Tài liệu Cải cách hệ thống tài chính: Cuộc toàn cầu hoá tiếp theo? pptx

2 379 0
Tài liệu Cải cách hệ thống tài chính: Cuộc toàn cầu hoá tiếp theo? pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cải cách hệ thống tài chính: Cuộc toàn cầu hoá tiếp theo? Giai đoạn toàn cầu hoá sắp tới đây sẽ là toàn cầu hóa về các hệ thống tài chính. Đó là quan điểm nêu ra trong bài viết của tác giả Frederic Mishkin trên tờ Financial Times số ra ngày 9/10 vừa qua. Theo VnEconomy, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bản dịch bài viết đáng chú ý này. Thế giới ngày nay đang trải qua giai đoạn thứ hai của toàn cầu hoá. Liệu các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế sẽ tiếp tục đưa thế giới bước vào giai đoạn tiếp theo của toàn cầu hoá, cải thiện hệ thống tài chính tại các nước đang phát triển, hay sẽ chấm dứt quá trình này? Toàn cầu hóa trong lĩnh vực thương mại trong nửa thế kỷ qua đã đưa hàng tỷ người thoát khỏi tình trạng nghèo khổ. Từ những năm 1960, nền kinh tế thế giới đã đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn bao giờ hết. Thu nhập đầu người tăng lên trong khi tỷ lệ đói nghèo giảm xuống nhanh chóng ở những quốc gia biết tận dụng những lợi ích của toàn cầu hóa, trở thành các nước hướng ra xuất khẩu. Chỉ riêng ở Ấn Độ và Trung Quốc, toàn cầu hóa đã đưa hơn 1 tỷ người thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Trong khi đó, những nước chưa tận dụng được những lợi ích của toàn cầu hóa, chẳng hạn các nước ở khu vực tiểu sa mạc Sahara ở châu Phi, phải gánh chịu hậu quả là khoảng cách tương đối giữa họ và các nước biết tận dụng toàn cầu hóa tăng nhanh. Mặt khác, thu nhập bình quân đầu người của các nước này còn giảm xuống một cách tuyệt đối. Năm 1960, thu nhập bình quân đầu người của Somalia cao hơn so với Hàn Quốc là 10%. 45 năm sau, thu nhập bình quân đầu người của Somalia sụt giảm trong khi người dân Hàn Quốc được hưởng nhiều lợi ích từ quá trình tăng trưởng kinh tế năng động của nước mình. Kết quả là, hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của người Somalia chỉ bằng chưa đầy 1/10 thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc. Toàn cầu hóa không phải là một quá trình tất yếu đồng thời cũng không phải là một quá trình không thể đảo ngược. Những gì mà thế giới đang trải qua hiện nay thực chất là giai đoạn toàn cầu hóa thứ hai về các dòng chảy thương mại và vốn ở thời kỳ hiện đại. Giai đoạn toàn cầu hóa đầu tiên bắt đầu vào năm 1870 và kết thúc cùng với sự bùng nổ của chiến tranh thế giới lần thứ nhất, phá vỡ các dòng chảy vốn và thương mại quốc tế giữa các nước. Nền kinh tế thế giới sau đó không thể khôi phục hoàn toàn từ sự đảo lộn lớn này và lại tiếp tục lâm vào tình trạng khó khăn với sự phát triển của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới lần thứ 2. Một câu hỏi đặt ra là, liệu có thể xảy ra một cuộc đảo lộn lớn tiếp theo trong đó toàn cầu hóa chấm dứt và thế giới sẽ phải hứng chịu sự bất ổn về chính trị, xã hội và kinh tế? Câu trả lời ở đây là có thể. Trong một vài năm trở lại đây, nhiều nhà chính trị chống toàn cầu hoá đã thành công trong các cuộc bầu cử ở các nước đang phát triển. Vậy cần phải làm gì để giúp các nước nghèo đẩy mạnh phát triển kinh tế và đạt tới sự thịnh vượng? Câu trả lời là sự phát triển của một hệ thống tài chính hiệu quả sẽ cho phép các nền kinh tế đang nổi lên phân bổ nguồn vốn của mình một cách có lợi nhất. Các thể chế cần phải được xây dựng để đảm bảo các quyền sở hữu và hoàn thiện hệ thống luật pháp. Cải cách thể chế phải được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu trong chính sách của các nước đang phát triển. Đây có thể là một nhiệm vụ khó khăn do đặc thù môi trường chính trị ở các nước này là những người giàu có và các lợi ích đặc biệt sẽ phải đánh mất nhiều thứ nếu thúc đẩy một hệ thống tài chính hiệu quả và môi trường cạnh tranh. Giải pháp ở đây là gia tăng hơn nữa tính linh hoạt của các thể chế tài chính ở các nước đang phát triển. Toàn cầu hoá về tài chính sẽ giúp tạo ra những kích thích thúc đẩy quá trình này. Đó là do một khi các doanh nghiệp trong nước của các nước phát triển có thể vay vốn từ các nguồn vốn nước ngoài, các công ty tài chính trong nước sẽ gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Do đó, họ sẽ phải tìm khách hàng mới để có thể cho vay và thu lợi nhuận. Nếu không có thông tin chính xác để nhận biết được những rủi ro tín dụng cũng như khả năng để đảm bảo rằng rủi ro của các khoản cho vay là không quá lớn, các thể chế tài chính trong nước sẽ không thể đạt được lợi nhuận. Do đó, những công ty này sẽ phải thúc đẩy cải cách thể chế để cải thiện tiêu chuẩn kế toán cũng như công khai tài chính, đồng thời, khuyến khích các cải cách luật pháp để bảo bảo hộ quyền sở hữu. Các nước giàu có thể giúp khuyến khích sự phát triển thể chế này bằng cách có những khuyến khích đúng đắn. Viện trợ thường không có hiệu quả đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển do không đem lại những khuyến khích đúng đắn thúc đẩy các chính phủ hành động vì lợi ích của người dân. Để giúp các nước đang phát triển, các nước phát triển tốt hơn hết nên khuyến khích họ theo đuổi chính sách hướng ngoại và phát triển lĩnh vực xuất khẩu. Điều này không chỉ khiến nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn mà còn tạo ra nhu cầu đối với việc cải thiện các thể chế. Ngoài việc cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật và khuyến khích hơn nữa sự phát triển thể chế, các nước phát triển cũng có thể giúp các nước đang phát triển giảm nghèo bằng cách mở cửa thị trường cho hàng hoá xuất khẩu của các nước này. Thương mại tự do được thúc đẩy bởi hỗ trợ tài chính hiệu quả sẽ giúp tăng năng suất ở các nước đang phát triển và phát triển. Chính thương mại chứ không phải viện trợ sẽ giúp toàn cầu hoá đem lại lợi ích cho các nước nghèo. Cải cách tài chính ở các nước đang phát triển là bước đầu tiên trong việc thúc đẩy công tác này. Admin (Theo www.vneconomy.com.vn ) . Cải cách hệ thống tài chính: Cuộc toàn cầu hoá tiếp theo? Giai đoạn toàn cầu hoá sắp tới đây sẽ là toàn cầu hóa về các hệ thống tài chính. Đó. của toàn cầu hoá. Liệu các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế sẽ tiếp tục đưa thế giới bước vào giai đoạn tiếp theo của toàn cầu hoá, cải thiện hệ thống tài

Ngày đăng: 09/12/2013, 19:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan