Xây dựng hệ thống bài tập giải nhanh bằng phương pháp bảo toàn

82 867 4
Xây dựng hệ thống bài tập giải nhanh bằng phương pháp bảo toàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học vinh KHOA HOá HọC === === Xây dựng hệ thống bài tập giải nhanh bằng các phơng pháp bảo toàn KHóA LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC Chuyên ngành: phơng pháp giảng dạy Giáo viên hớng dẫn: pgs.ts. cao cự giác Sinh viên thực hiện: trần thị vân Lớp: 49A - Hoá MSSV: 0852010391 Vinh 2012– 2 LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thầy giáo PGS. TS. Cao Cự Giác – Người đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Hóa học trường Đại học Vinh và đặc biệt là các Thầy, Cô trong tổ bộ môn PPGD, các thầy cô trong Ban giám hiệu, tổ Hóa và các em học sinh trường THPT Nghi Lộc I đã giúp đỡ và tạo điều kiện để cho em thực hiện đề tài này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới tất cả bạn bè và người thân đã quan tâm và khích lệ em hoàn thành khóa luận của mình. Vinh, ngày 8 tháng 5 năm 2012 Tác giả Trần Thị Vân NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN BTHH Bài tập hóa học BTTNHH Bài tập trắc nghiệm hóa học dd Dung dịch ĐC Đối chứng đktc Điều kiện tiêu chuẩn GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm PP BTKL Phương pháp bảo toàn khối lượng PP BTNT Phương pháp bảo toàn nguyên tố PP BTe Phương pháp bảo toàn electron PP BTĐT Phương pháp bảo toàn điện tích PP BTp Phương pháp bảo toàn proton PPBTNĐ Phương pháp bảo toàn nồng độ MỤC LỤC Trêng ®¹i häc vinh 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhân loại đang bước vào thể kỷ XXI – thể kỷ của nền tri thức, nền khoa học công nghệ, cùng với yếu tố con người quyết định đến sự phát triển xã hội. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước ta, đổi mới nền giáo dục là một trong những trọng tâm của sự phát triển. Trong công cuộc đổi mới việc đào tạo nên những con người tự chủ, năng động, sáng tạo để họ thích ứng được với sự phát triển nhanh chóng của xã hội là vô cùng cần thiết. Điều 24 luật giáo dục đã xác định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học .”. Từ thực tế của nghành giáo dục, cùng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước. Chúng ta đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học chủ trọng đến việc phát huy tính tích cực của học sinh. Đối với giáo viên yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thì hoạt động của giáo viên hoá học cũng phải có sự đổi mới. Người giáo viên hoá học với vai trò là người thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động của học sinh để đạt được mục đích dạy học. Với học sinh, hoạt động học tập của học sinh được chủ trọng, tăng cường trong giờ học và mang tính chủ động. Quá trình học tập là quá trình học sinh tự học, tự khám phá, tìm tòi để thu nhận kiến thức một cách chủ động, tích cực. Đây chính là quá trình tự phát triển và giải quyết vấn đề. Theo tinh thần đó việc rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh cần được tiến hành trong suốt thời gian các em ngồi trên ghế nhà trường thông 6 qua quá trình sư phạm đối với tất cả các môn học nói chung và môn hoá học nói riêng. Bài tập hoá học là một phương tiện cơ bản để dạy học sinh vận dụng kiến thức vào thực hành. Sự vận dụng kiến thức thông qua các bài tập có nhiều hình thức và đa dạng. Nhờ vậy mà kiến thức được củng cố, khắc sâu, chính xác hoá, mở rộng và nâng cao. Giải bài tập hoá học, học sinh không chỉ đơn thuần là vận dụng kiến thức cũ mà cả tìm kiếm kiến thức mới. Như vậy bài tập vừa là nội dung vừa là phương tiện đắc lực giúp giáo viên truyền tải kiến thức cho học sinh và ngược lại, học sinh cũng đón nhận kiến thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo thông qua hoạt động giải bài tập. Thực tế dạy học ở trường phổ thông hiện nay, người giáo viên còn chưa tìm được câu trả lời nên dạy bài tập hoá học như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Thông thường thì người giáo viên sử dụng bài tập theo tài liệu có sẵn chưa đầu tư thời gian và trí tuệ để xây dựng hệ thống bài tập đa dạng, phù hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể. Giáo viên ra bài tập và học sinh chỉ giải những bài tập đó sao cho ra kết quả. Việc tìm ra phương pháp giảigiải nhanh các dạng bài tập còn hạn chế. Thực tế cho thấy các em thường chỉ giải những bài tập quen thuộc và lúng túng khi gặp bài toán mới mặc dù không khó. Đó là vì các em chưa xác định được rõ ràng dạng toán cũng như là phương pháp giải toán. Để giúp các em có thể giải tốt các bài tập hoá học, tìm ra cách giải nhanh nhất, đơn giản nhất và tối ưu nhất, sau đó hướng dẫn học sinh tự lực giải bài tập thông qua đó mà tư duy của học sinh phát triển. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập giải nhanh bằng các phương pháp bảo toàn” làm khoá luận tốt nghiệp. 7 2. Lịch sử nghiên cứu Đã có nhiều tài liệu viết về phương pháp giải bài tập, nhiều sách tham khảo của các tác giả như Cao Cự Giác, Cao Thị Thiên An, Nguyễn Phước Hoà Tân . Tuy nhiên để tập trung một phương pháp, phân tích nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ thì đề tài này đã đề cập đến. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: - Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hoá học ở phổ thông. - Giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn đầy đủ, hệ thống về các bài tập có thể giải nhanh bằng các phương pháp bảo toàn. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trong phạm vi của luận văn chúng tôi tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về bài tập hoá học. - Thực trạng xây dựnggiải bài tập hoá học ở phổ thông. - Xây dựng hệ thống bài tập có thể giải nhanh bằng các phương pháp bảo toàn. - Thực nghiệm sư phạm để xác định tính khả thi của đề tài. 4. Giả thiết khoa học Trong quá trình dạy học hoá học, nếu người giáo viên xây dựng được hệ thống bài tậpphương pháp giải nhanh, đúng đắn sẽ góp phần phát triển năng lực tư duy môn hoá học, gây hứng thú học tập cho học sinh. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học bộ môn ở nhà trường phổ thông. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của giảng dạy bài tập hoá học trong nhà trường. 8 - Nghiên cứu tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa, sách tham khảo .có liên quan. - Phương pháp điều tra cơ bản, test, dự giờ. - Thực nghiệm sư phạm. - Xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê. 6. Những đóng góp của đề tài Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ tác dụng và vai trò to lớn của bài tập hoá học ở trường phổ thông. Về mặt thực tiễn: Cung cấp hệ thống bài tập có thể giải nhanh bằng các phương pháp bảo toàn, góp phần phát triển tư duy, sáng tạo cho học sinh trong học tập hoá học. 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận về bài tập hoá học 1.1.1. Khái niệm về bài tập hoá học Bài tập hoá học là một hoặc nhiều vấn đề (câu hỏi hoặc bài toán) mà người giải quyết phải trả lời được thông qua các hoạt động của tư duy. Mỗi loại bài tập có tính chất và tác dụng riêng, tuy nhiên trong khuôn khổ có hạn, luận văn chỉ trình bày loại bài tập định lượng tức bài toán hoá học. Bài tập định lượng hay là bài toán hoá học là loại bài tập vừa có tính hoá học (cần dùng đến kiến thức hoá học, ngôn ngữ hoá học mới giải được), vừa có tính toán học (cần dùng các kỹ năng toán học mới giải được). Đối với học sinh cần phải hiểu rõ các dữ kiện, các yêu cầu cần giải quyết, xác định các bước giải và các thao tác cần thiết. Do đó khi giải bài toán hoá học, những kiến thức học sinh đã được lĩnh hội trong quá trình học tập được củng cổ, đào sâu, vận dụng. Việc hoàn thành và phát triển kỹ năng giải các bài toán hoá học, cho phép thực hiện những mối liên hệ qua lại giữa các tri thức thuộc cùng một trình độ của cùng một năm học, và thuộc những trình độ khác nhau của những năm học khác nhau, cũng như giữa tri thức và kỹ năng. Thông qua bài tập, Giáo viên có thể kiểm tra được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, đồng thời phát hiện những sai sót, yếu kém của học sinh, qua đó có kế hoạch rèn luyện kịp thời. 1.1.2. Tác dụng của bài tập hoá học 1.1.2.1. Bài tập hoá học có tác dụng làm cho học sinh hiểu sâu và làm chính xác hoá các khái niệm đã học Học sinh có thể học thuộc lòng các khái niệm, định luật. Nhưng nếu không qua việc giải bài tập học sinh chưa thế nào nắm vững những cái mà học sinh học thuộc lòng. Bài tập hoá học sẽ rèn luyện cho học sinh kỹ năng 10

Ngày đăng: 13/12/2013, 23:56

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Bảng phõn phối tần suất số học sinh của bài kiểm tra - Xây dựng hệ thống bài tập giải nhanh bằng phương pháp bảo toàn

Bảng 1.

Bảng phõn phối tần suất số học sinh của bài kiểm tra Xem tại trang 81 của tài liệu.
Bảng 2: Cỏc tham số thống kờ của bài kiểm tra - Xây dựng hệ thống bài tập giải nhanh bằng phương pháp bảo toàn

Bảng 2.

Cỏc tham số thống kờ của bài kiểm tra Xem tại trang 81 của tài liệu.
Bảng 3: Bảng phõn phối thực nghiệm lần 1 - Xây dựng hệ thống bài tập giải nhanh bằng phương pháp bảo toàn

Bảng 3.

Bảng phõn phối thực nghiệm lần 1 Xem tại trang 82 của tài liệu.
Qua đú ta cú bảng phõn phối chất lượng học sinh như sau: Xếp loại - Xây dựng hệ thống bài tập giải nhanh bằng phương pháp bảo toàn

ua.

đú ta cú bảng phõn phối chất lượng học sinh như sau: Xếp loại Xem tại trang 82 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan