CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHÌ

11 9.5K 39
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHÌ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHÌ (Pb) TRONG NƯỚCI. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN TỐ CHÌ (Pb)Chì là một nguyên tố hóa học mềm, tương đối dễ kéo dài, có khối lượng riêng nặng hơn các kim loại khác (trừ vàng và thủy ngân), có ánh kim nhìn rõ khi mới cắt nhưng ánh kim nhanh chóng mờ dần khi để trong không khí ẩm.Chì tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất. Trong các hợp chất, chì tồn tại dưới dạng Pb2+ hoặc Pb4+.Hàm lượng Pb trong nước thiên nhiên rất nhỏ, nặng trong khoảng 0,001-0,02 mg/l. Trong nước thải đặc biệt là nước thải nhà máy sản xuất Pb, Zn hàm lượng Pb có thể lên tới 6-7 mg/l. Chì trong nước có thể tồn tại dưới dạng tan hoặc dưới dạng muối khó tan như muối sunfat, cacbonat, sunfua.1. Nguồn phát sinh.* Nguồn gốc tự nhiên: - Hàm lượng chì trong vỏ Trái Đất khoảng 10-20 mg/kg.- Trong nước ngầm và nước mặt nồng độ chì không vượt quá 10 µg/l.* Nguồn nhân tạo:- Khai thác quặng có chứa chì như: mỏ sunfit (PbS); chì cacbonat (PbCO3); chì sunfat (PbSO4);…- Tinh luyện chì.- Sản xuất pin, ắc quy có sử dụng điện cực chì.- Sử dụng xăng pha chì.- Quá trình luyện thép.- Sản xuất chất màu.- Thuốc trừ sâu có sử dụng Pb.Và một số hoạt động khác,…2. Vai trò của chìTrong đời sống chì được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.- Trong công nghiệp, chì được sử dung rất phổ biến, thống kê có tới 150 nghề, hơn 400 quá trình công nghệ khác nhau có sử dụng đến chì và các hợp chất của chúng, chì được sử dụng trong sản xuất acquy, dây cáp điện, luyện thép công nghiệp sản xuất ôtô, xe máy, máy bay….+ Trong công nghiệp hóa học và công nghệ kỹ thuật điện: chì được ứng dụng làm ắc quy chì, làm vỏ bọc dây cáp, làm que hàn, … Trong các kỹ thuật luyện kim màu, để bảo vệ thiết bị khỏi sự ăn mòn người ta thường mạ chì lên bề mặt bên trong các buồng và các tháp để sản xuất axit sunfuric, các ống dẫn, các bể tẩy rửa và các bể điện phân.+ Trong công nghiệp nhiên liệu: Chì được pha vào xăng để tăng hiệu suất cháy của xăng.- Trong y học: Các hợp chất của chì được dùng để chế các thứ thuốc làm săn da, giảm đau và chống viêm nhiễm.- Trong kỹ thuật quân sự: chì được sử dụng để đúc đầu đạn, chế tạo xe tăng, máy bay…Ngoài ra, chì còn được sử dụng trong nhiều sản phẩm như: sơn, chất nhuộm, thuốc vẽ, men gốm, diêm, pin,… chì được dùng làm các tấm ngăn để chống phóng xạ hạt nhân và thường được sử dụng trong nhựa PVC.3. Độc tínhChì kim loại và muối sunfua của chúng có thể coi là không độc hại đối với cơ thể con người vì chúng không được cơ thể hấp thụ. Nhưng hợp chất chủa chì tan trong nước lại rất độc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và động vật.Khi vào cơ thể, chì tích lũy trong các mô nhiều mỡ như não, gan, hoặc mô nhiều sừng như da, lông, tóc, móng. Chì có tác dụng gây hại lên các hệ thống men cơ bản, nhất là men hemosynthetase trong quá trình vận chuyển tổng hợp heme là chất tạo ra hemoglobin (tức huyết sắc tố tạo màu đỏ hồng cầu có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong hô hấp). Nếu chì hiện diện trong máu trên 0,3 ppm sẽ ngăn cản quá trình oxy hóa glucose tạo ra năng lượng duy trì sự sống nhưng nếu hàm lượng chì/máu trên 0,8 ppm sẽ gây thiếu máu do thiếu hụt hemoglobin theo cơ chế vừa kể. Thiếu máu có thể xem là dấu hiệu đầu tiên trong nhiễm độc chì. Khi cơ thể bị nhiễm độc chì có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới hệ thần kinh, đặc biệt ỏ trẻ em có thể dẫn tới rối loạn não và máu, gây ức chế một số enzim quan trọng trong quá trình tổng hợp máu dẫn tới sự suy giảm hồng cầu nghiêm trọng. chì phá hủy quá trình tổng hợp hemoglobin và các sắc tố khác cần thiết cho máu như cytochromes.II. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHÌ TRONG NƯỚC1. Phương pháp trắc quang Dithizon* Cơ sở lý thuyết:

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHÌ (Pb) TRONG NƯỚC I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN TỐ CHÌ (Pb) Chì là một nguyên tố hóa học mềm, tương đối dễ kéo dài, có khối lượng riêng nặng hơn các kim loại khác (trừ vàng và thủy ngân), có ánh kim nhìn rõ khi mới cắt nhưng ánh kim nhanh chóng mờ dần khi để trong không khí ẩm. Chì tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất. Trong các hợp chất, chì tồn tại dưới dạng Pb 2+ hoặc Pb 4+ . Hàm lượng Pb trong nước thiên nhiên rất nhỏ, nặng trong khoảng 0,001- 0,02 mg/l. Trong nước thải đặc biệt là nước thải nhà máy sản xuất Pb, Zn hàm lượng Pb có thể lên tới 6-7 mg/l. Chì trong nước có thể tồn tại dưới dạng tan hoặc dưới dạng muối khó tan như muối sunfat, cacbonat, sunfua. 1. Nguồn phát sinh. * Nguồn gốc tự nhiên: - Hàm lượng chì trong vỏ Trái Đất khoảng 10-20 mg/kg. - Trong nước ngầm và nước mặt nồng độ chì không vượt quá 10 µg/l. * Nguồn nhân tạo: - Khai thác quặng có chứa chì như: mỏ sunfit (PbS); chì cacbonat (PbCO 3 ); chì sunfat (PbSO 4 );… - Tinh luyện chì. - Sản xuất pin, ắc quy có sử dụng điện cực chì. - Sử dụng xăng pha chì. - Quá trình luyện thép. - Sản xuất chất màu. - Thuốc trừ sâu có sử dụng Pb. Và một số hoạt động khác,… 2. Vai trò của chì Trong đời sống chì được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. - Trong công nghiệp, chì được sử dung rất phổ biến, thống kê có tới 150 nghề, hơn 400 quá trình công nghệ khác nhau có sử dụng đến chìcác hợp chất của chúng, chì được sử dụng trong sản xuất acquy, dây cáp điện, luyện thép công nghiệp sản xuất ôtô, xe máy, máy bay…. 1 + Trong công nghiệp hóa học và công nghệ kỹ thuật điện: chì được ứng dụng làm ắc quy chì, làm vỏ bọc dây cáp, làm que hàn, … Trong các kỹ thuật luyện kim màu, để bảo vệ thiết bị khỏi sự ăn mòn người ta thường mạ chì lên bề mặt bên trong các buồng và các tháp để sản xuất axit sunfuric, các ống dẫn, các bể tẩy rửa và các bể điện phân. + Trong công nghiệp nhiên liệu: Chì được pha vào xăng để tăng hiệu suất cháy của xăng. - Trong y học: Các hợp chất của chì được dùng để chế các thứ thuốc làm săn da, giảm đau và chống viêm nhiễm. - Trong kỹ thuật quân sự: chì được sử dụng để đúc đầu đạn, chế tạo xe tăng, máy bay… Ngoài ra, chì còn được sử dụng trong nhiều sản phẩm như: sơn, chất nhuộm, thuốc vẽ, men gốm, diêm, pin,… chì được dùng làm các tấm ngăn để chống phóng xạ hạt nhân và thường được sử dụng trong nhựa PVC. 3. Độc tính Chì kim loại và muối sunfua của chúng có thể coi là không độc hại đối với cơ thể con người vì chúng không được cơ thể hấp thụ. Nhưng hợp chất chủa chì tan trong nước lại rất độc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và động vật. Khi vào cơ thể, chì tích lũy trong các mô nhiều mỡ như não, gan, hoặc mô nhiều sừng như da, lông, tóc, móng. Chì có tác dụng gây hại lên các hệ thống men cơ bản, nhất là men hemosynthetase trong quá trình vận chuyển tổng hợp heme là chất tạo ra hemoglobin (tức huyết sắc tố tạo màu đỏ hồng cầu có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong hô hấp). Nếu chì hiện diện trong máu trên 0,3 ppm sẽ ngăn cản quá trình oxy hóa glucose tạo ra năng lượng duy trì sự sống nhưng nếu hàm lượng chì/máu trên 0,8 ppm sẽ gây thiếu máu do thiếu hụt hemoglobin theo cơ chế vừa kể. Thiếu máu có thể xem là dấu hiệu đầu tiên trong nhiễm độc chì. Khi cơ thể bị nhiễm độc chì có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới hệ thần kinh, đặc biệt ỏ trẻ em có thể dẫn tới rối loạn não và máu, gây ức chế một số enzim quan trọng trong quá trình tổng hợp máu dẫn tới sự suy giảm hồng cầu 2 nghiêm trọng. chì phá hủy quá trình tổng hợp hemoglobin và các sắc tố khác cần thiết cho máu như cytochromes. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHÌ TRONG NƯỚC 1. Phương pháp trắc quang Dithizon  Cơ sở lý thuyết: Dithizon-đithiphenylthiocacbazon là thuốc thử hữu cơ có khả năng tạo phức càng cua với Pb 2+ . Phức Pb-đithizonat có màu đỏ tan trong toluen, phức này được so màu tại bước sóng λ = 520nm. Pb-đithizonat được chiết chọn lọc và định lượng từ dung dịch có pH=8,9, có chứa lượng dư xianua là chất dùng để che nhiều kim loại khác cùng bị chiết với chì. Trong môi trường trên cùng bị chiết với Pb gồm có Ta, Bi, Sn trong đó Ta không gây cản trở nhưng Bi và Sn có gây cản trở, do vậy chúng cần được tách trước từ môi trường axit. Thêm hydrazin vào dung dịch mẫu nước, đun nóng để khử Sn (IV) xuống Sn (II) và khử các chất khác. Sau khi để nguội, thêm dung dịch kilinatritactrat vào, đưa dung dịch đến pH = 2,5 – 3 bằng axit tactric rồi tiến hành chiết mẫu nhiều lần, mỗi lần bằng 5 ml ddithizon trong toluen đến khi màu xanh của đithizon không đổi và tách lấy tướng nước. Tiến hành chiết như vậy còn tách được cả Hg, Ag và Cu. Nếu trong mẫu nước có chứa lượng đáng kể chất hữu cơ thì cần phải vô cơ hóa mẫu bằng hỗn hợp axit mạnh như H 2 SO 4 , HClO 4 . Các chất oxi hóa cần được khử trước bằng hydrazin.  Dụng cụ, hóa chất: • Dụng cụ: - Máy đo trắc quang - Cốc thủy tinh - Bếp cách thủy - Phễu chiết - Pipet - Bình định mức 100 ml • Hóa chất: - Giấy quỳ - Dung dịch hidroxilamin 10% - Dung dịch axit HCl hoặc axit axetic loãng - Dung dịch đithizon 3 - Dung dịch NH 3 - Dung dịch KCN 10% - Dung dịch Pb chuẩn 0,002 mg/ml  Cách tiến hành: + Cho mẫu phân tích có chứa từ 0,01 – 0,1 mg Pb vào cốc 100 ml. Sử dụng bếp cách thủy để làm bay hơi dung dịch đến còn 30 ml, chỉnh pH tới 7 theo giấy chỉ thị tổng hợp. Thêm vào 10 ml hidroxilamin 10% và đun nóng hỗn hợp ở nhiệt độ 90-95 o C khoảng 12 phút. Để nguội dung dịch, dùng axit HCl loãng hoặc axit axetic loãng chỉnh pH dung dịch tới 3. Chuyển toàn bộ dung dịch trên vào phễu chiết, từ buret thêm cẩn thận 10 ml dung dịch đithizon và tiến hành chiết cho tới khi màu xanh của đithizon không đổi. Tách lấy tướng nước rồi chỉnh pH đến 8-9 bằng NH 3 , thêm vào 5-10 ml dung dịch KCN 10% sau đó chuyển toàn bộ dung dịch vào phễu chiết, thêm chính xác 10 ml dung dịch đithizon và tiến hành chiết cho tới khi màu xanh của đithizon không đổi. Các phần đithizon chiết lại được chuyển vào một phễu chiết sạch rồi tiến hành rửa bằng dung dịch NH 3 loãng, khi đó phức Pb-đithizonat có màu đỏ. Phức này được đem so màu tại bước sóng 520nm. + Lập đường chuẩn: Thêm vào một loạt bình định mức 100ml lần lượt 0; 2,5; 5; 10; 30; 40; 50 ml dung dịch chuẩn có nồng độ Pb bằng 0,002 mg/ml và định mức bằng nước cất đến thể tích 100 ml. Như vậy ta được dung dịch có hàm lượng tương ứng 0; 0,05; 0,1; 0,2; 0,6; 0,8; 1 mg/l rồi tiến hành tương tự như đối với mẫu. Tính toán kết quả: Dựa vào đường chuẩn xây dựng mối tương quan y = ax + b, trong đó: y: hàm lượng Pb trong mẫu x: mật độ quang đo được Từ giá trị mật độ quang đọc được trên máy, dựa vào đường chuẩn để tìm nồng độ chì của mẫu phân tích sau khi đã trừ giá trị mật độ quang của mẫu trắng. Tính nồng độ chì trong mẫu phân tích theo công thức sau: C Pb = V 50 x Cd (mg/l) 4 Trong đó: C Pb : là nồng độ chì của mẫu phân tích (mg/l) Cd : là giá trị tìm được trên đường chuẩn (mg/l) V : là thể tích mẫu lấy phân tích (ml) 50 : là thể tích pha loãng mẫu (ml) 2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)  Cơ sở lý thuyết: Cơ sở lý thuyết của phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (ASS) là sự hấp thụ năng lượng (bức xạ đơn sắc) của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi (khí) khi chiếu chùm tia bức xạ qua đám hơi nguyên tử trong môi trường hấp thụ. Trong điều kiện bình thường nguyên tử không thu hay phát phát ra năng lượng dưới dạng tia bức xạ, lúc này nguyên tử ở trạng thái cơ bản. Đó là trạng thái bền vững, có mức năng lượng thấp nhất của nguyên tử. Khi nguyên tử ở trạng thái hơi, nếu chiếu một chùm tia có những bước sóng xác định vào đám hơi của nguyên tố đó thì các nguyên tử tự do sẽ hấp thụ các bức xạ có bước sóng nhất định, ứng với những tia bức xạ mà nó có thể phát ra được trong quá trình phát xạ. Lúc đó nguyên tử đã nhận năng lượng dưới dạng các tia bức xạ và nó chuyển lên trạng thái kích thích, có năng lượng cao hơn trạng thái cơ bản. Phổ sinh ra trong quá trình này là phổ hấp phụ nguyên tử. Trong một khoảng nồng độ nhỏ thì mối quan hệ giữa cường độ vạch phổ hấp thụ và nồng độ của nguyên tố tuân theo định luật Bugơ-Lămbe-Bia. Dựa vào mật độ quang, người ta xác định được nồng độ của nguyên tố cần xác định trong thể tích mẫu.  Hóa chất, dụng cụ: • Dụng cụ: - Máy đo quang phổ hấp phụ nguyên tử. - Máy vi tính. - Bình định mức. - Bình kendan. - Pipet. - Cốc thủy tinh. - Ống đong. 5 - … • Hóa chất: - Nước cất 2 lần. - Axit HCl; HNO 3 - Dung dịch chuẩn Pb 2+ . - Dung dịch nền CH 3 COONH 4. - Dd H 2 O 2 - …  Cách tiến hành: Với phương pháp F-AAS sử dụng ngon lửa là hỗn hợp khí( không khí với axetilen) với tỉ lệ 5.2/1/25, đo ở bước sóng r = 217nm, có thể dung thuốc thử APDC( amoni pyrolydin dithiocacbamat) trong MIBK ( metyl isobutyl ketone), mẫu được axit hóa bằng axit HCl đến pH = 4-5 Với phương pháp AAS không dùng ngọn lửa thì nguyên tắc của phương pháp là: đầu tiên đưa mẫu vào lò, tại đây mẫu được sấy khô, tiếp đến là tro hóa và cuối cùng các hợp chất muối chì được phân ly dưới dạng chì nguyên tử trong môi trường khí trơ Argon với điều kiện nguyên tử hóa là: sấy khô ở nhiệt độ 120 o C – 200 o C trong thời gian 30 giây, tro hóa ở nhiệt độ 450 o C trong vòng 20 giây, nguyên tử hóa ở nhiệt độ 1900 o C trong 3 giây. Vùng tuyến tính là 2- 50 mg/l. 3. Phương pháp phân tích thể tích  Cơ sở lý thuyết: Dựa trên sự đo thể tích dung dịch thuốc thử đã biết nồng độ chính xác (dung dịch chuẩn) được thêm vào dung dịch chất định phân để tác dụng đủ toàn bộ lượng chất định phân đó. Thời điểm thêm lượng thuốc thử tác dụng với toàn bộ chất định phân gọi là điểm tương đương. Để nhận biết điểm tương đương, người ta dùng các chất gây ra hiện tượng có thể quan sát bằng mắt gọi là các chất chỉ thị. a. Phương pháp thể tích cromat:  Dụng cụ, hóa chất: * Dụng cụ: - Cốc thủy tinh. - Pipet. - Bình tam giác. - Buret. 6 * Hóa chất: - Dung dịch CH 3 COOH - Dung dịch amoni axetat (CH 3 COONH 4 ) - dd HCl - dd NaCl - dd KI - dd chuẩn Na 2 S 2 O 3 - dd K 2 Cr 2 O 7  Cách tiến hành: Kết tủa cromat chì trong dung dịch axetat amoni đã được axit hoá bằng CH 3 COOH rồi hoà tan nó bằng hỗn hợp clorua (NaCl + HCl) sau đó thêm một lượng KI (không cho quá dư KI vì sẽ tạo nên kết tủa PbI 2 có màu vàng ánh, làm cho việc phân biệt sự đổi màu của dung dịch trở nên rất khó khăn) vào dung dịch và chuẩn độ lượng I 2 thoát ra bằng Na 2 S 2 O 3 . 2Pb(CH 3 COO) 2 + K 2 Cr 2 O 7 + H 2 O = 2PbCrO 4 + 2CH 3 COOK + 2CH 3 COOH 2PbCrO 4 + 4HCl = 2PbCl 2 + H 2 Cr 2 O 7 + H 2 O H 2 Cr 2 O 7 + 6KI + 12HCl = 2CrCl 3 + 6KCl + 7H 2 O + 3I 2 2Na 2 S 2 O 3 + I2 = Na 2 S 4 O 6 + 2NaI b. Phương pháp chuẩn độ complexon:  Dụng cụ, hóa chất: - Cốc thủy tinh. - Pipet. - Bình tam giác. - Buret. - dd EDTA - chỉ thị ET-oo - dd tactrat hoặc dd trietanolamin - dd Zn 2+  Cách tiến hành: Cách 1: Chuẩn độ trực tiếp Pb 2+ bằng EDTA ở pH trung tính hoặc kiềm (pH khoảng 8 - 12), với chỉ thị ET-oo. Pb 2+ + H 2 Y 2 - = PbY 2- + 2H + Tuy nhiên, chì rất dễ thuỷ phân nên trước khi tăng pH phải cho Pb 2+ tạo phức kém bền với tactrat hoặc trietanolamin. Cách 2: Chuẩn độ ngược Pb 2+ bằng Zn 2+ : Cho Pb 2+ tác dụng với một lượng dư chính xác EDTA đã biết nồng độ ở pH = 10. Sau đó chuẩn độ EDTA dư bằng Zn 2+ với chỉ thị là ET-oo. Pb 2+ + H 2 Y 2 - = PbY 2- + 2H + H 2 Y 2- (dư) + Zn 2+ = ZnY 2 - + 2H + 7 ZnInd (đỏ nho) + H 2 Y 2- = ZnY 2- + HInd (xanh) Cách 3: Chuẩn độ thay thế dùng ZnY 2- , chỉ thị ET-oo. Do phức PbY 2- bền hơn ZnY 2- ở pH = 10 nên Pb 2+ sẽ đẩy Zn 2+ ra khỏi phức ZnY 2 . Sau đó, chuẩn Zn 2+ sẽ xác định được Pb 2+ : Pb 2- + ZnY 2- = Zn 2+ + PbY 2- ZnInd (đỏ nho) + H 2 Y 2- = ZnY 2- + HInd (xanh) 4. Phương pháp cực phổ Ion Pb 2+ có hoạt tính cực phổ bị khử trên catot thủy ngân thành kim loại. Trong môi trường nền NaOH thì phức Pb(OH) 2 bị khử thuận nghịch và cho sóng cực phổ với thế bán sóng – 0.7V so với cực calomen bão hòa. Nếu trong nước có hàm lượng Cu 2+ lớn thì trong môi trường kiềm dư nó bị tan một phần dưới dạng CuO 2 2- và sóng của đồng cũng ảnh hưởng đến sự xác định Pb. Trong trường hợp này, sau khi cho thêm NaOH vào dung dịch để lắng kết tủa rồi dung pipet lấy 10 ml dung dịch phân tích trên, thêm vào 0,5ml KCN để che Cu. Lượng CN - không được cho dư nhiều vì sẽ làm giảm bước sóng của Pb. Tùy thuộc vào hàm lượng Pb ta tiến hành như sau: Nếu cần pha loãng mẫu nước để trong 25ml đó chứa khoảng 0,1 – 3 mg Pb thì lấy 25 ml mẫu nước cho vào bình định mức 50 ml. Nếu hàm lượng Pb trong mẫu chỉ nằm trong khoảng 0,5 - 5 mg Pb/l thì cần lấy 250 ml mẫu thêm vào đó 1 ml HNO 3 đặc. Làm bay hơi trong bếp cách thủy đến cạn khô, sau đó hòa tan bã khô trong nước cất và chuyển toàn bộ dung dịch thu được vào binh định mức 50ml. Tiếp theo, thêm vào 5ml dung dịch NaOH, 1ml gielatin, định mức bằng nước cất đến vạch và lắc đều dung dịch. Nếu có kết tủa hydroxit thì cần để lắng và tiến hành lấy phần dung dịch trong, tiến hành ghi cự phổ ở độ nhạy thích hợp từ -0,4 – 1,0 V so với anot đáy thủy ngân. Đo chiều cao sóng và dựa vào đường chuẩn để xác định hàm lượng Pb. Nếu hàm lượng mẫu có chứa 0,05 - 1 mg Pb/l thì lấy 250ml mẫu nước cho vào cốc chịu nhiệt, thêm vào 1ml HNO 3 đặc và làm bay hơi trong bếp cách thủy đến cạn khô. Bã khô để nguội rồi cho thêm 0,5ml HNO 3 đặc và cô cạn một lần nữa. Cho vào bã khô để nguội 5ml dung dịch NaOH 10M, 1ml gielatin, 44ml 8 nước cất rồi trộn đều. Sau khi bã khô hòa tan hết tiến hành đo cực phổ ở độ nhạy từ -0,4 - 1,0 V so với đáy anot thủy ngân dựa vào đường chuẩn để xác định hàm lượng Pb. Nếu mẫu chứa lượng lớn chất hữu cơ thì cần phá hủy chúng như trong phương pháp Đithizon. Để loại bỏ oxi không dùng Na 2 SO 3 vì ion Pb 2+ sẽ kết tủa dưới dạng PbSO 4 , đặc biệt trong trường hợp nồng độ Pb lớn. Cần dùng các khí trơ như N 2 hoặc H 2 tinh khiết cho chạy qua dung dịch trước khi ghi cực phổ để loại bỏ oxy. Dùng gielatin để loại trừ đại cực phổ của Pb. 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài giảng Phân tích môi trường – Th.s.Bùi Văn Năng - năm 2010. 2. http://luanvan.co/luan-van/xac-dinh-dong-thoi-ham-luong-zn-cd-pb-cu- bang-phuong-phap-von-ampe-hoa-tan-anot-xung-vi-phan-332/ 3. http://luanvanbaocao.net/tai-lieu/114351-co-so-ly-thuyet-cua-cac-phuong- phap-xac-dinh.html 4. http://www.zbook.vn/ebook/nghien-cuu-ung-dung-phep-do-pho-f-aas-phan- tich-luong-vet-cu-pb-trong-toi-tuoi-va-cac-che-pham-tu-toi-24983/ 5. http://www.kilobooks.com/threads/215092-Ph%C3%A2n-t%C3%ADch-x %C3%A1c-%C4%91%E1%BB%8Bnh-ch%C3%AC-v%C3%A0-cadimi- trong-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-b%E1%BB%81-m%E1%BA%B7t 6. http://gmlab.vn/semvn/threads/c%C3%A1c-ph%C6%B0%C6%A1ng-ph %C3%A1p-chu%E1%BA%A9n-%C4%91%E1%BB%99.21114/page-9 7. http://text.123doc.vn/document/79071-xac-dinh-dong-thoi-ham-luong-kem- cadimi-chi-dong-trong-nuoc-song-va-rau-bang-phuong-phap-von-ampe-hoa- tan-anot-xung-vi-phan.htm 8. http://doan.edu.vn/do-an/tim-hieu-ve-chi-pb-5386/ … 10 . trọng. chì phá hủy quá trình tổng hợp hemoglobin và các sắc tố khác cần thiết cho máu như cytochromes. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHÌ TRONG NƯỚC 1. Phương. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHÌ (Pb) TRONG NƯỚC I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN TỐ CHÌ (Pb) Chì là một nguyên tố hóa học mềm,

Ngày đăng: 14/12/2013, 08:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan