282 đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đũa tre sang thị trường đài loan

52 538 1
282 đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đũa tre sang thị trường đài loan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

chuyên đề xúc tiến thương mại, hoàn thiện chính sách quản lý, hoạch định chiến lược marketing, phân tích chi phí kinh doanh, kế toán tập hợp chi phí, phân tích thống kê doanh thu

Luận văn tốt nghiệp Khoa:Thương Mại Quốc Tế CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Kinh tế Việt Nam đang trên đường đổi mới, chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể. Trong mấy năm gần đây nền kinh tế luôn tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh góp phần to lớn cho sự phát triển của đất nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 56 tỷ USD, năm 2010 đạt 71 tỷ USD (Báo Thanh niên) chiếm hơn 50% GDP của cả nước. trong những năm tới, xuất khẩu vẫn là một định hướng phát triển chiến lược của chúng ta. Nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ hội nhập với xu hướng toàn cầu hoá khu vực hoá, hình thành các khối mậu dịch tự do hiện nay trên thế giới cũng hình thành các tập đoàn đa quốc gia có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới. Trong kỷ nguyên này, thế giới sẽ là một thị trường thống nhất, mà chủ thể kinh tế là các khối mậu dịch tự do, đơn vị kinh tế chủ yếu chi phối thị trường là các tập đoàn đa quốc gia. Cạnh tranh kinh tế sẽ diễn ra gay gắt trên quy mô toàn cầu. Các quốc gia sẽ không thể phát triển tốt sẽ bị tụt hậu nếu đứng ngoài cuộc. Theo xu hướng đó, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giớivà khu vực. Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC, AFTA WTO. Đáp ứng các tiêu chí chung của quốc tế là một trong những yêu cầu cấp thiết của Việt Nam, trong đó có những tiêu chí về vấn đề môi trường. Hiện nay vấn đề về môi trường đang là một trong những vấn đề nóng bỏng của toàn cầu. Các quốc gia trong WTO hầu hết đều áp dụng những tiêu chuẩn về môi trường đối với những hàng hóa nhập khẩu như một loại rào cản phi thuế quan. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với Việt Nam trong việc GVHD: Nguyễn Nguyệt Nga SV: Hoàng Trung Chính Lớp: 43E1 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Thương Mại Quốc Tế đẩy mạnh xuất khẩu bền vững theo định hướng phát triển ngành sản xuất chế biến ngang tầm với yêu cầu của thị trường. Hầu hết các thị trường chính của Việt Nam là những thị trường khó tính, yêu cầu cao về tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu. Đáp ứng đựợc tiêu chuẩn môi trường trong nước tiêu chuẩn môi trường đối với hàng xuất khẩu sẽ mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều nguồn lợi như: thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa, bảo vệ môi trường tại khu vực sản xuất kinh doanh, bảo vệ sức khỏe của người lao động người dân… Tuy nhiên thực tế hiện nay tại Việt Nam, có rất ít doanh nghiệp thực sự làm được điều này, chất thải từ các nhà máy trực tiếp đi thẳng vào môi trường mà không qua xử lý, từ đó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên , môi trường. Cần phải hướng tới một sự phát triển bền vững cho quốc gia, cho các doanh nghiệp. Để làm được điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lựợc phát triển lâu dài gắn với phát triển môi trường gắn với yêu cầu từ phía đối tác. Nắm bắt được thực tế tình hình đó, Công ty TNHH NGUYÊN PHONG đã đang từng buớc đáp ứng những tiêu chuẩn về môi trường trong nứớc đối tác xuất khẩu, chủ động trong chiến lựợc xuất khẩu của mình nhằm mở rộng ra những thị trường có yêu cầu cao về tiêu chuẩn môi trường với hàng Nhập khẩu, đặc biệt là mặt hàng đũa tre xuất khẩu sang thị truờng Đài Loan. Để tìm hiểu thực trạng tình hình đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất xuất khẩu của công ty với tiêu chuẩn của đối tác nứơc ngoài tìm ra được những giải pháp để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đó, em chọn đề tài: ‘’ Đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất xuất khẩu mặt hàng đũa tre sang thị trường Đài Loan’’ làm luận văn tốt nghiệp. 1.2. Xác lập tuyến bố vấn đề trong đề tài GVHD: Nguyễn Nguyệt Nga SV: Hoàng Trung Chính Lớp: 43E1 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Thương Mại Quốc Tế Như đã trình bày ở trên, nghiên cứu tìm hiểu việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất xuất khẩu mặt hàng đũa tre sang thị trường Đài Loan là cần thiết mang tính thời sự. Bởi lẽ, từ đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp khác tự đánh giá hoàn thiện tiêu chuẩn về môi trường của mình , đồng thời tạo nguồn cơ sở dữ liệu về yêu cầu môi trường đối với mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung mặt hàng nguồn gốc động-thưc vật nói riêng đối với thị trường Đài Loan. Từ đó , vấn đề nghiên cứu của em ở đây là: Trình bày những khái niệm về môi trường, rào cản môi trường Trình bày làm rõ thực trạng đáp ứng những tiêu chuẩn về môi trường trong sản xuất xuât khẩu mặt hàng đũa tre Đề xuất một số giải pháp giải quyết khó khăn cho vấn đề đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất xuất khẩu 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu Để giải quyết đựợc những vấn đề trên, mục tiêu nghiên cứu em đặt ra là: • Tìm hiểu các lý luận về môi trường ,ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến cuộc sống, rào cản môi trường với hàng xuất khẩu một số những quy định về môi trường của WTO nước nhập khẩu • Phân tích thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất xuất khẩu mặt hàng đũa tre sang thị trường Đài Loan • Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong việc đáp ứng những tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất xuất khẩu 1.4 . Phạm vi nghiên cứu Công ty TNHH NGUYÊN PHONG là công ty sản xuất xuất khẩu các mặt hàng làm từ tre, nứa, lá, thị trường chủ yếu của công ty là Đài Loan nên đối tượng nghiên cứu của em là mặt hàng làm từ tre. Đề tài của em tập trung chủ yếu vào thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất xuất khẩu đũa tre sang thị trường Đài Loan Đề tài nghiên cứu về đáp ứng những tiêu chuẩn môi trường trong quy trình sản xuất, xuất khẩu mặt hàng đũa, cụ thể: GVHD: Nguyễn Nguyệt Nga SV: Hoàng Trung Chính Lớp: 43E1 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Thương Mại Quốc Tế -Thời gian: nghiên cứu khoảng thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ quý I năm 2007 đến quý IV năm 2010. - Không gian: Công ty TNHH NGUYÊN PHONG, khu vực sản xuất, phòng xuất khẩu 1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp - Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài - Chương II: Một số vấn đề lý luận chung về môi trường tiêu chẩn môi trường, rào cản môi trường - Chương III: Phuơng pháp nghiên cứu kết quả phân tích thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi truờng trong sản xuất xuất khẩu đũa tre sang thị trường Đài Loan - Chương IV: Các kết luận những đề xuất nhằm đáp ứng tiêu chuẩn môi truờng trong sản xuất xuất khẩu đũa tre. GVHD: Nguyễn Nguyệt Nga SV: Hoàng Trung Chính Lớp: 43E1 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Thương Mại Quốc Tế CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG, TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG 2.1. Các khái niệm cơ bản về môi trường ô nhiễm môi trường 2.1.1. Môi trường Theo khoản 1 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2005 :’’Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên các yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con ngừơi sinh vật’’ Có thể hiểu môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu tài nguyên cho con người như : đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp giá trị của tài nguyên phụ thuộc vào mức độ khan hiếm giá trị của nó trong xã hội. Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Tùy theo mục đích nghiên cứu sử dụng, có nhiều cách phân loại môi trường khác nhau. Căn cứ theo thành phần tự nhiên, ngừơi ta chia ra làm các loại sau: môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, môi trường biển Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống sự phát triển của cơ thể sống. 2.1.2. Ô nhiễm môi trường • Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, làm ảnh hưởng đến con người sinh vật. • Ô nhiễm môi trường có thể được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Từ đó gây hại đến sức khỏe của con ngừơi sự phát triển của sinh vật 2.1.3. Khái niệm tiêu chuẩn môi trường GVHD: Nguyễn Nguyệt Nga SV: Hoàng Trung Chính Lớp: 43E1 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Thương Mại Quốc Tế Theo Luật Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam : ‘’ Tiêu Chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường ‘’ Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý bảo vệ môi trường 2.2. Rào cản môi trường trong Thương mại 2.2.1. Khái niệm về rào cản thương mại, rào cản môi trường trong thương mại  Rào cản thương mại:  Hiểu một cách căn bản, Rào cản thương mại là bất kỳ hành động nào cản trở thương mại quốc tế.  Theo WTO: Rào cản trong thương mại quốc tế bao gồm 2 loại là : Các biện pháp thuế quan (TARIFF) các biện pháp phi thuế quan ( NON- TARIFF)  Theo Hoa Kỳ: Rào cản trong thương mại quốc tế bao gồm 9 nhóm cơ bản: Chính sách nhập khẩu; Tiêu chuẩn, kiểm tra nhãn mác chứng nhận; Các rào cản dịch vụ; Các rào cản đầu tư; Các rào cản chống cạnh tranh; Các rào cản dịch vụ; Các rào cản khác (tham nhũng, hối lộ,…)  Rào cản về môi trường trong thương mại:  Rào cản về môi trường trong thương mại là một hệ thống các quy định liên quan đến môi trường áp dụng cho sản phẩm nhập khẩu (Trong đó nêu lên những tiêu chuẩn nhất định về quá trình sản xuất, sử dụng cũng như tái chế tiêu hủy sản phẩm). Rào cản môi trường chính là một trong những ‘’Rào cản kỹ thuật’’ (Technical Bariers to Trade: TBTs), ‘’thực chât nó là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (Các biện pháp kỹ thuật TBTs) (Phòng công nghiệp thương mại Việt Nam-VCCI) GVHD: Nguyễn Nguyệt Nga SV: Hoàng Trung Chính Lớp: 43E1 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Thương Mại Quốc Tế  Rào cản môi trường có nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên về cơ bản, có thể chia làm hai nhóm sau đây: - Nhóm thứ nhất: Bao gồm các quy định mang tính bắt buộc. Một sản phẩm muốn nhập khẩu phải đảm bảo một số tiêu chí nhất định nào đó về môi trường như: các tiêu chí về sản xuất, chế biến ( mức độ chất thải ô nhiễm, sự lãng phí tài nguyên không tái tạo…); các tiêu chuẩn về bao gói, bao bì (cách xử lý thu gom sau sử dụng)…Ví dụ: Mỹ, EU đòi hỏi thực phẩm nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận HACCP… - Nhóm thứ hai : Bao gồm các quy định về phí , thuế các khoản liên quan đến môi trường. Sản phẩm gây ô nhiễm vẫn được nhập khẩu nhưng tùy mức độ gây ô nhiễm, DN phải đóng góp một khoản tiền hợp lý,chính khoản tiền này sẽ giảm một phần khả năng cạnh tranh về giá 2.2.2.Các hiệp định về môi trường trong thương mại Cho đến thời điểm hiện tại đã có trên 140 Hiệp định quốc tế về môi trường các công cụ quốc tế về lĩnh vực môi trường, trong số đó có khoảng 20 Hiệp định có các quy định liên quan đến thương mại quốc tế (Nguồn WTO). Các biện pháp môi trường trong các hiệp định môi trường quốc tế được áp dụng đối với việc vận chuyển, buôn bán, trao đổi, khai thác các sản phẩm có ảnh hưởng đến môi trường như chất thải độc hại, động vật hoang dã, các nguồn gen thực động vật, các chất phá hủy tầng ozon … Những Hiệp định môi trường quốc tế có thể được phân thành ba nhóm chính: - Các Hiệp định kiểm soát ô nhiễm xuyên biên giới hoặc để bảo vệ môi trường toàn cầu - Các Hiệp định bảo vệ các chủng loại bị đe dọa, các loài chim di trú, các loại cá động vật biển. - Các Hiệp định về quản lý việc sản xuất thương mại các sản phẩm các chất nguy hiểm. 2.2.3. Quy định của WTO về vấn đề rào cản môi trường GVHD: Nguyễn Nguyệt Nga SV: Hoàng Trung Chính Lớp: 43E1 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Thương Mại Quốc Tế - Điều XX của GATT 1994 (General Agreement on Tariffs and Trade) cho phép các nuớc thành viên của WTO áp đặt các biện pháp mà có thể không vi phạm các nghĩa vụ của WTO của mình như ‘’ Sự cần thiết bảo vệ cuộc sống của con người , động vật, thực vật hoặc sức khỏe (Điều XX b) hoặc liên quan đến việc bảo tồn những nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, nếu những giải pháp này được thiết lập có hiệu quả, kết hợp với các hạn chế về sản xuất tiêu dùng trong nước Điều XX ( c) - Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical barriers to Trade - TBT): Hiệp định này tập trung vào hai nội dung chính: chuẩn mực kỹ thuật tiêu chuẩn từ khâu đóng gói, dán nhãn mác hay nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm đến các thủ tục kiểm tra quy cách của sản phẩm theo những chuẩn mực này. - Về khía cạnh môi trường, Hiệp định TBT đòi hỏi phải dung hòa được hai mục tiêu trái ngược nhau: vừa đảm bảo cho các nước có quyền tự do bảo vệ an ninh quốc gia, sức khỏe con người môi trường , vừa không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động thương mại . Phạm vi điều chỉnh mới của Hiệp định không chỉ dừng lại ở quy trình đối với sản phẩm mà còn liên quan tới quy trình phương pháp sản xuất. 2.2.4. Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Points)  Định nghĩa : Theo CODEX : HACCP là một hệ thống giúp nhận diện, đánh giá kiểm soát các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến an toàn thựuc phẩm  HACCP được giới thiệu như là một hệ thống kiểm soát an toàn khi mà sản phẩm hay dịch vụ đang được tạo thành hơn là cố gắng tìm ra các sai sót ở các sản phẩm cuối quy trình HACCP sẽ phân tích toàn bộ hệ thống sản xuất từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu sản xuất, thành phẩm, kiểm tra bảo quản. Không chỉ vậy, HACCP còn phân tích luôn cả những yếu tố khác không liên quan đến dây chuyền sản xuất nhưng có khả năng ảnh hưởng đến sản phẩm như: các mối nguy về sinh học( vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm mốc, men… trên nguyên liệu hay nhiễm từ bên ngoài vào), mối nguy về hóa GVHD: Nguyễn Nguyệt Nga SV: Hoàng Trung Chính Lớp: 43E1 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Thương Mại Quốc Tế học (các lọai độc tố có trong nguyên liệu, các chất do con người vô tình hay có tình đưa vào như : thuốc trừ sâu, chất bảo quản, phụ gia, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật , thuốc tẩy trắng…), mối nguy về vật lý ( các hạt cát, sạn, mẩu gỗ, kim loại hoặc các tạp chất khác bị nhiễm vào trong quá trình thu hoạch, bảo quản, chế biến nguyên liệu…). Ngoài ra HACCP còn phân tích các mối nguy khác như mối nguy từ việc gian dối kinh tế (ghi sai nhãn hiệu, thiếu khối lượng…), mối nguy về tính khả dụng ( là tính chất của sản phẩm phù hợp cho việc sử dụng để làm thực phẩm cho con người…) Bên cạnh việc phân tích các mối nguy, HACCP còn xác định những điểm kiểm soát tới hạn CCP (Critical Control Point-điểm mà tại đó có thể tiến hành kiểm soát có thể ngăn ngừa, loại bỏ hoặc giảm tối thiểu mối nguy an toàn thực phẩm đến mức có thể chấp nhận). Các quy trình giám sát dựa trên các CCP này sẽ được liên tục thực hiện . Ngoài ra, các quy phạm về sản xuất GMP (Good Manufacturing Practices) , quy phạm về vệ sinh SSOP (Sanitation Standard Operating Procedures)… cũng được đề ra với các yêu cầu hết sức chi tiết , chặt chẽ.  Các nguyên tắc cơ bản của HACCP: Có 7 nguyên tắc - Nguyên tắc 1: Phân tích mối nguy xác định các biện pháp phong ngừa Mối nguy là các yếu tố hoặc tác nhân gây sinh học, hóa học , vật lý có thể làm cho thực phẩm không an toàn khi sử dụng. Phân tích mối nguy là bước cơ bản của hệ thống HACCP. Để thiết lập các biệ pháp phòng ngừa có hiệu quả các mối nguy về an toàn thực phẩm, điều mấu chốt là phải xác định được các mối nguy đáng kể các biện pháp phòng ngừa chúng Sau khi hoàn tất việc phát hiện các mối nguy đáng kể thì phải tiến hành xác lập các biện pháp cụ thể. Có thể dùng các biện pháp tổng hợp để kiểm soát một mối nguy nhưng cũng có thể dùng một biện pháp để kiểm soát nhiều mối nguy khác nhau. Khi xác định các biện pháp kiểm soát cần lưu ý các mối nguy nào có thể kiểm soát được bằng việc áp dụng các chương trình tiên GVHD: Nguyễn Nguyệt Nga SV: Hoàng Trung Chính Lớp: 43E1 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Thương Mại Quốc Tế quyết thì ghi rõ là kiểm soát bằng GMP hay SSOP. Còn đối với các mối nguy không thể kiểm soát đầy đủ tại cơ sở (như mối nguy đối với nguyên vật liệu) thì cần ghi rõ các biện pháp kiểm soát nơi thực hiện các biện pháp kiểm soát đó (nông trại, nhà cung ứng….) - Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP) Điểm kiểm soát tới hạn là điểm, bước hoặc thủ tục tại đó có thể tiến hành các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn ngừa, loại trừ hoặc giảm thiểu các mối nguy đáng kể về an toàn thực phẩm tới mức chấp nhận được. Đối với mỗi mối nguy đáng kể đã được xác định trong nguyên tắc 1 thì cần phải có một hay nhiều CCP để kiểm soát các mối nguy đó. Các CCP là những điểm cụ thể trong quá trình sản xuất mà tại đó diễn ra các hoạt động kiểm soát của chương trình HACCP. Các CCP có thể thay đổi tùy theo sự khác nhau về bố trí mặt bằng xí nghiệp, định dạng sản phẩm, quy trình công nghệ, loại thiết bị sử dụng, nguyên vật liệu các quy trình tiên quyết. - Nguyên tắc 3: Thiết lập các ngưỡng giới hạn Ngưỡng giới hạn là một chuẩn mực nhằm xác định ranh giới giữa mức chấp nhận được mức không thể chấp nhận. Mỗi CCP phải có một hoặc nhiều giới hạn tới hạn cho mỗi mối nguy đáng kể. Khi vi phạm giới hạn tới hạn, phải tiến hành những hoạt động sửa chữa để đảm bảo anh toàn thực phẩm. Cơ sở tài liệu tham khảo để thiết lập ngưỡng tới hạn thì cần phải chọn trị số an toàn . Cơ sở tài liệu tham khảo để thiết lập ngưỡng tới hạn phải là một phần tài liệu hỗ trợ cho kế hoạch HACCP. - Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát CCP: Hệ thống giám sát là các hoạt động được tiến hành một cách tuần tự liên tục bằng việc quan trắc hay đo đạc các thông số cần kiểm soát để đánh giá một điểm CCP nào đó được kiểm soát hay không. Hệ thống giám sát phải được xác định một cách cụ thể như: giám sát cái gì? Gíam sát các ngưỡng tới GVHD: Nguyễn Nguyệt Nga SV: Hoàng Trung Chính Lớp: 43E1

Ngày đăng: 12/12/2013, 17:00

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Bảng tiêu chuẩn khử trùng bằng Metyl bromua (Nguồn VCCI) - 282 đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đũa tre sang thị trường đài loan

Bảng 2.1.

Bảng tiêu chuẩn khử trùng bằng Metyl bromua (Nguồn VCCI) Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 3.3: Bảng kết quả phân tích phiếu điều tra - 282 đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đũa tre sang thị trường đài loan

Bảng 3.3.

Bảng kết quả phân tích phiếu điều tra Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 3.4: Bảng so sánh đánh giá tiêu chuẩn trong khử trùng hàng xuất khẩu sang Đài Loan - 282 đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đũa tre sang thị trường đài loan

Bảng 3.4.

Bảng so sánh đánh giá tiêu chuẩn trong khử trùng hàng xuất khẩu sang Đài Loan Xem tại trang 29 của tài liệu.
Ta có bảng so sánh đánh giá - 282 đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đũa tre sang thị trường đài loan

a.

có bảng so sánh đánh giá Xem tại trang 31 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan