Tài liệu Đề ôn tập học kỳ 1 môn giảng văn lớp 12 docx

12 577 5
Tài liệu Đề ôn tập học kỳ 1 môn giảng văn lớp 12 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆT BẮC (TỐ HỮU) Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau: “- Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn -Tiếng ai tha thiết bên bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” I MỞ BÀI ‘Việt Bắc” là 1 trong những đỉnh cao của thơ Tố Hữu, là thành tựu chung của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ đc viết nhân 1 sự kiện có ý nghĩa lịch sử: Sau kháng chiến chống P thắng lợi, tháng 10-1954, trung ương Đảng và chính phủ dời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Trong cuộc chia tay giữa người dân Việt Bắc (VB”) ở lại và người cán bộ kháng chiến (k/c’) về xuôi, Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ này. (Mượn hình thức đối đáp của 2 nhân vật trữ tình nhưng thực chất là lời độc thoại nội tâm, tác giả đã thể hiện đc tình cảm lớn của con người VN lúc bấy giờ. Đó là lòng yêu nước, gắn liền với lòng yêu cách mạng, càng nhớ về quá khứ gian khổ mà thắng lợi huy hoàng lại càng tự hào, tin tưởng vào tương lai.) Đoạn bình giảng nằm ở phần đầu của bài “Việt Bắc”. Đây là tiếng lòng chân thành, đằm thắm, thấm đượm ân tình cách mạng (CM) của người miền ngược với người miền xuôi trong buổi chia tay đầy lưu luyến nơi núi rừng VB” II THÂN BÀI (Chia tay đã trở thành đề tài truyền thống trong thi ca.Đã có biết bao tiếng thơ đặc sắc viết về đề tài này như đoạn “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du); “Tống biệt hành ( Thâm Tâm)… Nhưng nếu như những cuộc chia tay đó đều mang tính cá nhân giữa bạn bè, chồng vợ thì trong bài thơ “VB”, ta đc chứng kiến 1 cuộc chia ly đặc biệt giữa chính phủ k/c’ với nhân dân VB”. Đó là cuộc chia tay lớn lao, mang ý nghĩa cộng đồng) 1. Khổ thơ đầu là lời của người ở lại: -Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn… Nổi bật lên trong lời của người ở lại là cách xưng hô “mình-ta”. Từ “mình” trong tiếng Việt thường chỉ dùng ngôi thứ nhất. Từ “mình” được dùng ở ngôi thứ 2 khi đối tượng của người nói có sự gắn bó chân tình ruột thịt như người bạn đời yêu mến. Trong bài “Việt Bắc”, từ “mình” chủ yếu đc dùng ở ngôi thứ 2: “Mình về mình có nhớ ta”, cũng có khi từ “mình” cùng 1 lúc dùng để chỉ cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2: “Mình đi mình lại nhớ mình”. Biện pháp nghệ thuật này diễn tả sự gắn bó sâu sắc giữa “mình’ và “ta”, tuy 2 mà là 1. - Khổ thơ dồn chứa 1 nỗi nhớ mênh mang. Điệp từ “nhớ” nhắc lại nhiều lần với những sắc thái biểu cảm khác nhau + Nỗi nhớ khi thì trải dài theo thời gian của cuộc kháng chiến. Người ở lại nhớ về những kỷ niệm sâu nặng giữ “mình” và “ta”: Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. 15 năm là khoảng thời gian tính từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và VB” trở thành căn cứ địa của CM, cho tới khi cuộc CM thành công. “15 năm ấy thiết tha mặn nồng”. “Thiết tha mặn nồng” là những từ chỉ trạng thái tình cảm lứa đôi. Để có đc tình cảm thiết tha mặn nồng, giữa mình và ta đã phải trải qua bao nhiêu cay, đắng, ngọt, bùi. Những khi thiếu thốn “chia nhau từng củ sắn lùi/bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”. Những lúc cùng chung chiến hào “nhớ khi giặc đến giặc lùng/Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây”. Cả những lúc cùng vui chiến thắng: “tin vui chiến thắng trăm miền”… Tất cả như đồng hiện lên trong nỗi nhớ(….) + Nỗi nhớ bao trùm cả chiều rộng không gian: “nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”. Người ở lại đã xoáy vào những đạo lý của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn” - Khổ thơ xuất hiện những câu hỏi tu từ “mình có nhớ ta”, “mình có nhớ kô” để diễn tả nỗi day dứt khôn nguôi của người ở lại. Đó cũng là những câu hỏi thường trở đi trở lại trong thơ Tố Hữu: Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm 2. Khổ 2: Tâm trạng của người ra đi: -Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… - Người ra đi cũng tràn ngập nhớ nhung nhưng kô trực tiếp bày tỏ cảm xúc mà chỉ im lặng lắng nghe. Im lặng cũng là 1 cách tri âm sâu sắc, hợp với phong cách của người cán bộ miền xuôi, đằm sâu tinh tế - Những từ láy “tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn” kô chỉ tạo nên nhạc điệu của câu thơ ngọt ngào đằm thắm mà còn diễn tả đúng tâm trạng của người đang yêu. Từ “tha thiết” ở khổ thơ này như ngầm đáp lại với từ ‘thiết tha’ ở khổ thơ trên tạo sự cộng hưởng trong cảm xúc giữa người đi và kẻ ở.(….) - Trên cái nền xanh bạt ngàn của núi rừng VB” trong buổi sớm mai nổi bật lên màu áo chàm giản dị đơn sơ mà biết bao yêu thương trìu mến. Màu áo chàm biểu tượng cho con người VB” thuần hậu, chất phác chỉ có 1 tấm lòng son luôn hướng về Đảng, về CM. Cuộc chia tay này trở nên trang trọng hơn khi tác giả dùng từ “phân li” – từ Hán Việt. - Trong cuộc phân li, cả người đi và kẻ ở đều nghẹn ngào xúc động. Biết bao tình cảm chứa chan khiến cho nghẹn lời: Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay Dường như ngôn ngữ bất lực. Họ cầm tay nhau, truyền cho nhau những tình cảm nồng ấm, tha thiết, truyền cho nhau niềm tin vào sự gắn bó chung thủy. Ta đã từng chứng kiến cái nắm tay thắm tình đồng đội trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Còn ở đây, ta lại được chứng kiến cái nắm tay thắm tình quân dân sâu nặng. Cái nắm tay ấy thật đẹp, thật nên thơ, có ý nghĩa nhiều hơn lời nói. III. KẾT BÀI Đoạn thơ là những nốt dạo đầu của bản hòa âm VB” chan chứa yêu thương và nghĩa tình CM, qua đó ta hiểu và trân trọng những tình cảm gắn bó với quê hương đất nước của nhà thơ. Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị. Trong thơ ông khí chất chính trị lấn át cảm hứng trữ tình thì thơ kô có sức thuyết phục. Chỉ khi cảm xúc trữ tình sâu lắng, hòa quyền cùng cảm hứng chính trị thì thơ ông mới thấm sâu, lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ “Việt Bắc” nói chung và đoạn thơ trên nói riêng đã đạt đến tầm như thế. Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau: Ta về mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. I. MỞ BÀI - - - Đoạn bình giảng nằm ở phần thứ nhất của bài thơ. Đây là lời của người ra đi, thể hiện sự gắn bó thủy chung với mảnh đất quê hương CM qua nỗi nhớ thiên nhiên và con người VB” II. THÂN BÀI 1.Hai câu đầu nói lên tâm trạng của người ra đi - Phân tích cặp đại từ “mình-ta” (như đề 1) - Tâm trạng bao trùm của người về là nỗi nhớ. Ở 2 câu thơ này, từ “nhớ” đc điệp lại 2 lần chia đều cho cả người đi và kẻ ở. “Nhớ ta” là nỗi nhớ hướng về người ra đi. Còn “ta nhớ” là nỗi nhớ hướng về người ở lại. - Nỗi nhớ bao trùm là nhớ về thiên nhiên và con người VB”.Ở câu thơ thứ 2, “hoa” là hình ảnh cho thiên nhiên VB” tươi đẹp 2. Tám câu thơ còn lại là sự cụ thể hóa về nỗi nhớ của người ra đi ( 2.1 Nhận xét chung: Tám câu thơ có 1 cấu tứ khá đặc biệt, cứ 1 câu thơ 6 tiếng miêu tả về thiên nhiên lại đan xen 1 câu thơ 8 tiếng miêu tả về con người. Mỗi cặp lục bát làm thành 1 bức tranh tứ bình. Nghệ thuật tứ bình là nghệ thuật quen thuộc trong hội họa cổ điển phương Đông. Nếu nói về thiên nhiên thì có “tùng, trúc, cúc, mai”; “phong, hoa,tuyết, nguyệt”; nếu nói về con người thì có “ngư, tiều, canh, mục”. Tám câu thơ trong đoạn bình giảng làm nên bộ tranh tứ bình về 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.) 2.2 Phân tích chi tiết: a.Cảnh mùa đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng - Gam màu làm nền cho bức tranh mùa đông là màu xanh trầm tĩnh của rừng đại ngàn. Trên nền màu xanh trầm tĩnh ấy nở bừng bông hoa chuối đỏ tươi như 1 bó đuốc cháy lên sáng rực, làm ấm cả không gian, ấm cả lòng người. Và màu đỏ của hoa chuối lại đc tô điểm bởi màu nắng ở câu thơ thứ 2 đã khiến cho cảnh rừng mùa đông trầm mặc bỗng sinh động hẳn lên. - Giữa khung cảnh thiên nhiên núi rừng VB” xuất hiện hình ảnh con người đứng trên đèo cao, ánh mặt trời chiếu vào lưỡi dao cài trên thắt lưng lóe sáng. Hình ảnh con người đứng trên đèo cao là 1 hình ảnh đẹp, 1 vẻ đẹp tự tin, vẻ đẹp của con người đc làm chủ núi rừng. b. Cảnh mùa xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang - Trong bức tranh mùa xuân, gam màu làm nền đã có sự thay đổi, từ màu xanh trầm tĩnh của rừng đại ngàn chuyển sang màu trắng tinh khiết của hoa mơ. Từ “trắng” vốn là tính từ nhưng ở đây đã đc động từ hóa “mơ nở trắng rừng” gợi cảm giác cả cánh rừng như đang bừng sáng lên trong sắc trắng của hoa mơ (Bức tranh mùa xuân trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, gam màu làm nền là màu xanh non của cỏ, còn màu hoa lê chỉ là những nét chấm phà điểm xuyết Cỏ non xanh rợn chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Còn rừng VB” mỗi khi xuân về lại tắm trong sắc trắng hoa mơ, rưng rưng tinh khiết. Đây là vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên VB”) - Trong cảnh thiên nhiên mùa xuân thơ mộng cũng xuất hiện hình ảnh con người: Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Cụm từ “chuốt từng sợi giang” diễn tả vẻ đẹp con người với sự cần mẫn, cẩn trọng, tài hoa, dường như bao yêu thương đều đc gửi trong từng sợi giang kết thành vành nón c. Cảnh mùa hè: Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng 1 mình - Nếu cảnh mùa đông, mùa xuân mới có hình ảnh, màu sắc thì cảnh mùa hè có thêm âm thanh. Tiếng ve ngân làm cho cảnh rừng thêm xao động. Tiếng ve ngân đã đánh thức sắc màu. Những ngày cuối xuân, cả rừng phách còn là màu xanh vì những nụ phách còn náu trong kẽ lá. Khi tiếng ve ngân đầu tiên của mùa hè ngân lên thì cả rừng phách nhất loạt đổ hoa vàng. Chỉ trong 1 thời gian ngắn mà cả rừng phách lênh láng sắc vàng. Từ “đổ” đc tác giả dùng chính xác và tinh tế. Nó vừa gợi lên sự chuyển màu mau lẹ vừa diễn tả đc những trận mưa hoa vàng rừng phách mỗi khi có làn gió thổi qua. - Sự xuất hiện hình ảnh người thiếu nữ VB” đã làm dịu đi cái nắng,cái nóng của mùa hè. Cô gái Tây Bắc đi hái măng 1 mình kô gợi lên sự hiu hắt cô đơn mà cho ta thấy vẻ đẹp thanh bình của rừng VB” và vẻ đẹp của con người cần cù chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh thầm lặng. Đằng sau hình ảnh này ta còn nhận ra cả niềm cảm thương kín đáo của tác giả. d. Khép lại bộ tranh tứ bình là cảnh mùa thu Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung - Trong bộ tranh về thiên nhiên bốn mùa chỉ có cảnh trong mùa thu là cảnh hiện tại. Đây là mùa thu hòa bình đầu tiên. Đất nước vừa trải qua cuộc kháng chiến hơn 3000 ngày không nghỉ để làm sao có thể có đc mùa thu hòa bình đầu tiên ấy. - Mùa thu đc mô tả với những cảnh đêm trăng. Cảnh phù hợp với những khúc hát giao duyên, khi chia tay, khi giã bạn. Cảnh có ánh trăng thu mơ mộng. Trăng rọi qua vòm lá, dệt lên trên mặt đất 1 tấm thảm hoa trăng. Câu thơ của Tố Hữu gợi cho ta nhớ đến câu thơ của Hồ Chí Minh cũng viết về trăng ở rừng VB” trong những năm kháng chiến chống Pháp: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa (Cảnh khuya) - Từ “ai” phiếm chỉ trong câu thơ thứ 2 đã khiến cho người đọc có thêm những liên tưởng: tiếng hát ấy là tiếng hát của người ở lại, người ở lại hát để nói hộ nỗi lòng của người ra đi. Câu thơ “nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” còn gợi nhắc đến câu thơ ở phần đầu tác phẩm: “ Tiếng ai tha thiết bên cồn”. Chính sự hô ứng này đã tạo ra âm điệu bâng khuâng, vương vấn 2.3 Tiểu kết Mỗi bức tranh mang 1 vẻ đẹp riêng nhưng cả bộ tranh tứ bình lại có vẻ đẹp chung,đó là sự hòa hợp giữa cảnh và người, giữa âm thanh và màu sắc. Màu sắc có sự hòa hợp tới mức tuyệt diệu: màu xanh của núi rừng, màu đỏ của hoa chuối, màu trắng của hoa mơ, màu vàng của rừng phách. Âm thanh cũng có sự hòa hợp giữa âm thanh của tự nhiên (tiếng ve ngân) với âm thanh của con người (tiếng hát đêm trăng). Đoạn bình giảng vừa là 1 bức họa vừa là bản nhạc đc tấu lên để ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người VB”. III. KẾT BÀI - Đoạn bình giảng là lời của người về nói với người ở lại nhưng vẫn gợi lên lối hát đối đáp giữa người về kẻ ở quen thuộc trong ca dao, dân ca. Điệp từ “nhớ’ đc nhắc lại nhiều lần, mỗi lần 1 sắc thái khác nhau nhưng đều gợi lên ân tình tha thiết. - Đoạn thơ có kết cấu theo kiểu hô ứng. Mở đầu là câu hỏi: “Ta về mình có nhớ ta?” và khi kết thúc câu hỏi ấy đã đc trả lời: cả ta và mình cùng chung 1 nỗi nhớ “ân tình thủy chung” Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau: Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung. Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cũng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. I. MỞ BÀI - - - Đoạn bình giảng nằm ở phần 1 của bài “Việt Bắc”. Đoạn thơ phản ánh khí thế, sức mạnh và niềm tin của nhân dân ta trong kháng chiến chống P ở chiến khu Việt Bắc. Nếu cả bài “Việt Bắc” là khúc hát ru với nhạc điệu dịu dàng, đằm thắm thì đoạn thơ này lại mang âm hưởng anh hùng ca giàu chất sử thi. II. THÂN BÀI 1.Trước hết, đoạn thơ phản ánh đc khí thế, sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống P ở chiến khu Việt Bắc. a. Hai câu thơ đầu là ấn tượng chung về những con đường VB” cũng là những con đường kháng chiến của dân tộc ta, những con đường thể hiện sự lớn mạnh của cuộc chiến tranh vệ quốc - Từ “của ta” vang lên dõng dạc tự hào thể hiện ý thức làm chủ đất nước, làm chủ những con đường - Từ “những” gợi hình ảnh về các ngả đường VB”, các ngả đường hướng vào mặt trận - Từ “đêm đêm” gợi sự gian khổ nhưng với từ “rầm rập” ở phía sau đã gợi hình ảnh bước đi quyết liệt, mạnh mẽ, hào hùng, những bước đi rung chuyển của núi sông “như là đất rung” - Khí thế sức mạnh của dân tộc ta trên chiến trường VB” gợi lại không khí hào hùng của quân đội thời Trần: Ba quân hào khí át sao Ngưu (Phạm Ngũ Lão) hoặc khí thế của nghĩa quân Lam Sơn Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn (Nguyễn Trãi) b. 4 câu thơ tiếp theo thực sự là 1 bức tranh hùng tráng diễn tả cuộc chiến tranh nhân dân. Để dựng lên bức tranh này, tác giả sử dụng bút pháp anh hùng ca đậm chất sử thi b.1 Câu 3 và 4 là hình ảnh “quân đi” - Những từ ngữ giàu giá trị tạo hình “điệp điệp trùng trùng” gợi sự vô tận của những đoàn quân. Các từ “đi”, “điệp điệp trùng trùng” gợi lên âm hưởng hào hùng của đoàn quân - H/ả “ánh sao đầu súng” vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Trong khung cảnh “đêm đêm”, trên nẻo đường VB” vẫn ngời sáng ánh sao trên đầu súng. Ánh sao cũng chính là ánh sáng của lí tưởng CM. Tầm vóc người chiến sĩ như vươn tới sao trời. H/ả “bạn cùng mũ nan” cho thấy sự hài hòa giữa cái đẹp, cái ngời sáng, cái cao cả ( đó chính là ánh sao) với cái giản dị của người lính CM. b.2 hai câu thơ tiếp theo: Đó là hình ảnh đoàn dân quân ra trận ở thời kỳ tổng phản công. Câu thơ kô dùng sự trùng điệp mà vẫn gợi ra sự trùng điệp bởi nghệ thuật đảo cú pháp: Mở đàu là từ “dân công”, kết thúc câu thơ là “từng đoàn” như 1 . Giữa câu thơ là h/ả lửa đuốc bừng sáng của dân công, làm bừng sáng núi rừng VB” - H/ả 2 (Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay) cũng là hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trung, thể hiện sức mạnh của đoàn quân đạp bằng chông gai với khí thế rộn ràng. Con đường ra trận đẹp như con người hoa đăng (muôn tàn lửa bay) 2.Sức mạnh nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống P, Tố Hữu tin vào 1 ngày mai tương sáng: - 2 câu thơ có cảm xúc trực tiếp từ không khí chiến trường từng đc chứng kiến, những đoàn xe vận tải nối đuôi nhau “tiếp lương tải đạn”. Những đoàn xe bật sáng, soi cho rõ những con đường phía trước. Từ ý nghĩa những chiếc đèn pha của những đoàn xe tải mà tác giả thể hiện được cảm hứng lãng mạn CM: Từ trong khó khăn gian khổ hi sinh, ngời lên chiến thắng của tương lại. Tác giả sử dụng đối lập tương phản ánh sáng với ngàn đêm thăm thẳm sương dày trong hiện tại để diễn tả sự trưởng thành và những niềm tin cuộc kháng chiến sẽ giành thành công thắng lợi. NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ NGUYỄN TUÂN Đề bài: Phân tích hình tượng sông Đà và hình tượng người lái đò, từ đó nêu lên những nét nghệ thuật chủ yếu trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân I. MỞ BÀI - Bài “Người lái đò sông Đà” được trích từ tập tùy bút “Sông Đà” (xuất bản năm 1960). Tập tùy bút này là thành tựu nghệ thuật của Nguyễn TUân sau CM, đồng thời là tác phẩm tiêu biểu của thể tài tùy bút trong văn học hiện đại (Qua tùy bút “Sông Đà”, người đọc thấy ngời sáng lên vẻ đẹp thiên nhiên tổ quốc và con người Việt Nam. Thiên nhiên Tổ quốc với vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội và mĩ lệ thơ mộng, con người Viêt Nam với vẻ đẹp thông minh dũng cảm và rất mực tài hoa) Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là tùy bút tiêu biểu trong tập tùy bút “Sông Đà”. Nổi bật lên trong thiên tùy bút là hình tượng sông Đà và người lái đò. Qua 2 hình tượng trung tâm xuyên suốt này, người đọc thấy đc phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân. II. THÂN BÀI 1.HÌnh tượng sông Đà: Nhận xét chung: dưới ngòi bút của NTuân, S.Đà hiện lên như 1 nhân vật có hoạt động, cá tính,tâm trạng khá phức tạp: vừa hung bạo, vừa trữ tình. Lúc trở mặt hung bạo, S.Đà như “kẻ thù số 1 của con người”; lúc trữ tình, S.Đà lại đầy chất thơ, dịu dàng tha thiêt như 1 người tình, 1 người cố nhân S.Đà là 1 dòng sông độc, lạ thích hợp với phong cách nghệ thuật của NTuân hay phản ánh hình tượng từ cái gì khác thường, phi thường a. Tính cách hung bạo: tính cách hung bạo của Đà giang đc thể hiện qua diện mạo và tâm địa của nó: - Diện mạo: + 1 trong những hình ảnh đầu tiên gợi lên sự hùng vĩ dữ dội của S.Đà là đá bờ sông dựng vách thành. Tác giả đã miêu tả độ cao chất ngất của vách đá “mặt sông đúng ngọ mới có mặt trời” và độ hẹp của lòng sông bằng phép so sánh “ vách đá chẹt lòng sông như cái yết hầu. Lòng sông hẹp đến mức con nai con hổ có thể nhảy vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia. Nước ở đây chảy siết, lúc nào cũng tối và lạnh + Sự hung bạo của S.Đà tiếp tục đc đẩy cao hơn trong đoạn văn miêu tả đoạn ghềnh Hát Loong. S.Đà là thế giới của sóng, đá và gió “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như muốn đòi nợ xuýt những con đò đi ngang qua”. Những câu văn ngắn, nhanh, dồn dập kết hợp hình ảnh trùng điệp, những động từ dày đặc đã tái hiện 1 cách sinh động sự dữ dội cảu sóng, của gió, của đá S.Đà. Những con sóng cứ vút lên, chồm lên nhau + Nhưng ấn tượng nhất vẫn là những cái hút nước khủng khiếp: Tác giả sử dụng 1 loạt so sánh để miêu tả sự khủng khiếp như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng câu như “nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”. Thuyền bè đi qua đây phải đi rất nhanh, nếu sơ ý sẽ bị cái hút nước khủng khiếp ấy hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược, đi ngầm dưới lòng sông, mươi phút sau thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Mặt sông lừ lừ cánh quạ tìm ăn xác người. - Tâm địa hiểm ác của S.Đà đc thể hiện qua trận địa đá và thác nước S.Đà + Đá sông Đà hàng ngàn năm vẫn bền bỉ mai phục dưới lòng sông như trận đồ bát quái với nhiều cửa tử và cửa sinh. Đá sông Đà còn là 1 lũ tướng quân hung bạo có cả nhân hình và nhân tính. Cái dữ dội của trận địa đá càng đc tăng thêm bởi sóng thác như hùm beo, có lúc như đội cả thuyền lên. Thác đá S.Đà còn đc đẩy lên với sức mạng của thần linh “binh pháp của thần sông, thần đá” +Thác nước S.Đà cũng vô cùng dữ dội và nham hiểm. từ xa mời thấy thác, ta đã nghe thấy những âm thanh của thác hiện lên với tình cảm rất người. Tiếng thác lúc thì như van xin, lúc lại như khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo, lúc lại dữ dội như “hàng ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa đổ lửa”. Đây là sự so sánh, liên tưởng rất độc đáo và bất ngờ của NTuân. Ông đã dùng lửa để tả nước, dùng rừng để tả sông, dùng tiếng thét dữ dội của hàng ngàn con trâu mộng để miêu tả sự dữ dội của tiếng thác Dưới ngòi bút NTuân, S.Đà trở thành hung thần số 1 trong cuộc đấu trí đấu lực với con người. Tuy nhiên, ngày nay những người dân Tây Bắc đã chinh phục đc con sông Đà hung bạo. Nhà máy thủy điện S.Đà mọc lên đã bắt thác lũ S.Đà trở thành nguồn điện năng dồi dào phục vụ đời sống con người b. Vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà S.Đà kô chỉ hung bạo dữ dội mà còn trữ tình thơ mộng. Những trang văn NTuân viết về vẻ đẹp trữ tình S.Đà thực sự là những “tờ hoa” bất hủ, thể hiện sự khám phá về phương diện thẩm mĩ của nhà văn - Dáng vẻ: S.Đà hiện lên trong dáng vẻ của 1 người con gái yêu kiều, tha thướt: “S.Đà tuôn dài tuôn dài như 1 áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Vẻ đẹp của dòng sông hiện lên trong không gian thơ mộng, huyền ảo của mây trời, hoa khói Tây Bắc. Câu văn đẹp như bức tranh thủy mặc, đem đến cho người đọc những cảm xúc tinh vi và trong trẻo - Màu sắc: Màu sắc S.Đà thay đổi theo mùa chẳng khác gì người con gái đẹp tiềm ẩn trong mình bao nhiêu bí mật. Xuân về, dòng sông êm ả màu xanh ngọc bích, một sắc xanh sáng trong thơ mộng khác với màu xanh canh hến của sông Lô, sông Gâm. Thu sang, từ thượng nguồn nước lũ ùa về, sông Đà cuồn cuộn phù sa, lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa. Mùa hè đến, S.Đà lại lóe lên màu sắc tháng Ba Đường thi - Cảnh 2 bên bờ sông: + Cùng con thuyền đuôi én lướt nhẹ trên dòng sông vào buổi xuân sang, tác giả ngắm 2 bên bờ sông, cảnh hoang sơ và mĩ lệ + Cảnh ở đây lặng tờ, kô 1 bóng người, có thể nghe tiếng cá dầm xanh quẫy nước, tiếng cựa mình của những búp cỏ gianh nhưng kô hề rợn ngợp bởi tràn trề sự sống: những là ngô non đầu mùa, cỏ non đồi núi đang ra những búp cỏ non, con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương. Cảnh vật và con người giao hòa thắm thiết. Nhà văn như nghe thấy, như hiểu tiếng nói của con vật lành. Giọng văn đày chất thơ thấm đẫm chất cổ điển - Sở dĩ NTuân nhìn sông Đà gợi cảm như vậy bởi S.Đà với ông như 1 cố nhân, 1 tri âm tri kỷ. Đi rừng nhiều ngày, bắt đc ra S.Đà, nhìn thất ánh nắng rực rỡ của sông Đà nhà văn reo lên. “Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn, bươm bướm trên sông Đà. Chao ôi trông con sông vui như nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại giấc chiêm bao đứt quãng”. Tác giả reo ngỡ ngàng cà sung sướng. Đó đã thể hiện niềm vui, tình cảm đặc biệ của nhà văn với sông Đà *Tiểu kết: miêu tả sông Đà với vẻ đẹp vừa hùng vĩ dữ dội, vừa mĩ lệ thơ mộng đâu chỉ là bút lực của NTuân mà còn là tâm hồn của nhà văn với thiên nhiên, đất nước. Lòng yêu nước của tác giả đc bộc lộ thầm kín nhưng thiết tha; yêu nước là yêu vẻ đẹp thiên nhiên tổ quốc, chính vì yêu nước mà NTuân đã viết nên trang văn tài hoa khi cực tả dòng sông Đà. 2. Phân tích hình tượng ông lái đò: [...]... đã có 1 câu: “ Bản chất của 1 con người là nghệ sĩ rất đúng với nhiều hình tượng của NTuân, trong đó có hình tượng người lái đò c Phong cách nghệ thuật của NTuân là phong cách tài hoa, uyên bác: -Sự tài hoa -> ngôn ngữ, hình ảnh, câu văn + Ngôn ngữ của NTuân nóng rẫy sự sống, nó nổi khối, nổi hình, nổi âm thanh, nổi cảm giác Ông là nghệ sĩ của ngôn từ Miêu tả S.Đà, nhà văn viết “ S.Đà tuôn dài tuôn dài... mới đc bộc lộ 1 cách rõ ràng nhất Tác giả đã ghi lại cuộc chiến đấu gian lao – chiến trường S.Đà Cuộc chiến đấu ấy trải qua 3 vòng vây và ở mỗi vòng vây, ông lái đò lại có những đối sách thích hợp vì ông đã nắm đc binh pháp của thần sông, thần đá a Vòng 1: Đây là 1 trận chiến kô cân sức, giữa 1 người lao động bình dị, bé nhỏ với thiên nhiên hung dữ, khắc nghiệt: - Sông Đà: + S.Đà như 1 con quái vật... Việt Nam, đó là những con người cần cù, thông minh, dũng cảm và rất mực tài hoa nghệ sĩ - Với NTuân, chủ nghĩa anh hùng có ở những người bình thường giản dị trong cuộc sống hàng ngày Một ông lái đò 70 tuổi đã có cả trăm lần vượt sông nước Đà giang Vậy mà sau những chuyến đi, ông lái đò lại trở về cuộc sống đời thường, bình dị Ông lái đò lại cùng vui chuyện về sông nước, cùng ăn cơm lam, cùng kể chuyện... bố trí lệch cửa sinh Thác nước như hùm beo lồng lộn S.Đà ở vòng 2 này đã biểu hiện rõ diện mạo và tâm địa “kẻ thù số 1 của con người”, đặt người lái đò vào những thử thách khôn lường - Ông lái đò đã am hiểu binh pháp của thần sông, thần đá, từ thế thủ công ông chuyển sang thế tiến công, mặc cho dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh Người lái đò khi thì cưỡi lên sóng túm lấy bờm sóng, khi thì ghì cương... đánh những đòn hiểm ác Bẻ gẫy cán chèo, đá trái, thúc vào bụng, vào hông thuyền làm ông đò lái bị thương - Ông lái: Trước con S.Đà hung ác, hiểm độc, ông lái đò vẫn hiện lên lồng lộng Ông như 1 chiến tướng với bản lĩnh cao cường kô chịu khuất phục kẻ thù Vết thương làm cho ông đò méo bệch đi nhưng ông cố nén vết thương, cầm chắc tay chèo, tỉnh táo chỉ huy các bạn chèo đưa con thuyền vượt qua 4 cửa tử,... tượng sông Đà và hình tượng người lái đò, chúng ta thấy đc những nét chủ yếu nhất trong phong cách nghệ thuật của NTuân (Có người đã khái quát phong cách nghệ thuật của NTuân trong 1 chữ “ngông” có nghĩa là muốn nhấn mạnh 1 phong cách nghệ thuật độc đáo, khác người) a Nhà văn hay hướng tời cái khác thường, cái phi thường để gây cảm xúc mãnh liêt Chính phong cách nghệ thuật này đã đưa NTuân đến với sông... đến với sông Đà – 1 dòng sông độc lạ Chúng thủy giai đông tẩu Đà giang độc bắc lưu (Nguyễn Quang Bích) S.Đà chứa đựng trong mình những mặt đối ngược như nước với lửa, vừa hung bạo vừa trũ tình S.Đà đẹp tới mức tuyệt mĩ và dữ dội đến khủng khiếp Phải là dòng sông độc lạ như S.Đà mới là đối tượng để NTuân có thể đua tài bút lực cùng tạo hóa Có người cho rằng, NTuân tìm đến S.Đà là 1 phong cách nghệ thuật... trước công cuộc chinh phục thiên nhiên của người dân Tây Bắc Người lái đò đã chiến thắng dòng sông Đà hung bạo như tráng sĩ quật ngã hùm beo Như 1 kị sĩ đã thuần phục đc con tuấn mã bất kham c Vòng 3: - S.Đà: Càng thua đau, S.Đà càng trở nên hung tợn và nham hiểm Ở vòng 3 này, bên trái bên phải đều là luồng chết, cái luồng sống lại nằm ngay giữa bọn đá hậu vệ của thác - Ông lái đò: Sức sống của ông lái... hãm ông đò Những tên tướng đá với cái mặt “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm méo mó” Hòn thì canh cửa đá trông như là sơ hở để dụ dỗ đối phương; hòn thì oai phong bệ vệ hất hàm bắt con thuyền phải xưng tên tuổi; hòn thì ở thế tiến công, nhỏm cả dậy để vồ lấy con thuyền + Mặt nước hò la vang động Sóng thác như hùm beo ùa vào và đánh những đòn hiểm ác Bẻ gẫy cán chèo, đá trái, thúc vào bụng, vào hông thuyền làm ông... luồng sống lại nằm ngay giữa bọn đá hậu vệ của thác - Ông lái đò: Sức sống của ông lái đò hết sức mong manh Nhưng ở vòng 3 này, ông lái đò đã thể hiện sự thông mình và tài ba của mình Con thuyền đuôi én đã vun vút lao qua cổng đá cánh mở cánh khép, vừa lái vừa lượn… Tài nghệ của ông lái đò đã đạt đến tuyệt đối, nghệ sĩ; hay nói như NTuân: “Tay lái nở hoa” d Qua hình tượng người lái đò, người đọc kô chỉ . với ông như 1 cố nhân, 1 tri âm tri kỷ. Đi rừng nhiều ngày, bắt đc ra S.Đà, nhìn thất ánh nắng rực rỡ của sông Đà nhà văn reo lên. “Bờ sông Đà, bãi sông. vào bụng, vào hông thuyền làm ông đò lái bị thương - Ông lái: Trước con S.Đà hung ác, hiểm độc, ông lái đò vẫn hiện lên lồng lộng. Ông như 1 chiến tướng

Ngày đăng: 12/12/2013, 19:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan