169 kế toán giá thành trường tiểu học tam hiệp tại công ty TNHH đầu tư và phát triển xây dựng

35 275 0
169 kế toán giá thành trường tiểu học tam hiệp tại công ty TNHH đầu tư và phát triển xây dựng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phân tích chiến lược TOWS, giải pháp phát triển thị trường, chuyên đề chiến lược cạnh tranh, phát triển hình ảnh thương hiệu, giải pháp giảm ô nhiễm, kế toán chi phí quản lý

Đại học Thương Mại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về kế toán giá thành tại công ty TNHH Đầu phát triển xây dựng 1.1 Tính cấp thiết của công tác kế toán giá thành tại công ty TNHH Đầu phát triển xây dựng. Trong những năm qua, từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị Trường đã gặt hái được nhiều thành công, đưa đất nước đi lên cùng nhịp phát triển của tất cả các nước trên thế giới. Đặc biệt, chúng ta đã gia nhập WTO - một tổ chức kinh tế thương mại lớn toàn cầu, mở ra nhiều cơ hội mới, phát triển mọi mặt của nền kinh tế, đồng thời cũng mang đến nhiều thách thức mới cho chúng ta. Để tồn tại phát triển được trong thời đại này, mọi doanh nghiệp đều phải có chiến lược kinh doanh phù hợp, bên cạnh việc nâng cao chất lượng hoàn thiện sản phẩm, phải cố gắng hạ giá thành sản phẩm. một trong những biện pháp quan trọng là chấn chỉnh công tác hạch toán kế toán giá thành sản phẩm. Như vậy, có thể nói kế toán giá thành đóng vai trò nhất định không thể phủ nhận đối với sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Những thông tin mà kế toán giá thành đưa ra góp phần giúp nhà quản trị có những quyết định đúng đắn trong kinh doanh nhất là đối với doanh nghiệp xây lắp. Bởi khi hạch toán chi phí tính giá thành dự toán đúng, hợp lý, tiết kiệm thì sẽ giúp cho doanh nghiệp có cơ hội trúng được những gói thầu xây dựng lớn. Tóm lại, việc hoàn thiện công tác kế toán giá thành là một vấn đề luôn được quan tâm thực hiện, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Từ thực tế đó, kết hợp với quá trình thực tập tốt nghiệp ở Công ty TNHH Đầu phát triển xây dựng, em đã quyết định chọn đề tài “Kế toán giá thành Trường tiểu học Tam Hiệp tại Công ty TNHH Đầu phát triển xây dựng” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. 1.2 Xác lập tuyên bố vấn đề trong đề tài. Sinh viên: Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp: K43D5 1 Đại học Thương Mại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nắm bắt được tầm quan trọng của kế toán giá thành, qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Đầu phát triển xây dựng, đồng thời tìm hiểu lý luận thực tiễn, em nhận thấy kế toán giá thành ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại phát triển của DN. Bên cạnh những thành tựu mà kế toán giá thành đạt được vẫn còn tồn tại khá nhiều điểm cần khắc phục. Chính vì những lý do trên mà em đã chọn đề tài: “Kế toán giá thành Trường tiểu học Tam Hiệp tại Công ty TNHH Đầu phát triển xây dựng” làm chuyên đề thực tập của mình. Khi đi sâu nghiên cứu công tác kế toán giá thành tại Công ty TNHH Đầu phát triển xây dựng, tác giả nhằm làm rõ các vấn đề sau : 1/Thực trạng công tác kế toán giá thành Trường tiểu học Tam Hiệp tại Công ty TNHH Đầu phát triển xây dựng: - Công tác kế toán giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán nào, áp dụng chế độ kế toán nào của Bộ Tài Chính? - Bộ máy kế toán được tổ chức như thế nào? - Hệ thống sổ sách, tài khoản, chứng từ kế toán, phương pháp kế toán giá thành sản phẩm xây lắp được sử dụng đã phù hợp với tình hình thực tế chưa ? 2/ Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán giá thành tại Công ty TNHH Đầu phát triển xây dựng. - Nhận xét đánh giá chung về công tác kế toán giá thành tại công ty TNHH Đầu phát triển xây dựng. - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán giá thành tại công ty TNHH Đầu phát triển xây dựng. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản, phương pháp nghiên cứu phân tích để đánh giá công tác xác định giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty TNHH Đầu phát triển xây dựng. Cụ thể là công tác xác định giá thành công trình Trường tiểu học Tam Hiệp, nhằm làm rõ thực trạng kế toán giá thành tại công ty. Qua đó đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán giá thành tại công ty. Sinh viên: Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp: K43D5 2 Đại học Thương Mại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.4 Phạm vi nghiên cứu Vì thời gian hạn hẹp việc nghiên cứu giới hạn trong những nội dung về giá thành sản phẩm xây lắp nên trong đề tài này tác giả chỉ đề cập đến những nội dung thuộc về giá thành công tác hạch toán giá thành công trình Trường tiểu học Tam Hiệp của Công ty TNHH Đầu phát triển xây dựng, có trụ sở tại: Thôn Tựu Liệt – Xã Tam Hiệp - Huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội. 1.5 Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán giá thành trong doanh nghiệp xây lắp 1.5.1 Khái quát về hoạt động xây lắp đặc điểm sản phẩm xây lắp. a/ Khái quát về hoạt động xây lắp Xây lắp là một hoạt động trong xây dựng cơ bản, cùng với các hoạt động khác như xây dựng, mua sắm thiết bị, .Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp (DNXL) được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng đã ký với đơn vị chủ đầu sau khi trúng thầu hoặc được chỉ định thầu. Giá trị thanh toán của công trình đã được thống nhất trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết với nhau nên tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp (SPXL) không được thể hiện rõ, nghiệp vụ bàn giao công trình, hạng mục công trình (HMCT), hoặc khối lượng XL hoàn thành đạt điểm dừng kỹ thuật cho bên giao thầu chính là quy trình tiêu thụ SPXL. Trong ngành xây lắp, tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật của sản phẩm đã được xác định cụ thể trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt, do vậy DNXL phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu về kỹ thuật, chất lượng công trình. b/ Đặc điểm về sản phẩm xây lắp. SPXL là những công trình, vật kiến trúc . có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian xây dựng để hoàn thành sản phẩm thời gian sử dụng sản phẩm tương đối dài. SPXL cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện cần thiết cho sản xuất như các loại xe máy, thiết bị, nhân công . phải di chuyển theo địa điểm đặt công trình. Sinh viên: Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp: K43D5 3 Đại học Thương Mại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.5.2 Quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam chi phối đến kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp( chuẩn mực kế toán số 15 “Hợp dồng xây dựng”) Kế toán giá thành trong doanh nghiệp xây lắp phải tuân thủ các quy định chung của luật kế toán, chuẩn mực kế toán chế dộ kế toán hiện hành, đặc biệt là chuẩn mực kế toán 15 “ Hợp đồng xây dựng” Giá thành sản phẩm xây lắp cấu thành từ chi phí vì vậy những ảnh hưởng do hạch toán kế toán chi phí cũng làm ảnh hưởng tới việc tính đúng, tính đủ giá thành xây lắp: Theo chuẩn mực này, chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm: Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng, chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng có thể phân bổ cho từng hợp đồng cụ thể các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo điều khoản hợp đồng. Trong đó: Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng thường bao gồm: chi phí nhân công tại công trường; khấu hao thiết bị, máy móc các TSCĐ khác sử dụng để thực hiện hợp đồng; chi phí vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ máy móc, thiết bị nguyên liệu, vật liệu đến đi khỏi công trình; chi phí thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị để thực hiện hợp đồng; chi phí thiết kế, trợ giúp kỹ thuật liên quan trực tiếp đến hợp đồng; chi phí dự tính để sửa chữa bảo hành công trình các chi phí liên quan trực tiếp khác. Các khoản chi phí này được tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp. Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng xây dựng có thể phân bổ cho từng hợp đồng bao gồm: Chi phí bảo hiểm; chi phí thiết kế trợ giúp kỹ thuật không liên quan trực tiếp đến một hợp đồng cụ thể; chi phí quản lý chung trong xây dựng Các khoản chi phí này phải được tập hợp theo phương pháp phân bổ gián tiếp. Các chi phí khác có thể thu hồi lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng như: chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí triển khai mà khách hàng phải trả lại cho nhà thầu đã được quy định trong hợp đồng. Sinh viên: Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp: K43D5 4 Đại học Thương Mại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Không được tính trong chi phí hợp đồng xây dựng những chi phí không liên quan đến hoạt động của hợp đồng hoặc không thể phân bổ cho hợp đồng xây dựng như: Chi phí quản lý hành chính chung, hoặc chi phí nghiên cứu, triển khai mà hợp đồng không quy định khách hàng phải trả cho nhà thầu; chi phí bán hàng; khấu hao máy móc; thiết bị TSCĐ khác không sử dụng cho hợp đồng xây dựng. Như vậy theo chuẩn mực 15, kế toán tập hợp chi phí một cách đầy đủ hợp lý. Các khoản chi phí trực tiếp phải tập hợp trực tiếp, cac khoản chi phí gián tiếp phải phân bổ theo tiêu thức phù hợp không được tính vào chi phí hợp đồng xây dựng các khoản chi phí không liên quan. Bên cạnh đó, chuẩn mực 15 còn quy định phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng có thể được xác định bằng một trong 3 phương pháp sau: phương pháp tỷ lệ phần trăm giữa chi phí đã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một địa điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng; phương pháp đánh giá phần công việc đã hoàn thành; hoặc phương pháp tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng xây dựng đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây dựng phải hoàn thành của hợp đồng. Như vậy, việc thanh toán theo tiến độ những khoản ứng trước nhận được từ khách hàng thường không phản ánh công việc đã hoàn thành. 1.5.3 Khái niệm, phân loại giá thành sản phẩm xây lắp. a/ Khái niệm giá thành Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, chi phí chỉ là một mặt thể hiện sự hao phí. Để đánh giá chất lượng sản xuất kinh doanh thì chi phí phải được xem xét trong một mối quan hệ chặt chẽ với kết quả sản xuất. Đây là mặt cơ bản của quá trình sản xuất. Mối quan hệ đó đã hình thành nên khái niệm: "Giá thành sản phẩm". Như vậy, giá thành SPXL là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng xây lắp đã hòan thành. Sinh viên: Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp: K43D5 5 Đại học Thương Mại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp b/ Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp.  Giá thành dự toán: Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành sản phẩm xây lắp, được xác định trên cơ sở các định mức đơn giá chi phí do Nhà nước quy định. Z dự toán = Giá trị dự toán -Thu nhập chịu thuế tính trước - Thuế GTGT đầu ra  Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xây dựng trên cơ sở những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp tổ chức thi công. Z kế hoạch = Z dự toán - Lãi hạ Z + Chênh lệch vượt định mức (nếu có)  Giá thành định mức: Là giá thành được xác định trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, phương pháp tổ chức thi công theo các định mức chi phí đã đạt được trong doanh nghiệp ở thời điểm bắt đầu thi công công trình. Z định mức = Z đơn vị định mức × khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế  Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế để hành thành SPXL. Giá thành này được tính trên cơ sở số liệu kế toán về chi phí sản xuất đã tập hợp được cho SPXL thực hiện trong kỳ. Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị thiết bị đưa vào lắp đặt, bởi vì thiết bị này thường do đơn vị chủ đầu bàn giao cho doanh nghiệp nhận thầu xây lắp. Việc chia thành các loại giá thành như trên cho phép DN có thể so sánh giữa giá thành thực tế với các loại giá thành khác, từ đó có thể đánh giá được trình độ quản lý của DN. So sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch cho thấy mức độ hạ giá thành kế hoạch của DN So sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán phản ánh chỉ tiêu tích lũy của DN, từ đó có thể dự định được khả năng của DN trong năm tiếp theo. So sánh giá thành định mức với giá thành thực tế cho thấy mức độ hoàn thành định mức đã đề ra của DN với từng khối lượng xây dựng cụ thể. Sinh viên: Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp: K43D5 6 Đại học Thương Mại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.5.4 Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp a/ Nội dung các khoản chi phí cấu thành sản phẩm xây lắp Giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến việc thi công xây lắp công trình, nội dung các khoản mục bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp như: vật liệu xây dựng (cát, sỏi, đá…), nhiên liệu (than củi dùng để nấu nhựa….), vật liệu khác (bột màu, đinh, dây…)…. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng lắp đặt thiết bị cụ thể bao gồm: tiền lương chính của công nhân trực tiếp tham gia thi công xây lắp kể cả công nhân phụ, các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, phụ cấp công trường, phụ cấp khu vực, … tiền lương phụ của công nhân trực tiếp thi công xây lắp. Các khoản trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp được tính vào chi phí sản xuất chung. - Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy thi công như: tiền lương của công nhân điều khiển máy móc kể cả công nhân phục vụ máy các khoản phụ cấp theo lương, chi phí khấu hao tài sản cố định là máy móc thi công; chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho máy móc thi công; chi phí về sửa chữa, bảo trì, điện nước cho máy thi công, các chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy móc thi công kể cả các khoản chi cho lao động nữ. - Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí trực tiếp khác (ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp chi phí sử dụng máy thi công) các chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất xây lắp gắn liền với từng đơn vị thi công như tổ, đội, công trường thi công. Chi phí sản xuất chung gồm các khoản chi phí như sau: o Chi phí nhân viên phân xưởng Sinh viên: Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp: K43D5 7 Đại học Thương Mại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp o Chi phí vật liệu gồm o Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp o Chi phí khấu hao TSCĐ b/ Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc do DN sản xuất ra, cần phải tính được tổng giá thành giá thành đơn vị. Các DN xây dựng với đặc điểm sản xuất xây lắp nên đối tượng tính giá thành là các công trình, HMCT xây lắp, các giai đoạn quy ước của HMCT có giá trị dự toán riêng hoàn thành. c/ Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp Đồng thời với việc xác định đối tượng tính giá thành, kế toán phải xác định kỳ tính giá thành. Trong các doanh nghiệp xây lắp, kỳ tính giá thành được xác định như sau: Nếu đối tượng là từng công trình, HMCT, hoàn thành theo đơn đặt hàng thì thời điểm tính giá thành là khi công trình, HMCT hoặc đơn đặt hàng hoàn thành. Nếu đối tượng tính giá thành là các công trình, HMCT được quy định thanh toán theo chi phí thực tế, kỳ tính giá thành là theo giai đoạn xây dựng hoàn thành. Nếu đối tượng tính giá thành là những công trình, HMCT được quy định thanh toán định kỳ theo theo khối lượng từng loại công việc trên cở sơ giá dự toán thì kỳ tính giá thành là định kỳ. d/ Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp Phương pháp tính giá thành SPXL là cách thức, phương pháp sử dụng để tính toán, xác định giá thành công trình, HMCT hoặc khối lượng xây dựng hoàn thành trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp của kế toán theo các khoản mục chi phí đã quy định. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, yêu cầu quản lý DN mà có thể lựa chọn một trong các phương pháp tính giá thành như sau:  Phương pháp tính giá thành trực tiếp Sinh viên: Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp: K43D5 8 Đại học Thương Mại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Theo phương pháp này, nếu doanh nghiệp không có sản phẩm dở dang hoặc sản phẩm dở dang ít ổn định, không cần tính giá thành sản phẩm dở dang thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cho một đối tượng là giá thành thực tế của sản phẩm đó. Z = C Trong đó: Z: Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp C: Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Trong trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang không ổn định, kế toán cần đánh giá sản phẩm dở dang, sau đó xác định giá thành thực tế của sản phẩm bằng công thức: Z = DĐK + C – DCK Trong đó: Z : Giá thành thực tế của SPXL DĐK: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ DCK: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ C : Tổng CPSX phát sinh trong kỳ  Phương pháp tính theo đơn đặt hàng Đối với doanh nghiệp xây dựng, phương pháp này áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng như vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn đặt hàng khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng. Những đơn đặt hàng chưa sản xuất xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó là chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp dở dang.  Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này áp dụng đối với các DNXL mà quá trình xây dựng được tập hợp ở nhiều đội xây dựng, nhiều giai đoạn công việc. Z = Dđk + (C1 + C2 + . + Cn) - Dck Sinh viên: Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp: K43D5 9 Đại học Thương Mại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trong đó : Z : Là giá thành SPXL C1 . Cn : Là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất kinh doanh hay từng giai đoạn công việc. Phương pháp giá thành này tương đương đối dễ dàng, chính xác. Với phương pháp này yêu cầu kế toán phải tập hợp đầy đủ chi phí cho từng công việc, từng hạng mục công trình. Bên cạnh các chi phí trực tiếp được phân bổ ngay, các chi phí gián tiếp (chi phí chung) phải được phân bổ theo tiêu thức nhất định. 1.5.5 Kế toán giá thành trong DNXL theo chế độ kế toán hiện hành( theo quyết định số 15/QĐ-BTC) Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng bộ Tài chính được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế trong cả nước từ năm 2006. Theo đó, kế toán giá thành trong doanh nghiệp được quy định như sau : a/ Chứng từ Chứng từ kế toán phục vụ công tác kế toán giá thành công trình bao gồm các bảng tổng hợp, bảng phân bổ chi phí, sổ cái các tài khoản: 621, 622, 623, 627, 154, thẻ chi tiết tính giá thành, b/ Tài khoản kế toán sử dụng Ngoài các tài khoản phản ánh chi phí như: TK621( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), TK 622( chi phí nhân công trực tiếp), TK 623( chi phí sử dụng máy thi công), TK 627 (chi phí sản xuất chung), để tính giá thành kế toán sử dụng tài khoản 154 (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang). Kết cấu TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Bên nợ: + Nhận kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung cuối kỳ. Bên có: + Kết chuyển các tài khoản giảm giá thành Sinh viên: Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp: K43D5 10 . và thực trạng kế toán giá thành Trường tiểu học Tam Hiệp tại Công ty THHH Đầu tư và phát triển xây dựng. 2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu về kế toán giá thành. thuộc về giá thành và công tác hạch toán giá thành công trình Trường tiểu học Tam Hiệp của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển xây dựng, có trụ sở tại: Thôn

Ngày đăng: 12/12/2013, 15:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan