Đề thi quản trị học có đáp án

4 4.3K 94
Đề thi quản trị học có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề thi quản trị học có đáp án

ĐỀ THI MÔN: QUẢN TRỊ HỌC Thời gian: 120’ Câu 1: (3đ) Trình bày các phong cách làm việc bản của cán bộ quản trị? Anh (Chị) thích làm việc với những cán bộ quản trị phong cách lãnh đạo nào? Tại sao? Câu 2: (3đ) Quyết định quản trị là gì? Trình bày quá trình đề ra quyết định quản tri? Cho ví dụ minh họa cụ thể? Câu 3: (4đ) Lựa chọn phương án đầu tư: 1 DN dự kiến sẽ sản xuất 1 loại sản phẩm A sản lượng q. Sau khi phân tích tính toán còn lại 2 phương án với các thông tin cần thiết như sau: Nội dung chi phí PA1 PA2 Nguyên vật liệu chính 44.000 42.000 Nguyên vật liệu phụ 11.000 10.600 Nhiên liệu 16.500 15.900 Động lực 22.000 21.600 Tiền lương 16.500 15.900 Chi phí sản xuất máy móc, thiết bị 3.400.000 3.200.000 Chi phí phân xưởng 600.000 600.000 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.100.000 1.600.000 Hãy phân tích và quyết định lựa chọn phương án trong TH không biết trước sản lượng. Bài làm: Câu 1: Phong cách quản trị là tổng thể các biện pháp, thói quen, các phương pháp ứng xử đặc trưng mà người đó sử dụng trong quá trình giải quyết các công việc hằng ngày để hoàn thành nhiệm vụ. Phụ thuộc vào: Tuổi, giới tính, đặc điểm nghề, tâm lý, cac tính của người đó, lễ giáo, phong tục, chuẩn mực xã hội, điều kiện cụ thể của xã hội. các loại phong cách sau: • Phong cách cưỡng bức (mệnh lênh): Nhà quản trị tự đề ra các quy định bắt buộc cấp dưới phải thực hiện nghiêm chỉnh, không được thảo luận và bàn bạc gì thêm. Ưu điểm: Giải quyết vấn đề nhanh Giữ bí mật Nhược điểm: Triệt tiêu tính sáng tạo của mọi người trong tổ chức Áp dụng cho: Tổ chức mới thành lập Khi nội bộ nhiều mâu thuẫn Khi cần giữ bí mật Khi cần giải quyết vẫn đề khẩn cấp • Phong cách dân chủ: Nhà quản trị thu hút tập thể tham gia thảo luận để giải quyết các vấn đề của đơn vị. Thực hiện rộng rãi chế độ ủy quyền. Ưu điểm: Phát huy tính sáng tạo của đội ngũ nhân lực Tạo được bầu không khí hưng phấn, nhất trí trong tập thể Nhược điểm: Làm chậm quá trình ra quyết định => Mất thời cơ. Áp dụng cho: Nhiều trường hợp. • Phong cách tự do: Nhà quản trị thường chỉ xác định mục tiêu cho đơn vị sau đó cho cấp dưới quyền tự do hoạt động để đi đến mục tiêu. Cho phép người dưới quyền ra quyết định của riêng mình. Ưu điểm: Tạo khả năng sáng tạo tối đa cho con người. Nhược điểm: Dễ đưa tập thể tơi tình trạng vô chính phủ và đổ vỡ. Áp dụng: Các đơn vị mục tiêu độc lập. Ở nơi nhân lực và tổ chức kỷ luật cao. Ở nơi tính chất lao động của con người dưới quyền mang tính sáng tạo cao. Câu 2: Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của chủ thể quản trị để giải quyết 1 vấn đề đã chín muồi. Là sản phẩm lao động của nhà quản trị. Quyết định là sự lựa chọn giữa nhiều khae năng để giải quyết 1 vấn đề cụ thể mang tính quy luật Quy trình đề ra quyết định quản trị: • Bước 1: Xác định vấn đề ra quyết định: Vấn đề ra quyết định là 1 nhiệm vụ của tổ chức cần phải thực hiện bằng 1 quyết định cụ thể. Việc ra quyết định là việc lầm tìm kiếm giải pháp tốt nhất để thực hện nhiệm vụ hay giải quyết vấn đề. Vấn đề ra quyết định được xác định từ hiện tượng (người ta còn phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng) Vấn đề ra quyết định được xác định bằng những khả năng xét đoán, tổng hợp, phân tích hoặc thông qua các chuyên gia, các bộ phận chức năng trong tổ chức. • Bước 2: Chọn tiêu chuẩn đánh giá phương án: Tiêu chuẩn đánh giá phương án là các chỉ tiêu phản ánh số lượng, chất lượng, phản ánh kết quả đạt mục tiêu của tổ chức hay kết quả mong muốn của việc giải quyết vấn đề cần quyết định. Các tiêu chuần thường đáp ứng các yêu cầu sau: - Phản ánh mức đóng góp của phương án vào việc thực hiện mục tiêu của tổ chức. - thể tính toán được các chỉ tiêu dùng làm tiêu chuẩn đánh giá khả năng cân, đo, đong, đếm được các chỉ tiêu. - Số lượng tiêu chuẩn không nên quá nhiều. - Không nên quá cầu toàn. • Bước 3: Tìm kiếm các phương án để giải quyết vấn đề. Trong việc tìm kiếm các phương án, chủ thể ra quyết định phải quan tâm đến cách thức tạo ra 1 phương án quyết định, sau đó quan tâm đến mức độ chính xác của việc lựa chọn 1 phương án trong số các phương án đã đưa ra. Việc tìm ra các phương án, nhà quản trị thể dựa vào: kinh nghiệm, kiến thức, khả năng sáng tạo,…, những đề xuất của chuyên gia, tập thể các quản trị viên. Trong số nhiều phương án đề xuất, chủ thể ra quyết định nên chốt lại 1 số phương án thiết thực khả thi. • Bước 4: Đánh giá các phương án. Là xác định giá trị của phương án theo tiêu thức hiệu quả. Kết quả bước này là sở lựa chọn phương án. Loại bỏ các phương án không đạt chỉ tiêu hiệu quả. • Bước 5: Lựa chọn phương án và ra quyết định. Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá để chọn phương án tối ưu. Câu 3: V1 = 44.000 + 11.000 + 16.500 + 22.000 + 16.500 = 110.000 V2 = 42.000 +10.600 + 15.900 + 21.600 + 15.900 = 106.000 C1 = 3.400.000 + 600.000 + 1.100.000 = 5.100.000 C2 = 3.200.000 + 600.000 + 1.600.000 = 5.400.000 Giá thành của từng phương án: Z1 = C1 + V1 x q1 Z2 = C2 + V2 x q2 Tìm điểm nút: (Là điểm tại đó giá thành 2 phương án bằng nhau): Z1 = Z2  C1 + V1 x q1 = C2 + V2 x q2  5.100.000 + 110.000 q1 = 5.400.000 + 106.000 q2  q = 75 Tại q = 75 thì : Z1 = Z2 = 13.350.000 sơ đồ : Z 13.350.000 5400000 5100000 0 75 q Kết luận: Nếu q > 75 thì Z1 > Z2: Chọn PA 2 Nếu q = 75 thì Z1 = Z2: Chọn PA 1 hoặc PA 2 Nếu q < 75 thì Z1 < Z2: Chọn PA 1

Ngày đăng: 17/12/2013, 07:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan