Bước đầu tìm hiểu các tờ báo của xứ ủy trung kỳ trong những năm 1930 1939 luận văn tốt nghiệp đại học

61 511 0
Bước đầu tìm hiểu các tờ báo của xứ ủy trung kỳ trong những năm 1930 1939 luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Trờng Đại học Vinh Khoa giáo dục chính trị ******************** Dơng hồng quân BƯớc đầu tìm hiểu các tờ báo của xứ ủy trung kỳ trong những năm 1930 - 1939 khóa luận tốt nghiệp đại học ngành: chính trị - luật Vinh, tháng 5 năm 2011 2 Trờng Đại học Vinh Khoa giáo dục chính trị ******************** BƯớc đầu tìm hiểu các tờ báo của xứ ủy trung kỳ trong những năm 1930 - 1939 khóa luận tốt nghiệp đại học ngành: chính trị - luật Giảng viên hớng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Trung Sinh viên thực hiện : Dơng Hồng Quân Lớp : 48B3 Chính trị - Luật MSSV : 0755021493 Vinh, tháng 5 năm 2011 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Bước đầu tìm hiểu các tờ báo của Xứ ủy Trung Kỳ trong những năn 1930-1939”. ngoài sự cố gắng nổ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ chu đáo, nhiệt tình của các thầy cô giáo, hội đồng khoa học khoa Giáo dục chính trị, các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lịch Sử Đảng. đặc biệt là thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Trung đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và động viên em trong quá trình cứu và thực hiện khóa luận. Ngoài ra em còn nhận được sự giúp đở của các cơ quan ban ngành của trường Đại Học Vinh, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, hơn hết em đã nhận được sự động viên giúp đỡ của gia đình bạn bè và người thân. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn những điều các thầy các cô, quý cơ quan, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian em thực hiện khóa luận này Trong một thời gan ngắn, do trình độ của bản thân còn hạn chế, nên chắc chắn khóa luận sẻ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý chân thành của thầy cô và quý vị. Em xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 5 năm 2011 Sinh viên thực hiện Dương Hồng Quân 3 MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU .1 1. Lý do chọn đề tài .1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .2 3. Phương pháp nghiên cứu. .3 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 6. Đóng góp của đề tài. .5 7. Kết cấu của đề tài. 5 B. NỘI DUNG 6 Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ CÁCH MẠNG 6 1.1 Lý luận chung về báo chí cách mạng .6 1.2 Quan điểm của Mác – Ăngghen 7 1.3 Quan điểm của Lênin. .10 1.4 Quan điểm của Hồ Chí Minh về báo chí. 12 Chương 2.BÁO CHÍ XỬ ỦY TRUNG KÌ GIAI ĐOẠN 1930 – 1935 17 2.1 Hoàn cảnh lịch sử và đường lối báo chí của Đảng 17 2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử 17 2.1.2 Đường lối của Đảng về công tác báo chí trong giai đoạn 1930-1935 .20 2.2 Báo chí của Xứ uỷ Trung Kỳ giai đoạn 1930 – 1935 23 2.2.1 Một số tờ báo của Xứ ủy .23 2.2.2 Nội dung chủ yếu của báo chí của Xứ ủy Trung Kỳ trong những năm 1930-1935 .25 Ch¬ng 3. B¸o chÝ xø ñy trung kú giai ®o¹n 1936-1939 34 3.1 Hoàn cảnh lịch sử và đường lối báo chí của Đảng 34 3.1.1 Hoàn cảnh lịch sử 34 4 3.1.2 Đường lối của Đảng về công tác báo chí trong giai đoạn 1936 – 1939 . .36 3.2 Báo chí của xứ ủy Trung Kỳ giai đoạn 1936-1939 .40 3.2.1 Một số tờ báo của Xứ ủy Trung Kỳ 40 3.2.2 Nội dung chủ yếu của báo chí của Xứ ủy Trung Kỳ giai đoạn 1936-1939 . 42 C. KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO .54 5 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Báo chí là sản phẩm thuộc kiến trúc thượng tầng, nó ra đời và phát triển do nhu cầu thông tin của xã hội. Vì thế, một mặt báo chí được sử dụng như một phương tiện tuyên truyền, giáo dục, cổ động nhân dân, mặt khác nó trở thành diễn đàn của mọi người về các lĩnh vực của đời sống. Không có một đảng phái, tổ chức, lực lượng kinh tế xã hội nào không sử dụng báo chí với tư cách như một phương tiện thông tin để phục vụ các mục tiêu của mình. Trong sự nghiệp cách mạng, báo chí luôn được coi là một bộ phận quan trọng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân. Tiếng nói của báo chí góp phần thống nhất được các chủ trương, phương pháp hành động khác nhau nhằm đạt được mục đích, khắc phục những thiếu sót trong hoạt động tư tưởng và thực tiễn của những người cộng sản, làm thức tỉnh quần chúng. Lê-nin cho rằng, tờ báo không chỉ có vai trò phổ biến tư tưởng, giáo dục chính trị, mà còn là nơi thu hút các đồng minh; tờ báo không những là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể. Đọc, phát hành rộng rãi các tờ báo cách mạng tức là đã ủng hộ cách mạng, tiếp thu tư tưởng của Đảng. Báo chí cách mạng càng phát hành rộng rãi càng chứng tỏ khả năng của một người tổ chức tập thể. Trong điều kiện chưa có chính quyền, sự thống nhất trong Đảng và trong các tổ chức cách mạng về chính trị, tư tưởng và tổ chức giữ vai trò vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định đối với công tác xây dựng Đảng và hoạt động lãnh đạo phong trào cách mạng của Đảng. Vì vậy, báo chí là người lãnh đạo tư tưởng của Đảng, phát triển các chân lý về lý luận, các nguyên lý về sách lược, các tư tưởng tổ chức chung, những nhiệm vụ chung của toàn Đảng trong một thời kỳ này hay một thời kỳ khác. Khi có chính quyền, vai trò của báo chí không hề 1 giảm đi mà tiếp tục tăng lên theo tiến trình phát triển của cách mạng. Báo chí vẫn tiếp tục thực hiện các chức năng tuyên truyền, cổ động và tổ chức, là vũ khí tư tưởng mạnh mẽ nhất của Đảng. Báo chí là người tuyên truyền tất cả những cái mới, tiên tiến nảy sinh từ sự sáng tạo của quần chúng. Trong những năm 19301939 Xứ ủy Trung Kỳ đã lãnh đạo quần chúng làm nên những phong trào cách mạng sâu rộng, góp tiếng nói vào phong trào đấu tranh chung của cách mạng cả nước trong quá trình đấu tranh đó báo chí của các cấp bộ đảng của Xứ ủy Trung Kỳ đã làm trọn trọng trách “cổ vũ tập thể và tuyên truyền tập thể”. Tìm hiểu báo chí cách mạng của của Xứ ủy Trung Kỳ trong giai những năm 1930 - 1939 có giá trị thực tiễn, lý luận và khoa học vô cùng to lớn. Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề đó. Tôi quyết định chọn vấn đề. ”Bước đầu tìm hiểu các tờ báo của Xứ ủy Trung Kỳ trong những năm 1930 – 1939” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình. Với hy vọng cung cấp thêm những tư liệu nghiên cứu cho sinh viên chuyên ngành lịch sử Đảng và những người nghiên cứu lĩnh vực báo chí cách mạng trước năm 1945. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay chưa có công trình nào chuyên sâu nghiên cứu về sự ra đời và vai trò các tờ báo cách mạng của Xứ ủy Trung Kỳ giai đoạn 1930-1939. Có chăng các tờ báo ấy chỉ được giới thiệu chung đồng thời với sự ra đời và phát triển của lịch sử báo chí nước ta hoặc truyền thống vẻ vang của các Đảng bộ địa phương, như: * Nhóm tài liệu giới thiệu chung về vai trò của báo chí cách mạng Việt Nam, tiêu biểu là các công trình: 1. Hà Minh Đức (2000) , Cơ sở lý luận báo chí đặc tính chung và phong cách , NXB Đại học Quốc gia. 2. Hội nhà báo Việt Nam (2005), 80 năm báo chí Cách mạng Việt Nam , NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 2 * Nhóm tài liệu các sách lịch sử đảng bộ của các tỉnh thuộc Trung Kỳ cũ, có giới thiệu về các tờ báo cách mạng của các địa phương nhưng không đi sâu vào nội dung của các tờ báo đó, như: 1. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, tập 1. 2. Lịch sử Đảng bộ t ỉnh Nghệ An, tập 1. 3. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tỉnh, tập 1. * Các công trình khoa họccác cuốn sách viết về lịch sử báo chí của nước ta: 1. Nguyễn Việt Chước, Nam Sơn ( 1974 ), Lược sử báo chí Việt Nam, NXB Sài Gòn. 2. Hồng Chương ( 1985 ), Báo chí Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội. 3. Đỗ Quang Hưng (Chủ biên), Nguyễn Thành, Hà Minh Đức ( 2001 ), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 - 1945, HN, 2001. 4. Nguyễn Thành ( 1984), Báo chí cách mạng Việt Nam 1925 – 1945, NXBKHXH, Hà Nội. Những công trình nghiên cứu này dù có đề cập tới vấn đề mà em lựa chọn song các tài liệu và các công trình nghiên cứu trên, chưa đi sâu và trình bày một cách cụ thể về các tờ báo của Xứ ủy Trung Kỳ trong những năm 1930- 1939. Do đó nghiên cứu đề tài này là một vấn đề khó và có tính mới mẻ, đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, công sức và trí tuệ. Tuy nhiên những kết quả nghiên cứu, những tư liệu trên sẻ được tôi kế thừa để thực hiện đề tài này. 3. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài vận dụng khoa học phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết hợp với phương pháp liên ngành: Phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp lô gíc, Phương pháp điền dã, thống kê, phân tích tổng hợp so sánh, điều tra khảo sát thực tiễn. 3 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của các cấp bộ Đảng của Xứ ủy Trung Kỳ, đối với các tờ báo của xứ mình trong thời kỳ 19301939. - Làm rõ hoạt động của báo chí của các cấp bộ Đảng của Xứ ủy Trung Kỳ, qua các giai đoạn gắn liền với từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể. - Rút ra một số kinh nghiệm. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp đầy đủ những nguồn tài liệu có liên quan đến sự lãnh đạo của Trung ương Đảng đối với báo chí của các cấp bộ. - Hệ thống các tư liệu và trình bày sự phát triển báo chí của. Xứ ủy Trung Kỳ các giai đoạn 1930-1935 và 1936-1939 - Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động cũng như tác dụng của báo chí đối với phong trào cách mạng của địa phương. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Những chủ trương và quan điểm của Đảng đối với hoạt động của báo chí trong thời kỳ 1930-1935 và 1936-1939 - Những nội dung báo chí, của các cấp bộ Đảng Trung Kỳ qua các giai đoạn: 1930 - 1935; 1936 - 1939. 5.2. Phạm vi nghiên cứu. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tìm hiểu các tờ báo của Xứ ủy trung Kỳ trong thời gian từ 19301939. Về không gian: Đề tài bước đầu tìm hiểu các tờ báo trên địa bàn các tỉnh của Xứ ủy Trung Kỳ. Phạm vi vấn đề: Điều kiện, hoàn cảnh lịch sử trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động báo chí. Ảnh hưởng báo chí của các cấp bộ Đảng Trung Kỳ trong quá trình vận động cách mạng. 4 Phương thức tổ chức hoạt động và đối tượng phục vụ của báo chí. 6. Đóng góp của đề tài. Nghiên cứu đề tài “ Bước đầu tìm hiểu các tờ báo của Xứ ủy Trung Kỳ trong những năm 1930 - 1939” góp phần làm rỏ đường lối báo chí của Đảng và vai trò to lớn của báo chí Xứ ủy Trung kỳ trong quá trình vận động giải phóng dân tộc, trong những năm 1930-1939. Vì vậy đề tài có thể được sử dụng làm tư liệu học tập cho sinh viên khoa Giáo dục Chính trị, đóng góp một phần quan trọng làm phong phú thêm nguồn tư liệu về báo chí trong giai đoạn cách mạng 1930-1939 cho những ai muốn tìm hiểu và quan tâm về vấn đề báo chí trước cách mạng tháng 8 năm 1945 7. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về báo chí cách mạng. Chương 2. Báo chí Xứ ủy Trung Kỳ giai đoạn 1930-1935. Chương 3. Báo chí Xứ ủy Trung Kỳ giai đoạn 1936-1939. 5

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan