347 tăng cường hiệu lực quản trị logistics của công ty việt đức

58 354 2
347 tăng cường hiệu lực quản trị logistics của công ty việt đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

công tác đãi ngộ nhân sự, kế toán giá công trình, tăng cường quản trị logistics, phân tích thống kê doanh thu, nghiệp vụ bán nhóm hàng, bộ phân lễ tân khách sạn

Luận văn tốt nghiệp – 2011 GVHD: TS Nguyễn Văn Minh Chương 1. Tổng quan nghiên cứu đề tài “Tăng cường hiệu lực quản trị logistics của công ty Việt Đức” 1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay, tính hiệu quả là một yếu tố quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Nhất là khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở lên gay gắt hơn. Các doanh nghiệp phải giải quyết bài toán làm sao tối ưu hóa toàn bộ quá trình từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất đến khâu cuối cùng, tạo ra sản phẩm có chất lượng và giá thành thấp nhất. Một trong những biện pháp giải quyết bài toán trên chính là tăng cường dịch vụ khách hàng và giảm chi phí, để làm được điều này cần phải thực hiện hoạt động quản trị logistics thật hiệu quả và hợp lý. Mà như ta được biết Logistics là “quá trình tối ưu hóa về vị trí, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu xem xét ở góc độ tổng thể, ta thấy logistics là mối liên kết xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa, nhờ đó nó giúp cho hoạt động lưu thông hàng hóa dễ dàng hơn, giúp cho doanh nghiệp giải quyết bài toán đầu vào và đầu ra hiệu quả. Để thực hiện được điều này thì phát triển Logistics trong các công ty là phương cách tốt nhất, và ngày càng đóng vai trò quyết định đến thành bại của doanh nghiệp. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của hoạt động quản trị logistics. Quản trị logistics tốt sẽ đảm bảo chuỗi các hoạt động logistics diễn ra hiệu quả nhất, nhờ đó thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Công ty Việt Đức là đơn vị chuyên kinh doanh sản phẩm máy điều hoà không khí Fujitsu, các phương tiện giao thông, thiết bị điện, điện tử, các loại máy soi, kiểm tra, các thiết bị bảo vệ, các loại camera quan sát. Thế mạnh của công ty Việt Đức là triển khai xây dựng dự án và đưa ra các giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực điều hoà không khí và thông gió cho các toà nhà, quản lý, giám sát, kiểm tra và an ninh quốc phòng. Công ty Việt Đức mong muốn không chỉ đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của Tạ Thu Trang – k43C6 1 Luận văn tốt nghiệp – 2011 GVHD: TS Nguyễn Văn Minh khách hàng, mà công việc kinh doanh còn đóng góp một phần công sức, trí tuệ thúc đẩy quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hoá của các Bộ, ngành, địa phương, trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực kinh doanh máy điều hòa nhiệt độ, công ty Việt Đức hoạt động rộng rãi trên nhiều mặt công tác như: thiết kế, cung cấp, lắp đặt, bảo hành và hướng dẫn và đào tạo về vận hành và bảo dưỡng các loại máy điều hòa nhiệt độ theo công nghệ tiên tiến nhất hiện nay; bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các loại máy điều hòa nhiệt độ…cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Cùng với hệ thống kho và các phương tiện vận chuyển của mình, công ty Việt Đức đã đáp ứng các đơn đặt hàng của khách hàng hiệu quả. Hiện công ty đang sử dụng 1 kho hàng và 5 ô tô tải để vận chuyển máy điều hòa Fujitsu từ kho và từ nơi nhập hàng tới tận tay khách hàng. Để mở rộng hơn nữa thị trường phân phối điều hòa nhiệt độ Fujitsu của mình, việc quản lý các hoạt động logistics cung ứng hàng hóa cho đối tác và khách hàng là việc hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty Việt Đức. Ngày nay, nền khoa học kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các sản phẩm công nghệ kỹ thuật cao du nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều từ khắp các nước phát triển trên thế giới. Thu nhập quốc dân tăng, người dân sử dụng nhiều hơn các mặt hàng điện tử điện lạnh kỹ thuật cao, vì thế mặt hàng máy điều hòa không khí đang được ưa chuộng rất nhiều. Nhưng bên cạnh đó, yêu cầu về mặt hàng này của người dân cũng ngày càng cao, không chỉ về tính năng công dụng mà còn các yếu tố khác như tiết kiệm điện năng hay sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió…do đó công ty Việt Đức đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của các công ty điện tử lớn như Sam Sung, Toshiba, Panasonic, Daikin . Hơn lúc nào hết công ty cần phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực hoạt động logistics nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình đạt kết quả tốt nhất. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài Với xu hướng phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay, tầm quan trọng của hoạt động logistics càng được khẳng định rõ ràng, do đó việc quản trị các hoạt động logistics một cách hiệu quả có vai trò rất lớn Tạ Thu Trang – k43C6 2 Luận văn tốt nghiệp – 2011 GVHD: TS Nguyễn Văn Minh trong kinh doanh của công ty. Không những quản trị hiệu quả các hoạt động logistics mà còn cần phải nâng cao hiệu lực quản trị logistics để đáp ứng tốt nhất như cầu khách hàng. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Việt Đức, em nhận thấy được những yếu kém trong hoạt động logistics của công ty mà nguyên nhân chủ yếu là do công ty chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc quản trị logistics đối với sự phát triển của doanh nghiệp mình. Bên cạnh việc tự vận chuyển hàng hóa tới khách hàng, công ty Việt Đức vẫn còn phải thuê vận chuyển ở các công ty dịch vụ logistics, do đó chi phí sẽ cao hơn. Là sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh của trường Đại học Thương Mại, với những kiến thức đã được trang bị qua quá trình học tập tại nhà trường, em muốn tìm hiểu nhiều hơn về hoạt động logistics của công ty để góp phần tìm ra giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu lực hoạt động quản trị logistics của mình. Từ tình hình thực tế hoạt động Logistics của công ty Việt Đức qua thời gian thực tập, được sự ủng hộ và giúp đỡ của lãnh đạo và tập thể nhân viên trong công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Văn Minh, em đã lựa chọn đề tài luận văn của mình là “Tăng cường hiệu lực quản trị logistics của công ty Việt Đức” 1.3. Mục tiêu của việc nghiên cứu tăng cường hiệu lực quản trị logistics của công ty Việt Đức  Góp phần hoàn thiện những kiến thức lý luận cơ bản của bản thân để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu sau này, đặc biệt là tập hợp cơ sở lý luận về hoạt động quản trị logistics của doanh nghiệp.  Tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động quản trị logistics của công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Việt Đức.  Tìm ra các giải pháp hữu hiệu và kiến nghị giúp ban quảncông ty đưa ra các quyết định nhằm tăng cường hiệu lực hoạt động quản trị logistics trong kinh doanh và phân phối mặt hàng điều hòa của công ty Việt Đức.  Qua việc thực hiện nghiên cứu đề tài em sẽ có thêm những kiến thức thực tế để làm việc sau khi ra trường. Tạ Thu Trang – k43C6 3 Luận văn tốt nghiệp – 2011 GVHD: TS Nguyễn Văn Minh 1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản trị logistics cơ bản của công ty Việt Đức với mặt hàng máy điều hòa nhiệt độ Fuijitsu (Nhật Bản). Phạm vi nghiên cứu: thị trường khu vực Hà Nội Thời gian: nghiên cứu tình hình hoạt động của công ty Việt Đức trong 3 năm gần đây 2008 – 2010 Không gian: tại thị trường Hà Nội 1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp Ngoài phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đổ hình vẽ, danh mục từ viết tắt thì nội dung chính của luận văn được chia làm 4 chương: Chương 1 Tổng quan nghiên cứu đề tài “Tăng cường hiệu lực quản trị logistics của công ty Việt Đức” Chương 2 Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị logistics tại các công ty Chương 3 Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng hoạt động quản trị logistics tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Việt Đức Chương 4 Kết luận và đề xuất nhằm tăng cường hiệu lực quản trị logistics tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Việt Đức Tạ Thu Trang – k43C6 4 Luận văn tốt nghiệp – 2011 GVHD: TS Nguyễn Văn Minh Chương 2. TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ LOGISTICS TẠI CÁC CÔNG TY KINH DOANH 2.1. Một số khái niệm cơ bản về Logisticsquản trị Logistics kinh doanh  Khái niệm Logistics: Có rất nhiều khái niệm về Logistics theo từng góc độ tiếp cận, điển hình là một số khái niệm: Theo quan điểm chuỗi cung ứng: Logistics được hiểu là quá trình tối ưu hóa về vị trí, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Theo hội đồng quản trị logistics của Mỹ (CLM – Council of Logistics Mangemenent): Logistics là quá trình hoạch định, thực thi, kiểm tra dòng vận động và dự trữ một cách hiệu quả của vật liệu thô, dự trữ trong quá trình sản xuất, thành phẩm và thông tin từ điểm khởi đầu đến điểm tiêu dùng nhằm thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng. Theo mục 4 điều 233 Luật Thương mại Việt Nam 2005: ‘‘Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận của khách hàng để hưởng thù lao’’. Tóm lại: Logistics kinh doanh thương mại là quá trình phân phối hàng hóa thông qua các hành vi thương mại (mua, bán), bao gồm cả việc hoạch định, thực thi và kiểm tra dòng vận động của hàng hóa, dịch vụ và thông tin từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu mua hàng của khách hàng và thu được lợi nhuận.  Khái niệm quản trị logistics: Trong phạm vi một doanh nghiệp, quản trị logistics được hiểu là một bộ phận của quá trình chuỗi cung ứng, bao gồm việc hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả các dòng vận động và dự trữ hàng hóa, dịch vụ cùng các thông tin có liên quan từ điểm khởi đầu đến các điểm tiêu thụ theo đơn đặt hàng nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Tạ Thu Trang – k43C6 5 Luận văn tốt nghiệp – 2011 GVHD: TS Nguyễn Văn Minh Hình 1. Các thành phần và hoạt động cơ bản của hệ thống Logistics Hình này cho thấy logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ các nhập lượng đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Các nguồn tài nguyên đầu vào không chỉ bao gồm vốn, vật tư, nhân lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết và công nghệ. Các hoạt động này cũng được phối kết trong một chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp từ tầm hoạch định đến thực thi, tổ chức và triển khai đồng bộ từ mua, dự trữ, tồn kho, bảo quản, vận chuyển đến thông tin, bao bì, đóng gói…Và chính nhờ vào sự kết hợp này mà các hoạt động kinh doanh được hỗ trợ một cách tối ưu, nhịp nhàng và hiệu quả, tạo ra được sự thoả mãn khách hàng ở mức độ cao nhất hay mang lại cho họ những giá trị gia tăng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh. Tạ Thu Trang – k43C6 Các hoạt động Logistics Các hoạt động Logistics Vật liệu Bán thành phẩm Thành phẩm Nguồn lực vật chất Nguồn nhân sự Nguồn tài chính Nguồn thông tin Đầu vàologistics Nhà cung cấp Quản trị Logistics Khách hàng HỖ TRỢ HỖ TRỢ Nghiệp vụ mua hàng Nghiệp vụ mua hàng Nghiệp vụ kho Nghiệp vụ kho Bao bì/ đóng gói Bao bì/ đóng gói Bốc dỡ và chất xếp hh Bốc dỡ và chất xếp hh Quản lý thông tin Quản lý thông tin CƠ BẢN CƠ BẢN Dịch vụ KH Dịch vụ KH Xử lý đơn đặt hàng Xử lý đơn đặt hàng Cung ứng hàng hóa Cung ứng hàng hóa Quản trị dự trữ Quản trị dự trữ Quản trị vận chuyển Quản trị vận chuyển Định hướng thị trường Tiện lợi về thời gian và địa điểm Hiệu quả vận động hàng hóa tới KH Tài sản sở hữu Hoạch định Thực thi Kiểm soát 6 Quyết định quản trị Đầu ra logistics Luận văn tốt nghiệp – 2011 GVHD: TS Nguyễn Văn Minh 2.2. Cơ sở lý luận cơ bản về quản trị logistics tại công ty kinh doanh 2.2.1. Vai trò và vị trí của logistics  Vai trò của logistics: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng thể hiện ở những điểm sau: * Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC- Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. * Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, … tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng. Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển. Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cũng cao khiến các doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho. Chính trong giai đoạn này, cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóa được đặt lên hàng đầu. Và với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, logistics chính là một công cụ đắc lực để thực hiện điều này. * Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, khi bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm, … Để giải quyết những vấn đề này một cách có hiệu quả không thể thiếu vai trò của logisticslogistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. * Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian – địa điểm (just in time). Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Tạ Thu Trang – k43C6 7 Luận văn tốt nghiệp – 2011 GVHD: TS Nguyễn Văn Minh Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất.  Vai trò quản trị logistics: Quản trị logistics là ngành quản trị tích hợp, nó có vai trò rất lớn trong doanh nghiệp, thực hiện chuỗi tiến trình quản trị kết nối liên tục từ điểm đầu đến điểm cuối của hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp từ khâu nhập nguyên vật liệu đầu vào, luân chuyển, tổ chức sản xuất, lưu kho, bán hàng, tổ chức dịch vụ gia tăng cho sản phẩm và hậu mãi. Quản trị logistics hỗ trợ hoạt động marketing và mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Quản trị logistics cho phép di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng. Quản trị logistics tạo ra một tiềm tàng cho công ty: một hệ thống logistics hiệu quả và kinh tế cũng tương tự như một tài sản hữu hình cho công ty. Nếu một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một cách nhanh chóng với chi phí thấp thì sẽ làm tăng doanh số bán, chiếm thị phần lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh, qua đó thu được lợi nhuận cao. Đây là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn.  Vị trí của ngành Logistics: Ngành logistics có vị trí ngày càng quan trọng trong các nền kinh tế hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và toàn cầu. Phần giá trị gia tăng do ngành logistics tạo ra ngày càng lớn và tác động của nó thể hiện rõ dưới những khía cạnh dưới đây: - Logisticscông cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường. Trong các nền kinh tế hiện đại, sự tăng trưởng về số lượng của khách hàng đã thúc đẩy sự gia tăng của các thị trường hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế. Hệ thống logistics hiện đại đã giúp các hãng làm chủ được toàn bộ năng lực cung ứng của mình qua việc liên kết các hoạt động cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối kịp thời chính xác. Nhờ đó mà đáp ứng được những cơ hội kinh doanh trong phạm vi toàn cầu. Chính vì vậy, sự phân phối sản phẩm từ các nguồn ban đầu đến các nơi tiêu Tạ Thu Trang – k43C6 8 Luận văn tốt nghiệp – 2011 GVHD: TS Nguyễn Văn Minh thụ trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong GDP ở mỗi quốc gia. Tại Mỹ logistics đóng góp xấp xỉ 9,9% trong GDP. Năm 1999 Mỹ chi khoảng 554 tỷ USD cho vận tải hàng hóa đường thủy, hơn 332 tỷ USD cho chi phí kho dự trữ và, hơn 40 tỷ USD cho quản lý truyền thông và quản lý các quá trình logistics, tổng cộng là 921 tỷ USD. Đầu tư vào các cơ sở vận tải và phân phối, không tính các nguồn công cộng, ươc lượng hàng trăm tỷ USD, cho thấy logistics là một ngành kinh doanh tiềm năng và vô cùng quan trọng. - Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Logistics hỗ trợ sự di chuyển và dòng chảy của nhiều hoạt động quảnhiệu quả, nó tạo thuân lợi trong việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ. - Tiết kiệm và giảm chi phi phí trong lưu thông phân phối. Với tư cách là các tổ chức kinh doanh cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp, các doanh nghiệp logistics mang lại đầy đủ các lợi ích của các third – party cho các ngành sản xuất và kinh doanh khác. Từ đó mà mang lại hiệu quả cao không chỉ ở chất lượng dịch vụ cung cấp mà còn tiết kiệm tối đa về thời gian và tiền bạc cho các quá trình lưu thông phân phối trong nền kinh tế. - Mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc tế.  Mục tiêu của quản trị logistics Một cách khái quát, mục tiêu của quản trị logistics là cung ứng dịch vụ cho khách hàng đạt hiệu quả cao. Cụ thể hơn, theo E.Grosvenor Plowman, mục tiêu của hệ thống logistics là cung cấp cho khách hàng 7 lợi ích: đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng chi phí. 2.2.2. Nội dung cơ bản của quản trị logistics tại công ty kinh doanh 2.2.2.1. Dịch vụ khách hàng Trong hoạt động logistics, dịch vụ khách hàng được hiểu là toàn bộ kết quả đầu ra, là thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống. Do đó muốn phát triển logistics phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng. Dịch vụ Tạ Thu Trang – k43C6 9 Luận văn tốt nghiệp – 2011 GVHD: TS Nguyễn Văn Minh khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.  Các nhân tố cấu thành dịch vụ khách hàng a. Thời gian Nhìn từ góc độ khách hàng, thời gian là yếu tố quan trọng cung cấp lợi ích mong đợi khi khách hàng đi mua hàng, thường được đo bằng tổng lượng thời gian từ thời điểm khách hàng ký đơn đặt hàng tới lúc hàng được giao hay khoảng thời gian bổ sung hàng hóa trong dự trữ. b. Độ tin cậy Nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay lần đầu tiên. Với một số khách hàng hoặc trong nhiều trường hợp độ tin cậy có thể quan trọng hơn khoảng thời gian thực hiện đơn hàng đặt. Độ tin cậy thường được thể hiện qua một số khía cạnh: dao động thời gian giao hàng, phân phối an toàn, sửa chữa đơn hàng. c. Sự thích nghi Thích nghi là cách nói khác về tính linh hoạt của dịch vụ logistics trước những yêu cầu đa dạng và bất thường của khách hàng. Do đó doanh nghiệp sẽ làm khách hàng hài lòng hơn khi có mức độ linh hoạt cao. Sự thích nghi đòi hỏi phải nhận ra và đáp ứng những yêu cầu khác nhau của khách hàng bằng nguồn lực hữu hạn của doanh nghiệp nên không dễ dàng tạo ra mức độ linh hoạt cao cho mọi khách hàng.  Các chỉ tiêu đo lường dịch vụ khách hàng: Để đo lường mức độ thỏa mãn của khách hàng do dịch vụ tạo ra, các doanh nghiệp thường sử dụng khái niệm tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng.  Mức tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng: Cho biết khả năng doanh nghiệp có thể đáp ứng được các yêu cầu về dịch vụ khách hàng ở ngưỡng giới hạn nào hay mang lại bao nhiêu % sự hài lòng cho khách.  Tần số thiếu hàng: Cho biết số lần thiếu bán hàng hóa trong một đơn vị thời gian.  Tỷ lệ đầy đủ hàng hóa: Thể hiện qua tỷ lệ phần trăm hàng hóa thiếu bán trong một đơn vị thời gian hoặc một đơn hàng. Tạ Thu Trang – k43C6 10

Ngày đăng: 12/12/2013, 17:27

Hình ảnh liên quan

Hình 1. Các thành phần và hoạt động cơ bản của hệ thống Logistics - 347 tăng cường hiệu lực quản trị logistics của công ty việt đức

Hình 1..

Các thành phần và hoạt động cơ bản của hệ thống Logistics Xem tại trang 6 của tài liệu.
Hình 2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Việt Đức - 347 tăng cường hiệu lực quản trị logistics của công ty việt đức

Hình 2..

Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Việt Đức Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 1. Bảng số liệu trình độ CBNV năm 2010 - 347 tăng cường hiệu lực quản trị logistics của công ty việt đức

Bảng 1..

Bảng số liệu trình độ CBNV năm 2010 Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 2. Danh sách các công trình trọng điểm sử dụng điều hòa nhiệt độ Fujitsu ở Hà Nội - 347 tăng cường hiệu lực quản trị logistics của công ty việt đức

Bảng 2..

Danh sách các công trình trọng điểm sử dụng điều hòa nhiệt độ Fujitsu ở Hà Nội Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm 2008 - 2010 - 347 tăng cường hiệu lực quản trị logistics của công ty việt đức

Bảng 3..

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm 2008 - 2010 Xem tại trang 31 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan