Khởi nghiệp bằng sản phẩm mới: những sai lầm cần tránh

2 295 0
Khởi nghiệp bằng sản phẩm mới: những sai lầm cần tránh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Không phải ai cũng có kinh nghiệm trong việc sáng tạo ra một sản phẩm mới hay khởi xướng một lĩnh vực kinh doanh mới, chuyên vấp phải những sai lầm trong quá trình khởi nghiệp theo con đường đó không phải hãn hữu, nhưng hoàn toàn có thể tránh nếu biết đề phòng… Có cả những sai lầm nhỏ lẫn những sai lầm nghiêm trọng tới nỗi có thể phá hỏng mọi nỗ lực, làm tổn thất lớn về tiền bạc và mất đi sư tự tin của người khởi nghiệp. Đó là những sai lầm, thiếu sót phổ biến dưới đây.

Khởi nghiệp bằng sản phẩm mới: những sai lầm cần tránh Không phải ai cũng có kinh nghiệm trong việc sáng tạo ra một sản phẩm mới hay khởi xướng một lĩnh vực kinh doanh mới, chuyên vấp phải những sai lầm trong quá trình khởi nghiệp theo con đường đó không phải hãn hữu, nhưng hoàn toàn có thể tránh nếu biết đề phòng… Có cả những sai lầm nhỏ lẫn những sai lầm nghiêm trọng tới nỗi có thể phá hỏng mọi nỗ lực, làm tổn thất lớn về tiền bạc và mất đi sư tự tin của người khởi nghiệp. Đó là những sai lầm, thiếu sót phổ biến dưới đây. 1- Kỳ vọng vào những kết quả không thực tế. Nhiều người nghĩ ráng sáng tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ mới là một con đường làm giàu nhanh nhất. Thực tế thì là một suy nghi đẩy mao hiểm, bởi lẽ việc tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ mới là một quá trình khó khăn và khó ai có thể trở thành triệu phú ngay từ bước khởi đầu. Hiển nhiên, với những ý tưởng mới, bạn sẽ có cơ hội kiếm ra tiến và khi những ý tưởng đó được phát triển, bạn sẽ trở nên giàu có. Tuy nhiên, điều quan trọng là nếu muốn khởi nghiệp thành công bâng con đường sáng tạo, bạn phải đánh giá đúng những nguồn lực mình đang có (kiến thức, kinh nghiệm, tiền bạc), đo lường sức mạnh của động cơ khiến mình dấn thân vào lĩnh vực mới và thời gian mà mình có thể sẵn sàng bở ra để phát triển ý tưởng mới. Sau đó, bạn cần xây dựng một kế hoạch khả thi phù hợp với những yếu tố nói trên. 2 - Không nghiên cứu thị trường sớm. Nếu có mọt ý tưởng lớn và tin chắc rằng mọi người sẽ cổ vũ cho ý tưởng đó, bạn có thể bỏ ra nhiều tiền để biến ý tưởng đó thành hiện thực bằng cách xây dựng một mô hình kinh doanh mình làm ra những sản phẩm mẫâu, phát triển một kế hoạch kinh doanh, thuế mướn các nhà tư vấn, các luật sư. Trường hợp ai quá say sưa với ý tưởng của mình mà không biết rằng thị trường đã tồn tại một sản phẩm hay dịch vụ tương tự thì đã đầu tư không đúng hướng. Để khắc phục tình trạng trên, bạn phải thực hiện nghiên cứu thị trường ngay khi vừa nảy ra ý tưởng mới. Có thể tìm hiếu thực tế từ các cửa hàng, xem các catologue của các Công ty, tìm thông tin trên Internet. Đôi khi chỉ cần 10 phút trên Internet là bạn đã có thể xác định được sản phẩm hay dịch vụ do mình vừa nghĩ ra có thật sự mới hay không. Nếu sản phẩm hay dịch vụ do bạn nghĩ ra chỉ tương tự với những gì đang có sẵn trên thị trường chứ không phải giống hoàn toàn, bạn vẫn còn cơ hội để phát triển ý tưởng đó xa hơn. Vấn đề là phải khách quan tìm hiểu tất cả những đặc điểm của sản phẩm do mình nghĩ ra và so sánh kỹ với các sản phẩm có trên thị trường để hội đủ điều kiện đảm bảo cho nó tồn tại đủ lâu trên thị trường từ khi được tung ra. 3 - Cho rằng sản phẩm hoặc dịch vụ mới sẽ được khách hàng quan tâm, đón nhận. Ngay cả khi đã nghiên cứu thị trường, biết được sản phẩm mới của mình khác với các sản phẩm đang có thì cũng không thể kết luận ngay rằng khách hàng sẽ thích sản phẩm mới đó. Bạn phải tiếp tục nghiên cứu thị trường để tìm hiểu khách hàng thật sự nghĩ gì về sản phẩm mới và họ có sẵn sàng mua nó hay không.Phải thực hiện nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc. 4- Đầu tư tất cả tiền bạc để lấy bằng chứng nhận cho sản phẩm mới. Bằng sáng chế là một tài sản có giá trị, nhưng nó không phải là tất cả để làm cho một sản phẩm mới đứng vững được trên thị trường. Tốt nhất là không nên nghĩ ngay đến việc phải lấy được một tấm bằng sáng chế khi vừa thiết kế ra một sản phẩm mới, vì việc này thường tốn thời gian và tiên bạc. Điều quan trong hơn là nên nghĩ xem ý tưởng mới, sản phẩm mới có được thị trường chấp nhận hay không. Thực tế cho thấy, chỉ có 2% - 3% số ý tưởng được cấp bằng trên thế giới được biến thành hiện thực. Ngược lai, có rất nhiều sản phẩm vẫn đang “sống khỏe” trên thị trường nhưng chẳng hề có tấm bằng sáng chế nào. 5- Thiếu sự nhạy bén và những kỹ năng nhất định Nhiều người tin rằng, thành công của một sản phẩm được bắt đầu và kết thúc bằng một ý tưởng lớn. Trên thực tế, ý tưởng chỉ góp một phần nhỏ sáng tạo nên thành công. Một doanh nhân có thể có rất nhiều ý tưởng, nhưng anh ta có thành công hay không là nhờ có sự nhạy bén trong việc sàng lọc các ý tưởng có được để chọn ra những ý tưởng khả thi, làm ra những sản phẩm mà thị trường cần. Trong trường hợp bạn thành lập một Công ty để biến ý tưởng của mình thành hiện thực thì đó mới chỉ là bước khởi đầu. Để doanh nghiệp hoạt động thành công, bạn phải bieté cách quản lý các công việc sản xuất, bán hàng, tiếp thị, tài chính, nhân sự…

Ngày đăng: 09/12/2013, 16:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan