Vận dụng tư tưởng đạo đức hồ chí minh để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay (qua khảo sát ở trường THPT long phước, huyện long thành, tỉnh đồng nai)

92 1.4K 12
Vận dụng tư tưởng đạo đức hồ chí minh để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay (qua khảo sát ở trường THPT long phước, huyện long thành, tỉnh đồng nai)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤCĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ NGỌC ANH VẬN DỤNG TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Qua khảo sát Trường THPT Long Phước, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên nghành: LL & PPDH BỘ MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Mã Số : 60.14.10 TP. Hồ Chí Minh - 2012 2 BỘ GIÁO DỤCĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ NGỌC ANH VẬN DỤNG TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Qua khảo sát Trường THPT Long Phước, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên nghành: LL & PPDH BỘ MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Mã Số : 60.14.10 TP. Hồ Chí Minh - 2012 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Vinh, khoa Sau đại học, khoa Giáo dục chính trị, các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Nguyễn Lương Bằng - người trực tiếp hướng dẫn, định hướng khoa học, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy, cô Trường THPT Long Phước, Long Thành, Đồng Nai đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót; tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, của quý thầy cô để công trình được hoàn thiện hơn. TP. Hồ Chí Minh,tháng7 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh 3 MỤC LỤC 01.01.01.Trang A. MỞ ĐẦU . 4 B. NỘI DUNG 11 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay 11 1.1. Giáo dục tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay . 11 1.1.1. Những vấn đề chung về đạo đứcgiáo dục đạo đức……………… 11 1.1.2. Những nội dung cơ bản của tưởng đạo đức Hồ Chí Minh . 20 1.2 Thực trạng vận dụng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai hiện nay . 35 1.2.1. Vài nét về trường THPT Long Phước 35 1.2.2. Tình hình giáo dục tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trường THPT Long phước ………………………………………………… 40 CHƯƠNG 2. Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT……… 47 2.1. Phương hướng giáo dục tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT Long Phước, Long Thành, Đồng Nai 47 2.1.1. Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho học sinh về tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh …………………………………………………………. 47 2.1.2. Thông qua việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về đạo đức để giáo dục cho học sinh trở thành những công dân tốt cho xã hội ………… 48 2.1.3. Xây dựng các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để học sinh có tiêu chí phấn đấu ……………………………………. 51 2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT Long Phước, Long Thành, Đồng Nai hiện nay …………………………………………………………………… 54 2.2.1. Phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh theo tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 54 2.2.2. Vận dụng tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn GDCD để nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Long Phước ……………………………………………………………………… 59 4 2.2.3. Đẩy mạnh các hình thức hoạt động thực tiễn về giáo dục đạo đức cho học sinh theo tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ………………………… 69 2.2.4.Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh theo tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ……………………… . 77 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88 Kết luận . 88 Kiến nghị . 89 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………… 91 PHỤ LỤC ………………………………………………………………… 94 Danh mục một số từ viết tắt THPT Trung học phổ thông GDCD Giáo dục công dân BCHTW Ban chấp hành Trung ương 5 CNH – HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá THCS Trung học cơ sở A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, Người đã để lại một di sản lý luận quý báu, với hệ thống những luận điểm khoa học rộng lớn, sâu sắc, phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong 6 đó có lĩnh vực đạo đức và tấm gương đạo đức trong sáng của người. tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, của dân tộc ta, tưởng của Người không chỉ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam mà còn là tấm gương sáng trong việc giáo dục đạo đức cho mọi người, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông - những chủ nhân tương lai của đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng giáo dục đạo đức và xem đó là nền tảng của người cách mạng. Người luôn khẳng định, đạo đức là “gốc” của người cách mạng. Người nhấn mạnh: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [23; 252]. Theo Người, thanh niên không chỉ có tài năng mà còn phải có đạo đức, bởi : “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [23; 253]. Tài năng phải gắn chặt với đạo đức, Người chỉ rõ: “Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người” [27; 178]. Nhằm làm cho toàn Đảng, toàn dân học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng trong xã hội về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và noi theo, Bộ Chính trị đã chủ trương mở cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc vận động này đã có sự lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội, có tác động rất tích cực đến học sinh, sinh viên trong việc nâng cao nhận thức về đạo đức nói chung và đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, vẫn còn nhiều những hạn chế, thiếu sót. Trên thực tế, do tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự du nhập của văn hóa phương Tây cũng như của xu thế toàn cầu hóa; đặc biệt do không nghiêm túc 7 trong rèn luyện, phấn đấu, do thiếu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thanh thiếu niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng, mà một bộ phận học sinh trung học phổ thông nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực, đáng lo ngại như: suy thoái đạo đức, lối sống, thiếu chí tiến thủ, chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, thiếu ước mơ, hoài bão, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, thờ ơ trước thời cuộc và vô cảm với đồng loại. Sự vi phạm pháp luật ngày càng tăng lứa tuổi học trò, bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp với mức độ ngày càng trầm trọng. Bên cạnh đó những tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập vào học đường hủy hoại thể lực, trí tuệ và đạo đức của học sinh làm cho các chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung và đạo đức của nhà trường xuống cấp. Trong bối cảnh hiện nay, những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tương lai của chính bản thân các em, làm cho các em dễ có nhận thức, suy nghĩ lệch lạc về nhiều vấn đề của đất nước, của xã hội, đồng thời cản trở sự phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và văn minh của xã hội ta hiện nay. Mặt khác, các thế lực thù địch vẫn luôn chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng ta một cách điên cuồng, chúng lợi dụng những hiện tượng đó để tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng chống phá và ngăn chặn sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, hơn bao giờ hết chúng ta phải nêu cao tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh phổ thông nói riêng noi theo, để nâng caotưởng và nhận thức của các em trong bối cảnh hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng lỗi lạc mà cả cuộc đời Người còn toát lên một tấm gương đạo đức cao cả cho chúng ta học tập và noi theo. Đối với học sinh, đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ giúp cho các em nâng cao thế giới quan, nhân sinh quan mà còn làm cho các em sống có lý tưởng, có nhận thức đúng đắn, có lối sống lành mạnh, giúp các em hoàn thiện nhân cách. Vì những lí do đó, chúng tôi chọn vấn đề: Vận dụng tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong giai 8 đoạn hiện nay (Qua khảo sát trường THPT Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên – học sinh là một trong những nội dung trọng tâm mà Đảng đặc biệt quan tâm, thể hiện qua các văn kiện và chỉ thị của Đảng như: Nghị quyết hội nghị lần thứ tư, BCHTW khóa VII “Về công tác thanh niên trong tình hình mới”; Nghị quyết hội nghị lần thứ hai, BCHTW khóa IX; chỉ thị số 06 – CT/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng (khóa X) về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thông báo số 134 – TB/TW “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”. Ngoài ra, liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ trước đến nay đã có nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia và nhiều giáo viên có tâm huyết quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, dưới những thể loại khoa học khác nhau như: sách, báo, tạp chí, tham luận, khóa luận, luận văn tốt nghiệp . Vấn đề giáo dục tưởng đạo đức cho học sinh được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Cụ thể như: “Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức” (Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng và đại học sư phạm) của Nguyễn Hữu Hợp (chủ biên) và Lưu Thu Thủy đã cung cấp những cơ sở phương pháp luận về đạo đức học, giáo dục học và xã hội học của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, có tác dụng định hướng cho quá trình dạy học môn Đạo đức học, ngoài ra, tác giả còn đề cập đến việc tổ chức quá trình dạy học môn đạo đức sao chohiệu quả; “Quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại trong xây dựng đạo đức” của Lê Thị Lan; “Đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đứcGiáo dục công dân” của Nguyễn Nghĩa Dân, các công trình này đã phân tích đưa ra các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD. Nhà giáo dục Phạm Minh Hạc: “Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa”, trong nhiều công trình nghiên cứu của mình về đạo đức đã nhấn mạnh vai trò của giáo dục đạo đức trong quá trình phát triển nhân 9 cách. Hà Thế Ngữ chú trọng đến vấn đề tổ chức quá trình giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy các bộ môn khoa học, nhất là các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, rèn luyện phương pháp duy khoa học để trên cơ sở đó giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức, hướng đến thực hiện các hành vi đạo đức cho học sinh. Phạm Tất Dong đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục lao động, dạy nghề với mục tiêu giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ; TS. Nguyễn Đình Hòa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”; ThS. Thái Bình Dương: “Mấy giải pháp giáo dục sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”; ThS. Nguyễn Minh Hải: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinhsinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”; Nguyễn Quốc Anh (1999), “Công tác giáo dục đạo đức, chính trị cho học sinh, sinh viên”, Tạp chí Cộng sản số 2; Lê Hữu Ái và Lê Thị Tuyết Ba, “Các nội dung và hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên đại học Đà Nẵng hiện nay” . Các công trình tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, nghiên cứu về vị trí, tầm quan trọng của thanh niên – học sinh đối với sự nghiệp cách mạng trong tưởng Hồ Chí Minhsinh thời Người đã luôn quan tâm giáo dục, đào tạo họ thành những công dân tốt để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Xung quanh vấn đề giáo dục tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có các luận án tiến sĩ Triết học như: Đoàn Nam Đàn: “Vận dụng tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Trường Đại học Vinh hiện nay”. Ngoài ra còn có các luận văn thạc sĩ như: Nguyễn Văn Lục: “Giáo dục tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh THPT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH”, Võ Thị Hồng Lý: “Vận dụng tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua tấm gương đạo đức nhà giáo”, Hồ Thị Bích Ngọc: “Vận dụng tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vào giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật công nghệ Việt – Anh (Nghệ An)”, Hồ Thị Thu Hà: “Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh 10

Ngày đăng: 13/12/2013, 13:19

Hình ảnh liên quan

1.2.2. Tình hình giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh ở trường THPT Long Phước - Vận dụng tư tưởng đạo đức hồ chí minh để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay (qua khảo sát ở trường THPT long phước, huyện long thành, tỉnh đồng nai)

1.2.2..

Tình hình giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh ở trường THPT Long Phước Xem tại trang 41 của tài liệu.
thanh n hình báo - Vận dụng tư tưởng đạo đức hồ chí minh để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay (qua khảo sát ở trường THPT long phước, huyện long thành, tỉnh đồng nai)

thanh.

n hình báo Xem tại trang 43 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên ta thấy học sinh thu nhận được nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua nhiều kênh thông tin, nhưng chỉ có nguồn thông tin từ  đài phát thanh, truyền hình và sách báo là đạt tỷ lệ trên 50% - Vận dụng tư tưởng đạo đức hồ chí minh để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay (qua khảo sát ở trường THPT long phước, huyện long thành, tỉnh đồng nai)

ua.

bảng số liệu trên ta thấy học sinh thu nhận được nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua nhiều kênh thông tin, nhưng chỉ có nguồn thông tin từ đài phát thanh, truyền hình và sách báo là đạt tỷ lệ trên 50% Xem tại trang 43 của tài liệu.
1. Đài phát thanh  2. Truyền hình  - Vận dụng tư tưởng đạo đức hồ chí minh để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay (qua khảo sát ở trường THPT long phước, huyện long thành, tỉnh đồng nai)

1..

Đài phát thanh  2. Truyền hình  Xem tại trang 91 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan