Tài liệu chương 1: khái quát công nghệ sấy ppt

6 717 2
Tài liệu chương 1: khái quát công nghệ sấy ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Từ đầu thế kỷ XIX đến nay, khoa học kỹ thuật đã phát triển vô cùng mạnh mẽ. Nó đã giải phóng sức lao động cho con người, tăng năng suất l ên hàng chục lần. Các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã đóng góp cho loài người nhiều phát minh mới, phát triển các loại máy móc phục vụ cho cuộc sống tiện nghi của loài người. Ngày nay, đối với nước ta, năng suất của người lao động được nâng lên rất cao nhờ sự giúp sức của nhiều loại máy móc hiện đại, các phương pháp nuôi trồng ti ên tiến. Sản lượng lương thực, thực phẩm hàng năm không những đủ dùng mà còn xuất khẩu đi nhiều nước tr ên thế giới. Các loại lương thực, thực phẩm đều dễ bị hư hỏng ở điều kiện khí hậu bình thường. Do đó muốn bảo quản lương thực, thực phẩm được lâu dài để có thể dễ d àng vận chuyển đi xa th ì không còn cách nào khác là chúng ta phải sấy khô hoặc ướp lạnh lương thực, thực phẩm sau đó bảo quản ở môi trường thích hợp. Ngoài kỹ thuật lạnh, sấy là một quá trình công nghệ được sử dụng trong nhiều ng ành công nghiệp đặc biệt là ngành công nghi ệp chế biến nông – hải sản. Trong nông nghiệp, sấy là m ột trong những công đoạn quan trọng sau thu hoạch. Quá trình s ấy không chỉ là tách nước và hơi nước ra khỏi vật liệu một cách đơn thuần m à là một quá trình công nghệ. Nó đòi hỏi sau khi sấy vật liệu phải đảm bảo chất lượng cao, tiêu tốn ít năng lượng và chi phí v ận hành thấp. Chẳng hạn trong chế biến nông – hải sản, sản phẩm sấy phải đảm bảo duy trì mầu sắc, hương vị, các vi lượng v.v . Đề tài của em là thiết kế hệ thống sấy thóc. Đề tài của em được chia thành các phần như sau: Chương 1. Khái quát chung 1. Giới thiệu chung về đề tài 2. Trình bày v ật liệu sấycông nghệ sản xuất sản phẩm Chương 2. Chọn phương án sấy, TBS, TNS, thông số chế độ sấy, nhiên liệu sử dụng 1. Chọn phương án sấy 2. Chọn thiết bị sấy, tác nhân sấy, nhiên liệu 3. Tính toán hệ thống sấy tháp Chương 3. Các bước tính toán quá trình sấy 1. Tính cân bằng vật chất và cân bằng nhiệt cho buồng đốt 2. Tính toán nhiệt quá trình khi sấy 3. Tính toán Calorife (hoặc buồng hòa trộn) 4. Tính trở lực và chọn quạt hệ thống sấy Chương 4. Chọn thiết bị đo 1. Lựa chọn thiết bị đo nhiệt độ 2. Lựa chọn thiết bị đo độ ẩm 3. Lựa chọn thiết bị đo áp suất Chương 5. Tính kinh tế quá trình sấy CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG I. Giới thiệu chung về đề tài: Nước ta là một trong 3 nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo hàng năm chúng ta xuất khẩu ra thế giới khoảng 4 đến 5 triệu tấn gạo và tiêu thụ trong nước một khối lượng còn lớn hơn thế. Cụ thể như trong 10 tháng đầu năm nay Tính từ đầu năm tới ngày 26-9 đã xuất khẩu được 3,435 triệu tấn gạo với kim ngạch 2,092 tỉ đô la Mỹ [9]. Do lượng sản phẩm lúa hàng năm khá ổn định, với khối lượng cao như vậy th ì nhu cầu chế biến chất lượng là tối cần thiết. Những ưu điểm của sấy: - Cho chất lượng sản phẩm đồng đều như mong muốn. - Làm khô nhanh và tập trung: không làm cho sản phẩm bị lẫn những tạp chất, rác rưởi từ môi trường ngoài. - Ti ết kiệm diện tích: nếu phơi nắng sẽ cần một diện tích đủ rộng, mặt khác diện tích này không dùng thường xuyên. Thời điểm bình thường thì không cần thiêt, nhưng đến mùa vụ thì không đủ. - Tiết kiệm nhân công: nếu phơi lúa ngoài trời phải trông chừng nắng mưa, mang ra phơi, cất vào. - Ti ết kiệm thời gian: phơi phải mấy ngày mới xong một mẻ, trong khi sấy chúng ta có thể làm khô 3 đến 4 mẻ một ngày. - Ch ủ động trong mọi thởi tiết, không phụ thuộc vào nắng, mưa. Quy trình chế biến gạo hàng hóa và xuất khẩu như sau: - Lúa được phân loại; - Đem vào sấy; - Nhập kho; - Lúa được đem đi xay, sàng được gạo; - Rồi gạo được đánh bóng và đóng bao; - Từ đây gạo có thể được đem đi xuất khẩu. Vị trí địa lý Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Tỉnh nằm giáp với thủ đô Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Nam Định và Ninh Bình, phía tây giáp tỉnh Hòa Bình. Điều kiện tự nhiên - Diện tích: 849,5 km² - Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.900 mm - Nhiệt độ trung bình: 23-24°C - Số giờ nắng trong năm: 1.300-1.500 giờ - Độ ẩm tương đối trung bình: 85% - Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Phía Tây của tỉnh (chủ yếu ở huyện Kim Bảng) có địa hình đồi núi. Phía Đông là đồng bằng với nhiều điểm trũng. II. Trình bày vật liệu sấycông nghệ sản xuất sản phẩm: Hạt thóc có rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng bao gồm: Theo [4] Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của hạt thóc nói chung Thàn h ph ần Prote in (g) Lip d (g) Glux id (g) Xơ % Cac li (mg ) Phosp ho (mg) S ắt (mg ) Vita min B1(m g) Vita min B2(m g) Hàm lượn g 7,9 1 76,2 (10  1 2) 30 104 1,3 0,1 0,03 Khi mới thu hoạch về lúa thường có độ ẩm cao nên một số giống lúa có thể nảy mầm, mem mốc và nấm dễ phát triển, làm hư kém phẩm chất của thóc gạo. Độ ẩm trung bình của thóc khi mới thu hoạch 20- 27%. Để lúa không bị hư hại hoặc giảm phẩm chất, thì trong vòng 48 ti ếng sau khi thu hoạch phải làm khô lúa đạt độ ẩm 20%. Việc sử lý những tác động xấu trên thì ta phải sấy thóc. Sấy là phương pháp làm khô hạt thóc ít bị chịu tác động bên ngoài, do v ậy người nông dân có thể chủ động. Nhưng cũng cần phải chú ý tác nhân nhiệt độ khi sấy không làm biến chất thành phần dinh dưỡng trong hạt thóc. Theo thống kê, độ ẩm an toàn của hạt thóc cho bảo quản phụ thuộc vào tình trạng thóc, khí hậu cũng như điều kiện bảo quản. Khi thóc có độ ẩm 13 - 14% có thể bảo quản được từ 2-3 tháng, nếu muốn bảo quản hơn 3 tháng thì độ ẩm của thóc tốt nhất từ 12- 12,5%. Độ ẩm thóc, công nghệ sấy cũng ảnh hưởng tới hiệu suất thu hồi gạo và tỷ lệ gạo trong quá trình xay xát, độ ẩm thích hợp cho quá trình xay xát từ 13- 14%. V ậy nên khi TK Hệ thống sấy (HTS) ta cần xác định rõ thông số của Tác nhân sấy (TNS) phù hợp cho thóc, để thóc được bảo quản lâu, chất lượng tốt và lượng phế phẩm khi xay xát thấp. Một hạt thóc có ba bộ phận chủ yếu là: vỏ trấu, phần chính của hạt gạo, phần phôi. Để sấy tốt húng ta cần nắm vững yêu cầu của việc sấy là tạo ra gạo hay thóc giống, để chọn được nhiệt độ sấy và thời gian sấy thích hợp. Nhất là đối với lúa giống không được l àm chết hạt mầm. Thóc là một loại vật liệu sấy có vỏ bao ngoài kín và khá bền vững nên thông thường chúng ta có thể dùng trực tiếp khói đã qua b ộ phận lọc bụi để sấy. Điều này có những ưu điểm sau: - Thiết bị đơn giản hơn. - Ít tổn hao nhiệt hơn do đó cũng làm giảm chi phí nhiên liệu. . sau: Chương 1. Khái quát chung 1. Giới thiệu chung về đề tài 2. Trình bày v ật liệu sấy và công nghệ sản xuất sản phẩm Chương 2. Chọn phương án sấy, TBS,. thông số chế độ sấy, nhiên liệu sử dụng 1. Chọn phương án sấy 2. Chọn thiết bị sấy, tác nhân sấy, nhiên liệu 3. Tính toán hệ thống sấy tháp Chương 3. Các

Ngày đăng: 15/12/2013, 02:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan