Quy chế Làm việc của Ban xây dựng đạt chuẩn văn hóa Trường Mẫu giáo Vọng Thê

3 810 0
Quy chế Làm việc của Ban xây dựng đạt chuẩn văn hóa Trường Mẫu giáo Vọng Thê

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

QUy chế cơ quan văn hóa

BCĐĐSVH XÃ VỌNG THÊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BXD TRƯỜNG MG VỌNG THÊ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Vọng Thê, ngày 10 tháng 02 năm 2013 QUY CHẾ Làm việc của Ban xây dựng đạt chuẩn văn hóa Trường Mẫu giáo Vọng Thê. I/ Nguyên tắc chung: - Trường Mẫu giáo Vọng Thê làm việc theo chế độ thủ trưởng, trên cơ sở tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ. - Điều hành hoạt động cơ quan theo kế hoạch và chương trình hoạt động tháng. 1. Nhiệm vụ của bộ phận chuyên môn: - Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra theo điều lệ quy định và qui chế chuyên môn của ngành. - Phối hợp các bộ phận tham mưu lãnh đạo, xây dựng kế hoạch, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. - Kiểm tra việc sự dụng, bảo quản đồ dùng dạy học, sách tham khảo, sách dùng chung và tài liệu, hồ sơ phục vụ yêu cầu dạy và học trong nhà trường. - Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra đôn đốc thực hiện theo chương trình của ngành. - Tham gia tuyên truyền thực hiện tốt các mục tiêu kế hoạch của ngành. - Thực hiện báo cáo định kỳ chuyên môn theo qui định. - Hướng dẫn tổ chức bồi dưỡng học sinh thi các cuộc thi như: Bé nhanh trí, Bé khéo tay, An tàn giao thông. 2. Nhiệm vụ của bộ phận văn thư tổng hợp: - Chuẩn bị tinh thần công tác từng tháng quí, năm. - Thu thập thông tin và báo cáo thông tin cho Hiệu trưởng. - Soạn thảo các văn bản, báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ, thông tin chuyên môn, đột xuất về các mặt công tác chung của văn phòng. - Thực hiện tốt công tác lưu trữ đảm bảo tốt công văn – thông tư. - Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, xét tặng danh hiệu của trường. 3. Nhiệm vụ của tài vụ xây dựng: - Quản lý kinh phí của ngành, theo sự cấp phát một cách hợp lý. - Quản lý toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất toàn trường, tham gia xây dựng kế hoạch mua sắm những trang thiết bị cần thiết cho trường. - xây dựng kế hoạch tu bổ cơ sở vật chất và theo dõi công trình xây dựng (nếu có). 4. Nhiệm vụ công đoàn: - Kết hợp với hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động theo điều lệ và qui định của ngành. - Phối hợp với hiệu trưởng xem xét giải quyết chế độ chính sách theo qui định thi đua khen thưởng. - Xem xét giúp đỡ giáo viên và nhân viên có hoàn cảnh khó khăn đôn đốc đoàn viên công đoàn, GV, CNV thực hiện theo kế hoạch của trường. - Chỉ đạo thanh tra nhân dân, thanh tra mọi hoạt động, nội qui, qui chế, chế độ chính sách của ngành. 5. Tổ hành chính quản trị: - Các nhân viên hành chính quản lý, tài vụ giúp Hiệu trưởng thực hiện các công tác phục vụ hoạt động giảng dạy và hoạt động khác. 6. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn: - Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và qui định khác của Bộ giáo dục đào tạo. - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên theo kế hoạch của trường. - Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với Gv. - Giúp hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác. - Tổ chuyên môn sinh hoạt 02 tuần/ tháng. 7. Nhiệm vụ của giáo viên: - Giảng dạy và giáo dục theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy và học soạn bài làm ĐDDH, không tùy tiện bỏ giờ, bỏ buổi học đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn. - Rèn luyện đạo đức học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học. - Giữ gìn phẩm chất danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước HS, thương yêu tôn trọng HS, đối xử công bằng đối với HS, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của HS, đoàn kết giúp đỡ các bạn đồng nghiệp. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật. II. Qui định về phạm vi trách nhiệm: 1. Trách nhiệm hiệu trưởng: - Hiệu trưởng là người lãnh đạo điều hành công việc chung của toàn trường có phân công theo lĩnh vực công việc chuyên môn phụ trách và chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động trước chính quyền địa phương: UBND xã, PGD, SGD. - Xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch năm học. - Tổ chức bộ máy của nhà trường thành lập cử Tổ trưởng các tổ chuyên môn, tổ hành chánh quản trị, thành lập cử Chủ tịch của Hội đồng nhà trường. - Phân công quản lý kiểm tra công tác của GV, NV đề nghị với Trưởng phòng GDĐT về quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển đề bạt GV, NV của trường, khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với GV, NV theo qui định của nhà trường. - Quản lý hành chánh, tài chính, tài sản của nhà trường. - Tổ chức thực hiện qui chế dân chủ trong nhà trường. - Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức nhận học sinh vào học giới thiệu học sinh chuyển trường, quyết định khen thưởng, xét kết quả đánh giá xếp loại học sinh. - Lãnh đạo công tác văn phòng, giải quyết vấn đề theo quyền hạn. - Đôn đốc kiểm tra thực hiện các mặt công tác của trường. - Giải quyết vấn đền quan trọng có liên quan đến lĩnh vực những vấn đề mới phát sinh của nhà trường. - Giải quyết các biện pháp cải tiến của nhà trường, cải tiến thủ tục hành chính xây dựng bộ máy có hiệu quả, xem xét giải quyết khiếu nại, khiếu tố của cán bộ GV, CNV, công dân theo luật định. III. Qui định lề lối làm việc: - Quan hệ giữa BGH và GV, CNV là quan hệ chỉ huy, chấp hành. - Theo chức năng nhiệm vụ được HT phân công hoặc Ht ủy nhiệm, tổ chuyên môn và các bộ phận khác được quyền chỉ đạo chịu trách nhiệm trước HT. - Quan hệ giữa các bộ phận được thực hiện trên cơ sở hợp tác, phối hợp, tạo cho nhau điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ. - Giải quyết công việc phải kịp thời nhanh chóng, nếu qua thẩm quyền thì xin ý kiến của HT cho ý kiến trả lời tuyệt đối không bỏ qua những thắc mắc, kiến nghị của cơ sở công dân. IV. Qui định một số công việc khác: 1. Chế độ hội họp: - Mỗi tháng họp lệ 01 lần vào đầu tháng. - Tổ chuyên môn họp 2 lần/ tháng. - Ngoài ra cuộc họp chuyên đề các bộ phận thì bộ phận đó phải xin ý kiến HT. 2. Xây dựng kế hoạch thực hiện chế độ báo cáo: - Căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học của ngành để xây dựng kế hoạch và chương trình hành động cho bộ phận mình. - Bộ phận văn thư tổng hợp và chịu trách nhiệm báo cáo năm, quý, hàng tháng. - Các bộ phận tổ, khối chuyên môn, GV báo cáo kịp thời theo qui định của HT. 3. Tiếp tục sử lý công văn đến: - Tất cả các loại công văn, giấy tờ gởi đến trường phải qua văn thư đúng thủ tục qui định, văn thư chịu trách nhiệm phân loại và tham mưu với HT chỉ đạo thực hiện. - Các văn bản có tính pháp lý đều được văn thư lưu trữ các văn bản có liên quan đến những bộ phận, đảm bảo thực hiện nhanh chóng trong phê duyệt và xử lý kịp thời. 4. Quy trình và thủ tục ban hành văn bản: - Phải được thông qua Hiệu trưởng xêm xét trước khi gởi. 5. Quản lý cán bộ, GV, CNV: - Tất cả GV, CNV phải chấp hành tốt và thực hiện nghiêm chỉnh qui định của HT phân công phân nhiệm. - Cán bộ GV, CNV nghỉ phải xin phép HT cần thiết nhờ người làm nhiệm vụ thay cho mình trong thời gian xin nghỉ phép. - Qui chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, mọi thành viên trong nhà trường đều có trách nhiệm thực hiện qui chế này, để đưa mọi hoạt động của nhà trường vào nề nếp. TM.BAN XÂY DỰNG TRƯỞNG BAN MAI THỊ DÍNH . công tác của trường. - Giải quy t vấn đền quan trọng có liên quan đến lĩnh vực những vấn đề mới phát sinh của nhà trường. - Giải quy t các biện pháp cải tiến. sinh chuyển trường, quy t định khen thưởng, xét kết quả đánh giá xếp loại học sinh. - Lãnh đạo công tác văn phòng, giải quy t vấn đề theo quy n hạn. - Đôn

Ngày đăng: 11/12/2013, 11:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan