Tài liệu Mỹ thuật 4 - Tập nặn tạo dáng : TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI doc

6 718 2
Tài liệu Mỹ thuật 4 - Tập nặn tạo dáng : TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mỹ thuật 4 Tập nặn tạo dáng : TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI I/ Mục tiêu : HS nhận biết được các bộ phận và các động tác của con người khi hoạt động . -HS làm quen với hình khối điêu khắc ( tượng tròn) và nặn được dáng người đơn giản theo ý thích . -HS quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người . II/Chuẩn bị :SGK, SGV . Sưu tầm tranh ảnh về các dáng người hoặc tượng có hình ngộ nghĩnh như tò he, con rối , búp bê… -Bài tập nặn của hs các lớp trước . Chuẩn bị đất nặn. III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Quan sát nhận xét : -GV giới thiệu một số tượng người , tượng dân gian dể HS quan sát nhận xét : Dáng người (đang làm gì )? -Các bộ phận (đầu, mình, chân, tay). -Chất liệu để nặn , tạc tượng( đất ,gỗ , ) -Gợi ý HS tìm một ,hai ,ba dáng người đeer nặn như: Hai người đấu vật, ngồi câu cá ,ngồi học ,múa ,đá bóng … Hoạt động 2: Cách nặn dáng người . Có hai cách nặn: -Nặn từng bộ phận: đầu, mình, chân, tay. -Gắn đính các bộ phận thành hình người …Hoặc nặn từ một thỏi đất . -Tạo thêm các chi tiết : mắt ,tóc ,bàn tay,bàn chân,nếp quần áo hoạc các bộ phận liên quan đến nội dung như quả bóng ,con thuyền, cây ,nhà , con vật … GV gợi ý cho hs tạo dáng cho phù hợp với động tác của nhân vật, ngồi, chạy, đá bóng, kéo co, cho gà ăn … Tạo dáng cho phù hợp với nội dung động tác của nhân vật. Hoạt động 3: Thực hành . GV giúp hs lấy lượng đất cho phù hợp với vói từng bộ phận So sánh hình dáng tỷ lệ để cắt gọt, nắn và sửa hình. Gắn ghép các bộ phận Tạo dáng nhận vật các dáng như chạy nhảy dùng dây thét hoặc que đẻ làm cốt cho vững. Gợi ý HS sắp xếp hình nặn thành đề tài theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá . GV gợi ý HS đánh giá nhận xét các bài tập nặn HS cùng GV lựa chọn và xếp loại bài tập. Dặn dò :Quan sát kiểu chữ nét thanh , nét đậm và nét đều trên sách báo tạp chí… Mỹ thuật 5 VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ CHỌN I/ Mục tiêu : -HS nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn . -HS chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích . -HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh II/Chuẩn bị : -SGK, SGV . -Tranh của họa sĩ và của hs về những đề tài khác nhau. - Hình gợi ý cách vẽ. III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài Cho HS xem tranh về những đề tài khác nhau . Đặt câu hỏi để các em tìm hiểu : -Các bức tranh đó vẽ về đề tài gì ? Trong tranh có những hình ảnh nào ? - Cho HS chọn ra các bức tranh cùng đề tài để các em thấy được sự phong phú về cách chọn nội dung của mỗi đề tài . Ví dụ : Ở đề tài vui chơi trong ngày hè có thể vẽ các hoạt độngnhw nhảy dây, đá cầu , thả diều … Ở đề tài nhà trường có thể vẽ giờ trên lớp , vui chơi trong sân trường, vệ sinh trường lớp , chăm sóc vườn hoa sân trường … Ở đề tài cảnh đẹp quê hương có thể vẽ phong cảnh miềm núi miền biển , nông thôn, thành phố … GV gợi ý một số đề tài cụ thể để hs chọn hình ảnh chính , hình ảnh phụ phù hợp nội dung bức tranh . Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. Gợi ý HS cách vẽ tranh: Vẽ hình ảnh chính làm rõ trọng tâm bức tranh. -Vẽ hình ảnh phụ sao cho tranh sinh động ,phù hợp với chủ đề đã chọn. Vẽ màu theo cảm nhận riêng của HS Hoạt động 3: Thực hành . HS thực hành vẽ .GV quan sát lớp để góp ý , gợi mở cho những hs chưa chọn được nội dung đề tài . GV nhắc nhỡ HS vẽ hình to rõ ràng.Gợi ý cho từng em về những hình ảnh chính, phụ và những chi tiết phù hợp Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá . GV cùng HS nhận xét đánh giá về : Cách chọn nội dung đề tài vàvaf các hình ảnh. Cách thể hiện: Sắp xếp hình ảnh, vẽ hình vẽ màu. GV khen ngợi những hs vẽ tốt bài. Động viên các em chưa hoàn thành cố gắng hơn ở những bài học sau. . Mỹ thuật 4 Tập nặn tạo dáng : TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI I/ Mục tiêu : HS nhận biết được các bộ phận và các động tác của con người khi hoạt động . -HS làm. người đeer nặn nh : Hai người đấu vật, ngồi câu cá ,ngồi học ,múa ,đá bóng … Hoạt động 2: Cách nặn dáng người . Có hai cách nặn: -Nặn từng bộ phận: đầu, mình,

Ngày đăng: 14/12/2013, 16:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan