Tài liệu CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN doc

4 511 0
Tài liệu CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN Mục đích: Trang bị cho người học khái niệm, mục đích của hoạt động kiểm toán, phân loại kiểm toán. Yêu cầu: Học sinh phải hiểu rõ các khái niệm cơ bản về kiểm toán, biết phân biệt các loại kiểm toán cụ thể. Nội dung : Tổng số: 14 tiết ( 13 tiết lý thuyết, 01 tiết kiểm tra ) I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN 1. Sự cần thiết khách quan của hoạt động kiểm toán Quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của con người luôn đòi hỏi phải có hoạt động quản lý. Có thể hiểu quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá trình quản lý, kiểm tra là một việc không thể thiếu để giúp cho quá trình quản lý được thực hiện t ốt. Kiểm tra là một chức năng của quản lý, nói đến quản lý không thể thiếu hoạt động kiểm tra. Trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người luôn tồn tại hoạt động tài chính, nó gắn liền với hoạt động không phân biệt mục tiêu (kinh doanh hay sự nghiệp công cộng), không phân biệt lĩnh vực (sản xuất hay dịch vụ), không phân biệt sở hữu (công cộng hay tư nhân) và đây là hoạt động đòi hỏi sự kiểm tra ở mức độ cao nhất. Nhu cầu kiểm tra hoạt động tài chính trước hết được thực hiện bởi kế toán tài chính: đó là hệ thống thông tin và kiểm tra về tình hình tài sản bằng các phương pháp chứng từ, đối ứng tài khoản, cân đối kế toán. Tuy nhiên, không phải lúc nào hoạt động kiểm tra của kế toán cũng đáp ứng được yêu cầu của quản lý. Có những thời kỳ đòi hỏi phải có sự kiểm tra ngoài kế toán do s ự kiểm tra của kế toán đã bộc lộ những yếu điểm so với yêu cầu quản lý và từ đó bắt đầu xuất hiện kiểm toán với hình thức ban đầu là kiểm tra độc lập về kế toán. Qua thời gian, dần dần kiểm toán không chỉ giới hạn ở lĩnh vực kế toán_tài chính mà được mở rộng sang lĩnh vực kiểm soát, đánh giá cả hệ thống quản lý của doanh nghiệp, không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp mà còn được mở rộng đến các đơn vị sự nghiệp công cộng (khu vực phi thương mại) với vấn đề đánh giá hiệu năng quản lý c ủa các đơn vị này. 2. Khái niệm về kiểm toán Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền, có kỹ năng nghiệp vụ, thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được xây dựng. Các thông tin có thể định lượng của một đơn vị Các chuyên gia độc lập Thu thập và đánh giá các bằng chứng (xác định phù hợp) Báo cáo kết quả độc lập và có thẩm quyền: Các chuyên gia này là các kiểm toán viên(chủ thể kiểm toán). Kiểm toán viên phải là người có đủ khả năng để hiểu các chuẩn mực đã sử dụng và phải đủ thẩm quyền đối với đối tượng được kiểm toán để có thể thu thập được đầy đủ các bằng chứng thích hợp làm cơ sở cho các ý kiến kết luận khi báo cáo kết quả kiểm toán. Đồng thời kiểm toán viên phải là mộ t người độc lập về quan hệ tình cảm và kinh tế với lãnh đạo đơn vị được kiểm toán. +Thu thập và đánh giá các bằng chứng: Bằng chứng kiểm toán được hiểu một cách chung nhất là mọi thông tin mà kiểm toán viên đã thu thập để xác định mức độ tương quan và phù hợp giữa các thông tin có thể định hướng của một đơn vị với các chuẩn mực đã được thiết lập. +Các thông tin có thể định lượng và các chuẩn mực đã được xây dựng: Các thông tin có thể định lượng có thể có dưới nhiều hình thức khác nhau. Những thông tin này có thể là các thông tin tài chính cũng như không tài chính. Ví dụ: các thông tin trong báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, lượng thời gian mà một công nhân đã hao phí để hoàn thành nhiệm vụ được giao… Các chuẩn mực được xây dựng và sử dụng trong kiểm toán là cơ sở để đánh giá các thông tin đã kiểm tra. Các chuẩn mực này rất đa dạng và phong phú tuỳ thuộc từng loại kiểm toán và mục đích từng cuộc kiểm toán. +Đơn vị được kiểm toán: là đối tượng được kiểm toán. +Báo cáo kết quả: Tuỳ thuộc vào loại kiểm toán, các báo cáo kiểm toán có thể khác nhau về bản chất, về nội dung nhưng chúng đều phải thông tin cho người đọc về mức độ tương quan và phù hợp giữa các thông tin đã kiểm tra và các chuẩn mực đã được xây dựng. 3. Phân loại kiểm toán 3.1. Phân loại theo đối tượng cụ thể của kiểm toán Ø Kiểm toán tài chính Kiểm toán tài chính là loại kiểm toán để xác nhận độ tin cậy và tính hợp thức của các bản khai tài chính. Bản khai tài chính là các bản kê khai thông tin có tính pháp lý và sử dụng thước đo giá trị, trong đó bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất là các báo cáo tài chính. Trong chế độ kế toán Việt Nam, các báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Nhìn chung việc kiểm toán báo cáo tài chính thường do các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp thực hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, chính phủ, ngân hàng và chủ đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp đơn vị có 100% vốn đầu tư của Nhà nước thì chủ thể tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính sẽ là cơ quan kiểm toán của Nhà nước, còn trong trường hợp chỉ nhằm phục vụ cho các nhà quản lý ở đơn vị được kiể m toán thì công việc kiểm toán báo cáo tài chính có thể do kiểm toán nội bộ đơn vị thực hiện. Như vậy, với đối tượng kiểm toán cụ thể này có nhiều người quan tâm trên những góc độ khác nhau, đồng thời có nhiều chủ thể khác nhau thực hiện. Do đó, kiểm toán tài chính cần có hệ thống chuẩn mực thống nhất làm cơ sở cho việc thực hiện kiểm toán. Đây cũng là đặc trưng nổi bật của kiểm toán tài chính so với kiểm Các chuẩn mực đã được xây dựng toán hoạt động. Trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kiểm toán và kế toán, kiểm toán viên(chủ thể kiểm toán) phải xác định xem toàn bộ báo cáo tài chính có được lập phù hợp với những chuẩn mực chung không để xác minh tính trung thực của thông tin trong các báo cáo cùng tính hợp thức của biểu mẫu chứa đựng các thông tin đó. Ø Kiểm toán hoạt động Kiểm toán hoạt động là loại kiểm toán để đánh giá tính hữu hiệu(hiệu lực) và tính hiệu quả trong hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị. Ở đây, tính hiệu lực là khả năng hoàn thành các nhiệm vụ hay mục tiêu đề ra còn tính hiệu quả chính là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí. Đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, đó có thể là việc đánh giá một phương án kinh doanh, một qui trình công nghệ, một tài sản, thiết bị mới đưa vào hoạt động hay việc luân chuyển chứng từ trong một đơn vị. Chuẩn mực để đánh giá được xác định tuỳ theo từng đối tượng vì thế không có chuẩn mực chung và việc lựa chọn thường mang tính chủ quan tuỳ theo nhận thức của kiểm toán viên. Chuẩn mực ở đây có thể là các tiêu chuẩn kỹ thuật, tỷ suất bình quân ngành hay các tiêu chuẩn khác. Trong kiểm toán hoạt động, việc kiểm tra thường vượt ra khỏi phạm vi công tác kế toán, tài chính mà liên quan đến nhiều lĩnh vực. Vì vậy, kiểm toán hoạt động sử dụng nhiếu kỹ năng khác nhau: kế toán-tài chính, kinh tế, kỹ thuật …Kiểm toán hoạt động phổ biến là do các kiểm toán viên nội bộ thực hiện nhưng cũng có thể do kiểm toán viên Nhà nước hay kiểm toán viên độc lập thực hiện. Ø Kiểm toán tuân thủ Kiểm toán tuân thủ là loại kiểm toán nhằm đánh giá mức độ chấp hành luật pháp hay một qui chế, qui định nào đó của đơn vị. Các ví dụ của kiểm toán tuân thủ là: cuộc kiểm toán của cơ quan thuế về việc tuân thủ các luật thuế của doanh nghiệp, kiểm toán của cơ quan kiểm toán Nhà nước đối với các đơn vị sử dụng kinh phí của Nhà nước về việc chấp hành các chính sách, các chế độ, các qui định về mặt pháp lý, kiểm toán của ngân hàng về việc chấp hành các điều khoản của hợp đồng tín d ụng đối với các đơn vị sử dụng vốn vay của ngân hàng. Trong kiểm toán tuân thủ, tính độc lập và có thẩm quyền của kiểm toán viên thể hiện rất rõ. Chuẩn mực dùng để đánh giá trong kiểm toán tuân thủ là những văn bản có liên quan như luật thuế, các văn bản pháp qui, các bản nội qui, qui chế, các hợp đồng. Kiểm toán tuân thủ có thể được thực hiện bởi các kiểm toán viên Nhà nước, kiểm toán viên nội bộ hay kiểm toán viên độc lập. 3.2. Phân loại theo chủ thể kiểm toán Ø Kiểm toán Nhà nước Kiểm toán Nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nước thực hiện chức năng kiểm toán các đơn vị sử dụng tài sản của Nhà nước. Kiểm toán nhà nước thường tiến hành các cuộc kiểm toán tuân thủ để xem xét việc chấp hành các chính sách, luật lệ và chế độ của Nhà nước tại các đơn vị sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước. Ngoài ra, kiểm toán Nhà nước còn thực hiện kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của đơn vị này. Ở nước ta, kiểm toán Nhà nước trực thuộc Chính phủ và được tổ chức thành một cơ quan ngang Bộ, độc lập với các Bộ khác. Ø Kiểm toán độc lập Kiểm toán độc lập là tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách hàng. Kiểm toán độc lập là loại hoạt động dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận và bảo hộ, được quản lý chặt chẽ bởi các hiệp hội chuyên ngành về kiểm toán. Các kiểm toán viên độc lập là đội ngũ hành nghề chuyên nghiệp, có kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức, phải trải qua các kỳ thi quốc gia và phải đạt được các tiêu chuẩn nhất định v ề bằng cấp và kinh nghiệm. Kiểm toán độc lập chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, kiểm toán viên độc lập còn có thể thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, hoặc tiến hành các dịch vụ tư vấn tài chính-kế toán như: tư vấn về thuế, tư vấn về đầu tư, lập báo cáo tài chính, cung cấp các phần mềm về kế toán… Ø Kiểm toán nội bộ Kiểm toán nội bộ là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm vi đơn vị nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị. Phạm vi của kiểm toán nội bộ xoay quanh việc kiểm tra và đánh giá tính hiệu lực và tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như trách nhiệm thực thi trong những nhiệm vụ được giao. Trên thực tế, phạm vi của kiểm toán nội bộ rất biến động và tuỳ thuộc vào qui mô, cơ cấu của doanh nghiệp cũng như yêu cầu c ủa các nhà quản lý doanh nghiệp. Lĩnh vực chủ yếu của kiểm toán nội bộ là kiểm toán hoạt động để đánh giá tính kinh tế, tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong đơn vị. Bên cạnh đó, các kiểm toán viên nội bộ cũng tiến hành các cuộc kiểm toán tuân thủ để xem xét việc chấp hành các chính sách, qui định của đơn vị. Bộ phận kiểm toán nội bộ thường được tổ chức trực thuộc và báo cáo trực tiếp cho giám đốc, các thành viên cao cấp khác của đơn vị để đảm bảo hoạt động được hữu hiệu. Tuy được tổ chức độc lập với bộ phận được kiểm tra nhưng kiểm toán nội bộ là một bộ phận của đơn vị nên không thể hoàn toàn độc lập với đơn vị được. Vì vậy, các báo cáo của kiểm toán nội bộ được chủ doanh nghiệp rất tin tưởng nhưng ít có giá trị pháp lí với bên ngoài. II. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI CỦA KIỂM TOÁN 1. Mục đích của kiểm toán Mục tiêu kiểm toán là đích cần đạt tới đồng thời là thước đo kết quả kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán cụ thể. Mục tiêu chung của kiểm toán phải gắn chặt với mục tiêu, yêu cầu của quản lý. Vì vậy, trước hết mục tiêu của kiểm toán phải tuỳ thuộc vào quan hệ giữa chủ thể với khách thể kiểm toán, tuỳ thuộc vào loại hình ki ểm toán. Quan hệ giữa chủ thể với khách thể kiểm toán biểu hiện trước hết ở bộ máy kiểm toán(chủ thể kiểm toán): Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập hay kiểm toán nội bộ. Mỗi bộ máy có lĩnh vực và phạm vi hoạt động khác nhau, yêu cầu pháp lý khác nhau nên mục tiêu kiểm toán không thể trùng hợp cho dù cùng thực hi . CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN Mục đích: Trang bị cho người học khái niệm, mục đích của hoạt động kiểm toán, phân loại kiểm toán. Yêu. dựng. 3. Phân loại kiểm toán 3.1. Phân loại theo đối tượng cụ thể của kiểm toán Ø Kiểm toán tài chính Kiểm toán tài chính là loại kiểm toán để xác nhận độ

Ngày đăng: 13/12/2013, 13:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan