178 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẰM đẩy MẠNH TIÊU THỤ sản PHẨM cửa NHỰA của CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại và sản XUẤT NHỰA ĐÔNG NAM á

29 238 0
178 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẰM đẩy MẠNH TIÊU THỤ sản PHẨM cửa NHỰA của CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại và sản XUẤT NHỰA ĐÔNG NAM á

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phân tích chiến lược TOWS, giải pháp phát triển thị trường, chuyên đề chiến lược cạnh tranh, phát triển hình ảnh thương hiệu, giải pháp giảm ô nhiễm, kế toán chi phí quản lý

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế LỜI CẢM ƠN Là sinh viên năm cuối của Trường Đại Học Thương Mại, sau bốn năm ngồi ghế nhà trường nhận được sự rèn luyên hướng dẫn của các Thầy, Cô, em cũng như các bạn sinh viên khác cảm thấy mình được trưởng thành hiểu biết hơn, với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường cùng với sự giúp đỡ của các Thầy, Cô, em tự tin thực hiên kế hoạch thực tập của mình tại đơn vị thực tập. Thực hiện nhiệm vụ học tập của nhà trường trong đợt thực tập tốt nghiệp với khóa đào tạo chuyên ngành Kinh Tế Thương Mại, được sự đồng ý của nhà trường lãnh đạo Công ty TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á em đã có cơ hội được thực tập tìm hiểu hoạt động kinh doanh tại công ty. Trong quá trình thực tập tại công ty, em đã được trau dồi thêm kiến thức thực tiễn hiểu biết hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, công tác quản lý nhân sự, thực hiện các dự án .để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp cuối khóa. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các phòng ban trong Công ty TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn TH.S VŨ TAM HOÀ đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. SV: Nguyễn Đức Tuyển Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI “ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỬA NHỰA CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT NHỰA ĐÔNG NAM Á” 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay,sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Sự cạnh tranh không chỉ trong lĩnh vực sản xuất ,tiêu thụ sản phẩm mà còn trong lĩnh vực phát triển thị trường sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một giải pháp phát triển thị trường hợp lý để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp trên thị trường Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hành hóa, tiền tệ. Là nơi nhằm thỏa mãn lợi ích, mong muốn cũng như nhu cầu của cả hai phía đó là bên cung bên cầu. Thị trường chịu ảnh hường của các yếu tố chủ quan khách quan, tác động vĩ mô vi mô, về chủ thể trên thị trường đó là nhà nước, doanh nghiệp người tiêu dùng. Như vậy để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường nội địa thị trường quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đánh giá, xem xét để đưa ra những quyết định phát triển thị trường để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Việc phát triển thị trường với việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp của cả nền kinh tế. Nó có tác động rất lớn tới các quan hệ trao đổi sản phẩm, không những trong giới hạn lãnh thổ của một quốc gia mà còn tác động đến các hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm đó. Đồng thời việc phát triển thị trường với việc tiêu thụ sản phẩm còn tác động đến sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp rộng hơn là của nền kinh tế vĩ mô. Phát triển thị trường đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố như môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, sự tác động qua lại giữa các doanh nghiệp trong ngành. Mặt khác, việc phát triển thị trường giúp sản phẩm lưu thông một cách mạnh mẽ, dễ dàng hơn. Từ đó giúp khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, giúp doanh nghiệp thu hồi quay vòng vốn nhanh chóng. Mở rộng thị trường để mở rộng giao lưu hàng hóa trên tất cả các vùng, nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Thông qua đó, góp phần nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội phân phối lại thu nhập quốc dân một cách hợp lý, cải thiện đời sống nhân dân. Xã hội ngày càng phát triển ,đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, kéo theo nhu cầu về xây dựng ngày càng phát triển đặc biệt các sản phẩm về nhựa, inox đang dần dần thay thế các sản phẩm tự nhiên được sản xuất từ gỗ. Xuất phát từ thực tế hiện nay việc xây dựng giải pháp nhằm phát triển thị trường các sản phẩm cửa nhựa nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm này là rất cần thiết xuất phát từ các lý do sau: SV: Nguyễn Đức Tuyển Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Thứ nhất: Sản phẩm cửa nhựa giờ đây đã trở thành một lựa chọn quen thuộc trong ngành hàng vật liệu xây dựng. Xuất hiện trên thị trường nội địa vào khoảng hơn 10 năm trở lại đây, được phát minh, sáng chế đầu tiên ở Tây Đức bắt đầu sản xuất năm 1989. Số lượng thương hiệu sản phẩm cửa nhựa xuất hiện ngày càng nhiều dẫn đến sự cạch tranh trong ngành hàng kinh doanh ngày một gia tăng. Hiện nay trên thị trường đã có trên 50 thương hiệu sản phẩm cửa nhụa trong cả nước cũng như nhập khẩu nước ngoài. Thứ hai: Cùng với sự cạnh tranh trực tiếp từ các thương hiệu sản phẩm cửa nhựa với nhau, ngành hàng này còn chịu sự tác động không nhỏ từ phía các sản phẩm thay thế khác như: các loại cửa gỗ ,cửa sắt, nhôm . Đây là những sản phẩm thay thế cũng được sử dụng khá phổ biến trên thị trường vật liệu xây dựng. Thứ ba: Trên thị trường còn xuất hiện những sản phẩm kém chất lượng nhái mác của các thương hiệu nổi tiếng như eurowindows những sản phẩm này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Như vậy, điều này có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lợi ích của người tiêu dùng. Thứ tư :do nhu cầu cấp thiết hiện nay là cần có một đè tài nghiên cứu cụ thể để có thể làm sáng tỏ các giải pháp cũng như đánh giá dược thực trạng phát triển thị trường các sản phẩm cửa nhựa để làm cơ sở cho doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình chiến lược phát triển, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong tương lai. Từ những lý do trên cho thấy việc đề ra các: “giải phát phát triển thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa trên thị trường nội địa” là một thực tế khách quan rất cần thiết cho sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp. 1.2. Xác lập tuyên bố vấn đề trong đề tài Qua khảo xát thực trạng về phát triển thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa trên thị trường nội địa em thấy có một số vấn đề còn tồn tại sau: Thực trạng phát triển thị trường với việc tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa, quy mô thị trường, chất lượng tăng trưởng, tác động từ phía nhà nước, những hạn chế xuất phát từ môi trường vi mô vĩ mô, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị bổ sung để góp phần thúc đẩy hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nội địa. Vì vậy em xin lựa chọn nghiên cứu về đề tài “Giải pháp phát triển thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa của công ty TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT NHỰA DÔNG NAM Á trên thị trường nội địa” Kết cấu đề tài bao gồm ba chương Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “giải pháp phát triển thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa của công ty TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á trên thị trường nội địa” SV: Nguyễn Đức Tuyển Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Chương 2: Phương pháp nghiên cứu kết quả phân tích thực trạng phát triển thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa của công ty TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á trên thị trường nội địa Chương 3: Kết luận một số giải pháp phát triển thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa của công ty TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á trên thị trường nội địa 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nhằm tìm ra những nhóm giải pháp phát triển thị trường mặt hàng cửa nhựa trên thị trường nói chung trong thời gian tới. Cụ thể là tìm ra những giải pháp phát triển thị trường sản phẩm cửa nhựa của công ty TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á nói riêng theo cách tiếp cận của kinh tế thương mại .Đó là những giải pháp phát triển nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nhằm xây dựng chiến lược phát triển trong thời gian tới.và đưa ra các kiến nghị đối với nhà nước về hoạt động phát triển thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa trên thị trường nội địa.Tuy nhiên, để tìm ra được những giải pháp, đề tài cũng đi sâu phân tích lý luận,thực trạng phát triển các mặt hàng, sản phẩm cửa nhựa tren thị trường nội địa 1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á rất đa dạng, sản phẩm kinh doanh phong phú với nhiều thương hiệu sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào các vấn đề đặt ra ở trên em xin đề xuất phạm vi nghiên cứu đề tài như sau Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển thị trường với việc tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa của công ty TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á, trong đó đề tài đi sâu phân tích thực trạng phát triển thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa trên thị trường nội địa dựa trên cơ sở chính cách phát triển thị trường các mặt hàng,từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát triển thị trường về sản phẩm. Về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển thị trường sản phẩm cửa nhựa trên phạm vi thị trường nội địa của công ty TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á có sự tham khảo tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp khác cùng ngành trên thị trường. Đó là công ty CỒ PHẦN CỬA NHỰA TRƯỜNG SƠN để từ đó có thể rút ra bài học đưa ra các giải pháp chung cho doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường các mặt hàng cửa nhựa. Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh trong thời gian từ năm 2007-2010 đề xuất các giải pháp, kiến nghị trong 5 năm từ năm 2011-2016. 1.5. Một số khái niệm phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu SV: Nguyễn Đức Tuyển Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế 1.5.1. Một số khái niệm chung phân loại về sản phẩm a. Khái niệm chung về sản phẩm Cửa sổ,cửa ra vào nhựa là: các loại cửa có thành phần chủ yếu là pvc, thêm chất ổn định theo tỉ lệ nhất dịnh, chất màu, chất bổ sung, chất nhận tia tử ngoại, đun thành thanh profile sau đó qua cắt, hàn, vặn ốc để tạo thành khung cánh cửa sổ, cửa ra vào phối hợp với gioăng, phớt, phụ kiện đồng thời dể làm tăng tính chắc chắn của thanh nhựa với thanh nhựa có độ dài nhất định phải thêm lõi sắt vào khoảng trống bên trong Cửa sổ,cửa ra vào nhựa thực sự là thành tựu công nghệ vật liệu vượt trội mang đến cho người tiêu dùng sự ẩm áp, thân thiện, đồng thời mang độ bền, vững chắc. Trong trang trí nội thất hiện đại hay cổ điển, cửa nhựa với những kiểu dáng tuyệt hảo luôn luôn phù hợp với mọi phong cách là phông nền hữu hảo góp phần làm tăng độ sang trọng của không gian (http://dongnamaplastic.com.vn/) b. Phân loại sản phẩm - Phân theo cách thức mở cửa Cửa sổ mở hất: Đâycửa mang phong cách mới, khi đóng mở không ảnh hưởng đến không gian diện tích căn phòng, giữ được vẻ kín đáo,tránh mưa hắt vào trong phòng Cửa sổ mở quay lật: Đâycửa mang phong cách hoàn toàn mới, có thể mở theo 2 chiều, mở vào trong hoặc quay lật. Với chức năng quay lật vào trong tối đa 120 độ, đảm bảo sự thông thoáng không bị hắt khi trời mưa Cửa đi mở trượt (Cửa lùa): Phong cách Châu Âu, không tốn diện tích khi mở, vẫn tạo được sự kín đáo, an toàn, đơn giá thấp hoàn toàn phù hợp với túi tiền người tiêu dùng, có thể sử dụng cửa trượt 2 cánh, 3 cánh, 4 cánh hệ day đồng cao cấp Cửa đi mở quay: Phù hợp với ngôi nhà của bạn, độ kín khít cao tăng hiệu quả sử dụng, bộ phụ kiện tiêu chuẩn Châu Âu giúp bạn thao tác vận hành dễ dàng, đảm bảo sự an toàn. Có thể sử dụng cửa mở quay 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh (dùng cửa 3 bề hoặc 4 bề) Cửa sổ mở trượt (Cửa lùa): Không tốn diện tích khi mở cửa, vẫn tạo được sự kín đáo, an toàn khi sử dụng, đơn giá thấp hoàn toàn phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Có thể sử dụng cửa trượt 2 cánh, 3 cánh, 4 cánh Cửa sổ mở trong: Phù hợp với nhu cầu sử dụng của người Việt Nam, với độ mở rộng lấy ánh sáng, lấy gió có thể sử dụng cửa sổ 1 cánh hoặc 2 cánh (dùng thanh đố tĩnh hoặc thanh đố động) SV: Nguyễn Đức Tuyển Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Cửa sổ mở ngoài: Phù hợp với nhu cầu sử dụng của người Việt Nam, với độ mở rộng lấy ánh sáng, lấy gió có thể sử dụng cửa dổ 1 cánh hoặc cửa sổ 2 cánh (dùng thanh đố động, tĩnh). -phân loại theo kết cấu: gồm có cửa kính đơn, cửa kính đôi, cửa sổ, cửa ra vào (http://dongnamaplastic.com.vn/) 1.5.2. Thị trường phát triển thị trường a. Thị trường của doanh nghiệp: Thị trường của doanh nghiệp là nơi diễn ra quá trình mà người mua là các tổ chức, cá nhân người bán là doanh nghiệp có tác động qua lại với nhau để xác định giá cả lượng hàng hoá mua bán, hay nói cách khác thị trường của doanh nghiệp là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán các dịch vụ. b. Các nhân tố cấu thành nên thị trường của doanh nghiệp: - Nhóm nhân tố vĩ mô: + Nhân tố kinh tế: Môi trường kinh tế trước hết được phản ánh qua tình hình phát triển tốc độ tăng trưởng kinh tế chung cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng. Tình hình đó có thể tạo nên tính hấp dẫn về thị trường sức mua khác nhau đối với các thị trường khác nhau. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, buôn bán. Bên cạnh đó, thu nhập của người dân cũng tăng lên kéo theo sự tăng theo của nhu cầu về hàng hóa. + Nhân tố công nghệ: cũng là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển thị trường. Công nghệ giúp các doanh nghiệp cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, nhằm nâng cao uy tín sức cạnh tranh trên thị trường cho các doanh nghiệp. Ngày nay khi mà cạnh tranh trên thị trường đang có xu hướng chuyển từ cạnh tranh thông qua giá sang cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm, vì vậy mà nhân tố công nghệ ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng. + Luật pháp chính sách vĩ mô: Luật pháp là các nguyên tắc luật lệ do xã hội qui định để điều tiết các hành vi của các các nhân, tổ chức trong xã hội. Luật pháp sẽ tạo ra hành lang pháp lý chung cho các hoạt động của các thị trường. Trong quá trình hội nhập hiện nay, bên cạnh luật pháp trong nước còn có luật pháp quốc tế. Sự đồng bộ, đầy đủ, thống nhất giữa luật pháp trong nước với luật pháp quốc tế sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường các ngành hàng trong nền kinh tế. Chính sách vĩ mô là công cụ giúp chính phủ điều tiết, định hướng cho các hoạt động kinh tế thương mại của quốc gia. Các chính sách vĩ mô của chính phủ như: chính sách thuế, tỷ giá hối đoái, chính sách lãi suất tín dụng, chính sách về cơ sở hạ tầng…sẽ có tác động hỗ trợ hay hạn chế sự phát triển thị trường. SV: Nguyễn Đức Tuyển Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế + Các yếu tố khác: Môi trường chính trị, xã hội, các điều kiện tự nhiên…đều có tác động không nhỏ tới thị trường của doanh nghiệp. - Nhân tố vi mô: + Khách hàng: Khách hàng của Doanh nghiệp là đối tượng mà Doanh nghiệp phục vụ, là yếu tố quyết định đến sự thành bại của Doanh nghiệp, bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, qui mô khách hàng tạo nên qui mô thị trường. Khách hàng có thể là người tiêu dùng, các tổ chức mua bán thương mại, nhà bán buôn, các trung gian, các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế. Nhu cầu của họ luôn luôn biến đổi do đó người bán cần nghiên cứu kĩ những biến động đó. + Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường thì luôn luôn xuất hiện sự cạnh tranh giữa các DN. Mỗi quyết định của đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng tới thị trường nói chung doanh nghiệp nói riêng. Sự phát triển thị trường của doanh nghiệp này chính là sự thu hẹp thị trường đối với doanh nghiệp khác. + Các thị trường có liên quan: Thị trường của một sản phẩm luôn chịu sự tác động của các thị trường có liên quan, đồng thời chính thị trường đó cũng có những tác động ngược lại đối với các thị trường có liên quan quan đó thông qua mối quan hệ giữa chúng. Mối quan hệ đó có thể là thị trường này có thể là yếu tố đầu vào hoặc đầu ra của thị trường khác. Hay các thị trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát triển của thị trường này sẽ kéo theo hoặc kìm hãm sự phát triển của thị trường khác. + Hệ thống phân phối: đối với mỗi doanh nghiệp thương mại có thể được ví như “sợi dây liên kết” giữa doanh nghiệp với khách hàng. Thông qua hệ thống phân phối của mình giúp doanh nghiệp có thể cung ứng sản phẩm của mình đến tay khách hàng đồng thời có thể nhận được những thông tin, phản hồi của khách hàng. + Các nhân tố khác như: Vốn, nguồn nhân lực, kĩ thuật, thương hiệu của doanh nghiệp là những điều kiện căn bản để doanh nghiệp thực hiện việc phát triển thị trường của mình 1.5.3.Phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu Về lý thuyết: Chuyên đề đưa ra những khái niệm, nội dung về sản phẩm phân loại sản phẩm cửa nhựa, thị trường, các nhân tố tác động đến thị trường, phát triển thị trường sự cần thiết phát triển thị trường của doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn: Vấn đề thị trường là một vấn đề lớn cần có sự đầu tư nghiên cứu ở nhiều khía cạch khác nhau từ tầm vĩ mô như: Kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp…. Đến tầm vi mô như: Vốn, công nghệ, tŕnh độ lao động…của doanh nghiệp. Do đó chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề này có liên quan đến thị trường, tốc độ tăng trưởng… SV: Nguyễn Đức Tuyển Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế của mặt hàng cửa nhựa nói chung sản phẩm cửa nhựacông ty TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á đang kinh doanh nói riêng trên thị trường nội địa. Trên cơ sở áp dụng phân tích lý luận vào thực tiễn, em tiến hành thu thập phân tích các số liệu liên quan đến thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa thông qua các bản báo cáo tài chính kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động bán hàng theo phương thức bán hàng mặt hàng của Công ty . Sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu các phương pháp phân tích số liệu chuyên sâu để giải quyết: thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa trên thị trường nội địa; xem xét các nhân tố môi trường như vi mô, vĩ mô, luật pháp…tác động tới phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa; nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa của Công ty TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á trên thị trường nội địa. Thông qua việc nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa của Công ty, phát hiện ra đâu là những tồn tại yếu kém của doanh nghiệp (quy mô, chất lượng, hiệu quả…), đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại yếu kém đó là do nhân tố nào tác động. Bên cạnh đó là những mặt mạnh, lợi thế của Công ty để tiếp tục phát huy nhằm mục đích phát triển, tồn tại lâu dài. Qua đó đưa ra các kết luận phát hiện về thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa trên thị trường nội địa nói chung của Công ty nói riêng. Đề xuất các kiến nghị giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa của Công ty TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á trên thị trường nội địa. CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỚI VIỆC ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỬA NHỰA CỦA CÔNG TY TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA. 2.1.Phương pháp luận nghiên cứu vấn đề 2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu SV: Nguyễn Đức Tuyển Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Phương pháp thu thập dữ liệu là phương pháp cơ bản, cần thiết phải sử dụng trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu một vấn đề nào đó về mặt lý thuyết cũng như trên phương diện thực tiễn. Phương pháp thu thập dữ liệu được tiến hành theo các bước sau: - Để có thể thu thập được số liệu trước tiên phải xác định được mục tiêu nhiệm vụ của vấn đề nghiên cứu. Chúng ta phải trả lời được câu hỏi: Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là gì? Để đạt được mục tiêu trên thì chúng ta cần tới những số liệu nào? Khi xác định được các số liệu cần thu thập ta mới tiến hành thu thập các số liệu đó. - Tiến hành thu thập dữ liệu: Chúng ta có thể thu thập số liệu bằng nhiều cách khác nhau. Có thể ngồi tại bàn để thu thập từ sách, báo, tạp chí, internet…Và thu thập từ bên ngoài như đi điều tra, phỏng vấn, xin số liệu tại các tổ chức có liên quan… Phương pháp này được sử dụng trong chương 1 chương 2 của đề tài để thu thập các dữ liệu về: Công ty TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á, phát triển thị trường sản phẩm cửa nhựa của Công ty về quy mô, các nhân tố tác động trực tiếp tới vấn đề này trong giai đoạn hiện nay. Thu thập các dữ liệu trên để làm rõ được tình hình phát triển thị trường với việc tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa hiện nay như thế nào? Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề trên? Từ đó làm cơ sở để đưa ra các kết luận phát hiện qua nghiên cứu. 2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp phân tích dữ liệu là phương pháp quan trọng được sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá, đưa ra kết luận về một vấn đề nào đó từ các dữ liệu đã thu thập được. Phương pháp phân tích dữ liệu được tiến hành theo các bước sau: - Chúng ta tiến hành thống kê, phân loại các dữ liệu đã thu thập được: Bước đầu phải thống kê phân loại các số liệu đã thu thập được xem các số liệu này gồm những loại nào: Dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp? Đối tượng phản ánh của dữ liệu thu thập là gì? Sau đó sắp xếp các dữ liệu theo các tiêu thức đã phân loại. - Sau khi phân loại các dữ liệu chúng ta tiến hành phân tích các dữ liệu theo đối tượng phản ánh trong dữ liệu. Các dữ liệu đó phản ánh nội dung gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề nghiên cứu? Kết quả phân tích số liệu cho thấy được thực trạng cũng như SV: Nguyễn Đức Tuyển Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế tình hình biến động của vấn đề cần nghiên cứu theo các nội dung chiều hướng khác nhau trong một giai đoạn nhất định. Trong đề tài này, phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong chương 2 chương 3 để đánh giá, đưa ra các kết luận, phát hiện về tình hình phát triển thị trường sản phẩm cửa nhựa theo quy mô hiệu quả của Công ty TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á trên thị trường nội địa trong những năm qua, các nhân tố trên đã ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề này? Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng quy mô nâng cao chất lượng cho công tác phát triển thị trường để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cửa nhựa 2.2.Đánh giá khái quát thực trạng các nhân tố ảnh hưởng của môi trường tới phát triển thị trường sản phẩm cửa nhựa của doanh nghiệp trên thị trường nội địa. 2.2.1.Khái quát về công ty TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á -Tên công ty: Công ty TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á -Tên giao dịch: Công ty TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á -Trụ sở chính: 67Lê Văn Lương-Cầu Giấy-Hà Nội -Năm thành lập: 1994 -Điện thoại: 043-35567594 Fax: 043-2814184 -Số đăng ký kinh doanh: 0114000142 Công ty TNHH TM SX NHỰA ĐÔNG NAM Á có địa chỉ trụ sở chính tại 67 Lê Văn Lương-Cầu Giấy-Hà Nội. Được thành lập vào năm 1994, với sản phẩm chính mà doanh nghiệp kinh doanh là mặt hàng cửa nhựa uPVC, lõi thép gia cường, phụ kiện kim khí, các loại thiết bị máy móc phục vụ cho việc sản xuất cửa nhựa uPVC. Doanh nghiệp tiến hành xâm nhập vào thị trường của nhựa, một thị trường đang khá sôi động trong những năm gần đây. Cửa nhựa là mặt hàng mà người tiêu dung Việt Nam khá ưa chuộng nhất là khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. SV: Nguyễn Đức Tuyển

Ngày đăng: 12/12/2013, 15:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan