Tài liệu Kinh tế học vi mô bài giảng 4 docx

7 629 2
Tài liệu Kinh tế học vi mô bài giảng 4 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KINH TẾ HỌC VI BÀI GIẢNG 4 Tác Giả: Dennis McCornac, Ðặng Văn Thanh, Trần Hoàng Thị, Nguyễn Quý Tâm, Trần Thị Hiếu Hạnh, FETP, Fulbright Economics Teaching Program HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG Mục tiêu của chúng ta là xây dựng một hình đơn giản về hành vi người tiêu dùng cho phép ta dự đoán phản ứng của người tiêu dùng trước những thay đổi về cơ hội và hạn chế của họ. Ta coi thị hiếu và sở thích là cho trước, nhưng ta sẽ thể hiện chúng bằng một hình phân tích rất tổng quát. Độ thỏa dụng: khái niệm lý thuyết diễn tả mức độ thỏa mãn hay hưởng thụ mà người tiêu dùng nhận được qua việc tiêu dùng một sản phẩm. Ta không đo độ thỏa dụng. Người tiêu dùng không thể đo độ thỏa dụng của mình bằng bất kỳ đơn vị đo lường nào, nhưng họ có thể xếp hạng mức độ thỏa dụng mà họ đạt được từ những phối hợp tiêu dùng khác nhau. Hiện tại ta hãy định nghĩa Tổng Thỏa dụng là độ thỏa dụng người tiêu dùng nhận được từ việc tiêu dùng tất cả mọi đơn vị của một sản phẩm cụ thể. Định nghĩa Thoả dụng Biên là số tăng lên trong Tổng Thỏa dụng ứng với việc tiêu dùng thêm một đơn vị sản phẩm. Thỏa dụng biên giảm dần: đóng vai trò rất quan trọng trong phân tích của chúng ta về hành vi người tiêu dùng. Khi số lượng của một sản phẩm được tiêu dùng tăng lên (các yếu tố khác không đổi), thoả dụng biên ứng với việc tiêu dùng thêm những đơn vị sản phẩm đó cuối cùng sẽ giảm xuống. Q x TU MU TU x MU x 1 10 10 2 18 8 3 24 6 4 28 4 5 30 2 6 30 0 X X Lý thuyết thứ tự (thứ bậc) – đặt rổ hàng theo thứ tự từ ưa thích nhiều nhất đến ưa thích ít nhất, nhưng không cho biết rổ hàng này được ưa thích hơn rổ hàng kia bao nhiêu. Lý thuyết độ thỏa dụng theo số lượng (số đếm) – đo lường sự thỏa mãn của người tiêu dùng về mặt lượng, nhưng đây gần như là một khái niệm lý thuyết. Giả định Một: Hoàn chỉnh. Giả định Hai: Nhiều hơn thì tốt hơn. Giả định Ba: Tỷ lệ Thay thế Biên Giảm dần Anh chị thích điều đó như thế nào? Trong tiếng Anh điều đó có nghĩa là khi tôi có ngày càng nhiều hơn một sản phẩm, tôi muốn từ bỏ ngày càng ít hơn những sản phẩm khác để có sản phẩm đó. Điều đó hàm ý một đường đẳng dụng lồi. Giả định Bốn: Tính bắc cầu Tính bắc cầu nghĩa là gì? Nghĩa là sự ưa thích hay lựa chọn của tôi thì nhất quán. Nói cách khác, nếu tôi thích A hơn B và B hơn C, thì tôi cũng thích A hơn C. Hay tương tự, tôi bàng quan giữa A và B. . . . và bàng quan giữa B và C, thì tôi cũng bàng quan giữa A và C. Cho dụ. Điều này có nghĩa là các đường đẳng dụng không bao giờ có thể chạm hoặc cắt nhau. (Anh chị có thể biểu diễn trên một đồ thị) Diễn giải Đường Đẳng dụng Việc diễn giải đường đẳng dụng đưa ta trở lại giả định thứ ba về tỷ lệ thay thế biên giảm dần. Tỷ lệ thay thế biên(MRS) là gì? Đó là độ giảm của biến số trên trục tung khi đuợc tăng thêm một đơn vị của biến số trên trục hoành mà lợi ích của cá nhân không thay đổi. Sẽ rõ ràng hơn nhiều nếu ta thể hiện điều này trên một đồ thị. Nói cách khác MRS là số lượng tối đa của mặt hàng này mà một người sẽ từ bỏ để có thêm một đơn vị của mặt hàng khác. Số lượng tối đa là số lượng làm cho anh ta cảm thấy lợi ích không đổi. Ta diễn giải đường đẳng dụng đối với những sản phẩm là hàng thay thế hoàn hảo hoặc hàng bổ sung hoàn hảo như thế nào? Độ dốc của Đường Đẳng dụng Trước khi bàn về giới hạn ngân sách, ta nói về độ thỏa dụng và đặt đường đẳng dụng vào một hàm thỏa dụng. Các nhà kinh tế giả định rằng cá nhân tối đa hóa độ thỏa dụng – tức mức độ phúc lợi hay sự thỏa mãn cá nhân. Nói cách khác, ta có hàm U = U(X, Y). Độ thỏa dụng biên của X đơn giản là: và Dọc theo một đường đẳng dụng, ta nói rằng độ thỏa dụng không đổi – nói cách khác, nếu tôi bàng quan giữa hai rổ hàng, điều đó có nghĩa là nó cho tôi cùng mức độ thỏa dụng như nhau. Do vậy ta có: MU X ∆X + MU Y ∆Y = 0 Số hạng thứ nhất là độ thỏa dụng tăng thêm do có thêm X (như vậy X>0); số hạng thứ hai là độ thỏa dụng giảm đi do giảm Y (như vậy Y<0). Đổi vế: MU X ∆X = -MU Y ∆Y. Nhớ rằng tỷ lệ thay thế biên là độ dốc của đường đẳng dụng, đó là ∆Y/∆X (đối trên kề). Như vậy ta có thể thấy . Vậy tỷ lệ thay thế biên đơn giản là tỷ số của những độ thỏa dụng biên. Hiểu điều này sẽ hữu ích về sau. Đường giới hạn ngân sách Phần phân tích thứ hai là đường giới hạn ngân sách. Công thức tổng quát: Giả định hiện giờ chỉ có hai mặt hàng trên thế giới – đây là sự đơn giản hóa mà sau này ta có thể bỏ – do vậy một người sẽ tiêu hết thu nhập của mình vào hai mặt hàng này. Điều này có thể được tả bằng I = P X X + P Y Y , với số hạng thứ nhất là tổng chi tiêu của người đó vào X và số hạng thứ hai là tổng chi tiêu vào Y. Ta có thể biểu diễn bằng đồ thị. Hẳn nhiên ta có thể đặt điều này thành công thức tổng quát như sau: hay hay Số hạng thứ nhất là tung độ gốc của trục Y; số hạng thứ hai là độ dốc. Lưu ý rằng độ dốc là giá của X trên giá của Y – giá tương đối hay . Những thay đổi trong Đường Giới hạn Ngân sách. Có ba yếu tố cho sẵn khi ta xây dựng đường ngân sách là thu nhập, giá của X và giá của Y – nếu bất cứ yếu tố nào thay đổi, đường ngân sách sẽ thay đổi. Điều gì xảy ra nếu: a) Thu nhập tăng? b) Giá của X tăng? c) Giá của Y giảm? d) Một phiếu tặng quà $20 cho X? Cân bằng tiêu dùng Giờ là lúc ta đem hai khái niệm này lại với nhau và xây dựng một hình hành vi con người. Điều này có thể được biểu diễn bằng đồ thị và toán học. Nhớ rằng độ dốc của đường đẳng dụng là tỷ lệ thay thế biên: Độ dốc đường giới hạn ngân sách là tỷ số giá: . Do vậy, điều sau đây đúng tại điểm E: hay Cách diễn giải kinh tế của điều này là: Khi đạt cân bằng (tối đa hoá độ thoả dụng), độ thỏa dụng biên của mỗi đô la chi tiêu cho các mặt hàng khác nhau phải bằng nhau. Nói cách khác, nếu tôi có thể lấy đi từ Y một đô la và tiêu nó vào X và làm tăng thêm độ thỏa dụng thì tôi sẽ làm điều đó (và ngược lại). Tác động của thay đổi thu nhập: Đường Thu nhập Tiêu dùng (Cũng được gọi là “Đường cong chào hàng”) Ta có thể thể hiện đối với Hàng hóa thông thường: cầu tăng cùng với thu nhập Hàng hóa thứ cấp: cầu giảm khi thu nhập tăng. Giờ đây ta có thể rút ra đường cầu và thể hiện khái niệm Tác động Thu nhập và Tác động Thay thế. Hãy tham khảo sách và các tấm slides. Tổng tác động của Thay đổi Giá là sự thay đổi số lượng cầu khi người tiêu dùng đi từ một phối hợp cân bằng sang một phối hợp cân bằng khác. Tổng Tác động = Tác động Thay thế + Tác động Thu nhập = ∆Q d gây ra bởi sự thay đổi giá tương đối, giữ thu nhập thực tế không đổi + ∆Q d gây ra bởi sự thay đổi thu nhập thực tế, giữ giá tương đối không đổi Tác động Thay thế – Sự thay đổi số lượng cầu ứng với thay đổi giá tương đối sau khi đền bù cho sự thay đổi thu nhập thực tế (do thay đổi giá tương đối gây ra). 1. Nhìn chung, tác động thay thế là âm a. Nếu giá tương đối của một mặt hàng giảm, thì số lượng cầu tăng b. Nếu giá tương đối của một mặt hàng tăng, thì số lượng cầu giảm 2. Thể hiện trên đồ thị bằng cách giữ sao cho độ thoả dụng của người tiêu dùng trên cùng đường đẳng dụng , nhưng với tỷ số giá tương đối mới! Tác động Thu nhập – Sự thay đổi số lượng cầu một món hàng do kết quả của chỉ riêng thay đổi thu nhập thực tế (do thay đổi giá tương đối gây ra). 1. Nhìn chung, tác động thu nhập là dương a. Nếu thu nhập thực tế tăng, người tiêu dùng mua món hàng với số lượng nhiều hơn. b. Nếu thu nhập thực tế giảm, người tiêu dùng mua món hàng với số lượng ít hơn. 2. Hàng hóa thông thường và hàng hóa cao cấp có tác động thu nhập dương. 3. Hàng hóa thứ cấp có tác động thu nhập âm. 4. Thể hiện trên đồ thị bằng cách chuyển độ thoả dụng của người tiêu dùng lên đường đẳng dụng cao hơn hoặc thấp hơn. Nhìn chung, tác động thu nhập dương tăng cường tác động thay thế âm. . KINH TẾ HỌC VI MÔ BÀI GIẢNG 4 Tác Giả: Dennis McCornac, Ðặng Văn Thanh, Trần Hoàng Thị, Nguyễn. Fulbright Economics Teaching Program HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG Mục tiêu của chúng ta là xây dựng một mô hình đơn giản về hành vi người tiêu dùng cho phép ta dự đoán

Ngày đăng: 12/12/2013, 18:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan