoá theo mục đích nghiên cứu của đề tài. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5.2.1. Phương pháp quan sát Theo dõi quá trình học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là theo dõi các buổi học tập và thảo luận nhóm của sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Tiếng Anh nhằm đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp giúp nâng cao khả năng thuyết trình cho sinh viên. 5.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát Tiến hành xây dựng phiếu khảo sát dành cho đối tượng là sinh viên năm thứ 2 Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại học Hồng Đức nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng kỹ năng thuyết trình trong sinh viên. 7 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn một số sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Tiếng Anh về các vấn đề liên quan đến kỹ năng thuyết trình nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu. 5.2.4. Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến các chuyên gia để xây dựng công cụ điều tra và khẳng định giá trị của các giải pháp giúp nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên tốt hơn. 5.2.5. Phương pháp hỗ trợ Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu. 6. Hiệu quả phạm vi sử dụng Sau khi hoàn thành, nghiên cứu là: - tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu khoa học. - tài liệu tham khảo cho học sinh và sinh viên trong quá trình học tập. - tài liệu tham khảo giúp giáo viên áp dụng hiệu quả vào công tác giảng dạy, đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho sinh viên năm thứ 2 Khoa Ngoại Ngữ. PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình trong việc phát huy khả năng giao tiếp đã được nhiều đề tài nghiên cứu cũng như nhiều sách báo đề cập đến. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như: - “Sử dụng phương tiện trực quan trong các bài thuyết trình trên lớp của sinh viên năm thứ 2” (Sinh viên Vũ Phương Trà, lớp K36A9 - Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội). Đề tài nghiên cứu về cách sử dụng các phương tiện trực quan cho các bài thuyết trình trên lớp của sinh viên năm thứ 2 một cách hiệu quả, cũng như thực trạng của việc sử dụng phương tiện trực quan và một số gợi ý, cách chọn và giới thiệu phương tiện trực quan. Tuy nhiên, do những gợi ý này đều được xây dựng dựa trên kinh nghiệm cũng như ý kiến cá nhân của người thực hiện nên không thể tránh khỏi những hạn chế như việc đưa ra một số gợi ý chưa có tính bao quát, không khách quan và sức thuyết phục chưa cao. 8 - “Nâng cao năng lực giao tiếp cho sinh viên Tiếng Anh Thương mại năm 2: Nhu cầu và khuyến nghị” (Sinh viên Nguyễn Thị Hoàng Báu, lớp 08CNATM03, Khoa Tiếng Anh chuyên ngành, Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng). Đề tài tập trung phân tích nhu cầu học giao tiếp của các sinh viên Tiếng Anh Thương mại năm 2, Khoa Tiếng Anh chuyên ngành qua các tình huống thực tế để từ đó đề ra phương pháp giao tiếp hiệu quả, cụ thể là vai trò của hoạt động ngoại khoá. Đồng thời, thông qua các hoạt động này sinh viên có thể hình thành cho riêng mình những chiến lược giao tiếp hữu hiệu. Đề tài cũng đã đưa ra một số khuyến nghị trực tiếp cho nhà trường và cho bản thân người học nhằm tạo điều kiện cho sinh viên Tiếng Anh Thương mại hình thành năng lực giao tiếp thực tế, giúp ích cho công việc sau này khi ra trường. Tuy nhiên, số lượng sinh viên để khảo sát chỉ có 20 sinh viên, điều này là quá ít để có thể đánh giá một cách khách quan và toàn diện về thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm 2 Khoa Tiếng Anh chuyên ngành, Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng. Điều này dẫn tới những kiến nghị và đề xuất còn hạn chế và tính hiệu quả chưa cao. - “Kỹ năng thuyết trình - Chuẩn bị” (Tâm Việt Group – Đào tạo và tư vấn). Tâm Việt Group đã đưa ra các bước để chuẩn bị thuyết trình, đó là: Xác định tình huống, phân tích thính giả và diễn giả, xác định mục tiêu, thu thập thông tin, tập luyện. Bên cạnh đó, còn cần phải biết giới hạn vấn đề, đánh giá môi trường bên ngoài, xác định thính giả… - “Kỹ năng thuyết trìnhTài liệu phục vụ chuyên đề rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên thiệt thòi trường Đại học An Giang” (TS. Hồ Thanh Mỹ Phương và nhóm cộng tác viên: Trương Thị Mỹ Dung, Đoàn Mỹ Ngọc). Tài liệu này cung cấp các nội dung cơ bản về lý thuyết dùng kèm theo các hoạt động trong các lớp chuyên đề giúp sinh viên thành công trong học tập cũng như trong công việc sau này. - “Kỹ năng thuyết trình bằng Tiếng Anh của sinh viên năm thứ 3 Khoa Tiếng Anh - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp” (Sinh viên Nguyễn Thị Phương Huyền, Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng, 2008). 9 Đề tài này tập trung nghiên cứu kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ 3 Khoa Tiếng Anh - Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng. Theo đó, đề tài chỉ giới hạn vào việc nghiên cứu kỹ năng thuyết trình bằng Tiếng Anh của sinh viên trong giai đoạn tiến hành trình bày trước lớp – giai đoạn chính của quá trình thuyết trình nhằm tìm hiểu về kỹ năng thuyết trình của sinh viên cũng như những khó khăn của các bạn để từ đó đưa ra một số kiến nghị giúp sinh viên phát triển kỹ năng thuyết trình - kỹ năng vô cùng quan trọng trong quá trình học tập và làm việc sau này. Đề tài cũng đã chỉ ra một số lỗi mà sinh viên thường hay mắc phải khi tham gia thuyết trình và đưa ra một số giải pháp về phía sinh viên, giảng viên và nhà trường. Tuy nhiên, đề tài vẫn tồn tại một số hạn chế như: Số lượng tài liệu tham khảo không nhiều, do đó dẫn tới việc đưa ra các giải pháp còn ít, chưa cụ thể và chưa có sức thuyết phục cao. 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Các vấn đề liên quan đến kỹ năng thuyết trình cũng là những đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu như: - “Maximize Your Presentation skills: How to speak, look and act on your way to the top” (Ellen Kaye). Tác giả cuốn sách đã đưa ra kinh nghiệm thực tế về kỹ năng thuyết trình giúp cho sinh viên nắm vững được tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình trong học tập cũng như trong công việc sau này. - Theo Baker và Westrup (2000), sinh viên cần phải làm thuyết trình và được giáo viên nhận xét, đánh giá. - “How to Teach English” (Harmer – 1998). Harmer đã đưa ra 3 lý do mà sinh viên cần phải được tạo điều kiện làm bài thuyết trình. Đó là: “Được luyện tập, được giáo viên nhận xét và có hứng thú trong học tập”. 10 . logic với vấn đề cần thuyết trình . Như vậy, nhóm nghiên cứu đưa ra quan điểm về kỹ năng thuyết trình như sau: Kỹ năng thuyết trình là khả năng trình bày. thêm về kỹ năng thuyết trình thì khả năng thuyết trình của sinh viên sẽ được nâng cao. 3. Mục đích nghiên cứu 6 Chúng tôi nghiên cứu Kỹ năng thuyết trình

Ngày đăng: 17/12/2013, 14:34

Hình ảnh liên quan

BẢNG CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÁO CÁO - Đề tài tiểu luận KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
BẢNG CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÁO CÁO Xem tại trang 2 của tài liệu.
BẢNG CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÁO CÁO - Đề tài tiểu luận KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
BẢNG CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÁO CÁO Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan