Tài liệu Kinh nghiệm nuôi cá rô doc

2 340 0
Tài liệu Kinh nghiệm nuôi cá rô doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh nghiệm nuôi Đến chợ Cái Chanh, khu vực Thạnh Thắng, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, hỏi thăm nhà Hai Tỷ nuôi thì hầu như ai cũng biết. Tên trong giấy của ông ghi Trang Văn Thái, còn tên thường gọi là Hai Tỷ. Mấy năm gần đây, nhờ nuôi mà thu nhập của ông đã lên đến bạc tỉ nên bà con gán cho biệt danh “Tỉ phú ”. Hôm trước tôi đã phôn vào nhà “đặt cọc ” buổi gặp ông ngày hôm sau, nhưng khi đến nhà ngó trước sau chẳng thấy bóng dáng ông đâu.Cô con gái út của ông chạy ra niềm nở: “Bữa nào cha em không đi đá banh là ở nhà suốt để lo cho mấy con cá. Hôm nay, ba nói có việc bận đột xuất không đi không được, anh ngồi chờ một tí”. Ngồi lâu sốt ruột, tôi tản bộ vòng vòng tham quan cơ ngơi của ông. Điều khá ấn tượng với tôi là trong khuôn viên sản xuất rộng nhưng mọi thứ từ ao nuôi, cây trồng xen và nhiều vật dụng linh tinh khác được xếp đặt thứ tự. Bao bọc các ao là những con đường nội bộ được trải đá, tráng xi măng có thể đi lại bằng xe hai bánh… Một lúc sau, ông Hai Tỷ về. Bước xuống “xe ôm” ông vội vã đi vào nhà miệng lầm bầm : “Tốn mấy cuốc xe mất cả trăm ngàn mà còn bị phạt bạc triệu thật là tức”. Thấy tôi ngơ ngác, ông giải thích: “Bây giờ tôi không còn làm đơn lẻ mà đã thành lập hợp tác xã nuôi thủy sản rồi. Giấy phép con dấu đã có nhưng chưa đăng ký mã số thuế nên mấy ông thuế mời ra và ghi biên lai phạt 1.300.000đ vì đăng ký trễ. Quá ức, tôi cự: “Nhà nước khuyến khích làm ăn tập thể, tôi thành lập hợp tác xã cũng vì lẽ đó nay do chưa hiểu luật đăng ký thuế trễ, chứ đâu phải trốn thuế…”. Như đã trút hết cái tức, ông dịu giọng: “Chắc mình phải nhờ địa phương hướng dẫn thêm cách giải quyết”. “Chuyện nuôi của chú mấy năm nay ra sao?” – tôi chủ động lái qua chuyện khác. “Ờ năm nay cũng kiếm được vài trăm triệu” – ông đáp lời. Ông bồi hồi nhớ lại: Năm 1960, lúc đó tuổi chỉ mới đôi mươi, vì là trưởng nam trong gia đình, nên cha mẹ xếp đặt lấy vợ sớm để có cháu ẵm bồng. Gặp lúc giặc giã, ông không muốn “nối giáo cho giặc” đã phải trốn chui trốn nhủi mới thoát đi quân dịch. Khi đất nước hòa bình, ông cũng như những gia đình khác bắt tay vào chăm sóc, cải tạo lại mảnh vườn thửa ruộng của mình. Theo truyền thống sản xuất ở đây, ban đầu ông trồng một vụ lúa mùa trên diện tích 5 công cha mẹ cho, đến những năm 80 chuyển sang trồng quít. Cây cho trái bán được vài mùa thì cả vườn bị bệnh vàng lá. Ông kiên trì phá hết và trồng mới lại, nhưng rồi diện tích vừa trồng cũng lần hồi bị rũ lá, trơ cây. Hết vốn trồng lại, ông đành bỏ mảnh vườn xơ xác, chuyển qua nghề “thương hồ”. Ròng rã hơn 5 năm trời trên chiếc ghe bầu năm tấn, ông cùng vợ rong ruổi khắp nơi lấy gạo chợ, nước sông đỡ dạ, gặp hàng nào cũng quơ đi bán lại kiếm chút ít tiền lời đem về nuôi con. Ông nhớ lại: “Có hôm ngoài trời mưa rả rích, tôi và bả nằm co trong khoang ghe mà không kềm được nước mắt vì nhớ con, nhớ nhà…”. Muốn giàu nuôi Ông kể tiếp: “Người ta bảo “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Sau mấy năm bôn ba tìm kế sinh nhai, thấy hổng khá, tôi bàn với bả trở về bám vườn ruộng một lần nữa xem sao. Đầu tiên, tôi lên liếp trồng rẫy, nhưng những năm đó đồ rẫy chưa có giá như bây giờ, nên mần mãi mà cũng không lo đủ cái ăn cho bầy con 11 đứa”. Trằn trọc suy tư, những đêm đọc báo, xem đài thấy có nhiều nông dân trúng cá, tôm trở thành triệu phú, vậy là ông quyết định chuyển sang nuôi tôm, rồi lóc , tai tượng… Lúc đầu, chưa nắm kỹ thuật, nên vụ nào cũng từ lỗ đến xém lỗ. Không nản chí, sau mỗi vụ nuôi, ông có thêm một ít kinh nghiệm. Cái nào còn “dốt” thì chạy học thêm các nơi. Nghiên cứu kỹ đặc tính sinh học từng loại thủy sản nước ngọt, ông thấy con là dễ nuôi hơn hết, bởi ngày xưa mấy vùng đất phèn vàng như nghệ vẫn sống được. Vậy là ông quyết định chọn con đồng làm đối tượng nuôi chính. Không có vốn thuê cơ giới đào ao, ông huy động toàn bộ thành viên trong gia đình đào bằng tay nửa công đất, rồi thả nuôi 25.000 con giống. Sau 6 tháng, ông thu hoạch hơn 1,2 tấn thịt, bán gần 30 triệu đồng, lãi ròng hơn 15 triệu đồng.Thấy mòi làm ăn được, ông mạnh dạn xin vay vốn ngân hàng 50 triệu đồng mướn máy khoan đất thổi thêm 2 ao, diện tích mỗi cái 1 công đất (1.000m2), thả nuôi 100.000 con giống. Vụ đó, do thu hoạch vào lúc thời tiết lạnh, năng suất không cao, nhưng ông cũng có lãi hơn 50 triệu đồng. Có bao nhiêu tiền lãi từ ông đều gói ghém sang thêm được 8 công đất, mở rộng diện tích nuôi. Bằng cách “ tích tiểu thành đa”, đến nay ông đã có 8 ao nuôi diện tích 10.000m².Vụ vừa rồi, ông thả nuôi đến 700.000 con giống, tổng thu nhập 850 triệu đồng, thực lãi 400 triệu đồng. Tính chung, từ vụ nuôi năm 2002 đến 2005 ông đã thu lãi ròng hơn 700 triệu đồng. Bằng số tiền nầy ông đã xây cất lại căn nhà, mua thêm máy khoan đất, máy xay thức ăn cho cá… Vụ nuôi năm nay ông tiếp tục đầu tư vét ao sâu hơn và thả 800.000 con nuôi ghép 50.000 con tai tượng, 2 triệu con sặt rằn. Với nét mặt rạng rỡ, ông tự tin nói: “Nếu đến thu hoạch mà giá 27.000 đồng một ký như bây giờ, thì thu nhập của tôi đạt bạc tỉ như chơi. Theo ông, nuôi muốn lời nhiều phải thực hiện 4 đúng: đúng nước, đúng giống, đúng thức ăn và quan trọng là phải đúng thời vụ. Nếu vào mùa lạnh trên 4 tháng tuổi sẽ kém ăn , mang trứng không lớn, do đó phải canh làm sao tránh được những tháng đó. Mặc dù làm giàu nhờ nuôi cá, nhưng tên tuổi của ông Hai Tỷ nổi nhất xóm lại nhờ cái nghề “ mụ ”. Tuy trình độ học vấn không cao , nhưng chỉ qua mấy ngày dự học lớp tập huấn của phường tổ chức, người ta thấy ông hối hả chuẩn bị ao cho đẻ. Ông nói: “Mình hơn người ta ở chỗ gan dám làm, vừa làm vừa học, lúc đầu cũng trật vuột chứ có tài cán gì”. Và cái tính chịu khó ấy đã giúp ông thạo nghề hơn. Ông nói vui: “Bây giờ tôi nhìn lội là biết ngay con nào đực- cái, con nào giống tốt sai con”. Hiện tại, ông có trong tay 2.500 con bố mẹ tốt, với lượng con giống hùng hậu này, mỗi năm ông cho xuất ao gần 10 triệu bột, đáp ứng đủ lượng con giống cho từng vụ nuôi trong gia đình và cung ứng một số cho bà con trong khu vực. Không chỉ làm giàu cho mình, ông còn luôn sẵn sàng sẻ chia kinh nghiệm làm ăn cho nhiều hộ khác. Chú Nguyễn Minh Khoa, ở chợ Ông Cữu khu vực Thạnh Hòa, có đến 10 công vườn nhưng vẫn không khấm khá. Qua tham quan mô hình và được ông Hai Tỷ tư vấn về kỹ thuật, bán chịu con giống, chú Khoa đã mạnh dạn đầu tư thả nuôi hết các mương vườn. Thế là liên tiếp trong 2 vụ năm 2004 –2005, chú Khoa đã thu lãi hơn 100 triệu đồng từ con rô. Ông Nguyễn Văn Tính, Bí thư chi bộ khu vực Thạnh Thắng, nói : “Anh Hai Tỷ đang dẫn đầu khu vực này về làm kinh tế. Từ mô hình của anh, đến nay đã có hơn 20 hộ mạnh dạn làm theo. Những hộ mới nuôi gặp khó, anh đều nhiệt tình hướng dẫn bằng kinh nghiệm của mình. Anh Hai Tỷ hiện là Chi hội phó Chi hội người cao tuổi, còn là… tiền đạo cánh giỏi, đội trưởng đội bóng lão tướng khu vực.Gia đình anh là điển hình về phong trào thể dục thể thao, ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”. Còn ông Lương Hồng Quang, Phó Chủ tịch Hội nông dân quận Cái Răng, nhận xét: “Ông Hai Tỷ không những là nông dân tiêu biểu của phường mà còn là nông dân sản xuất giỏi cấp quận, thành phố nhiều năm liền. Hiện chúng tôi đang đề nghị Trung ương hội tặng bằng khen cho ông. Với ý tưởng muốn có thêm nhiều người làm giàu như mình, ông đã năng nổ vận động 8 hộ khác cùng viết đơn xin thành lập hợp tác xã nuôi thủy sản Thạnh Thắng. Có một người giỏi nghề và nhiệt tình như ông làm chủ nhiệm, tôi tin rằng hợp tác xã này sẽ ăn nên làm ra”. Ông Hai Tỷ tỏ bày: “Thời buổi này, muốn làm lớn phải làm tập thể. Có vào tập thể thì các doanh nghiệp sẽ thuận tiện hơn trong ký hợp đồng bao tiêu, bên cạnh xã viên còn hợp tác với nhau nhiều khâu nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng thêm lợi nhuận. Chính vì lẽ đó, khi được xã viên tín nhiệm bầu làm chủ nhiệm hợp tác xã, biết rằng trách nhiệm của mình nặng nề hơn, nhưng tôi vẫn gắng sức hoàn thành nhiêm vụ”. Tuổi ông Hai Tỷ năm nay đã gần ngưỡng “thất thập”, nhưng ông vẫn xông xáo như ngày nào. Thấy ông tất bật việc nhà, việc hợp tác xã, người thân khuyên ông xin từ chức chủ nhiệm hợp tác xã cho “khoẻ thân”. Nhưng ông trả lời chắc nịch: “Người ta tín nhiệm mình thì mình cũng không được phụ bạc.Tuy lo nhiều, nhưng giúp được bà con chòm xóm “ ghi bàn” là mình đã thấy vui ở trong lòng”. . Kinh nghiệm nuôi cá rô Đến chợ Cái Chanh, khu vực Thạnh Thắng, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, hỏi thăm nhà Hai Tỷ nuôi cá rô thì hầu như. thức ăn cho cá Vụ nuôi năm nay ông tiếp tục đầu tư vét ao sâu hơn và thả 800.000 con cá rô nuôi ghép 50.000 con cá tai tượng, 2 triệu con cá sặt rằn.

Ngày đăng: 15/12/2013, 00:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan