073 kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận tại công ty TNHH an thương

35 740 0
073 kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận tại công ty TNHH an thương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn giải pháp quản lý, luận văn khách sạn du lịch, luận văn chất lượng dịch vụ, chuyên đề dịch vụ ăn uống, đề án marketing thị trường, phát triển dịch vụ bổ sung

Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế MỤC LỤC Chuyên đề tốt nghiệp Phạm Thị Trang – K43F6 Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Xu thế nền kinh tế thế giới hiện nay là nền kinh tế thị trường trong tiến trình hội nhập cùng phát triển. Hòa cùng xu thế thế giới, kinh tế Việt Nam phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong xu thế phát triển như hiện nay, kinh tế nước ta đang ngày càng khẳng định vị thế trên thương trường quốc tế dành được nhiều thành tựu đáng kể. Bên cạnh những thuận lợi đạt được thì nước ta cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn thách thức trong quá trình hội nhập. Là một công ty trẻ có qui mô nhỏ hoạt động trong nền kinh tế thị trường hiện nay, công ty TNHH An Thương gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhất là trong môi trường cạnh tranh lạm phát như hiện nay. Với số vốn chưa cao, chi phí nguyên vật liệu lớn nên công ty chưa thể mở rộng qui mô sản xuất tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình. Vấn đề chi phí lợi nhuận đang là vấn đề cấp thiết rất cần sự quan tâm của công ty. Làm thế nào để giảm thiểu chi phí để tối đa hóa lợi nhuận? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh? Rất nhiều câu hỏi đặt ra mà công ty cần giải quyết để có thể đứng vững khẳng định vị thế trên thương trường. Do vậy, việc nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa chi phí lợi nhuận tại công ty, để từ đó đưa ra hướng giảm thiểu chi phí tối đa hóa lợi nhuận là một trong những vấn đề hết sức cần thiết. 1.2. Xác lập tuyên bố đề tài Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chi phí lợi nhuận với thực trạng của công ty, trong quá trình thực tập tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH An Thương, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí lợi nhuận tại công ty TNHH An Thương” làm đề tài nghiên cứu. Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau: • Tình hình thực hiện chi phí lợi nhuận sản phẩm quặng sắt của công ty giai đoạn 2008 – 2010 như thế nào? • Có thể lượng hóa qua mô hình kinh tế nào mối quan hệ giữa chi phí lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh quặng sắt của công ty? • Giải pháp nào để giảm thiểu chi phí tối đa hóa lợi nhuận của công ty? Chuyên đề tốt nghiệp Phạm Thị Trang – K43F6 Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế 1.3. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài  Đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa chi phí kinh doanh lợi nhuận của công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật TSC” của Trần Thị Thu Hà (2007) đã đưa ra cơ sở lý thuyết về chi phí, lợi nhuận để phân tích, đã đánh giá tình hình thực hiện chi phí lợi nhuận của công ty đưa ra mối quan hệ giữa chúng. Từ đó đưa ra một số hướng giải pháp để khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện chi phí lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, đề tài này chưa đưa ra được mô hình kiểm định mối quan hệ giữa chi phí lợi nhuận cho nên việc đánh giá mối quan hệ giữa chi phí lợi nhuận chưa sâu.  Đề tài “Mối quan hệ giữa chi phí lợi nhuận một số giải pháp giảm thiểu chi phí kinh doanh tại công ty Cổ phần phát triển TBM” của Hà Thị Vân (2010) đã đưa ra được một số lý luận về chi phí, lợi nhuận, mối quan hệ giữa chúng, cũng đã kiểm định được mối quan hệ giữa chi phí lợi nhuận qua hàm cầu, hàm AVC; từ đó đưa ra giải pháp cụ thể giảm thiểu chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, đề tài chưa đánh giá sự tương quan mối quan hệ giữa chi phí lợi nhuận qua hàm lợi nhuân nên việc đánh giá mối quan hệ chi phí lợi nhuận của công ty còn chưa sâu; phương pháp phân tích của đề tài chưa logic giữa các phần; lý luận về chi phí lợi nhuận còn lan man.  Đề tài “Lợi nhuận các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn” của Nguyễn Thị Nga (2005) đã đưa ra phân tích những vấn đề cơ bản về lý thuyết lợi nhuận phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty trong 2 năm 2003 2004, đặc biệt là trong việc thực hiện lợi nhuận tỷ suất lợi nhuận của công ty trong hai năm qua. Đồng thời qua bài viết tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp kiến nghị để công ty xem xét nghiên cứu nhằm góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, các giải pháp trong đề tài còn chưa cụ thể do còn chưa chỉ ra được chi phí đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung lợi nhuận nói riêng, chưa tìm ra được nguyên nhân làm tăng chi phí của công ty.  Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng” của Hoàng Kim Chính (2006) đưa ra các lý luận về hiệu quả sản xuất hệ thống các chỉ tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh, tác giả lựa chọn hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng; từ đó tác giả đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, đề tài này chưa dẫn chứng phân tích một doanh nghiệp cụ thể nên khả năng áp dụng thực tế vào doanh nghiệp cụ thể còn khó khăn. Chuyên đề tốt nghiệp Phạm Thị Trang – K43F6 Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế Dựa trên những nhận xét về các đề tài nêu trên thực tiễn việc kinh doanh sản phẩm quặng sắt của công ty TNHH An Thương trong những năm gần đây trước sự biến động về giá quặng sắt trong nước thế giới; tác giả đã sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp thu thập được, sử dụng phần mềm SPSS để xây dựng mô hình ước lượng hàm lợi nhuận, hàm chi phí, hàm cầu về sản phẩm quặng sắt của công ty TNHH An Thương. Từ đó đánh giá được tình hình kinh doanh quặng sắt lợi nhuận thu được qua các năm gần đây. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh quặng sắt của công ty TNHH An Thương. 1.4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài  Làm rõ các vấn đề: lý luận chung về chi phí kinh doanh, lợi nhuận của công ty mối quan hệ giữa chúng.  Phân tích tình hình thực hiện chi phí lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh sản phẩm quặng sắt của công ty TNHH An Thương trong giai đoạn 2008 – 2010, kiểm định sự liên quan số liệu của chi phí lợi nhuận trên để thấy được mối quan hệ giữa chúng.  Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, kiểm định mối quan hệ giữa các số liệu của hai biến chi phí lợi nhuận, định hướng một số giải pháp giảm thiểu chi phí tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh sản phẩm quặng sắt của công ty. 1.5. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Ngành nghề kinh doanh của công ty là: kinh doanh mặt hàng quặng sắt. Do vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là số liệu liên quan đến chi phí lợi nhuận của sản phẩm quặng sắt của công ty, mối quan hệ giữa chi phí lợi nhuận đó. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu về kiểm định mối quan hệ giữa chi phí lợi nhuận của sản phẩm quặng sắt tại công ty TNHH An Thương. Thời gian: Nhằm đảm bảo tính thực tế của đề tài, tác giả lấy số liệu nghiên cứu về chi phí lợi nhuận trong giai đoạn từ 2008 – 2010. 1.6. Nguồn số liệu nghiên cứu  Tài liệu lưu trữ tại phòng kế toán từ năm 2008 – 2010: Báo cáo tài chính kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2008 – 2010, biểu mẫu về chi phí kinh doanh của công ty. Chuyên đề tốt nghiệp Phạm Thị Trang – K43F6 Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế  Các tài liệu lấy từ phòng kinh doanh, phòng giám sát kỹ thuật: bảng giá quặng sắt, mức lương, số lượng nhân sự trong công ty, các bản kế hoạch, chiến lược phát triển của công ty.  Các tài liệu khác được thu thập từ sách báo, tạp chí: sách kinh tế học vi mô, sách sách kinh tế học quản lý, sách kinh tế doanh nghiệp thương mại, . 1.7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài lời cam kết, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, nội dung chính của chuyên đề được trình bày theo 3 chương như sau: Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương II: Đánh giá thực trạng về chi phí, lợi nhuận mối quan hệ giữa chi phí lợi nhuận của công ty TNHH An Thương. Chương III: Phương hướng giải pháp giảm thiểu chi phí để tối đa hóa lơị nhuận tại công ty TNHH An Thương. 1.8. Một số khái niệm phân định nội dung của đề tài 1.8.1. Lý luận chung về chi phí • Khái niệm Chi phí sản xuất là toàn bộ phí tổn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải bỏ ra, phải gánh chịu trong một thời kỳ nhất định. Ví dụ: chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí quản lý doanh nghiệp,… • Các chỉ tiêu phân tích chi phí  Các chỉ tiêu phân tích chi phí trong ngắn hạn • Các chỉ tiêu tổng chi phí: Theo Pindyck, Rubinfeld, Tr. 198: - Tổng chi phí cố định (TFC): là những chi phí không thay đổi theo mức sản lượng. - Tổng chi phí biến đổi (TVC): là những khoản chi phí thay đổi theo mức sản lượng. - Tổng chi phí (TC): là tổng của chi phí cố định chi phí biến đổi được xác định bằng công thức: TC Q = TFC Q + TVC Q Tham khảo đồ thị các đường TC, TVC, TFC trong phụ lục 1 • Các chỉ tiêu chi phí trung bình: Theo Pindyck, Rubinfeld, Tr.199: Chuyên đề tốt nghiệp Phạm Thị Trang – K43F6 Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Chi phí cố định trung bình (AFC): là mức chi phí cố định tính bình quân trên một đơn vị sản phẩm: AFC = TFC Q - Chi phí biến đổi trung bình (AVC): là mức chi phí biến đổi tính bình quân cho mỗi đơn vị sản phẩm: AVC = TVC Q Theo Pindyck, Rubinfeld, Tr.198: - Chi phí trung bình (AC): là mức chi phí tính bình quân cho mỗi đơn vị sản phẩm: AC = TC Q = TFC Q + TVC Q = AFC + AVC - Chi phí cận biên (MC): là sự thay đổi trong tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm: MC = TC Q ∆ ∆ = TVC Q ∆ ∆ = TC’ Tham khảo đồ thị các đường AC, AVC, MC, AFC trong phụ lục 2.  Các chỉ tiêu phân tích chi phí trong dài hạn - Tổng chi phí dài hạn (LTC): bao gồm toàn bộ những phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh các hàng hóa hay dịch vụ trong điều kiện các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đều có thể điều chỉnh. Chi phí trong dài hạn là chi phí ứng với khả năng sản xuất trong ngắn hạn tốt nhất ứng với từng mức sản lượng đầu ra. - Chi phí bình quân dài hạn (LAC): là mức chi phí bình quân tính trên mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất trong dài hạn: LAC = LTC Q - Chi phí cận biên dài hạn (LMC): là sự thay đổi trong tổng mức chi phí do sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm trong dài hạn: LMC = LTC Q ∆ ∆ = LTC’ Cũng giống như trong dài hạn, trong ngắn hạn đường LMC luôn đi qua điểm cực tiểu đường LAC. Tham khảo đồ thị mối quan hệ giữa chi phí ngắn hạn chi phí dài hạn trong phụ lục 3. • Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí của doanh nghiệp Chuyên đề tốt nghiệp Phạm Thị Trang – K43F6 Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế Giá cả các yếu tố đầu vào: Chi phí của doanh nghiệp chịu tác động của giá cả các yếu tố đầu vào: nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, . Giá cả của các yếu tố đầu vào có mối quan hệ tỉ lệ thuận với tổng chi phí: TC = w.L + r.K + … Bởi vậy, khi giá cả các yếu tố đầu vào thay đổi sẽ làm cho tổng chi phí thay đổi cùng chiều với chúng. Khối lượng hàng hàng hóa sản xuất kinh doanh: Chi phí biến đổi phụ thuộc vào sản lượng. Khi sản lượng thay đổi thì chi phí biến đổi cũng thay đổi, do đó tổng chi phí cũng thay đổi. Cơ sở vật chất kỹ thuật: Trực tiếp làm thay đổi chi phí cố định, gián tiếp làm thay đổi chi phí biến đổi khi công nghệ hiện đại làm tăng sản lượng. Nhân tố khác: Môi trường ngành, môi trường pháp lý của hoạt động kinh doanh tại công ty. Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến chi phí của doanh nghiệp như hệ thống pháp luật, chính sách điều tiết của chính phủ,… 1.8.2. Lý luận chung về lợi nhuận • Khái niệm công thức tính lợi nhuận  Khái niệm - Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu tổng chi phí. Tổng doanh thu là lượng tiền doanh nghiệp nhận được từ việc bán sản phẩm. Tổng chi phí là lượng tiền mà doanh nghiệp phải trả để mua các yếu tố đầu vào. Trong các doanh nghiệp thương mại lợi nhuận được xem là phần vượt trội giữa giá bán hàng hóa dịch vụ đó hay lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng thu nhập của doanh thu tổng chi phí trong một thời kì nhất định.  Công thức tính lợi nhuận ( π ) π = TR – TC = (P – ATC)*Q TR: Tổng doanh thu TC: Tổng chi phí P: Giá bán hàng hóa Q: Khối lượng hàng hóa ATC: Chi phí đơn vị sản phẩm (P – ATC): Lợi nhuận đơn vị sản phẩm • Vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp - Lợi nhuận có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho nên mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Chuyên đề tốt nghiệp Phạm Thị Trang – K43F6 Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế - Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời còn là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Lợi nhuận là động lực thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng cải tiến đổi mới hợp lý dây truyền công nghệ, sử dụng tốt nguồn lực của mình. - Lợi nhuận tác động đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có lợi nhuận nghĩa là doanh nghiệp bảo toàn được nguồn vốn kinh doanh có một khoản vốn bổ sung từ lợi nhuận để mở rộng kinh doanh. - Lợi nhuận là điều kiện củng cố thêm sức mạnh uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. • Một số chỉ tiêu phân tích lợi nhuậnChỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu: Tỉ suất = *100 TR π Phản ánh trong một thời kỳ nhất định, doanh nghiệp được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.  Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng chi phí: Tỉ suất = *100 TC π Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trên 1 đồng chi phí bỏ ra. • Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp - Quy mô sản xuất hàng hóa dịch vụ: điều chỉnh mức sản xuất mang lại hiệu suất kinh tế tăng hay giảm theo quy mô làm cho lợi nhuận thu được tăng hay giảm tương ứng. - Giá cả chất lượng của các yếu tố đầu vào phương pháp kết hợp các đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Những yếu tố này ảnh hưởng đến chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. - Giá bán sản lượng hàng hóa cùng toàn bộ hoạt động nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ thu hồi vốn, đặc biệt là hoạt động marketing công tác tài chính của doanh nghiệp. 1.8.3. Mối quan hệ giữa chi phí lợi nhuận Chuyên đề tốt nghiệp Phạm Thị Trang – K43F6 Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế π được coi là mục tiêu kinh tế lâu dài của một doanh nghiệp nhưng để có được lợi nhuận thì trước hết doanh nghiệp phải chi ra một khoản chi phí để đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Như thế, trước hết chi phí lợi nhuậnmối quan hệ mật thiết. Mặt khác, chúng ta đã biết: Lợi nhuận = ∑Doanh thu - ∑Chi phí Do đó, lợi nhuận chi phímối quan hệ tỉ lệ nghịch. Khi tồng doanh thu không đổi thì chi phí tăng lên sẽ làm lợi nhuận giảm xuống. Còn khi chi phí giảm xuống thì lợi nhuận lại tăng lên. Do đó, tiết kiệm 1 đơn vị chi phí nghĩa là tăng lên 1 đơn vị lợi nhuận. Với bất kỳ doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh nào cũng mong muốn đạt được lợi nhuận cao nhất. Một trong những giải pháp để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp là tối thiểu hóa chi phí. Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí lợi nhuận là rất cần thiết giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. • Điều kiện tối thiểu hóa chi phí với mức sản lượng nhất định Giả sử doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh với hai yếu tố đầu vào là vốn lao động. Mục tiêu của doanh nghiệp là nhằm sản xuất ra mức sản lượng Q 0 . Giá thuê một đơn vị lao động là w, giá thuê một đơn vị vốn là r (w r cố định). Lượng lao động được sử dụng là L lượng vốn được sử dụng là K. - Đường đồng phí: cho biết các tập hợp tối đa về đầu vào mà doanh nghiệp có thể mua (thuê) với một lượng chi phí nhất định giá của đầu vào là cho trước. Phương trình đường đồng phí: C = Wl + rK => K = C r - w * L r => Độ dốc của đường đồng phí: - w r - Đường đồng lượng: là tập hợp tất cả các điểm biểu thị sự kết hợp khác nhau giữa hai yếu tố đầu vào để sản xuất ra cùng một sản lượng. Độ dốc đường đồng lượng: - L K MP MP Đồ thị đường đồng phí đường đồng lượng biểu thị sự kết hợp giữa hai yếu tố đầu vào để tối thiểu hóa chi phí với mức sản lượng Q: Chuyên đề tốt nghiệp Phạm Thị Trang – K43F6 Trường Đại học Thương mại Khoa Kinh tế Hình 1.1. Đồ thị tối thiểu hóa chi phí với mức sản lượng Q 0 Nếu doanh nghiệp lựa chọn sản xuất tại điểm bất kỳ trên đường đồng phí C 1 thì sẽ không đạt mức sản lượng Q 0 do không đủ chi phí. Nếu doanh nghiệp lựa chọn sản xuất tại bất kỳ điểm nào trên đường đồng phí C 3 , để sản xuất tại mức sản lượng Q 0 thì doanh nghiệp co thể sản xuất tại A hoặc B nhưng doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn sản xuất tại điểm E trên đường đồng phí C 2 thấp hơn C 3 vẫn đạt được mức sản lượng Q 0 . Do đó, điểm A là điểm doanh nghiệp sản xuất để tối thiểu hóa chi phí với mức sản lượng Q 0 , tương ứng với mức sản xuất chi phí tối ưu là C 2 . Tại A doanh nghiệp sản xuất với 2 yếu tố đầu vào là K 2 L 2 . Khi đó độ dốc đường đồng phí đường đồng lượng là như nhau: - L K MP MP = - w r hay w L K MP MP r = Tức là tại điểm A số sản lượng tăng thêm khi doanh nghiệp thuê thêm một đơn vị lao động bằng số sản lượng tăng thêm khi doanh nghiệp tăng thêm một đơn vị vốn. Vậy điều kiện cần đủ để doanh nghiệp lựa chọn các đầu vào nhằm tối thiểu hóa chi phí với mức sản lượng Q 0 là: 0 w ( , ) L K MP MP r Q f L K = =    • Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận Chuyên đề tốt nghiệp Phạm Thị Trang – K43F6 . mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận chưa sâu.  Đề tài Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp giảm thiểu chi phí kinh doanh tại công. hiểu thực tế tại công ty TNHH An Thương, tác giả đã lựa chọn đề tài: Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận tại công ty TNHH An Thương làm đề

Ngày đăng: 12/12/2013, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan