Vấn đề đọc hiểu văn bản của môn ngữ văn ở trường trung học qua các tài liệu nghiên cứu

134 2.2K 14
Vấn đề đọc hiểu văn bản của môn ngữ văn ở trường trung học qua các tài liệu nghiên cứu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ DIỆP VẤN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CỦA MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG TRUNG HỌC QUA CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ DIỆP VẤN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CỦA MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG TRUNG HỌC QUA CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn và Tiếng Việt Mã số: 60.14.15 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN HUY DŨNG NGHỆ AN - 2012 MỤC LỤC Trang A. Mục tiêu bài học .100 Giúp HS: .100 B. Phương tiện thực hiện 100 - SGK, SGV, Thiết kế bài học, Giáo án 100 - HS: Bài soạn C. Phương pháp dạy học .100 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC .100 * ỔN ĐỊNH LỚP: .100 A. Mục tiêu bài học: .109 B. Phương tiện thực hiện 109 * ỔN ĐỊNH LỚP: 109 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Môn Ngữ văn là một trong những môn học quan trọng nhất trường phổ thông. Trong đó hoạt động đọc hiểu là hoạt động cơ bản nhất của môn học này. Nó có tính chất quyết định đối với chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy đọc hiểu chưa đạt kết quả như mong muốn. Đây là điều cần được cắt nghĩa, lý giải và tìm cách khắc phục. 1.2. Thuật ngữ đọc hiểu ra đời thay thế các thuật ngữ như giảng văn, phân tích tác phẩm văn học, dạy học tác phẩm văn chương nhằm để chỉ hoạt động tìm hiểu văn bản của môn Ngữ văn. Nhưng thuật ngữ này đang có nhiều cách hiểu chưa thật thống nhất. Điều này đã ảnh hưởng không tốt hoạt động quan trọng này của môn học. 1.3. Đã có một số công trình đề cập đến hoạt động đọc hiểu văn bản. Các tác giả đã cố gắng đưa ra những mô hình hoạt động của đọc hiểu để 3 nhằm áp dụng vào dạy học văn. Tuy vậy, việc xác định một mô hình hoạt động của đọc hiểu văn bản đúng đắn, phù hợp còn là một vấn đề gây băn khoăn, tranh cãi trong giới nghiên cứu. Do vậy cần có một phương án để giải quyết vấn đề này. Với những lí do như vậy, chúng tôi chọn vấn đề Vấn đề đọc hiểu văn bản của môn Ngữ văn trường trung học qua các tài liệu nghiên cứu để làm đề tài luận văn cao học. 2. Lịch sử vấn đề Cho đến nay chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu trực diện sự nghiên cứu về hoạt động đọc hiểu văn bản của môn Ngữ văn trong các tài liệu bằng tiếng Việt. Gần đây nhất có cuốn Kỹ năng đọc hiểu văn của GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng (Nxb Đại học Sư phạm, 2011) trước khi đi vào những nội dung then chốt của đọc hiểu, chuyên luận đã trình bày về lịch sử vấn đề nghiên cứu đọc hiểu. Đầu tiên tác giả khẳng định vai trò của tự học thông qua con đường đọc sách, đặc biệt là đọc văn. Tiếp đến ông đã điểm lại những công trình về đọc hiểu trên thế giới. Đáng chú ý Cộng hoà Liên bang Đức vào những năm 80 của thế kỉ XX, hàng loạt sách về đọc hiểu xuất hiện như Những đặc điểm đọc, Những tấm gương soi tập trung giải quyết mối quan hệ giữa văn học với dạy học Ngữ văn. Bên cạnh đó vào khoảng năm 2002 - 2003, một công trình về đọc hiểu khá đồ sộ của một tập thể tác giả uy tín về vấn đề này được công bố. Nhiều khía cạnh của vấn đề đọc hiểu được đề cập như là “lịch sử của việc đọc”, “tâm lý học của việc đọc”, “nghiên cứu việc đọc ứng dụng” và “xã hội đọc, giảng dạy văn học và yêu cầu đọc trong nhà trường”. Tác giả cũng đã điểm qua những công trình nghiên cứu về đọc hiểu Liên Xô cũ như: Đọc và kể chuyện văn học vườn trẻ (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1976) do M.K.Bogoliu Pxkaia, V.V.Septsenko viết, Phương pháp đọc sách (1976) của A.Primacốpxki. Cuốn Phương pháp đọc sách nói lên suy nghĩ 4 của tác giả về hiểu vẻ đẹp và giá trị thẩm mĩ trong quá trình đọc tác phẩm văn chương và nhấn mạnh khái niệm hiểu và nội dung cần hiểu trong quá trình đó. Các nước Âu Mĩ, theo tác giả Nguyễn Thanh Hùng thì vấn đề đọc hiểu được nghiên cứu khá toàn diện và sâu rộng về mặt lí thuyết và ứng dụng. Nổi bật như các tạp chí Mĩ xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về dạy đọc hiểu trong nhà trường phổ thông. Ông nhận xét: “Phần lớn những công trình này đều tập trung đề xuất các giải pháp cải thiện năng lực đọc của HS và tìm kiếm các biện pháp hình thành thái độ sáng tạo và hoạt động chiếm lĩnh TPVC một cách tích cực và năng động. Trong đó họ nhấn mạnh vai trò chủ đạo của GV tìm cách tạo điều kiện cho HS đối thoại, tranh luận sôi nổi với đối tượng nghệ thuật được trình bày trong tác phẩm .” [30, 10]. Nguyễn Thanh Hùng đặc biệt nhấn mạnh cuốn Đọc sách như một nghệ thuật của Mortimer Adler. Theo ông đóng góp quý giá nhất của cuốn sách này là đã “hết sức chú ý trình bày các thao tác, kĩ năng và kinh nghiệm đọc hiểu nói chung” [30, 12]. Tuy nhiên công trình này còn có một số mặt chưa triệt để về mặt khoa học như: “xem quy tắc là cách đọc, xem nghệ thuật đọc tương đồng với các kĩ năng nói chung” [30, 12]. Tiếp sau phần trình bày lịch sử nghiên cứu vấn đề đọc hiểu của các nước trên thế giới, tác giả dành một số trang viết về vấn đề này trong nước. Đầu tiên là cuốn Dạy học tập đọc tiểu học (Nxb Giáo dục, 11/2011) của GS. TS. Lê Phương Nga. Tác giả đã dành một số trang bàn về đọc hiểu. Tiếp đến Nguyễn Thanh Hùng đã nêu lên một số luận điểm khái quát của chuyên luận Dạy học đọc hiểu tiểu học của PGS.TS. Nguyễn Thị Hạnh. Điều mà chuyên luận đã làm được là trình bày khá thuyết phục về “cơ sở khoa học của việc dạy học đọc hiểu” nhưng tác giả chuyên luận lại bỏ qua những nghiên cứu lí luận chung của vấn đề đọc hiểu và một số ý kiến về mối quan hệ giữa đọc hiểu văn bảnđọc hiểu tác phẩm văn chương, mối quan hệ giữa đọc hiểu và 5 đọc còn gợi ra nhiều chỗ bấp cập. Ngoài ra tác giả Nguyễn Thanh Hùng còn đề cập đến bài viết Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu đăng trên tạp chí Thông tin Khoa học sư phạm số 8 năm 2004 của PGS.TS. Nguyễn Thái Hoà. Tác giả bài viết đã nêu lên tầm quan trọng và ý nghĩa cấp thiết của vấn đề đọc hiểu, đồng thời phác hoạ khá nhiều nội dung đọc hiểu theo ý kiến riêng của mình. Hạn chế của bài viết là còn lúng túng trong việc xác định thuật ngữ đọc hiểu. Nghiên cứu về vấn đề đọc hiểu không thể không nhắc đế tác giả Nguyễn Trọng Hoàn. Theo ông Nguyễn Thanh Hùng, TS. Nguyễn Trọng Hoàn có nhiều bài viết cố gắng trình bày quan niệm riêng có tính khai thông lí thuyết cho vấn đề đọc hiểu và ông cũng là người gắn vấn đề đọc hiểu với yêu cầu thực hành của chương trình và sách giáo khoa. Một loạt sách đọc hiểu văn bản Ngữ văn của tác giả này đã gợi ý cho giáo viên giải quyết nhiệm vụ cụ thể trước mắt về đọc hiểu trong sách giáo khoa. Đặc biệt, GS.TS. Trần Đình Sử là một người theo Nguyễn Thanh Hùng “là người khởi xướng và kiên định về vấn đề đọc hiểu trong các bài viết và trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn Trung học phổ thông (THPT) nâng cao. Ông là người nhìn thấy đọc hiểu không phải chỉ là văn hoá đọc đối với mọi người mà ý nghĩa và khả năng phương pháp của đọc hiểu trong đổi mới dạy học văn là vô cùng to lớn” [30, 14]. Bộ sách giáo khoa Ngữ văn Trung học phổ thông nâng cao đã cho thấy đóng góp của tác giả: “ .tác giả đã trình bày các nội dung, mục đích, yêu cầu, điều kiện đọc hiểu, các giai đoạn đọc hiểu, phương pháp đọc hiểu văn bản nói chung và văn bản văn học nói riêng” [30, 14 - 15]. Cuối cùng tác giả chuyên luận Kĩ năng đọc hiểu văn đã khép lại lịch sử nghiên cứu vấn đề đọc hiểu Việt Nam cho GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng với lí do ông là người đề cập đến vấn đề đọc hiểu sớm nhất nước ta. Ông đã có nhiều công trình về đọc hiểu như: Dạy đọc hiểu là tạo nền tảng văn hoá cho người đọc, Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường Theo như ông nói là ông đã tập trung vào lí 6 thuyết nền tảng của chính vấn đề đọc hiểu. Công trình Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường đã đặt vấn đề đọc hiểu tác phẩm văn chương vào trong bối cảnh và môi trường đọc văn. Như vậy, phần lịch sử nghiên cứu vấn đề đọc hiểu, tác giả Nguyễn Thanh Hùng đã trình bày khá cụ thể, đầy đủ, chi tiết về vấn đề đọc hiểu. Bên cạnh đó nhiều tài liệu, khi cần thuyết minh làm sáng tỏ những khái niệm cơ sở hoặc khi đề xuất một mô hình dạy học đọc hiểu văn bản, các tác giả vẫn thường dẫn những ý kiến, những phương án khác để tranh luận. Những thông tin loại này rất bổ ích cho công trình nghiên cứu của chúng tôi. Chúng không chỉ có giá trị tư liệu mà còn gợi mở được nhiều vấn đề về phương pháp nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự nghiên cứu về hoạt động đọc hiểu văn bản (thuộc môn Ngữ văn) trong các tài liệu bằng tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tập trung xem xét các vấn đề được đề cập nhiều nhất trong các tài liệu bàn về phương pháp dạy học, phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung và phương pháp dạy đọc hiểu văn bản nói riêng của các tác giả trong nước và tài liệu tiếng nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt: những khái niệm then chốt, tính chất của dạy đọc hiểu văn bản, tổ chức của một giờ đọc hiểu văn bản, các phương pháp cần được vận dụng trong dạy đọc hiểu văn bản . 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Phân tích quá trình xây dựng đọc hiểu văn bản thành một hoạt động chính của môn Ngữ văn hiện nay. 7 4.2. Tìm hiểu những nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động đọc hiểu văn bản của môn Ngữ văn trong các tài liệu bằng tiếng Việt 4.3. Soạn một số giáo án đọc hiểu văn bản theo những điều đã thống nhất trong các tài liệu nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp thuộc nhóm nghiên cứu lí thuyết, bao gồm: phương pháp thống kê, phân loại (dùng để hệ thống hoá các thông tin được đề cập trong các tài liệu đã tìm hiểu); phương pháp phân tích, tổng hợp (được dùng khi đi vào phần nhận xét, đánh giá tài liệu). 6. Đóng góp của đề tài Đây là công trình đầu tiên thể hiện nỗ lực hệ thống hóa những nghiên cứu đã có về hoạt động đọc hiểu văn bản (thuộc môn Ngữ văn) trong các tài liệu bằng tiếng Việt, nhằm đưa ra những định hướng tích cực cho một hoạt động quan trọng bậc nhất của môn Ngữ văn trường phổ thông. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1. Đọc hiểu văn bản - một hoạt động cũ mà mới của môn Ngữ văn trường phổ thông. Chương 2. Mô hình hoạt động của đọc hiểu văn bản trường phổ thông qua các tài liệu nghiên cứu. Chương 3. Thiết kế giáo án đọc hiểu văn bản theo những điều đã được thống nhất trong các tài liệu nghiên cứu 8 Chương 1 ĐỌC HIỂU VĂN BẢN - MỘT HOẠT ĐỘNG CŨ MÀ MỚI CỦA MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Tiền thân của hoạt động đọc hiểu văn bản của môn Ngữ văn trường phổ thông 1.1.1. Giảng văn Đây là thuật ngữ Hán Việt dùng để dịch một thuật ngữ tiếng Pháp là Explication litteraire xuất hiện cùng với môn học Annamite (Quốc văn) trong nhà trường thời Pháp thuộc. Thuật ngữ này hàm chứa những ý nghĩa sau: độc tôn vị trí của ông thầy trong quá trình dạy học, đặt lên hàng đầu nhiệm vụ làm sáng tỏ ý nghĩa tàng ẩn sau ngôn từ của áng văn. Giảng văn là giảng giải, cắt nghĩa tác phẩm văn chương nhằm giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và giá trị của nó. Trong giảng văn, giáo viên là người thuyết giảng, học trò trở thành đối tượng bị động chịu sự áp đặt của giáo viên. Giảng văn còn hàm chứa ý 9 nghĩa xem ý nghĩa của áng văn là cái gì cố định, hoàn toàn bị quy định bởi chủ thể sáng tạo - nhà văn. Tên gọi giảng văn còn nhằm chỉ mô hình giảng văn do Dương Quảng Hàm đưa ra. Dương Quảng Hàm (1898 - 1946) là giáo sư trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An), đồng thời là một nhà nghiên cứu lịch sử văn học, nhà biên soạn sách giáo khoa bậc trung học thời Pháp thuộc. Dương Quảng Hàm có hai cuốn: Việt Nam văn học sử yếu (1941) và Việt Nam thi văn hợp tuyển (1943). Hai cuốn này hợp thành một bộ là Trung học Việt văn giáo khoa thư. Mô hình giảng văn của ông hình thành từ năm 1925. Với mô hình này thì trước khi lên lớp, giáo viên yêu cầu học sinh soạn bài, tức là viết cái mình hiểu về bài văn ra vở và học thuộc bài. Trong giờ lên lớp thầy giáo đưa học sinh qua chín bước sau: Bước 1: Giới thiệu tiểu sử tác giả. Bước 2: Giới thiệu xuất xứ tác phẩm. Bước 3: Tìm đại ý. Bước 4: Xác định bố cục. Bước 5: Đọc kỹ đoạn trích. Bước 6: Giải từ mới, khó. Bước 7: Trình bày ý tưởng và văn pháp. Bước 8: Nhận định giá trị tác phẩm. Bước 9: Kết luận. Mô hình giảng văn của Dương Quảng Hàm như chính ông nói mô phỏng theo lối bình văn của Âu Tây, do đó nó khác hoàn toàn với lối bình văn trước đây chủ yếu thiên về cảm tính. Mô hình giảng văn này hình thành từ kinh nghiệm nhưng lại được tổ chức khá chặt chẽ và khoa học dưới ảnh hưởng của các phương pháp nghiên cứu, phê bình văn học của St.Beuveu, Lanson, đồng thời có kế thừa phương pháp dạy học của đức Khổng Tử ngày 10 . TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ DIỆP VẤN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CỦA MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC QUA CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC. TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ DIỆP VẤN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CỦA MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC QUA CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:06

Hình ảnh liên quan

Sau phần trình bày những hệ thống lí thuyết chi phối mô hình hoạt động của đọc hiểu văn bản thì chuyên luận đã giới thiệu một số giáo án Ngữ văn thể nghiệm - Vấn đề đọc hiểu văn bản của môn ngữ văn ở trường trung học qua các tài liệu nghiên cứu

au.

phần trình bày những hệ thống lí thuyết chi phối mô hình hoạt động của đọc hiểu văn bản thì chuyên luận đã giới thiệu một số giáo án Ngữ văn thể nghiệm Xem tại trang 70 của tài liệu.
- Thấy được một số nét nghệ thuật độc đáo của tác phẩm như: điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật. - Vấn đề đọc hiểu văn bản của môn ngữ văn ở trường trung học qua các tài liệu nghiên cứu

h.

ấy được một số nét nghệ thuật độc đáo của tác phẩm như: điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật Xem tại trang 100 của tài liệu.
+ Nhân hình: (Hs lần lượt trình bày): Trông đặc như thăng đá, cái đầu trọc lóc, răng cạo trắng hớn,… - Vấn đề đọc hiểu văn bản của môn ngữ văn ở trường trung học qua các tài liệu nghiên cứu

h.

ân hình: (Hs lần lượt trình bày): Trông đặc như thăng đá, cái đầu trọc lóc, răng cạo trắng hớn,… Xem tại trang 103 của tài liệu.
Những chi tiết, hình ảnh miêu tả cảnh bên sông? - Vấn đề đọc hiểu văn bản của môn ngữ văn ở trường trung học qua các tài liệu nghiên cứu

h.

ững chi tiết, hình ảnh miêu tả cảnh bên sông? Xem tại trang 113 của tài liệu.
Hình ảnh cánh chim trong bóng chiều gợi cho em suy nghĩ gì? - Độc lập suy nghĩ, trả lời  - Vấn đề đọc hiểu văn bản của môn ngữ văn ở trường trung học qua các tài liệu nghiên cứu

nh.

ảnh cánh chim trong bóng chiều gợi cho em suy nghĩ gì? - Độc lập suy nghĩ, trả lời Xem tại trang 114 của tài liệu.
d. Nghệ thuật - Vấn đề đọc hiểu văn bản của môn ngữ văn ở trường trung học qua các tài liệu nghiên cứu

d..

Nghệ thuật Xem tại trang 115 của tài liệu.
- Bài thơ ghi lại hình ảnh tạo vật thiên nhiên, vừa mênh mông, vô biên; vừa hiu quạnh hoang vắng! - Vấn đề đọc hiểu văn bản của môn ngữ văn ở trường trung học qua các tài liệu nghiên cứu

i.

thơ ghi lại hình ảnh tạo vật thiên nhiên, vừa mênh mông, vô biên; vừa hiu quạnh hoang vắng! Xem tại trang 117 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan