Vai trò của chiến khu rừng sác trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975)

119 2.4K 11
Vai trò của chiến khu rừng sác trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH MAI HIẾU PHƯỚC VAI TRÒ CỦA CHIẾN KHU RỪNG SÁC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (19541975) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Thành Phố Hồ Chí Minh, 2012 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH MAI HIẾU PHƯỚC VAI TRÒ CỦA CHIẾN KHU RỪNG SÁC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (19541975) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN ĐỨC HÒA TP. HỒ CHÍ MINH, 2012 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài “Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)”, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa sau đại học, khoa lịch sử trường đại học Vinh, Phòng Tài Nguyên Quân khu 7… đã tạo điều kiện và đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình viết luận văn. Đặc biệt, cho phép tôi được bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn đối với TS Nguyễn Đức Hòa - người đã truyền lòng đam mê nghiên cứu và cho tôi ý tưởng hay, chỉ bảo cho tôi cách thức dễ tiếp cận những giá trị khoa học. Xin cảm ơn các thầy (cô) phản biện đã đọc và có những nhận xét giúp tôi hoàn thiện đề tài của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường THCS Chi Lăng và các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã luôn động viên chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Mặc dù rất cố gắng và tâm huyết với đề tài, song chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự lượng thứ, góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! TP.HCM, tháng 10 năm 2012 Tác giả Mai HIếu Phước 4 MỤC LỤC Trang A. MƠ ̉ ĐÂ ̀ U 1 1. Ly ́ do chọn đề tài .1 2. Mục đích nghiên cứu .2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .5 4.1. Đối tượng nghiên cứu .5 4.2. Phạm vi nghiên cứu 6 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu .6 5.1 Cơ sở lí luận .6 5.2. Phương pháp nghiên cứu 6, 7 6. Đóng góp của luận văn 7 7. Bố cục của luận văn .8 B. NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN KHU RỪNG SÁC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP .9 1.1. Vị trí chiến lược của khu vực Rừng Sác .9 1.2. Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong kháng chiến chống Pháp. 1.2.1. Vai trò hậu cứ cho phong trào cách mạng miền Nam .15 1.2.2. Vai trò bàn đạp trong kháng chiến chống Pháp ở Sài Gòn 23 1.2.3. Vai trò của nhân dân Rừng Sác trong kháng chiến chống Pháp 34 Tiê ̉ u kê ́ t chương 1 36 CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA CHIẾN KHU RỪNG SÁC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1964) .38 2.1. Yêu cầu lịch sử tái lập chiến khu Rừng Sác .38 2.1.1. Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam .38 5 2.1.2. Yêu cầu tái lập chiến khu cách mạng ở miền Nam và Rừng Sác 47 2.1.3. Cơ cấu tổ chức, lực lượng tác chiến của chiến khu Rừng Sác 50 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức, lực lượng chiến khu Rừng Sác .50 2.1.3.2. Vai trò của nhân dân trong việc xây dựng, bảo vệ chiến khu Rừng Sác .54 2.2. Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong kháng chiến chống Mỹ 1954 – 1964 .60 2.2.1. Vai trò hậu cứ của chiến khu Rừng Sác trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 61 2.2.2. Góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Ngụy (1961-1965) .64 Tiê ̉ u kê ́ t chương 2 66 CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA CHIẾN KHU RỪNG SÁC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1965 – 1975) 68 3.1. Bối cảnh lịch sử của chiến khu Rừng Sác (1965 – 1975) .68 3.2. Vai trò của chiến khu Rừng Sác (1965 – 1975) 69 3.2.1. Vai trò hậu cứ của chiến khu Rừng Sác 69 3.2.2. Vai trò bàn đạp của chiến khu Rừng Sác trong việc đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1965 – 1968) .94 3.2.3. Quân dân Rừng Sác trong tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1968 100 3.2.4.Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong việc đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1969) 101 3.2.5. Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 107 Tiê ̉ u kê ́ t chương 3 109 C. KÊ ́ T LUÂ ̣ N 110 6 TA ̀ I LIÊ ̣ U THAM KHA ̉ O .116 PHỤ LỤC 7 BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu Chữ viết tắt TS Tiến sĩ TP Thành phố NXB Nhà xuất bản UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH, XHCN Chủ nghĩa xã hội, xã hội chủ nghĩa KHKT, KHCN Khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ VN Việt Nam EU Liên minh châu Âu ĐKTN Điều kiện tự nhiên DL Du lịch SX Sản xuất 8 MỞ ĐẦU 1. LY ́ DO CHO ̣ N ĐÊ ̀ TÀI Chiến tranh Việt Nam đã trôi qua hàng chục năm nhưng những chiến công và những điều bí mật liên quan đến những cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà sử học. Khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, cách mạng miền Nam đã gặp muôn ngàn khó khăn thử thách khi ta phải đối mặt với một kẻ thù mạnh có nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại. Trong chiến tranh cách mạnh Việt Nam, việc xây dựng căn cứ địa kháng chiến ở những vùng nông thôn, miền núi trở thành yêu cầu bức thiết mang tính sống còn, nhất là khi mà chỗ đứng chân của lực lượng cách mạng ở vùng đô thị gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta từ bao đời nay, cộng với nghệ thuật chỉ đạo cách mạng tài tình của Đảng, những căn cứ địa kháng chiến đã được hình thành thuộc phạm vi các vùng nông thôn, miền núi là nơi có địa thế hiểm trở, có điều kiện gắn bó mật thiết với nhân dân và đó cũng là nơi mà những cơ sở hành chính, quân sự của địch còn yếu, do địch khó có thể vươn tới để quản lý, kiểm soát chặt chẽ được các nơi này. Chiến khu Rừng Sác ra đời cũng tuân theo những quy luật ấy. Ra đời ngay từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Rừng Sác chiếm vị trí nằm án ngữ yết hầu Sài Gòn – Gia Định và trở thành nơi đọ sức quyết liệt giữa kẻ thù hùng mạnh với lực lượng vũ trang cách mạng. Trên chiến trường Nam Bộ, kẻ thù đã dồn những nổ lực cao nhất việc tấn công, tiêu diệt, nhưng chúng không thể xóa nổi chiến khu Rừng Sác. Chiến khu Rừng Sác vẫn tồn tại một cách hiên ngang ngay sát nách hang ở 9 của kẻ thù và liên tiếp gây cho chúng những đòn chí mạng. Biết bao nhiêu mồ hôi, xương máu của bộ đội Rừng Sác đã đổ xuống để góp phần cho thắng lợi huy hoàng của dân tộc ta hôm nay. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ rằng có nhìn và đánh giá đúng quá khứ của mình một dân tộc mới đủ bản lĩnh đi vào tương lai, trân trọng quá khứ chính là trân trọng sự thật. Lời nhận xét ấy là sự đánh giá xứng đáng cho đồng bào chiến sĩ miền Nam nói chung và lực lượng vũ trang Rừng Sác nói riêng. Do vậy, việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chiến khu Rừng Sác trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là việc làm cần thiết, vừa là vấn đề khoa học vừa là vấn đề thực tiễn có ý nghĩa chính trị sâu sắc góp phần phục dựng lại hình ảnh chân thực những đóng góp của chiến khu Rừng Sác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và cũng là cách đền ơn đáp nghĩa đối với sự hy sinh anh dũng của biết bao ngườu anh hùng của chiến khu Rừng Sác trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Tưởng nhớ về các chiếnRừng Sác, tri ân họ là nhiệm vụ và là đạo lý của mỗi con người chúng ta hôm nay và mai sau. Đó là lí do tôi chọn Chiến khu Rừng Sác trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước làm đề tài tốt nghiệp cao học của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Luận văn đặt ra mục đích nghiên cứu là làm rỏ quá trình hình thành, phát triển cũng như vị trí, vai trò của đồng bào chiếnchiến khu Rừng Sác trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975). Qua đó, luận văn muốn tái hiện một cách chân thực những chiến công, những đóng góp của lực lượng vũ trang Rừng Sác đối với chiến trường Đông Nam Bộ nói riêng cũng như đối với cách mạng miền Nam nói chung. 10 Luận văn còn đánh giá sức mạnh lịch sử của chiến khu Rừng Sác đối với chiến thắng chống Mỹ xâm lược của nhân dân Đông Nam Bộ. 3. LI ̣ CH SƯ ̉ NGHIÊN CƯ ́ U VÂ ́ N ĐÊ ̀ Gắn với quá trình hình thành và phát triển của chiến khu Rừng Sác đã có nhiều tác giả, tác phẩm phản ánh về vị trí, vai trò, hoạt động cùng những chiến công của nhân dân và lực lượng vũ trang Rừng Sác. Tác phẩm của Lương Văn Nho, Chiến khu Rừng Sác, NXB Đồng Nai, 1983 đã mô tả một cách khái quát quá trình hình thành và phát triển của chiến khu Rừng Sác suốt từ thời kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mỹ. Bên cạnh ấy, tác giả còn làm hiện rỏ nơi đây là một vùng đất đầy những cam go thử thách với con người mà đôi khi phải trả giá bằng chính tính mệnh của mình. Ngoài việc phải đối diện với kẻ thù hung bạo Mỹ - Ngụy ở bên kia chiến tuyến hơn hẳn mình về mặt quân số, trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại thì lại có những tình huống phải đối đầu những kẻ thù tự nhiên mà tính chất khốc liệt thì không sách vở nào tả hết. Đó là những trận chiến với bầy cá sấu dữ hung bạo, với muỗi mòng, rắn rít, với cái đói khát trường kì đe dọa tính mạng. Tác phẩm ấy còn nêu rỏ chỉ những ai có ý chí sắt đá cùng với sự mưu trí linh hoạt một lòng bám trụ đối diện với những khó khăn muôn trùng thì mới có thể tồn tại được giữa trận đồ mênh mông của sông nướcrừng rậm. Chuyên khảo của tác giả Bùi Thị Thu Hà, Những trận đánh trong lịch sử Việt Nam, NXB Trẻ, 2010 đã dành một phần để viết khái quát về chiến khu Rừng Sác, cùng những cống hiến to lớn của các chiến sĩ nơi đây. Tác giả khẳng định những đóng góp của chiến khu này là rất quan trọng góp phần vào thắng lợi to lớn của sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc. Tác phẩm của Hồ Sĩ Thành, Đặc khu Rừng Sác, NXB Trẻ, 2002 được

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:04

Hình ảnh liên quan

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT - Vai trò của chiến khu rừng sác trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975)
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan