Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

78 1.8K 12
Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN KIM NGÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Quốc Thắng

Vinh, 2012

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới TS.Nguyễn Quốc Thắng – Người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡtôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô khoa Hóa đã đóng góp những ýkiến quý báu của mình, các thầy, các cô kỹ thuật viên phụ trách phòng thínghiệm đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn.

Qua đây tôi cũng xin cám ơn Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo Khoa Hóa,Khoa Sau đại học – Trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi chotôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè cùng với các đồng nghiệp và tất cảnhững người đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợinhất để tôi hoàn thành tốt luận văn.

Tuy nhiên, trong luận văn sẽ không tránh được những khuyết điểm vàthiếu sót nên tôi rất mong quý thầy cô và các bạn góp ý để hoàn thiện hơnluận văn và tích lũy kinh nghiệm cho công tác nghiên cứu sau này.

Xin chân thành cảm ơn!

Vinh, Tháng 09 năm 2012

Nguyễn Kim Ngân

Trang 3

1.1 Giới thiệu chung về rau xanh 8

1.2 Giới thiệu về Đà Lạt và rau Đà Lạt 11

1.3 Giới thiệu về kim loại nặng 15

1.4 Vai trò, chức năng sinh hóa và sự nhiễm độc Pb, Hg, Cd, As 23

1.5 Các phương pháp nghiên cứu 32

1.6 Phương pháp xử lý mẫu phân tích xác định Pb, Hg, Cd, As 41

CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM 45

2.1 Dụng cụ và hóa chất 45

2.2 Lấy mẫu và xử lí mẫu 48

2.3 Pha các dung dịch cần cho nghiên cứu 52

2.4 Qui trình thực nghiệm 53

2.5 Xử lí các số liệu từ kết quả đo được 56

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 58

3.1 Kết quả xác định hàm lượng Pb, Cd trong mẫu rau và trong nước tưới bằng phương pháp cực phổ 58

3.2 Kết quả xác định đồng thời hàm lượng Pb, Cd, Hg, As trong mẫu rau và trong nước tưới bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS 61

3.3 Kết quả xác định đồng thời hàm lượng Pb, Cd, Hg, As trong mẫu rau và trong nước tưới bằng phương pháp quang phổ plasma ghép nối khối phổ ICP-MS 62

3.4 So sánh kết quả phân tích với giới hạn an toàn của kim loại nặng 64

3.5 Mối liên hệ giữa kim loại nặng trong nước tưới và trong rau 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

PHỤ LỤC 71

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tải lượng một số chất gây ô nhiễm đổ ra biển của một số hệ thống sông 22 Bảng 1.2 Tải lượng chất gây ô nhiễm đổ ra biển Hải Phòng – Quảng Ninh 23 Bảng 1.3 So sánh khả năng phát hiện của các kỹ thuật phân tích (ppb) 40 Bảng 2.1 Vị trí lấy mẫu và kí hiệu mẫu 49 Bảng 2.2 Tỉ lệ khối lượng của một số loại rau trước và sau khi sấy khô 51 Bảng 2.3 Qui trình xử lý mẫu trên máy vi sóng Anton Paar Multiwave 300055 Bảng 2.4 Điều kiện đo mẫu trên máy phổ hấp thu nguyên tử ngọn lửa

Shimadzu AAS 6300 cho hai nguyên tố Cd, Pb 55 Bảng 2.5 Điều kiện đo trên máy bằng phương pháp HVG-AAS cho nguyên tố As 56 Bảng 2.6 Điều kiện đo trên máy bằng phương pháp MVU-AAScho nguyên tố Hg 57 Bảng 2.7 Thông số đo trên ICP-MS 7500 Series Agilent 57 Bảng 3.1 Kết quả xác định hàm lượng chì bằng phương pháp cực phổ 59 Bảng 3.2 Kết quả xác định hàm lượng cadimi bằng phương pháp cực phổ 59 Bảng 3.3 Kết quả xác định hàm lượng chì bằng phương pháp AAS 62 Bảng 3.4 Kết quả xác định hàm lượng cadimi bằng phương pháp AAS 63 Bảng 3.5 Kết quả xác định hàm lượng thủy ngân bằng phương pháp AAS 63 Bảng 3.6 Kết quả xác định hàm lượng asen bằng phương pháp AAS 63 Bảng 3.7 Kết quả xác định hàm lượng chì bằng phương pháp ICP – MS 64 Bảng 3.8 Kết quả xác định hàm lượng cadimi bằng phương pháp ICP – MS 64

Bảng 3.9 Kết quả xác định hàm lượng thủy ngân bằng phương pháp ICP –

Bảng 3.12 So sánh kết quả phân tích với giới hạn an toàn của kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, As trong nước tưới rau 66

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ phân bố diện tích canh tác rau các loại tại các phường xã

thành phố Đà Lạt 14

Hình 1.2 Kim loại chì 24

Hình 1.3 Kim loại cadimi 24

Hình 2.1: Máy đo cực phổ 797 Computrace 46

Hình 2.2: Hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AA – 6300 48

Hình 2.3: Hệ thống Agilent 7500 Series ICP-MS 48

Hình 2.4 Ruộng súp lơ 50

Hình 2.5 Ruộng bắp cải 50

Hình 2.6 Ruộng hành tây 50

Hình 3.1 Đường cong cực phổ mẫu nước Đà Lạt 59

Hình 3.2 Đường cong cực phổ mẫu trắng nước Đà Lạt 60

Hình 3.3: Đường cong cực phổ mẫu súp lơ xanh 60

Hình 3.4 Đường cong cực phổ mẫu bắp cải 61

Hình 3.5 Đường cong cực phổ mẫu hành tây 61

Hình 3.6 Đường cong cực phổ mẫu trắng rau 62

Trang 6

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài:

Ngày nay việc bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng đối với mỗi quốc gia Trong đời sống, rau xanh luôn là nguồn thực phẩm cần thiết và quan trọng Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất thải của các nhà máy, khu công nghiệp đã dẫn đến sự ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước và bầu khí quyển Do đó rau xanh có thể bị nhiễm một số kim loại nặng như Se, Pb, Hg, As, Cd, Sn, Mn, Cu, Zn và các vi sinh vật gây bệnh Nếu con người sử dụng phải sẽ bị ngộ độc có thể gây ra những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư sẽ dẫn đến tử vong.

Hiện nay, Đà Lạt là nơi cung cấp rau xanh lớn và có uy tín trên cả nước Vấn đề đang được đặt ra là làm thế nào để có được rau xanh an toàn (rau sạch)?

Như vậy việc điều tra, đánh giá chất lượng rau sạch trở nên vô cùng cấp thiết Một trong các chỉ tiêu dùng để đánh giá độ an toàn thực phẩm nói chung và rau sạch nói riêng là hàm lượng các kim loại nặng Do đó, việc phân tích để tìm ra hàm lượng các kim loại nặng trong rau xanh ở vùng trồng rau Đà Lạt sẽ góp phần kiểm soát được chất lượng rau sạch theo tiêu chuẩn rau sạch đang được áp dụng ở Việt Nam

Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Xác định hàm lượng các nguyên tốđộc hại Pb, Hg, Cd, As trong một số loài rau ở vùng trồng rau ĐàLạt” làm nội dung nghiên cứu cho đề tài luận văn cao học thạc sĩ của

2 Mục đích nghiên cứu:

Xác định được hàm lượng các nguyên tố độc hại Pb, Hg, Cd, As trong một số loài rau xanh, trong nước tưới rau và đánh giá hiện trạng ô nhiễm bởi

Trang 7

các kim loại này trong rau xanh, trong nước tưới rau ở một số vùng trồng rau Đà Lạt.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung giải quyết các nhiệm vụsau:

3.1 Xác định các nguyên tố kim loại nặng như Pb, Hg, Cd, As trong nuớc tưới, trong rau xanh ở vùng trồng rau Đà Lạt cung cấp cho thành phố Hồ Chí Minh

3.2 So sánh kết quả phân tích được với giới hạn an toàn của kim loại nặng trong thực phẩm.

3.3 Đánh giá mối quan hệ giữa thành phần kim loại nặng trong nước tưới và trong rau xanh.

3.4 Rút ra kết luận và có những khuyến cáo cần thiết.

Đề tài này được đặt ra là cần thiết vì Đà Lạt là nguồn cung cấp rau lớn cho Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước hầu như quanh năm Xác định một số chỉ tiêu về chất lượng rau rất quan trọng, làm cho người tiêu dùng yên tâm, mở rộng vùng sản xuất, nếu có dấu hiệu ô nhiễm thì có khuyến cáo đến người sản xuất, người tiêu dùng và các cơ quan chức năng để có biện pháp giảm thiểu.

4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu:

Lấy mẫu rau ở vùng trồng rau Đà Lạt.

Xác định đồng thời hàm lượng Pb, Hg, Cd, As trong một số mẫu rau và trong nước tưới bằng các phương pháp khác nhau.

So sánh kết quả phân tích với giới hạn an toàn của kim loại nặng: Pb,

Trang 8

Có nhiều phương pháp để xác định hàm lượng các kim loại, tùy thuộc vào hàm lượng chất phân tích mà có thể sử dụng các phương pháp khác nhau: phương pháp phân tích thể tích, phương pháp phân tích trọng lượng, phương pháp điện hóa, phương pháp phân tích công cụ (phương pháp kích hoạt nơtron, phương pháp phổ phát xạ nguyên tử AES, phương pháp phổ hấp thụ

6 Giả thuyết khoa học:

Các kim loại nặng được chọn để khảo sát là Pb, Hg, Cd, As Chúng được đánh giá là các nguyên tố độc ở dạng vết (Gover, 1996) và có thể gây ngộ độc tức thời hoặc ảnh hưởng lâu dài đến sinh vật và con người.

NỘI DUNG

Trang 9

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu chung về rau xanh:[10, 13, 28]

Các loại rau ở nước ta rất phong phú Nhìn chung ta có thể chia rau thành nhiều nhóm: nhóm rau ăn lá như rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải, củ su hào, củ đậu nhóm cho quả như cà chua, dưa chuột nhóm hành gồm các loại hành, tỏi Trong ăn uống hàng ngày rau có vai trò đặc biệt quan trọng Rau xanh nằm trong nhóm thực phẩm, cung cấp vitamin và muối khoáng Rau còn quan trọng ở chỗ nó cung cấp chất xơ Chất xơ không dễ tiêu hoá hấp thụ được, không cung cấp năng lượng, nó tạo ra chất thải lớn trong ruột, làm tăng nhu động ruột, chống táo bón Đây là điều rất quan trọng trong việc tránh hấp thụ có hại cho cơ thể Nếu phân để lâu trong ruột do thiếu chất xơ cũng tăng tỉ lệ ung thư tiêu hoá, đại tràng, gây xơ vữa động mạch Ngoài ra, chất xơ còn thúc đẩy sự hấp thụ của cơ thể đối với ba nhóm thức ăn đạm, béo, đường Rau còn là nguồn chất sắt quan trọng Sắt trong rau được cơ thể hấp thụ tốt hơn Các loại rau, đậu, xà lách là nguồn cung cấp mangan tốt Tóm lại, rau xanh có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng, trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu được Ngày nay để có sức khỏe tốt trên bàn ăn của mọi gia đình luôn hướng giảm lượng thịt cá và tăng cường lượng rau xanh Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm.

1 1 1 Rau sạch:

Rau sạch là rau không bị ô nhiễm bởi các tác nhân sinh học, hoá học, vật lí vượt qua giới hạn cho phép và không gây nguy hại tới sức khoẻ cho người tiêu dùng.

Ô nhiễm sinh học: ô nhiễm vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng.

Ô nhiễm hoá học: ô nhiễm kim loại nặng, hoá chất bảo vệ thực vật, phụ gia bảo quản.

Trang 10

1.1.2 Một số tiêu chí rau an toàn

1.1.2.1 Định nghĩa

Trong quá trình gieo trồng , để có sản phẩm rau an toàn nhất thiết phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật và sử dụng một số nguyên liệu như nước, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh Trong các nguyên liệu này, kể cả đất trồng đều có chứa các nguyên tố gây ô nhiễm rau và ít nhiều đều để lại một số dư lượng trên rau sau khi thu hoạch.Trong thực tế hiện nay hầu như không thể có sản phẩm của rau sạch với ý nghĩa hoàn toàn không có yếu tố độc hại Tuy vậy những yếu tố này thực sự chỉ gây độc khi chúng để lại một dư lượng nhất định nào đó trên rau, dưới mức dư lượng này thì không độc hại, mức dư lượng tối đa không gây hại cho người có thể chấp nhận được gọi là mức dư lượng cho phép (hoặc ngưỡng dư lượng giới hạn) Như vậy những sản phẩm rau tươi (bao gồm các loại rau ăn lá, củ, thân, hoa, quả) có chất lượng đúng như đặc tính của chúng, mức độ nhiễm các chất độc hại và các vi sinh vật gây hại không vượt quá chỉ tiêu cho phép, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và nuôi trồng được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là “rau an toàn” (theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

1.1.2 2 Các yếu tố gây ô nhiễm cho rau

Có nhiều yếu tố làm rau bị ô nhiễm, song quan trọng nhất là các yếu tố sau: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Dư lượng nitrat (NO3- ) Sinh vật gây bệnh Dư lượng kim loại nặng

Sự ô nhiễm rau do dư lượng kim loại nặng:

Các kim loại nặng như asen (As), chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadimi (Cd), kẽm (Zn), thiếc (Sn), nếu vượt qua mức cho phép là những chất có hại cho cơ thể, hạn chế sự phát triển của tế bào và hoạt động của máu, gây thiếu máu, biến động thân nhiệt, rối loạn tiêu hóa

Trang 11

Nguyên nhân

- Trong thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón NPK có chứa một số kim loại nặng trong quá trình tưới tiêu , các kim loại nặng này bị rửa trôi xuống ao hồ,sông rạch, thâm nhập vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước tưới rau.

- Nguồn nước thải của thành phố và các khu công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng chuyển trực tiếp vào rau tươi.

Biện pháp khắc phục:

- Không trồng rau trong khu vực có chất thải của nhà máy , các khu vực đất đã bị ô nhiễm do quá trình sản xuất trước đó gây ra.

- Không tưới rau bằng nguồn nước có nước thải của các nhà máy công nghiệp Những yếu tố trên là nguyên nhân chủ yếu làm cho rau bị ô nhiễm , ảnh hưởng đến sức khỏe con người , trong đó phổ biến nhất là thuốc BVTV và vi sinh vật gây bệnh Vì vậy yêu cầu cần thiết là phải gieo trồng thế nào để có được những sản phẩm rau không bị ô nhiễm , tức rau an toàn đối với tất cả mọi người

1.2 Giới thiệu về Đà Lạt và rau Đà Lạt [13, 23]

1.2.1 Thông tin chung về thành phố Đà Lạt

1.2.1.1 Diện tích, dân số, lao động

Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng Nằm trên cao nguyên Lang Biang nên Đà Lạt có độ cao 1.520m so với mặt nước biển Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng.

Do ở độ cao trung bình 1.520 m và được bao quanh bởi những dãy núi cao, nên tuy ở trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Đà Lạt mang những nét riêng của vùng cao Đà Lạt có được một khí hậu mát mẻ, dễ chịu của vùng ôn

Trang 12

đới với nhiệt độ trung bình trong ngày thấp nhất là 15oC và cao nhất là 24oC Mặc dù có hai mùa: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau nhưng quanh năm Đà Lạt đều có nắng Các điều kiện khí hậu này đã cho phép Đà Lạt sản xuất các loại rau củ, hoa và các trái cây đặc sản

Theo Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng, tổng diện tích đất tự nhiên của Tp Đà Lạt là 39.106 ha Do rừng, đồi hoang chiếm với diện tích lớn nên đất dành cho nông nghiệp ở Đà Lạt không nhiều, chỉ khoảng 10.000 ha, chia ra đất chuyên nông nghiệp 5.300 ha, đất xen canh 4.678 ha Ðất sản xuất nông nghiệp chia làm 2 nhóm chính: nhóm feralit vàng đỏ chiếm tỷ lệ cao, nhưng độ phì từ thấp đến trung bình, tuy nhiên lượng lân dễ tiêu và một số nguyên tố vi lượng thích hợp cho cây rau, hoa và cây ăn quả Nhóm còn lại là feralit nâu đỏ trên đá bazan có độ phì cao hơn, thích hợp cho việc canh tác loại rau có củ Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên

Từ năm 1990 đến nay, dân số thành phố Đà Lạt tăng khá nhanh Năm 2004 Đà Lạt có 188 467 người với 96% là người Kinh Trong đó, dân số sống ở khu vực thành thị là 88.94%, sống ở các khu vực nông thôn là 11,06%, mật độ dân số là 480 người/km2 Mặt bằng dân trí trong những năm gần đây được nâng lên đáng kể nhưng vẫn còn có khoảng cách nhất định giữa cư dân sống ở khu vực thành thị và nông thôn.

Lao động xã hội tăng nhanh, nhất là lao động nông nghiệp phổ thông (chiếm 38,5%) Lao động có tay nghề chưa được đào tạo theo quy chuẩn và cũng chưa có điều kiện để hoạt động do Đà Lạt chưa có những khu công nghiệp lớn.

Trang 13

1.2.1.2 Nông nghiệp: Tình hình hiện tại & phương hướng phát triển

Hiện nay ngành nông nghiệp Đà Lạt vẫn còn thu hút 38.5% lao động xã hội Sản xuất nông nghiệp trên lĩnh vực trồng trọt đang phát triển về diện tích, tăng vụ, tăng năng suất và chất lượng nông sản Hàng năm, ngành nông nghiệp Đà Lạt cung ứng cho thị trường tiêu dùng (chủ yếu Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam) khoảng 200.000 tấn rau các loại, trên 300 triệu cành hoa. Lĩnh vực chăn nuôi phát triển chậm

Thành phố đang thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng cường tính đa dạng của sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng cho nhu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước theo hướng chất lượng cao và từng bước tạo lập thị trường xuất khẩu nông sản.

Về cơ cấu ngành nông nghiệp Lâm Đồng - Đà Lạt, trồng trọt đang chiếm tỷ trọng lớn hơn chăn nuôi và dịch vụ Trong đó nghề trồng rau và hoa đang là thế mạnh của địa phương nói riêng và cả nước nói chung với tốc độ phát triển bình quân trong 5 năm là 9.1%/năm

Tại Đà lạt có hơn 20.000 cơ sở sản xuất, hộ nông dân tham gia trồng rau, trong đó có 13 đơn vị đăng kí và cấp giấy chứng nhận rau an toàn, tập trung nhiều nhất ở phường 7,5,8,11, xã Xuân Trường, xã Xuân Thọ …(xem bản đồ sau)

Trang 14

Hình 1.1 Bản đồ phân bố diện tích canh tác rau các loại tại các phường xã thành phố Đà Lạt

Những loại rau quả chính trồng ở Đà Lạt gồm:

- Rau ăn lá (là bắp cải, cải thảo, xà lách, cải ngọt, súp lơ xanh, cần tây, bó xôi…)

- Rau ăn củ (khoai tây, hành tây, củ dền, su hào, cà rốt, củ cải trắng…) - Rau an quả (cà chua, cà tím, đậu cô ve v.v.)

1.2.2 Giới thiệu về nghề trồng rau ở Đà Lạt

Đà Lạt không chỉ là một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam mà là vùng trồng rau nổi tiếng của cả nước.

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của độ cao nên Đà Lạt có nền khí hậu của vùng ôn đới Mặc dù với diện tích không lớn (42.400

Trang 15

ha) nhưng được ưu đãi bởi thiên nhiên, nhờ có đặc điểm khí hậu của vùng ôn đới mà Đà Lạt có thể sản xuất được những loại rau quả ôn đới quanh năm.

Nghề trồng rau ở Đà Lạt đã có từ lâu và phát triển mạnh trong những năm cuối của thập kỷ 30 Rau Đà Lạt ngon, bổ, mang hương vị đặc thù của rau ôn đới Những loại rau cao cấp hiện nay như bó xôi (spinach), xà lách, khoai tây hồng, lơ xanh, trắng, cải bắp xú đã đi vào các bữa ăn thông thường không chỉ của người dân Đà Lạt mà còn cư dân của thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây Nam Bộ, các tỉnh miền Trung và cả các nước lân cận

Nói đến rau Đà Lạt là nói đến huyện Đơn Dương, Đức Trọng và thành phố Đà Lạt, tổng sản lượng rau của 3 vùng là này khoảng 250.000 tấn, chiếm 30% rau quả cả nước Nguồn lợi do rau trồng từ Đà Lạt không chỉ là nguồn lợi nhuận đáng kể và giải quyết việc làm cho phần lớn lao động của Tp Đà Lạt mà cả tỉnh Lâm Đồng, góp một phần lớn thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế chung của tỉnh trong vòng 10 năm qua

1.3 Giới thiệu về kim loại nặng [11, 18, 20, 25, 26, 30]

Một số kim loại nặng rất cần thiết cho cơ thể sống và con người Chúng là các nguyên tố vi lượng không thể thiếu, sự mất cân bằng các này có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người Sắt giúp ngừa bệnh thiếu máu, kẽm là tác nhân quan trọng trong hơn 100 loại enzyme Trên nhãn của các lọ thuốc vitamin, thuốc bổ xung khoáng chất thường có Cr, Cu, Fe, Zn, Mn, Mg chúng có hàm lượng thấp và được biết đến như lượng vết Lượng nhỏ các kim loại này có trong khẩu phần ăn của con người vì chúng là thành phần quan trọng trong các phân tử sinh học như hemoglobin, hợp chất sinh hóa cần thiết khác Nhưng nếu cơ thể hấp thu một lượng lớn các kim loại này, chúng có thể gây rối loạn quá trình sinh lí, gây độc cho cơ thể hoặc làm mất tính năng của các kim loại khác.

Trang 16

Kim loại nặng có độc tính là các kim loại có tỷ trọng ít nhất lớn gấp 5

lần tỷ trọng của nước Chúng là các kim loại bền (không tham gia vào quá trình sinh hóa trong cơ thể) và có tính tích tụ sinh học (chuyển tiếp trong chuỗi thức ăn và đi vào cơ thể người) Các kim loại này bao gồm: Hg, Ni, Pb, As, Cd, Pt, Cu, Cr, Mn….Các kim loại nặng khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật gây độc tính.

1.3.1 Nguồn gốc xuất hiện và sự di chuyển các kim loại nặng

1.3.1.1 Trong nước

Kim loại nặng tồn tại trong môi trường nước từ nhiều nguồn khác nhau như: Nước thải từ các khu công nghiệp và nước thải sinh hoạt, giao thông, y tế, sản xuất nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu), khai thác khoáng sản, công nghệ mạ kim loại.

Nguồn nước mặt bị ô nhiễm kim loại nặng sẽ kéo theo ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm không khí.

1.3.1.2 Trong đất

Nguồn gốc xuất hiện các kim loại nặng trong đất là do: chất thải công nghiệp, kỹ nghệ pin, hoạt động khai thác khoáng sản, cơ khí, giao thông, chất thải sinh hoạt và phân bón, các hoá chất dùng trong các ngành công nghiệp.

Ở Việt Nam tình hình ô nhiễm đất bởi kim loại nặng nhìn chung không phổ biến Tuy nhiên trường hợp cục bộ gần khu công nghiệp, đặc biệt ở những làng nghề tái chế kim loại, tình trạng ô nhiễm kim loại nặng diễn ra khá trầm trọng.

1.3.1.3 Trong không khí

Kim loại nặng tồn dư trong không khí do các nguồn sau:

Công nghiệp luyện kim, cơ khí thải ra nhiều khói bụi kim loại, khói thải do dùng nhiên liệu hoá thạch, hoá chất độc hại trong quá trình luyện gang, thép, nhiệt luyện kim loại.

Trang 17

Khí thải ở các nhà máy luyện kim thường có nhệt độ cao 300 – 4000C nên dễ dàng được phân tán ra nếu kết hợp được với ống khói cao.

1.3.2 Tác hại của kim loại nặng

Kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể một phần bị đào thải, một phần được giữ lại trong cơ thể Các kim loại nặng là nguồn chất độc nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất, chuỗi thức ăn và con người Những kim loại nặng có tính độc cao nguy hiểm là Thuỷ ngân (Hg), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Niken (Ni) Các kim loại nặng có tính độc mạnh là Asen (As), Crôm (Cr), Kẽm (Zn), Thiếc (Sn), Đồng (Cu).

Các kim loại nặng nếu tồn tại dư trong thực phẩm với hàm lượng quá cao sẽ gây tác hại cho sức khoẻ người tiêu dùng Biểu hiện trước hết là ngộ độc mãn tính.

- Đối với người:

Gây độc hại cấp tính, thí dụ thuỷ ngân (Hg) hay asen (As) với liều cao có thể gây ngộ độc chết người ngay.

Gây độc hại mãn tính hoặc tích luỹ thí dụ chì (Pb) với liều lượng nhỏ hàng ngày, liên tục, sau một thời gian sẽ gây nhiễm độc chì, rất khó chữa, các kim loại khác gây sỏi thận.

- Đối với thức ăn:

Làm hư hỏng thức ăn, thí dụ chỉ cần cho lượng vết đồng sẽ kích thích quá trình oxi hoá và tự oxi hoá của dầu mỡ.

Làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, thí dụ chỉ cần cho lượng vết kim loại nặng cũng đủ để kích thích sự phân huỷ vitamin C, vitamin B1…

1.3.3 Sự xâm nhập của kim loại nặng vào cơ thể sinh vật

Kim loại nặng có thể xâm nhập vào cơ thể người và sinh vật thông qua ba con đường sau:

- Hô hấp

Trang 18

Không khí được cơ thể sống hít vào có những chất ô nhiễm không chỉ ở dạng khí mà còn ở dạng lỏng, bụi rắn có khả năng bay hơi Các chất độc sau khi được hấp thụ qua màng nhầy sẽ lan toả đi vào máu, gây ngộ độc.

Các chất độc ở dạng rắn hay lỏng, lơ lửng trong không khí như sương mù, khói… với hạt nhỏ hơn 1 micron có thể vào phổi Bụi khí độc có kích thước phân tử từ 1 – 5 micron đi vào các phế quản hay phế nang Toàn bộ phế nang có diện tích rất lớn với một mạng lưới mao mạch dày đặc giúp chất độc khuếch tán nhanh vào máu, không qua gan và không được giải độc như theo đường tiêu hoá mà đi ngay qua tim để đi đến các phủ tạng, đặc biệt hệ thần kinh trung ương Do đó, chất độc xâm nhập qua đường hô hấp tác động gây độc nhanh và rất nguy hiểm.

- Tiêu hoá

Thức ăn và nước uống bị nhiễm bẩn không đảm bảo qui tắc an toàn vệ sinh thực phẩm hay bản thân thức ăn và nước uống có chứa kim loại nên kim loại nặng dễ xâm nhập vào cơ thể sinh vật và gây bệnh Chỉ có một số độc chất đi vào não, còn lại độc chất chủ yếu đi qua gan, thận, qua sữa mẹ, tuyến mồ hôi và tuyến sinh dục.

- Tiếp xúc

Da có vai trò bảo vệ chống tác động của yếu tố hoá học, vật lý và sinh học Do một số yếu tố nhạy cảm với lớp mỡ dưới da nên kim loại nặng có thể đi qua da, vào hệ tuần hoàn chung của cơ thể Nhiễm độc qua da càng xảy ra dễ dàng nếu da bị tổn thương về mặt cơ học (chấn thương), lý học (bỏng), các chất hoá học (các chất kích thích và ăn da, gây bỏng) Nếu nhiễm qua niêm mạc càng nguy hiểm hơn vì niêm mạc có mật độ mao mạch dày.

Khi các chất độc hoặc chất lạ đi vào cơ thể thông qua một hoặc nhiều đường trên, chúng sẽ đi vào máu Sau đó chúng có thể bị đào thải ra khỏi cơ thể bằng một sự chuyển hoá sang một thể khác hoặc bài tiết qua gan, thận (các chất độc tan được trong nước), qua phổi (các chất độc có tính bay hơi cao) Các chất độc không bài tiết ra có thể tồn lưu, tích luỹ trong các mô, các

Trang 19

cơ quan nội tạng rồi gây các bệnh nguy hiểm như ung thư hoặc các bệnh đột biến về gan hoặc di truyền.

1.1.4 Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới và Việt Nam

1.1.4.1 Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới[10, 11, 27, 32]

Tình trạng ô nhiễm kim loại nặng thường gặp ở các khu công nghiệp, các thành phố lớn, khu vực hoạt động nông nghiệp và khu vực khai thác khoáng sản Từ các nguồn phát thải các kim loại nặng đi vào môi trường đất, nước, không khí gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh vật và tốn kém chi phí để khắc phục, xử lý

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm Pb, Cd, Zn, Cu cũng như các kim loại nặng khác diễn ra ở nhiều nơi, từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển, tuy nhiên mức độ trầm trọng thường xảy ra cục bộ tại một số khu vực Hoạt động công nghiệp đặc biệt là công nghiệp khai khoáng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón, giao thông, từ tự nhiên … đã đưa vào môi trường một lượng lớn kim loại nặng

Năm 1953 ở Nhật Bản, một nhà máy sản xuất hóa chất đã thải metyl thủy ngân ra vịnh Minamata, thông qua con đường thực phẩm đã gây ra các triệu chứng bệnh thần kinh và được biết đến như là bệnh "Minamata" Ở tỉnh Creuse (Pháp) từ năm 1905 – 1955 hoạt động khai thác vàng đã thải ra 550.000 tấn cianua và thuỷ ngân gây ô nhiễm nặng cho một vùng rộng lớn và nước sông Tardes Ở Irắc, đất bị ô nhiễm metyl thuỷ ngân từ thuốc bảo vệ thực vật đã làm hơn 6.000 người nhiễm độc và 88 người chết Ở dạng muối vô cơ, thủy ngân đã gây nên các rối loạn thần kinh cho công nhân làm mũ (nón) trong công nghiệp làm mũ của Hà Lan và trở nên nổi tiếng với cụm từ "mad as a hatter".

Ở một số vùng trên thế giới như Đài Loan, Nam Mỹ, Banglades nồng độ của asen trong nước ngầm khá cao Cư dân sinh sống và sử dụng nước ngầm ở các vùng có nồng độ asen cao thường bị mắc các bệnh như bệnh sừng

Trang 20

hóa, tăng hắc tố da Phơi nhiễm ở mức nồng độ cao hơn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như bị hoại tử đầu ngón tay, ngón chân, bệnh "blackfoot", ung thư

Tại Thiên Tân (Trung Quốc), nơi sản xuất hơn một nửa lượng chì cho Trung Quốc, do công nghệ thấp và quản lý kém nên một lượng lớn chì và các kim loại nặng độc hại khác từ mỏ và quá trình khai thác chế biến đã phát tán vào môi trường cao gấp 24 lần tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho khoảng 140.000 người

Ở Sukinda (Ấn Độ), nơi có một trong những mỏ Crom lộ thiên lớn nhất thế giới, 60% nước uống ở đây bị nhiễm Cr+6 ở mức cao gấp hai lần tiêu chuẩn quốc tế Theo ước tính của một nhóm y tế Ấn Độ, 84,75% số người chết ở khu mỏ này đều liên quan đến các bệnh do crom gây ra Vapi – một thành phố khác của Ấn Độ, theo điều tra cho thấy hàm lượng thủy ngân trong nước ngầm của thành phố cao hơn 96 lần so với tiêu chuẩn an toàn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các kim loại nặng bị phát tán vào không khí và nhiễm vào các sản phẩm của địa phương, số người có nguy cơ ảnh hưởng lên đến 71.000 người Ở thành phố La Oraya – một thành phố mỏ của Peru, 99% số trẻ em có hàm lượng chì nhiễm vào trong máu vượt quá mức cho phép, theo khảo sát năm 1999, hàm lượng Pb, Cu, Zn ở đây cao gấp 3 lần so với giới hạn cho phép và chúng sẽ tồn tại trong đất của thành phố này hàng thế kỷ nữa [theo thống kê năm 2006 của tổ chức nghiên cứu môi trường quốc tế Viện Blacksmith].

1.3.4.2 Tình hình ô nhiễm kim loại nặng ở Việt Nam [1, 3, 20]

Việt Nam là nước đang phát triển, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa gia tăng, cùng với nó là tình trạng ô nhiễm kim loại nặng ngày càng trầm trọng Các khu vực ô nhiễm kim loại nặng cao tại Việt Nam tập trung tại các thành phố lớn, khu công nghiệp phát triển hay tại các khu vực làng nghề truyền thống.

Trang 21

Ô nhiễm Asen tại Việt Nam thường phân bố rộng và là một trong những quốc gia ô nhiễm Asen cao trên thế giới Từ năm 1995 – 2000, nhiều nghiên cứu đã cho thấy nồng độ Asen trong các mẫu nước khảo sát ở thượng lưu sông Mã, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hoá, Hà Nội… đều vượt tiêu chuẩn cho phép nước sinh hoạt quốc tế và Việt Nam

Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm kim loại nặng cadimi và chì cũng gia tăng nhanh chóng, mức độ ô nhiễm nghiêm trọng nhất vẫn là các thành phố lớn, các khu dân cư, khu công nghiệp, các làng nghề truyền thống… Tại huyện Đông Anh, Hà Nội hàm lượng cadimi, chì trong đất và nước của khu vực trồng rau đều vượt tiêu chuẩn cho phép

Năm 2004 tại huyện Tân Trụ (Long An), hàm lượng cadimi trong nước từ 2 – 8 mg/l gấp 40 – 60 lần tiêu chuẩn cho phép, chì từ 0,7 - 2,7 mg/l gấp 7 - 27 lần tiêu chuẩn cho phép

Đất ở khu vực xung quanh nhà máy Pin Văn Điển và nhà máy phân lân Văn Điển (Hà Nội) có hàm lượng kim loại nặng là: chì 17,44 – 2047 ppm; đồng 12,85 – 49,69 ppm; mangan 172,78 – 2018,05 ppm; kẽm 25,190 – 243,477 pmm

Một số khu vực biển đã có biểu hiện ô nhiễm kim loại nặng, Theo số liệu năm 2000 của các trạm quan trắc biển, các trầm tích chủ yếu bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng như: asen, cadimi, đồng, kẽm và thủy ngân.

biển của một số hệ thống sông

Hệ thống sông Thông số (đơn vị tấn/năm)

Trang 22

(Nguồn: Chương trình Nghiên cứu biển cấp nhà nước KT.03.07)

Phòng – Quảng Ninh

Chất gây ô nhiễm (đơn vị tấn/năm)

65,29 45,12 840,73 5,13 45,89 9,44

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2003, Phạm Văn Ninh)

Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm là vấn đề cần được quan tâm vì kim loại nặng chủ yếu xâm nhập vào cơ thể con người qua con đường tích luỹ sinh học Theo kết quả phân tích vào tháng 4 năm 2004 tại thôn Bằng B, xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội qua các mẫu rau dùng để phân tích như: mồng tơi, hành, cải xanh, muống cạn, ngải cứu, muống nước thì hàm lượng các kim loại nặng như Cu, Zn, Pb, Cd, Hg, As là cao so với tiêu chuẩn của WHO Ở thành phố Hồ Chí Minh nhiều hệ thống kênh rạch, ao mương đã phải hứng chịu một cách lâu dài các chất thải độc hại từ hàng ngàn nhà máy, cơ sở sản xuất trên địa bàn Điển hình như năm 2008, Nhà máy bột ngọt Vedan đã bị phát hiện việc đổ nước thải chưa xử lí ra sông Thị Vải đã gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và thiệt hại nặng nề cho người dân trong khu vực đã bị cơ quan nhà nước xử lý

Những công trình nghiên cứu gần đây của một số nhà khoa học cho thấy rau bán ở các chợ trong thành phố Hồ Chí Minh, nhiều loại nhiễm kim loại nặng đặc biệt chì có hàm lượng cao hơn mức cho phép 30 lần Theo nghiên cứu của Phó giáo sư tiến sĩ Bùi Cách Tuyến (Đại học Nông Lâm

Trang 23

TP.HCM) hàm lượng kẽm trong các mẫu rau muống ở quận Bình Chánh cao gấp 30 lần mức cho phép.

Các dẫn liệu trên cho thấy tình hình ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới và Việt Nam đã và đang gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, chất lượng cuộc sống của con người Mặc dù tình trạng ô nhiễm kim loại nặng ở nước ta tuy chưa ở mức phổ biến và trầm trọng, song một số vùng nhất là các vùng gần khu công nghiệp đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng cục bộ Vì vậy việc nghiên cứu công cụ nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá ô nhiễm kim loại nặng là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn nhằm quan trắc và kiểm soát các ảnh hưởng của nó đến đời sống con người và môi trường.

1.4 Vai trò, chức năng sinh hóa và sự nhiễm độc Pb, Hg, Cd, As [1, 2, 9, 10, 11, 17, 20, 22, 24, 29] 

1.4.1 Vai trò, chức năng sinh hóa và sự nhiễm độc Pb [1, 17, 22]

1.4.1.1 Sơ lược về chì

Trữ lượng trong thiên nhiên của chì là khoảng 1,6.10-3 % khối lượng vỏ trái đất ứng với khoảng 1,6.10-4 % tổng số nguyên tử của vỏ trái đất, tức là nguyên tố ít phổ biến Chì có 18 đồng vị trong đó có 4 đồng vị bền:208Pb (52,3%), 207Pb (22,6 %), 206Pb (23,6%), 204Pb (1,48%) Chì tồn tại ở trạng thái

oxi hoá 0, +2, +4 trong đó muối chì hoá

trị 2 là bền và hay gặp nhất Có khoảng

170 khoáng vật của chì chủ yếu là: Galen (PbS), Cerndute (PbCO3), Anglesite (PbSO4) và pyromorphite [Pb5Cl(PO4)3].

Hình 1.2 Kim loại chì

Trong khí quyển chì tương đối giàu hơn so với kim loại khác Nguồn chính của chì phân tán trong không khí xuất phát từ quá trình đốt cháy các

Trang 24

nhiên liệu xăng chứa chì Chì được trộn thêm dưới dạng Pb(CH3)4 và Pb(C2H5)4 cùng với các chất làm sạch 1,2-đicloetan và 1,2-đibrometan.

Chì là một kim loại mềm, nặng, độc hại và có thể tạo hình Chì có màu trắng xanh khi mới cắt nhưng bắt đầu xỉn màu thành xám khi tiếp xúc với không khí.

1.4.1.2 Ứng dụng của chì

- Chì được dùng làm tấm điện cực trong ăcquy, dây cáp điện, đầu đạn và các ống dẫn trong công nghiệp hóa học.

- Chì được sử dụng như chất nhuộm trắng trong sơn, thành phần màu trong tráng men

- Chì hấp thụ tốt tia phóng xạ và tia rơnghen nên được dùng làm những tấm bảo vệ phóng xạ hạt nhân

1.4.1.3 Tác dụng sinh hóa của chì

Tác dụng sinh hóa chủ yếu của Pb là tác dụng của nó đến sự tổng hợp máu dẫn đến sự phá vỡ hồng cầu Chì ức chế một số enzym quan trọng của quá trình tổng hợp máu do sự tích lũy của các hợp chất trung gian của quá trình trao đổi chất Một phần quan trọng của tổng hợp máu là do sự chuyển hóa delta –amino levunilicaxit (ALA–dehydrase) Chì ức chế ALA – dehydrase enzym, do đó giai đoạn tiếp theo tạo thành porpho biliogen không thể xảy ra Kết quả là phá hủy quá trình tổng hợp hemoglobin cũng như các sắc tố hô hấp khác cần thiết trong máu như cytochromes.

Cuối cùng, chì cản trở việc sử dụng oxi và glucoza để sản sinh năng lượng trong quá trình sống Sự cản trở này có thể tìm thấy khi nồng độ cồn trong máu nằm khoảng 0,3 ppm Ở các nồng độ cao hơn có thể gây hiện tượng thiếu máu (thiếu hemoglobin) nếu hàm lượng chì trong máu khoảng 0,5 – 0,8 ppm gây ra sự rối loạn chức năng thận và phá hủy não

Xương là nơi tàng trữ, tích tụ chì của cơ thể Sau đó phần chì này có thể tương tác cùng với photphat trong xương và thể hiện tính độc hại khi truyền

Trang 25

vào mô mềm của cơ thể Chì nhiễm vào cơ thể qua da, đường tiêu hóa, hô hấp Nhiễm chì có thể dẫn đến vô sinh, sảy thai, mắc phải các rối loạn về thần kinh, thiếu máu, đau đầu, sưng khớp, chóng mặt Ở trẻ em, chỉ số IQ sẽ không cao, đôi khi có những biểu hiện rối loạn hành vi Do chì tích lũy dần trong cơ thể một cách chậm chạp nên những triệu chứng sẽ không được nhận biết kịp thời.

1.4.1.4 Độc tính của chì

Trong sản xuất công nghiệp thì Pb có vai trò quan trọng, nhưng đối với cơ thể thì chưa chứng minh được Pb có vai trò tích cực gì Song độc tính của Pb và các hợp chất của nó đối với cơ thể người và động vật thì quá rõ Không khí, nước và thực phẩm bị ô nhiễm Pb đều rất nguy hiểm cho mọi người, nhất là trẻ em đang phát triển và động vật Chì có tác dụng âm tính lên sự phát triển của bộ não trẻ em, Pb ức chế mọi hoạt động của các enzym, không chỉ ở não mà còn ở các bộ phận tạo máu, nó là tác nhân phá hủy hồng cầu.

Khi hàm lượng Pb trong máu khoảng 0,3 ppm thì nó ngăn cản quá trình sử dụng oxi để oxi hóa glucoza tạo ra năng lượng cho quá trình sống, do đó làm cho cơ thể mệt mỏi Ở nồng độ cao hơn (>0,8 ppm) có thể gây nên thiếu máu do thiếu hemoglobin Hàm lượng chì trong máu nằm trong khoảng ( >0,5 – 0,8 ppm) gây ra sự rối loạn chức năng của thận và phá hủy não Xương là nơi tàng trữ, tích tụ chì trong cơ thể, ở đó chì tương tác với photphat trong xương rồi truyền vào các mô mềm của cơ thể và thể hiện độc tính của nó.

Vì thế tốt nhất là tránh những nơi có Pb ở bất kì dạng nào, đồng thời trong dinh dưỡng chú ý dùng loại thực phẩm có hàm lượng Pb dưới quy định cho phép và có đủ Ca và Mg để hạn chế tác động của Pb Vì dù chúng ta không muốn thì cũng luôn có một lượng Pb rất nhỏ nhất định vẫn thâm nhập vào cơ thể của chúng ta qua đường ăn uống và hít thở Vì thế nên uống sữa, ăn nhiều rau xanh, các loại thực phẩm và đồ uống giàu vitamin B1 và vitamin C thì có lợi cho việc chống lại và hạn chế ảnh hưởng của Pb đối với cơ thể.

Trang 26

Các chất được dùng để giải độc chì là EDTA, 2,3- dimercaptopropanol, penicillamin…., do đó chúng tạo với Pb các phức chelat bền và được đào thải ra ngoài qua nước tiểu.

1.4.2 Vai trò, chức năng sinh hóa và sự nhiễm độc Cd [1, 2, 9, 11]

1.4.2.1 Sơ lược về Cadimi

Cadimi chiếm khoảng 5.10-5% khối lượng vỏ trái đất ứng với 7.10-6 % tổng số nguyên tử Cadimi là nguyên tố kém phổ biến Cadimi có 19 đồng vị, 8 trong số đó là bền như 114Cd (28,86%), 113Cd (12,26%),

112Cd (24,07%), 111Cd (12,7%), 110Cd (12,39%)

và 100Cd Cadimi thường có trong các khoáng Hình 1.3 Kim loại cadimi

vật chứa kẽm và là sản phẩm phụ quá trình sản xuất kẽm, đồng và chì Thí dụ, khoáng vật chứa cadimi là grenokit (CdS), thường tồn tại lượng nhỏ trong quặng kẽm là: blen kẽm (ZnS), và calamin (ZnCO3) có chứa khoảng 3% cadimi, hoặc trong quặng thủy ngân là xinaba thần sa (HgS) Cadimi còn tồn tại trong quặng đa kim với chì và đồng

1.4.2.2 Ứng dụng của Cadimi

Cadimi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1817 bởi Friedrich Stromeyer (1778-1838) và mới được sử dụng rộng rãi ở thế kỷ XX Việc sản xuất Cadimi trên thế giới tăng từ 11.000 tấn trong năm 1960 lên đến 19.000 tấn năm 1985

- Khoảng ¾ cadimi sản xuất ra được sử dụng trong các loại pin (đặc biệt là Ni – Cd ) và phần lớn trong công nghiệp.

- Cadimi được sử dụng chủ yếu trong các chất màu, lớp sơn phủ, các chất mạ kim loại ( mạ vỏ ô tô, máy bay và tàu biển).

Trang 27

- Cadimi được sử dụng chế tạo hợp kim, làm chất ổn định trong plastic, làm điện cực ắc quy kiềm Hợp kim Cu – Cd dùng làm thanh điều chỉnh trong lò phản ứng hạt nhân.

- Ngoài ra Cadimi còn có mặt trong phân bón và một số thuốc trừ sâu bởi độc tính để diệt nấm và côn trùng.

1.4.2.3 Tác dụng sinh hóa của cadimi

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, cadimi được gắn vào trong các mô dưới dạng một hợp chất với một protein có chọn lọc và có trọng lượng phân tử thấp nhưng giàu nhóm tiol (-SH) là metalothionein Metalothionein thường có 61 axit amin trong đó có 20 axit amin cystein và không có axit amin thơm Chính sự tổng hợp nên hợp chất metalothionein này được kích thích khi có mặt của cadimi Metalothionein tập trung nhiều nhất ở gan và thận, nơi mà cadimi thường tích lũy ( khoảng 50 – 60 % lượng cadimi trong cơ thể)

{Enzim} + Cd2+ → {Enzim} Cd + 2H+

Lúc đầu, cadimi cư trú trong gan nơi thường diễn ra sự tổng hợp metalothionein; sau đó nó được vận chuyển dần đến thận nhờ protein này Ở đây cadimi sẽ được giữ rất lâu bởi vì thời gian bán hủy của chúng ở bộ phận này có thể vượt qua 17 năm ở những đối tượng bị nhiễn trung bình Sự lưu trữ này được thực hiện một cách có chọn lọc ở vỏ thượng thận Dựa vào kết quả nhận được ở người và động vật sau khi chết cho thấy nồng độ tới hạn của cadimi trong thận là 200 ppm (200μgcadimi/ 1g mô tươi) Nếu vượt quá giá trị này sẽ xuất hiện "chứng bài tiết ra phức protein - cadimi" được đặc trưng bằng sự xuất hiện protein phân tử lượng thấp (± 30000) trong nước tiểu cũng như bởi việc tăng sự thanh thải của β2–microglobulin của protein liên kết retinol (RBP) Bệnh thận đặc biệt này là trường hợp cá biệt về mặt mô học,

Trang 28

bởi lẽ một bệnh ở ống mà lại chỉ gây tác hại một cách có chọn lọc đến duy nhất cái ống đầu gần.

1.4.2.4 Độc tính của cadimi [24, 29]

Cadmi là nguyên tố rất độc Giới hạn tối đa cho phép của cadmi: Trong nước : 0,01 mg/l (hay 10ppb), Trong không khí : 0,001 mg/m3,

Trong thực phẩm : 0,001- 0,5 mg/kg.

Trong tự nhiên cadmi thường được tìm thấy trong các khoáng vật có chứa kẽm Nhiễm độc cadmi gây nên chứng bệnh giòn xương Ở nồng độ cao, cadmi gây đau thận, thiếu máu và phá huỷ tuỷ xương.

Phần lớn cadimi thâm nhập vào cơ thể con người được giữ lại ở thận và được đào thải, còn một phần ít (khoảng 1%) được giữ lại trong thận, do cadmi liên kết với protein tạo thành metallotionein có ở thận Phần còn lại được giữ lại trong cơ thể và dần dần được tích luỹ cùng với tuổi tác Khi lượng cadmi được tích trữ lớn, nó có thể thế chỗ ion Zn2+ trong các enzim quan trọng và gây ra rối loạn tiêu hoá và các chứng bệnh rối loạn chức năng thận, thiếu máu, tăng huyết áp, phá huỷ tuỷ sống, gây ung thư.

1.4.3 Vai trò, chức năng sinh hóa và sự nhiễm độc asen

1.4.3.1 Sơ lược về Asen

Asen có ký hiệu hóa học là As, có số hiệu nguyên tử Z = 33, thuộc nhóm VA, chu kỳ 4 trong bảng hệ thống tuần hoàn Chiếm 1.10-4 % tổng số nguyên tử trong vỏ nguyên tử trong vỏ trái đất Trạng thái oxi hóa của asen là +3, +5 Asen kim loại có màu trắng bạc, dẫn điện, dẫn nhiệt nhưng giòn, dễ nghiển thành bột, tan trong CS2

As có khối lượng nguyên tử là 74,92 đvC, khối lượng riêng 5,72 g/cm3

nhiệt độ nóng chảy 8170C, nhiệt độ sôi 6100C

Trang 29

1.4.3.2 Chức năng sinh hóa và độc tính Asen [1, 2, 9, 11, 22]

Về mặt hoá học As là một á kim, về mặt sinh học As nằm trong danh mục các hoá chất độc hại cần được kiểm soát As được xếp cùng hàng với các kim loại nặng, As là chất độc có thể gây nên 19 bệnh khác nhau trong đó có ung thư da và phổi, bàng quang, ruột Các triệu chứng cổ điển của nhiễm độc As là sậm màu da, tăng sừng hóa và ung thư, tác động đến hệ thần kinh ngoại biên và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như chứng to chướng gan, bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tim, viêm cuống phổi, các bệnh về đường hô hấp… As ở dạng vô cơ có độc tính cao gấp nhiều lần As ở dạng hữu cơ, trong đó các hợp chất có chứa As thì hợp chất chứa As (III) độc tính cao hơn As (V), tuy nhiên trong cơ thể As (V) có thể bị khử về As (III) As3+ tác động vào nhóm - SH của các enzim do vậy ức chế hoạt động của men.

SH - O S

{enzim} + As - O = {enzim} As+ = O + 2OH

SH - O S

Men pyruvate đehydrogenaz trong chu trình axit citric tạo phức với As3+ ngăn cản việc tạo thành ATP :

Đối với cây trồng: Arsenic được nhiều người biết đến do tính độc của một số hợp chất có trong nó Sự hấp thụ As của nhiều cây trồng trên đất liền không quá lớn, thậm chí ở đất trồng tương đối nhiều As, cây trồng thường không có chứa lượng As gây nguy hiểm As khác hẳn với một số kim loại

Trang 30

nặng bình thường vì đa số các hợp chất As hữu cơ ít độc hơn các As vô cơ Lượng As trong các cây có thể ăn được thường rất ít Sự có mặt của As trong đất ảnh hưởng đến sự thay đổi pH, khi độc tố As tăng lên khiến đất trồng trở nên chua hơn, nồng độ pH < 5 khi có sự kết hợp giữa các loại nguyên tố khác nhau như Fe, Al.

Chất độc ảnh hưởng từ As làm giảm đột ngột sự chuyển động trong nước hay làm đổi màu của lá kéo theo sự chết lá cây, hạt giống thì ngừng phát triển Cây đậu và những cây họ Đậu (Fabaceae) rất nhạy cảm đối với độc tố As

1.4.4 Vai trò, chức năng sinh hóa và sự nhiễm độc thủy ngân

1.4.4.1 Sơ lược về thủy ngân

Thủy ngân có kí hiệu hóa học là Hg (tên latinh là hydragyrum) số thứ tự 80 chu kỳ 6 nhóm IIB trong hệ thống tuần hoàn có số oxi hóa +1, +2 Khối lượng nguyên tử là 200,59 đvC Thế ion hóa 10,43 eV cao nhất trong các nguyên tố nhóm d, nhiệt độ nóng chảy -38,830C, nhiệt độ sôi 356,730C, khối lượng riêng 13,55 g/cm3, độ âm điện 2,0 Ở nhiệt độ thường, thủy ngân là chất lỏng.

Thủy ngân là kim loại màu trắng xám Các hợp chất của thủy ngân kém bền so với hợp chất các nguyên tố cùng nhóm, nhưng phức chất của thủy ngân với các phối tử NH3, CN-, X- lại bền hơn Các dẫn xuất của thủy ngân đều rất độc thủy ngân dễ tạo hợp kim, các hợp kim của thủy ngân gọi là hỗn hống, phần lớn hỗn hống ở thể lỏng hoặc nhão.

1.4.4.2 Ứng dụng của thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân

- Thủy ngân kim loại dùng làm điện cực trong máy đo cực phổ, làm nhiệt kế thủy ngân…

- HgO dùng để điều chế các hợp chất khác của thủy ngân, chế sơn vỏ tàu biển, thuốc mỡ và pin thủy ngân Pin thủy ngân gồm có cực âm làm bằng

Trang 31

hỗn hống kẽm, cực dương là bột nhão của HgO trộn với than và chất điện li là bột nhão của ZnO trộn với KOH Trong pin xảy ra phản ứng:

Zn + HgO = ZnO + Hg

Pin được làm ở dạng cúc dùng cho máy nghe, đồng hồ đeo tay

- Những phức chất của Hg (II) dùng trong hóa phân tích như K2[HgI4] và (NH4)2[Hg(SCN)4]

- Hg2Cl2 dùng làm điện cực calomen là một điện cực so sánh phổ biến

1.4.4.3 Độc tính của Thủy ngân

Nhiễm độc cấp tính: Khi tiếp xúc với Hg ở nhiệt độ cao, không gian kín gây ho, khó thở, tim đập nhanh, nếu liều lượng Hg tăng dần thì nhiệt độ cơ thể tăng, choáng váng, nôn mửa, hôn mê, tức ngực, một số người da tím tái, rét Quá trình khó thở có thể kéo dài đến vài tuần.

Ngộ độc cấp tính do ăn uống phải một lượng lớn Hg Ngộ độc cấp tính có thể là bị ngất, hôn mê Ví dụ: Năm 1952, một ngôi làng ở Irăc có 1450 người chết do ăn phải lúa mì giống do Liên hợp quốc viện trợ, do lúa mì giống được phun tẩm CH3Hg+ để chống nấm.

Nhiễm độc mãn tính: Khi tiếp xúc với Hg trong một thời gian dài Nhiễm độc ở hệ thần kinh, thận, chủ yếu do Hg hữu cơ và một số Hg vô cơ Triệu trứng sớm nhất của nhiễm độc Hg là lơ đãng, da xanh tái, ăn khó tiêu, hay đau đầu, có thể kèm theo viêm lợi, chảy nước bọt, sau đó răng rụng, mòn, thủng, và có vết đen ở răng, gây tổ thương da.

Triệu trứng điển hình của nhiễm độc mãn tính Hg biểu hiện ở thần kinh: liệt, run, liệt mí mắt, môi, lưỡi, cánh tay, bàn chân Người nhiễm độc khó có khả năng điều khiển vận động, cách diễn đạt thay đổi, nói khó, bắt đầu câu nói khó khăn, nói lắp. Đối với trẻ em khi bịnhiễm độc Hg thì thần kinh phân lập, thiểu năng trí tuệ.

Trang 32

Metyl thủy ngân (CH3)Hg+: ảnh hưởng chính đến hệ thần kinh trung ương, ngoài ra nó còn gây ra các rối loạn về tiêu hoá và ítảnh hưởng tới thận. Trong môi trường nước, metyl thủy ngân là dạng độc nhất, nó làm phân liệt nhiễm sắc thể và ngăn cản quá trình phân chia tế bào.

1.5 Các phương pháp nghiên cứu [6, 7, 8, 12, 14, 21, 25, 31]

Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để xác định chì, thủy ngân, asen, cadimi các phương pháp hóa học như phân tích khối lượng, phân tích thể tích Các phương pháp điện hoá như phương pháp cực phổ, phương pháp von – ampe hòa tan Các phương pháp phân tích công cụ như phổ phân tử UV – VIS, phổ phát xạ nguyên tử (AES), phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS) và không ngọn lửa (GF-AAS), phương pháp ICP – MS, phương pháp kích hoạt hạt nơtron mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chọn ba phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp cực phổ, phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử, phương pháp quang phổ plasma ghép nối khối phổ ICP-MS.…Sau đây là một số phương pháp xác định Chì, Thủy ngân, Asen, Cadimi.

1.5.1 Phương pháp cực phổ

Phương pháp này dựa trên việc ứng dụng sự phân cực nồng độ sinh ra trong quá trình điện phân trên điện cực có bề mặt nhỏ Dựa vào đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của sự biến đổi cường độ dòng trong quá trình điện phân vào thế điện đặt vào, có thể xác định định tính và định lượng với chất cần phân tích với độ chính xác khá cao Đường biểu diễn cường độ dòng tại thời điểm xảy ra sự khử ion cần phân tích bị gãy đột ngột ở phía trên tạo nên đường gọi là sóng cự phổ Dựa vào vị trí của sóng đó có thể xác định thành phần định tính của chất điện ly, dựa vào chiều cao của sóng có thể xác định hàm lượng của ion bị khử Phương pháp này có khả năng xác định hỗn hợp các kim loại chứa trong các mẫu kĩ thuật với hàm lượng khoảng 0,001% với độ chính xác trung bình đến 1%.

Trang 33

1.5.1.1 Cơ sở của phương pháp cực phổ

Phương pháp cực phổ là nhóm các phương pháp phân tích dựa vào việc nghiên cứu đường cong Von – Ampe hay còn gọi là đường cong phân cực, là đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào thế khi tiến hành điện phân dung dịch phân tích Quá trình điện phân được thực hiện trong bình điện phân đặc biệt, trong đó có một điện cực có diện tích bề mặt bé hơn diện tích bề mặt kia nhiều lần Điện cực có diện tích bề mặt bé hơn gọi là vi điện cực Quá trình khử ( hoặc oxi hóa) các ion chủ yếu xảy ra trên vi điện cực Để vẽ đường cong phân cực, người ta liên tục theo dõi và đo cường độ dòng điện chạy qua mạch khi tăng dần điện thế đặt vào hai cực của bình điện phân và xây dựng đồ thị theo hệ tọa độ I – E, ( I là cường độ dòng điện chạy qua mạch, E là điện thế đặt vào hai cực của bình điện phân) Đường cong mang tên đường cong Von – Ampe.

* Phương trình Inkovitch

Người ta đã tìm thấy mối liên quan giữa cường độ dòng giới hạn Id với nồng độ ion kim loại CM và các đại lượng khác Mối quan hệ được mô tả bằng phương trình Inkovitch

Id = 605ZD1/2m2/3t1/6CM (1)

Trong đó : Id : Cường độ dòng khuếch tán giới hạn ( A)

Z là điện tích ion kim loại

D là hệ số khuếch tán có thứ nguyên (cm2.s-1)

m là khối lượng giọt thủy ngân chảy ra từ mao quản (g/s) t là thời gian tạo giọt thủy ngân (s)

Trong các đại lượng có trong phương trình (1), hệ số khuếch tán D khó xác định bằng thực nghiệm và cũng ít khi tìm thấy trong các sổ tay.

Trong phân tích cực phổ m và t thường được gọi là đặc trưng mao quản, có thể xác định bằng quan sát thực nghiệm.

Trang 34

Trong thực tế D, m, t có thể được duy trì không thay đổi trong điều kiện thực nghiệm nên (1) có thể viết dưới dạng :

Id = K.CM (2)

Từ phương trình (2) ta thấy cường độ dòng giới hạn Id phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ chất nghiên cứu và (2) là cơ sở cho phân tích cực phổ định lượng.

1.5.1.2 Quy trình của phương pháp cực phổ

Để phân tích một chất nào đó bằng phương pháp cực phổ, trước hết cần chuyển nó vào dung dịch Sau đó tạo môi trường cần thiết và tách các chất ngăn cản sự xác định cực phổ.

Điều bất tiện nhất đối với phương pháp cực phổ là trong dung dịch phân tích có các chất có thể khử gần với thế khử của nguyên tố cần xác định hoặc có thể thấp hơn oxi hòa tan trong dung dịch, chúng sẽ ngăn cản phép xác định Để tách các chất ngăn cản, người ta sử dụng các phản ứng kết tủa, tạo phức, oxi hóa khử, tách sắc kí

Quá trình phân tích cực phổ gồm các bước cụ thể sau : Bước 1: Cho dung dịch phân tích vào bình điện phân.

Bước 2: Sục khí H2 hoặc N2 nguyên chất vào dung dịch bình điện phân trong vòng 10 phút để loại trừ oxi hòa tan trong dung dịch Vì oxi cũng cho sóng khử catot làm ảnh hưởng đến sóng khử của chất phân tích Nếu dung dịch phân tích có môi trường axit yếu hoặc là kiềm thì có thể loại trừ oxi hòa tan bằng Na2S2O3 tinh khiết.

Bước 3: Cho chất nền thích hợp vào.

Bước 4: Cho 2 chất hoạt động bề mặt ( như gielatin hoặc metyl đỏ hay aga-aga) để giảm sự chênh lệch sức căng bề mặt giọt thủy ngân có lợi cho phân tích Cụ thể giảm được cực đại loại 1 và cực đại loại 2 trên đường cực phổ.

Trang 35

Sau đó tiến hành ghi cực phổ.

1.5.2 Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử : AAS [ 5, 19, 21]

1.5.2.1 Nguyên tắc của phương pháp AAS

Nguyên tắc : Khi nguyên tử tồn tại tự do ở thể khí và ở trạng thái năng lượng cơ bản, thì nguyên tử không thu hay không phát ra năng lượng Tức là nguyên tử ở trạng thái cơ bản Song, nếu chiếu vào đám hơi nguyên tử tự do một chùm tia sáng đơn sắc có bước sóng phù hợp, trùng với bước sóng vạch phổ phát xạ đặc trưng của nguyên tố phân tích, chúng sẽ hấp thụ tia sáng đó sinh ra một loại phổ của nguyên tử Phổ này được gọi là phổ hấp thụ của nguyên tử Với hai kỹ thuật nguyên tử hóa, nên chúng ta cũng có hai phép đo tương ứng Đó là phép đo phổ hấp thụ nguyên tử trong ngọn lửa (F- AAS có độ nhạy cỡ 0,1 ppm) và phép đo phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa (GF – AAS có độ nhạy cao hơn kỹ thuật ngọn lửa 50- 1000 lần, cỡ 0,1- 1 ppb).

Cơ sở của phân tích định lượng theo AAS là dựa vào mối quan hệ giữa cường độ vạch phổ và nồng độ nguyên tố cần phân tích theo biểu thức:

A= a.Cx

Có 2 phương pháp định lượng theo phép đo AAS là: phương pháp đường chuẩn và phương pháp thêm tiêu chuẩn.

Thực tế cho thấy phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử có nhiều ưu việt như:

Độ nhạy, độ chính xác cao, lượng mẫu tiêu thụ ít, tốc độ phân tích nhanh Với ưu điểm này, AAS được thế giới dùng làm phương pháp tiêu chuẩn để xác định lượng nhỏ và lượng vết các kim loại trong nhiều đối tượng khác nhau.

Phép đo phổ AAS có thể phân tích được lượng vết của hầu hết các kim loại và cả những hợp chất hữu cơ hay anion không có phổ hấp thụ nguyên tử Nó được sử dụng rộng rãi trong các ngành : địa chất,công nghiệp hóa học, hóa dầu, y học, sinh học, dược phẩm

Trang 36

* Phép đo phổ có ngọn lửa (F-AAS):

Kỹ thuật F-AAS dùng năng lượng nhiệt của ngọn lửa đèn khí để hoá hơi và nguyên tử hoá mẫu phân tích Do đó mọi quá trình xảy ra trong khi nguyên tử hoá mẫu phụ thuộc vào đặc trưng và tính chất của ngọn lửa đèn khí nhưng chủ yếu là nhiệt độ ngọn lửa Đây là yếu tố quyết định hiệu suất nguyên tử hoá mẫu phân tích, mọi yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ ngọn lửa đèn khí đều ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp phân tích.

* Phép đo phổ không ngọn lửa:

Gồm: lò graphit, bộ tạo hyđrua (hydride vapor generator – HVG), bộ hóa hơi lạnh phân tích thủy ngân (MVU).

Kỹ thuật không ngọn lửa ra đời sau kỹ thuật có ngọn lửa nhưng đã được phát triển rất nhanh, nó đã nâng cao độ nhạy của phép xác định lên gấp hàng trăm lần so với kỹ thuật F-AAS Mẫu phân tích bằng kỹ thuật này không cần làm giàu sơ bộ và lượng mẫu tiêu tốn ít.

Kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa là quá trình nguyên tử hoá tức khắc trong thời gian rất ngắn nhờ năng lượng nhiệt của dòng điện có công suất lớn và trong môi trường khí trơ (Argon) Quá trình nguyên tử hoá xảy ra theo các giai đoạn kế tiếp nhau: sấy khô, tro hoá luyện mẫu, nguyên tử hoá để đo phổ hấp thụ nguyên tử và cuối cùng là làm sạch cuvet Nhiệt độ trong cuvet graphit là yếu tố quyết định mọi diễn biến của quá trình nguyên tử hoá mẫu.

1.5.2.2 Những ưu - nhược điểm của phép đo

Cũng như các phương pháp phân tích khác, phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử cũng có những ưu, nhược điểm nhất định đó là:

Ưu điểm:

Đây là phép đo có độ nhạy cao và độ chọn lọc tương đối cao Gần 60 nguyên tố hoá học có thể xác định bằng phương pháp này với độ nhạy từ 1.10-4 – 1.10- 5 %.

Trang 37

Đặc biệt, nếu sử dụng kỹ thuật nguyên tử hoá không ngọn lửa thì có thể đạt tới độ nhạy n.10- 7 % Chính vì có độ nhạy cao nên phương pháp phân tích này đã được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực để xác định lượng vết các kim loại Một ưu điểm lớn của phép đo là: trong nhiều trường hợp không phải làm giàu nguyên tố cần xác định trước khi phân tích Do đó, tốn ít mẫu, ít thời gian cũng như hoá chất tinh khiết để làm giàu mẫu Tránh được sự nhiễm bẩn khi xử lý mẫu qua các giai đoạn phức tạp Đặc biệt, phương pháp này cho phép phân tích hàng loạt mẫu với thời gian ngắn, kết quả phân tích lại rất ổn định, sai số nhỏ.

Nhược điểm: Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm phép đo AAS cũng

có nhược điểm là chỉ cho biết thành phần nguyên tố của chất ở trong mẫu phân tích mà không chỉ ra trạng thái liên kết của nguyên tố ở trong mẫu.

1.5.3 Phương pháp quang phổ plasma ghép nối khối phổ (ICP – MS) [6, 7, 31]

Kỹ thuật ICP – MS là một trong những kỹ thuật phân tích hiên đại có khả năng phân tích trên 60 nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn với độ nhạy cao Kỹ thuật này được nghiên cứu và phát triển mạnh trong những năm gần đây Chính vì có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn các phương pháp phân tích trước đó nên kỹ thuật này được nghiên cứu và ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực phân tích vết và siêu vết, phục vụ nghiên cứu vật liệu bán dẫn, vât liệu hạt nhân, mẫu địa chất, nông nghiệp, sinh học, môi trường

Điểm mạnh của phương pháp này là có thể phân tích đồng thời nhiều nguyên tố kim loại trong một mẫu, có thể phân tích định lượng, bán định lượng Ngoài ra kỹ thuật này còn có thể phân tích xác định các đồng vị của một nguyên tố trong cùng một đối tượng mẫu Vì vậy nó được sử dụng mạnh mẽ trong phân tích, đánh giá mức độ phơi nhiễm độc tố kim loại trong nhiều đối tượng sinh học và môi trường.

Trang 38

Hai phương pháp phân tích ICP phổ biến hiện nay là phương pháp quang phổ phát xạ Plasma (ICP-AES) và ICP – MS Ưu điểm của hai phương pháp này so với các phương pháp thông thường khác là sử dụng nguồn plasma có thể tạo ra nhiệt độ từ 5000-100000C Với nhiệt độ này có thể nguyên tử hóa hoàn toàn các nguyên tố các nguyên tố cần phân tích So với ICP-AES thì kỹ thuật ICP-MS có khả năng phân tích tốt hơn bởi vì nó có thể phân tích chính xác các ion khác nhau, xác định các đồng vị trong mẫu dựa trên giá trị tỷ lệ M/z và được tính toán theo các đường chuẩn độc lập Hiệu quả phân tích của ICP-MS so với các kỹ thuật phân tích khác như quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), ICP-OES, … đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu Bảng 1.4 cho thấy khả năng phát hiện của ICP-MS hơn so với các kỹ thuật khác

Bảng 1.3 : So sánh khả năng phát hiện của các kỹ thuật phân tích (ppb)

Trang 39

(KPH : không phát hiện được)

*Phương pháp ICP-MS có ưu điểm

- Phân tích nhanh và đồng thời nhiều nguyên tố

- Giới hạn phát hiên thấp thích hợp phân tích lượng vết và siêu vết - Khả năng phân tích định lương và bán định lượng

- Có thể phân tích và đưa ra đầy đủ thông tin về các đồng vị của một nguyên tố trong một mẫu.

*Nhược điểm của phương pháp

Kết quả phân tích thường bị ảnh hưởng bởi các khí: Argon, O2, H2 và các axit dùng để chuẩn bị mẫu vì ở nhiệt độ cao chúng bị phản ứng với các nguyên tố trong mẫu để tạo ra các oxit, các hạt ion có cùng khối lượng với các nguyên tố cần phân tích Tuy nhiên ảnh hưởng này có thể được loại bỏ dựa vào các kỹ thuật phân tích của ICP-MS và lựa chọn đồng vị thích hợp để phân tích

*Nguyên tắc chung của phương pháp

Mẫu phân hủy tới dạng đồng nhất bằng các phương pháp phân hủy mẫu thích hợp, sau đó được đưa vào phân tích trên thiết bị ICP-MS Mẫu ở dạng đồng nhất được sol hóa thành sol khí và đưa tới tâm ngọn lửa ICP, ở đây xảy ra quá trình nguyên tử hóa và ion hóa Các ion kim loại được thu nhận qua hệ thống phân giải phổ theo số khối (tỉ số khối lượng /điện tích ion m/z) và được

Ngày đăng: 13/12/2013, 13:20

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1 Bản đồ phân bố diện tích canh tác rau các loại tại các phường xã thành phố Đà Lạt  - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Hình 1.1.

Bản đồ phân bố diện tích canh tác rau các loại tại các phường xã thành phố Đà Lạt Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 1.1: Tải lượng một số chất gây ô nhiễm đổ ra biển của một số hệ thống sông - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Bảng 1.1.

Tải lượng một số chất gây ô nhiễm đổ ra biển của một số hệ thống sông Xem tại trang 27 của tài liệu.
Hình 2.1: Máy đo cực phổ 797 Computrace - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Hình 2.1.

Máy đo cực phổ 797 Computrace Xem tại trang 49 của tài liệu.
Hình 2.2: Hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử A A– 6300 - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Hình 2.2.

Hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử A A– 6300 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Hình 2.3: Hệ thống Agilent 7500 Series ICP-MS - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Hình 2.3.

Hệ thống Agilent 7500 Series ICP-MS Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu và kí hiệu mẫu - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Bảng 2.1.

Vị trí lấy mẫu và kí hiệu mẫu Xem tại trang 52 của tài liệu.
Hình 2.5 Ruộng bắp cải - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Hình 2.5.

Ruộng bắp cải Xem tại trang 53 của tài liệu.
Hình 2.4 Ruộng súp lơ - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Hình 2.4.

Ruộng súp lơ Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 2.3 Qui trình xử lý mẫu trên máy vi sóng Anton Paar Multiwave 3000 - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Bảng 2.3.

Qui trình xử lý mẫu trên máy vi sóng Anton Paar Multiwave 3000 Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 2.4 Điều kiện đo mẫu trên máy phổ hấp thu nguyên tử ngọn lửa Shimadzu AAS 6300 cho hai nguyên tố Cd, Pb - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Bảng 2.4.

Điều kiện đo mẫu trên máy phổ hấp thu nguyên tử ngọn lửa Shimadzu AAS 6300 cho hai nguyên tố Cd, Pb Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 2.7 Thông số đo trên ICP-MS 7500 Series Agilent - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Bảng 2.7.

Thông số đo trên ICP-MS 7500 Series Agilent Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 2.6 Điều kiện đo trên máy bằng phương pháp MVU-AAScho nguyên tố Hg - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Bảng 2.6.

Điều kiện đo trên máy bằng phương pháp MVU-AAScho nguyên tố Hg Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 3.1 Kết quả xác định hàm lượng chì bằng phương pháp cực phổ - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Bảng 3.1.

Kết quả xác định hàm lượng chì bằng phương pháp cực phổ Xem tại trang 61 của tài liệu.
Hình 3.2 Đường cong cực phổ mẫu trắng  nước Đà Lạt - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Hình 3.2.

Đường cong cực phổ mẫu trắng nước Đà Lạt Xem tại trang 63 của tài liệu.
Hình 3.4 Đường cong cực phổ mẫu bắp cải - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Hình 3.4.

Đường cong cực phổ mẫu bắp cải Xem tại trang 64 của tài liệu.
Hình 3.5 Đường cong cực phổ mẫu hành tây - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Hình 3.5.

Đường cong cực phổ mẫu hành tây Xem tại trang 64 của tài liệu.
Hình 3.6 Đường cong cực phổ mẫu trắng rau - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Hình 3.6.

Đường cong cực phổ mẫu trắng rau Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 3.3 Kết quả xác định hàm lượng chì bằng phương pháp AAS - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Bảng 3.3.

Kết quả xác định hàm lượng chì bằng phương pháp AAS Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 3.5 Kết quả xác định hàm lượng thủy ngân bằng phương pháp AAS - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Bảng 3.5.

Kết quả xác định hàm lượng thủy ngân bằng phương pháp AAS Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 3.6 Kết quả xác định hàm lượng asen bằng phương pháp AAS - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Bảng 3.6.

Kết quả xác định hàm lượng asen bằng phương pháp AAS Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 3.9 Kết quả xác định hàm lượng thủy ngân bằng phương pháp ICP – MS - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Bảng 3.9.

Kết quả xác định hàm lượng thủy ngân bằng phương pháp ICP – MS Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 3.12 So sánh kết quả phân tích với giới hạn an toàn của kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, As trong nước tưới rau - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Bảng 3.12.

So sánh kết quả phân tích với giới hạn an toàn của kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, As trong nước tưới rau Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 3.11 So sánh kết quả phân tích với giới hạn an toàn của kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, As trong thực phẩm - Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt

Bảng 3.11.

So sánh kết quả phân tích với giới hạn an toàn của kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, As trong thực phẩm Xem tại trang 68 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan