internet banking - ngân hàng điện tử

30 573 11
internet banking  - ngân hàng điện tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những khái niệm về Ngân hàng điện tử, giao dịch trực tuyến, thanh toán trên mạng… đã bắt đầu trở thành xu thế phát triển và cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, đã tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế xã hội,trong đó có lĩnh vực Ngân hàng. Những khái niệm về Ngân hàng điện tử, giao dịch trực tuyến, thanh toán trên mạng… đã bắt đầu trở thành xu thế phát triển và cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Phát triển các dịch vụ Ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin – Ngân hàng điện tử - là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của Ngân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, Ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ những tiện ích, sự nhanh chóng, chính xác của các giao dịch. Vì vậy, để tồn tại và phát triển các Ngân hàng thương mại hiện nay đang phấn đấu, nổ lực bắt kịp tiến trình hiện đại hóa Ngân hàng. I-INTERNETBANKING 1.Giới thiệu về ngân hàng điện tử( ebanking) 1.1. Ngân hàng điện tử là gì? Weaver và Shanahan định nghĩa ngân hàng điện tử là”một quá trình truy cập và ứng dụng thông tin bằng điện tử”. việt này gồm những hoạt động đơn giản như là truy cập vào bản cân đổi tài khoản thông qua điện thoại hay internet nhiều hoạt động phức tạp hơn như là chuyển tiền giữa các tài khoản. ngân hàng điện được sử dụng rộng rãi trong tất cả các hoạt động và giao dịch của ngân hàng lien quan đến việc ứng dụng một vài hình thức của công nghệ. Những hình thức này gồm ngân hàng điện thoại (phone banking), thẻ tín dụng và máy rút tiền tự động, là những cái chúng ta đã quen thuộc. vài người thìch sử dụng thuật ngữ này với nghĩa hạng hẹp hơn và ứng dụng chính yếu là thẻ lưu giữ giá trị (thẻ thông minh) và IB . chúng ta sẽ hiểu thuật ngữ này nghĩa rộng của nó, không chỉ bởi vì nó phù hợp hơn với công nghệ mà còn bởi vì nó giúp chúng ta thấy được sự phức tạp của sự phát triển ngân hàng điện tử trong nhiều năm qua. Roger Ferguson (1998), một tthành viên của Broad of governors của Cục dự trữ liên bang HOA KỲ, phát biểu rằng “ Địng nghia x ngân hàng điện tử theo cách này có nhiều thuận lợi, ít nhất nó cũng giúp chúng ta thấy được rằng ngân hàng điện tử kế tục sự phát triển trong một khoảng thời gian. Từ đó, chúng ta biết rằng điện tử trong quá khứ có thể giúp chúng ta hiểu rỏ hiện tại và tương lai Đôi khi chúng ta rút ra được sư khác nhau giữa hệ thống thanh toán điện tửngân hàng điện tử. Hệ thống thanh toán điện tử liên quan đến việc thanh toán điện tử . Ngân hàng điện tử là một thuôc ngữ chung hơn và bao gồm, bên cạnh hệ thống thanh toán điện tử, những giao dịch ngân hàng điện tử khác như là ứng dụng gởi tiền, kiểm tra tài khoản và chuyển tiền sự phân biệt giưã hệ thống thanh toán điện tửngân hàng điện tử thật ra là không cần thiết. Vi dụ, khi sử dụng chuyển tiền điện tử tại một điểm bán hàng (EFTPOS) để thanh toán tiền, tài khoản ngân hàng ( séc hay tiên tiêt kiệm) được tự động ghi nợ. hệ thống thanh toán vi vậy đã gắn kết chặt chẽ đường truyền với ngân hàng; có nghĩa là, sự đặc trưng để phân biệt của ngân hàng đó là phương tiện thanh toán của họ. Vì vậy, trong chương này, chúng ta sẽ sử dụng thuật ngữ “ngân hàng điện tử”bao gồm hệ thống thanh toán điện tử. Sự hiểu biết về ngân hàng điện tử và hệ thống thanh toán điện tử và sự cho vay sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta biêt chúng đã phát triển như thế nào trong những năm qua. 1.2. Sự phát triển của ngân hàng điện tử Việc ứng dụng công nghệ vào trong ngân hàng bắt đầu từ năm 1920. hơn 90 năm trước, các tổ chức tài chính đã có sử dụng công nghệ để trủyền thông tin , nhận thông tin và giaỉ quyết công việc. chất lượng, chủng loại và giá cả cuả dịch vụ điện tử là một vũ khí quan trọng của ngân hàng để tiếp cận với những khách hàng công ty và cá nhân. Giao dịch ngân hàng dễ ứng dụng kỹ thuật nhất. Chúng có tính chất lặp lại với khối lượng nhiều, ít các bên liên quan và lưu trữ dữ liệu. Những đặc trưng này của giao dịch ngân hàng dẫn đến nổ lực tiến hành giao dịch tự động. Các tổ chức tài chính luôn đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ. Nếu không có sự thúc đẩy của ngân hàng, có lẽ sự tiến bộ của công nghệ đã không tiến bộ như ngày hôm nay. Theo Deakin và Goddard (1994), Hê thống thông tin dự trữ liên bang (Fed Wire) là cha đẻ của tất cả công nghệ ngân hàng, nó rốt cuộc dẫn đến việc chuyển tiền đến khách hàng mua lẻ và công ty. Ngay từ năm 1920, Fed Wire đã lập được kỷ lục có hơn 700.000 lược chuyển khoản . tuy nhiên sự chuyển tiếp từ Fed Wire đến bán lẽ các giao dịch ngân hàng có sử dụng công nghệ mất nhiều thời gian . Deakin và Goddard chỉ rỏ rằng hệ thống ngân hàng điện tử thời kỳ đầu có hiệu quả một cách khá hạn chế là do bốn lý do chính sau đây. 1. Công nghệ thông tin còn quá non trẻ và không đủ để theo dỏi trong vùng và toàn cầu. các ngân hàng và khách hàng không thể truyền đạt thông tin trong tổ chức của họ hay thông tin với tổ chức khác trên bình diện quốc tế. 2. hầu hết các công ty và các ngân hàng có hệ thống không tương thích; đôi khi các chi nhánh khác nhau trong cùng ngân hàng vẫn có hệ thống khác nhau. 3. các nhà sản xuất máy tính đã không thoả thuận về sự phát triển các tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép các hệ thống máy tính có thể trực tiếp trao đổi dữ liệu trực tiếp với nhau. 4. phần cứng và phần mềm máy tính quá đắc so với hiệu quả tiết kiệm chi phí sẵn có thông qua việc tự động hoá. Các ngân hàng dẫn đầu trong việt tìm kiếm tính hiệu quả và tính cực cải thiện dịch vụ (đặc biệt hết sức tích cực đối với khách hàng là công ty) bằng cách nghĩ ra phương tiện để sử dụng thời gian và tiền bạc nhanh nhất của việc tiến hành giao dịch ngân hàng. Các ngân hàng Hoa Kỳ đã chiếm được vị trí dẫn đầu về công nghệ và bắt đầu tấn công các ngân hàng Châu âu, nó đã nắm giữ độc quyền các khách hàng là công ty ở Châu âu. Với sự cạch tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng châu âu cũng nhảy vào lĩnh vực vào ngân hàng điện tử. ngân hàng Barclay đã cho ra đời máy rút tiền tự động đầu tiên phục vụ cộng đồng ở United Kingdom năm 1969. các bước tiến nữa là việc giới thiệu hệ thống bù trừ tự động trong ngân hàng (BACS) năm 1971. mục đích là nhắm đến là sự leo thang chi phí của chuyển tín dụng bù trừ. Năm1977, tổ chức chuyển tiền liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) được thiết lập, mở đầu những hoạt động thanh toán toàn cầu. Credit Ảgicole của Pháp đã giới thiệu ESTPOS năm 1979. Các ngân hàng đã tiếp tục phát triển hệ thống chuyển tiền điện tử, và hệ Thống trung tâm thanh toán bù trừ tự động (CHAPS) được mở ra vào tháng 2 năm 1984. Từ năm 1985, ngân hàng đã xó những bước tiến đáng kể, được kích thích bởi hai phát triển kỷ thuật: 1. Những máy tính cá nhân được sản xuất với chi phí thấp. 2. Phương pháp kỷ thuật chuyển những gói thông tin mới, nó đã làm cải thiện sự truyền đạt thông tin sẵn có và cung cấp kỹ xảo cho dòng chảy dữ liệu trong nước và quốc tế. Deakin và Goddard (1994) cho rằng việc xảy ra tiếp theo đó như là kết quả của những phát triển: - Vào năm 1985, ngân hàng điện tử đã có những bước tiến đáng kể và được thiết lập tốt ở Mỹ. - Các ngân hàng nước Anh đã bắt đầu cạnh tranh trong phạm vi này với các ngân hàng Mỹ. - Phần lớn của việc thanh toán điện tử vẫn là giữa các ngân hàng nhưng các khách hàng công ty ngày càng bị lôi cuốn vào sự giao dịch của ngân hàng điện tử. Sự tiến bộ này đã dẫn đến việc sử dụng công nghệ trong giao dịch ngân hàng. - Những người thủ quỹ của công ty có thể nhận và sử dụng dữ liệu trực tiếp từ ngân hàng. - Những chi tiết hằng ngày về tài khoản ngân hàng của một công ty có thể được tập hợp thành một đơn vị trong bảng tính của người sở hữu và sử dụng phân tích tài chính, dự đoán và tiến hành phân tích “ Cái gì sẽ xảy ra nếu” cho việc kiểm soát dòng tiền mặt. - Hệ thống báo cáo cân đối đã bắt đầu trở nên phổ biến trong liên ngân hàng ( ngân hàng trung gian) giao dịch công ty. Trước năm 1990 đã đánh dấu được một bước ngoặc trong lịch sử cuả ngân hàng điện tử. Trong năm 1990, ARPANet của US Department of Defence đã chính thức bãi nhiệm. Điều này có nghĩa là internet đã được thực hiện mở ra sự sử dụng cho thương mại và vì vậy thương mại internet ( hay thương mại điện tử) được thực hiện cho việc mua hàng hoá và dịch vụ thông qua internet. Hệ thống thanh toán điện tử sớm được mở rộng, nhưng nó đòi hỏi có đường dẫn đến tài khoản ngân hàng- cuối cùng, hệ thống thanh toán điện tử chính thức đước mở rộng. Quá trình đó chưa thể hoàn thành và bước mới nhất là sự đến với mobile phone banking (hay m-banking, vì nó được thực hiện bằng cách gọi) Dựa vào hệ thống thanh toán điện tử và giao dịch IB là những thành phần chính của ngân hàng điện tử, chúng ta sẽ giải thích các khái niệm này một cách chi tiết hơn. Sự phát triển của các dich vụ Ngân hàng điện tử tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Hiện nay, Ngân hàng điện tử tồn tại dưới hai hình thức: - Ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên môi trường mạng, cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trường mạng. - Mô hình kết hợp giữa hệ thống Ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hóa các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên những kênh phân phối mới. Ngân hàng điện tử tại Việt Nam chủ yếu phát triển theo mô hình này. 1.3.Hệ thống thanh toán điện tử: Chúng ta rất quen thuộc với những hệ thống thanh toán truyền thống như tiền mặt hay séc. Việc thanh toán này chỉ đơn giản là chuyển tiền hay séc từ một người này sang người khác. Trong hệ thống thanh toán điện tử, không có một sự giao nhận hiện hữu (physical) xảy ra; thay vào đó, việc thanh toán này từ một chủ thể này sang chủ thể khác được tiến hành bằng điện, trong đó, tài khoản của người gửi tiền được ghi nợ và tài khoản của người được trả tiền ghi có. Theo Ngân hàng thanh toán quốc tế (Bank for international Settlements) (1999), hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt (không tính đến Séc) bao gồm hệ thống thanh toán sau đây: Những giao dịch được thực hiện trực tiếp ( Direct entry transaction): Thanh toán thực hiện trưcj tiếp được thực hiện thông qua mối liên lạc trực tiếp từ máy tính đến máy tính. Hình thức thanh toán được thực hiện trực tiếp này không cần phải thông qua phòng thanh toán bù trừ. Giao dịch thực hiện trực tiêp có thể ghi là nợ hay có. Những giao dịch ghi có thường gặp là trả lương, phúc lợi xã hội, và lợi tức. Ghi nợ trực tiếp thường gặp là việc các tổ chức tín dụng thu hồi nợ qua tài khoản. Thu phí bảo hiểm định kỳ, tiền điện, tiền nước cũng có thể được thực hiện qua ghi nợ trực tiếp. Thẻ tín dụng (Credit cards) Thẻ nhựa (plastic cards) hay còn gọi là thẻ thanh toán được sử dụng phổ biến tại các nước phát triển và bước đầu phát triển tại Việt Nam. Thẻ thanh toán bao gồm 3 loại cơ bản sau: thẻ ghi nở (debit card), thẻ tín dụng ( credit card) và các thẻ khác như thẻ du lịch, thẻ giải trí, thẻ giành cho khách hàng bán lẻ. Thẻ ghi nợ cho phép chủ thẻ sử dụng tiền đang có trong tài khoản. Còn thẻ tín dụng thì cho phép khách hàng sử dụng tín dụng tuần hoàn với một hạn mức được cho phép trước để thanh toán chi trả hàng hoá và dịch vụ. Cuối tháng, ngân hàng sẽ gửi cho khách hàng bảng kê chi tiết các chỉ tiêu của khách hàng và khách hàng có thời gian khoảng 7 ngày để thanh toán số tiền này. ATM: Chỉ đơn giản bằng việc đút thẻ vào các máy ATM, khách hàng có thể tiến hành thanh toán, rút tiền mặt, nhập séc vào tài khoản hoặc chuyển tiền. Ngày nay, máy ATM có thể thay thế cho chi nhánh ngân hàng bán lẻ. EFTPOS: EFTPOS yêu cầu sử dụng mật khẩu cá nhân (PIN) và ghi nợ tài khoản của khách hàng theo thời gian thực hiện (real time). Ngân hàng thực hiện giao dịch đảm bảo thanh toán cho các nhà kinh doanh cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng sử dụng EFTPOS. Thẻ lưu giữ giá trị (Stored value cards): Như tên của thẻ, thẻ này có giá trị được lưu trữ. Chúng có thể sử dụng để thực hiện thanh toán trong giới hạn giá trị được lưu trữ. Mỗi khi được sử dụng, nó sẽ tự trừ đi số tiền được sử dụng. Một hình thức phổ biến của loại thẻ này là thẻ điện thoại trả trước được sử dụng ở các cabin điện thoại di động. Tiền mặt điện tử (E-cash): Vào tháng 6 năm 1997, một ngân hàng khu vực ở Úc đã phát hành ra một loại Digicash (Ausatralian dollar-denominated electronic cash: tiền mặt điện tử bằng dollar Úc). Hệ thống này yêu cầu cả khách hàng và đơn vị thương mại có tài khoản tại cùng ngân hàng. Khách hàng có thể mua tiền điện tử để trả cho cơ sở thương mại. Trao đổi thông tin điện tử nội bộ (Electronic Data Interchange EDI): EDI liên quan đến sự trao đổi thông tin theo mẫu chuẩn từ máy tính này sang máy tính khác. EDI thường được sử dụng trong bán lẻ, vận chuyển hoặc các ngành công nghiệp khác. BPAY (Bill Payment): là dịch vụ thanh toán hoá đơn cho bên thứ ba của ngân hàng. Hệ thống này cho phép khách hàng chuyển tiền bằng điện thoại hay internet. 1.4. Các loại ngân hàng điện tử Ngân hàng điện tử có các loại cơ bản như ngân hàng tại nhà (Home Banking: HB), ngân hàng internet (Internet Banking IB), và ngân hàng điện thoại (Phone Banking PB) Home Banking: Theo Weaver và Shanhan (1994), HB (cũng được biết đến như PB) cho phép khách hàng sử dụng màn hình của điện thoại hay máy tính để kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền giữa các tài khoản, thanh toán hoá đơn và kiểm tra giới hạn số lượng giao dịch hiện tại. Vì thế, khái niệm rộng hơn của HB là dịch vụ ngân hàng sử dụng máy tính cá nhân cũng như điện thoại. Mặc dù có một số điểm khác biệt, nhưng nhìn chung, chu trình sử dụng dịch vụ Ngân hàng tại nhà bao gồm các bước cơ bản sau: • Bước 1: Thiết lập kết nối (khách hàng kết nối máy tính của mình với hệ thống máy tính của Ngân hàng qua mạng Internet (dial-up, Direct- cable. LAN, WAN…), sau đó truy cập vào trang Web của Ngân hàng phục vụ mình (hoặc giao diện người sử dụng của phần mềm). Sau khi kiểm tra và xác nhận khách hàng, khách hàng sẽ được thiết lập một đường truyền bảo mật (https) và đăng nhập (login) vào mạng máy tính của Ngân hàng. • Bước 2: Thực hiện yêu cầu dịch vụ (khách hàng có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ Ngân hàng điện tử phong phú và đa dạng như truy vấn thông tin tài khoản, chuyển tiền, hủy bỏ việc chi trả séc, thanh toán điện tử… và rất nhiều dịch vụ trực tuyến khác). • Bước 3: Xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin, và thoát khỏi mạng (thông qua chữ ký điện tử, xác nhận điện tử, chứng từ điện tử…); khi giao dịch được hoàn tất, khách hàng kiểm tra lại giao dịch và thoát khỏi mạng, những thông tin chứng từ cần thiết sẽ được quản lý, lưu trữ và gửi tới khách hàng khi có yêu cầu. • Đối với các Ngân hàng khác nhau, quy trình nghiệp vụ cũng tương tự cùng với một vài đặc trưng riêng của mỗi Ngân hàng. Internet banking: Việc sử dụng phần mềm do ngân hàng cung cấp hạn chế sự sử dụng dịch vụ ngân hàng thông qua máy tính cá nhân. Khách hàng chỉ có thể sử dụng HB khi có phần mềm mà ngân hàng cung cấp. Giải pháp phù hợp để hạn chế vấn đề này là dịch vụ ngân hàng trực tuyến trên trang Web của ngân hàng. Do internet có ở khắp nơi trên thế giới nên ngân hàng trực tuyến có thể sử dụng ở bất kỳ một vị trí nào và từ bất kỳ một máy tính cá nhân nào mà không cần phải cài đặt phần mềm do ngân hàng cung cấp. Một ưu điểm lớn của IB là có thể thực hiện được giao dịch bất kỳ khi nào nếu như có sự kết nối internet. Tuy nhiên, nhược điểm của IB là cần phải có máy tính. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta không thể sử dụng IB bất kỳ khi nào và bất kể ở đâu. PB khắc phục nhược điểm này. Mobile phone banking Các ứng dụng thiết bị không dây ( WAP) cho phép điện thoại di động dễ dàng truy cập internet và vì thế có thể sử dụng các nghiệp vụ trực tuyến của ngân hàng. Khách hàng của ngân hàng có thể sử dụng các giao dịch ngân

Ngày đăng: 12/12/2013, 16:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan