Tài liệu Nghệ thuật khởi nghiệp (Phần 13) pptx

4 334 1
Tài liệu Nghệ thuật khởi nghiệp (Phần 13) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghệ thuật khởi nghiệp (Phần 13) Guy Kawasaki là hiện là giám đốc điều hành của Garage Technology Ventures - một ngân hàng đầu tư vốn cho các công ty công nghệ cao. Trước đây, ông từng là cố vấn cho hãng Apple Computer. Ông là tác giả của bảy cuốn sách viết về kinh doanh. Ông nhận bằng B.A từ trường đại học Standford, bằng M.B.A. từ UCLA, và nhận danh hiệu tiến sĩ danh dự của trường Bapson College. Ông còn sẵn sàng tư vấn cho những người đang muốn khởi sự kinh doanh. Dưới đây là cuộc phỏng vấn ông do tạp chí Forbes thực hiện. Các VC có đầu tư vào bất cứ ngành nào mang lại lợi nhuận không? Phần lớn nguồn hỗ trợ về IT cho công ty mới khởi nghiệp của tôi đều từ Bangalore, Ấn Độ. Với những mối lo ngại lớn của Hoa Kỳ về chuyển việc làm ra nước ngoài, liệu điều này có ảnh hưởng xấu đến khả năng được tài trợ của tôi không? Chỉ khi bạn đang tìm kiếm một sự hỗ trợ về mặt chính trị. Việc chuyển công việc hỗ trợ tới Bangalore sẽ làm tăng khả năng được tài trợ của công ty mới khởi nghiệp của bạn. Ông sẽ làm gì khi ông có một sản phẩm tốt, sự quan tâm của một số nhà đầu tư, nhưng lại đang băn khoăn về nhóm làm việc của chính mình? Trong trường hợp của tôi, nhóm tôi có bốn người, nhưng trên thực tế chỉ có ba người chúng tôi làm phần lớn công việc. Người thứ tư khó theo kịp chúng tôi. Nhưng chúng tôi cảm thấy bị ràng buộc với anh ta vì tất cả chúng tôi đã khởi sự cùng nhau. Nếu một người kém năng lực và gây tổn hại đến công ty thì các bạn hãy tự giải thoát khỏi anh ta. Bốn người các bạn không hề bị ràng buộc phải đi cùng nhau mãi mãi. Cái chính là bạn bị ràng buộc với các cổ đông và những nhân viên để xây dựng công ty tốt nhất có thể được. Đó là lý do vì sao những người sáng lập phải trao cổ phiếu của họ bốn năm một lần. Nếu bạn gạt anh chàng vô tích sự kia ra (hoặc anh ta xin rút), thì chắc hẳn bạn không muốn anh ta ra đi với một đống cổ phiếu trong tay phải không. Tôi hiểu rằng bị từ chối là một phần trong quá trình trở thành một doanh nghiệp, nhưng làm thế nào tôi có thể có được lời nhận xét từ một VC từ chối tôi? Hầu hết những lần tôi bị từ chối đều chẳng có một lời giải thích nào. Bạn sẽ không bao giờ có được một lời giải thích trung thực về lý do từ chối vì đôi khi nó chỉ bắt nguồn từ một lời tranh cãi: “Ông định nói rằng nhóm chúng tôi chưa đủ mạnh ư?” “Ông có ý gì khi nói rằng chúng tôi cạnh tranh với một công ty khác nằm trong danh mục đầu tư của ông?” Còn nữa, các VC phải đưa ra quá nhiều lời từ chối đế nỗi không còn thời gian để nghĩ ra một lời tư chối nghe cho hợp lý. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ so sánh giúp bạn hiểu: Khi bạn từ chối một người xin việc, bạn có nói với anh ta lý do vì sao không? Bạn có nói với anh ta đó là vì giọng nói của anh ta hay vì mùi mồ hôi của anh ta không? Không đâu, bạn nói điều gì đó chung chung như: “Nhu cầu của chúng tôi không phù hợp với những điểm mạnh của anh” hay điều ngốc nghếch nào đó tương tự. Một ví dụ khác, khi bạn bị một trường học từ chối, trường không nói chính xác lý do từ chối là vì sao? Tương tự như vậy khi các VC từ chối tài trợ cho bạn. Hãy vượt qua điều đó. Các công ty, trường học và VC không có nghĩa vụ thông báo với bạn vì sao bạn bị từ chối. Công ty của chúng tôi chuyên về một lĩnh vực tương đối bị ngăn cấm – đó là giải trí cho người lớn và đánh bạc trên mạng. Chúng tôi đã tỏ ra rất thành công trong cả hai lĩnh vực này, nhưng nhiều nhà đầu tư không dành thời gian cho chúng tôi chỉ dựa trên nội dung kinh doanh của chúng tối. Làm thế nào chúng tôi có thể khiến một nhà đầu tư lắng nghe đủ lâu để chúng tôi có thể chứng minh sự xuất sắc của chúng tôi và nhận số tiền đầu tư mà chúng tôi cần để mở rộng kinh doanh? Vấn đề không phải ở chỗ “chứng minh sự xuất sắc” của các bạn. Bạn có thể tỏ ra làm tốt hơn Microsoft nhưng vẫn không thu hút đượcnhà đầu tư chính bởi mảng thị trường của bạn. Cần hiểu rằng tiền vốn của nhiều VC đến từ các quỹ lương hưu, cơ quan chính phủ và trường học. Các cơ quan đó không muốn đầu tư, dù là gián tiếp đi chăng nữa, vào ngành kinh doanh cờ bạc và khiêu dâm. . Nghệ thuật khởi nghiệp (Phần 13) Guy Kawasaki là hiện là giám đốc điều hành của Garage Technology. IT cho công ty mới khởi nghiệp của tôi đều từ Bangalore, Ấn Độ. Với những mối lo ngại lớn của Hoa Kỳ về chuyển việc làm ra nước ngoài, liệu điều này có ảnh

Ngày đăng: 12/12/2013, 12:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan