Đề cương ôn tập Vật lý 6 HK1

3 8.9K 161
Đề cương ôn tập Vật lý 6 HK1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề cương ôn tập Vật lý 6 HK1 tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực...

Trường THCS Trần Văn Ơn-Quận 1 ----------------- TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VẬT 6 - HKI Năm học 2013 – 2014 A/ thuyết: Câu 1: - Đơn vị đo độ dài chính thức của nước ta là gì ? Ngoài ra, người ta còn dùng các đơn vị đo độ dài nào khác ? - Kể tên các dụng cụ đo độ dài của một vật mà em biết ? - Quy tắc đo độ dài của một vật bằng thước ? a. Đơn vị đo dộ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (ký hiệu m). Ngoài ra còn thường dùng: km, dm, cm, mm b. Dụng cụ đo : thước kẻ, thước dây, thước mét, thước cuộn…. c. Quy tắc đo độ dài bằng thước - B 1 : Ước lượng độ dài cần đo. - B 2 : Chọn thước đo thích hợp. - B 3 : Đặt thước đo dọc theo chiều dài vật cần đo sao cho vạch 0 của thước ngang với một đầu của vật. - B 4 : Đọc giá trị độ dài của vật theo vạch chia trên thuớc gần nhất với đầu kia của vật. - B 5 : Ghi kết quả đo sao cho chữ số cuối cùng của kết quả đo theo ĐCNN của thước. Câu 2: Để đo thể tích vật rắn không thấm nước ta dùng dụng cụ nào ? Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước và bằng bình chia độ ? 1/ Để đo thể tích vật rắn không thấm nước có thể dùng bình chia độ, bình tràn, ca đong hoặc các vật dụng có dung tích cho trước. 2/ Thể tích của vật rắn bất kỳ không thấm nước có thể đo được bằng cách: + Khi vật rắn bỏ lọt bình chia độ thì thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật. + Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật. + Dùng các dụng cụ khác có thể thả chìm được vật và thực hiện theo nguyên tắc sử dụng bình tràn khi đo. Câu 3: - Khối lượng của một vật là gì ? Một bao cám có ghi 20 kg. Con số này có ý nghĩa gì ? - Đơn vị đo khối lượng chính thức là gì ? Các đơn vị khác thường dùng để đo khối lượng ? - Để đo khối lượng một vật, người ta dùng dụng cụ nào ? Kể tên một số loại cân mà em biết trong thực tế. 1/ - Định nghĩa: Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. - Giải thích số ghi: con số 20 kg cho biết lượng cám trong bao là 20 kg. 2/ Đơn vị của khối lượng là kilôgram (kg). Ngoài ra còn thường dùng các đơn vị: tấn, tạ, kg, hg, g, mg. 3/ -Cân Rôbecvan, cân y tế, cân đòn, cân điện tử… Câu 4: - Lực là gì ? - Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra kết quả nào ? Cho ví dụ mỗi trường hợp ? - Thế nào là hai lực cân bằng ? Cho 1 vd về hai lực cân bằng ? a. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. b. - Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật đó bị biến dạng. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra. - Ví dụ: + đá một quả bóng đang đứng yên thì quả bóng lăn đi chỗ khác (biến đổi chuyển động ). + Dùng tay kéo hai đầu lò xo thì lò xo bị dãn ra (biến dạng) + Đá một quả bóng đang đứng yên thì bề mặt quả bóng sẽ móp vào (biến dạng) và quả bóng lăn đi chỗ khác (biến đổi chuyển động ). c. - Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, - Vd về hai lực cân bằng: hai đội kéo co cùng kéo cùng một sợi dây, tác dụng vào sợi dây hai lực mạnh như nhau theo hai hướng khác nhau và theo phương nằm ngang thì lúc đó sợi dây sẽ đứng yên. Câu 5: - Trọng lực là gì ? Nêu phương và chiều của trọng lực ? - Trọng lượng là gì ? Ký hiệu và đơn vị của trọng lượnglà gì ? - Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng một vật và khối lượng của một vật ? a. Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên mọi vật. Trọng lực có phương thẳng đứng và chiều hướng về phiá trái đất. b. - Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật được gọi là Trọng lượng. - Ký hiệu P ; Đơn vị trọng lượng là Niu tơn (N). Ví dụ: - Trọng lượng của quả cân 100g là 1N. Trọng lượng của quả cân 1kg là 10N. c. Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng một vật và khối lượng của một vật ? với + P: trọng lượng của vật (N) + m: khối lượng của vật (kg) Câu 6: Công dụng của lực kế ? Mô tả cấu tạo của lực kế lò xo ? Cách đo lực bằng lực kế lò xo ? a. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. b. Cấu tạo lực kế lò xo đơn giản: + Vỏ lực kế gắn với một bảng chia độ. + Một lò xo có một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia gắn một cái móc và một kim chỉ thị. c. Cách đo lực : + B 1 : Đầu tiên phải điều chỉnh kim chỉ thị nằm đúng vạch số 0. + B 2 : Cho lực cần đo tác dụng vào đầu có gắn móc của lò xo lực kế. + B 3 : Cầm vỏ lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo. + B 4 : Đọc và ghi kết quả đo, chữ số cuối cùng của kết quả đo theo ĐCNN của lực kế. Câu 7: - Lò xo là vật có tính chất gì ? - Lực đàn hồi của lò xo là gì ? Nêu đặc điểm lực đàn hồi của lò xo ? a. Lò xo là một vật có tính đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên. b. Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng gọi là lực đàn hồi, cường độ của lực đàn hồi bằng với trọng lượng quả nặng. c. Đặc điểm lực đàn hồi: Độ biến dạng lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. Câu 8: Khối lượng riêng của một chất là gì ? Đơn vị của khối lượng riêng 1 chất ? Công thức tính khối lượng riêng của một chất ? a. Khối lượng của một chất là khối lượng của một mét khối chất đó, kí hiệu là D b. Đơn vị: Ki lô gam trên mét khối ( kg/m 3 ) c. Công thức tính khối lượng riêng : V m D = với: D: khối lượng riêng (kg/m 3 ) m: Khối lượng (kg) V: Thể tích (m 3 ) Suy ra : m= D.V D m V = Câu 9: - Trọng lượng riêng của một chất là gì ? Đơn vị của trọng lượng riêng 1 chất ? - Công thức tính trọng lượng riêng của một chất ? Viết công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng của vật ? a. Trọng lượng riêng của một chất là trọng lượng của một mét khối chất đó, kí hiệu là d. b. Đơn vị trọng lượng riêng là N/m 3 . c. Công thức tính trọng lượng riêng V P d= với d: trọng lượng riêng (N/m 3 ) P: trọng lượng (N) V: thể tích (m 3 ) Suy ra P = d.V d P V = d. Công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng: với D : là khối lượng riêng (kg/m 3 ) P = 10m d = 10.D d : là trọng lượng riêng (N/m 3 ) Câu 10: Kể tên các máy cơ đơn giản mà em biết ? Cho biết công dụng của các máy cơ đơn giản đó ? - Các máy đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. - Máy cơ đơn giản là : những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn. B) Bài tập : 1/ Chọn số thích hợp điền vào các chổ trống 0,5m = ………………………… dm = ………………………… cm 2mm= ………………………… m = ………………………… km 0,04km = ………………………… m = ………………………… cm 0,05m 3 = ………………………… dm 3 = ………………………… cm 3 2,5d m 3 = ………………………… lít = ………………………… ml 520 mm 3 = ………………………… cm 3 = ………………………… dm 3 0,05 kg = ………………………… g = ………………………… mg 2 g = ………………………… kg = ………………………… tạ 0,3 tấn = ………………………… tạ = ………………………… kg 2/ Một học sinh dùng thước thẳng để đo chiều dài của bàn học và ghi lại các kết qủa qua 3 lần đo như sau: a. 120cm b. 121cm c. 122cm Em hãy cho biết ĐCNN của thước đo mà HS đó dùng. 3/ Một học sinh dùng bình chia độ để đo thể tích của một lượng chất lỏng và ghi lại các kết quả dưới đây: a. 1800 ml b. 1815 ml Em hãy cho biết ĐCNN của hai loại bình chia độ trên 4/ Một bình chia độ chứa nước, mực nước ở ngang vạch 50cm 3 . Thả 10 viên bi giống nhau vào bình, mực nước trong bình dâng lên ở ngang vạch 55cm 3 . Hỏi thể tích của 1 viên bi là bao nhiêu ? 5/ Khi đòn cân Rôbecvan thăng bằng người ta thấy một bên đĩa cân có hai quả 200g, 1 quả 500g, bên đĩa còn lại là 2 túi bột ngọt như nhau. Vậy khối lượng của 1 túi bột ngọt là bao nhiêu ? 6/ a. Một em bé giữ 1 đầu dây của quả bóng bay (quả bóng rất nhẹ), quả bóng không bay lên được vì sao ? b. Quan sát 1 quả cầu được treo vào sợi dây trên cái giá đỡ, một số học sinh nhận xét là quả cầu đang đứng yên, vì sao? 7/ Một cái quạt được treo trên trần nhà. Hỏi: a) Cái quạt chịu tác dụng của những lực nào? b) Tại sao quạt lại đứng yên? c) Nếu cắt đứt sợi dây treo thì sẽ có hiện tượng xảy ra? Tại sao? 8/ a. Một học sinh đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất. Điều gì sẽ xảy ra sau đó? b. Một quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang và sát một bức tường. Dùng bàn tay ép mạnh quả bóng cao su vào tường. Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra với quả bóng cao su? 9/ Một vật có trọng lượng là 100N thì khối lượng của vật đó là bao nhiêu kg? Có thể viết : 10kg = 100N được không? Vì sao? 10/ Một xe cát có thể tích là 8 m 3 nặng 12 tấn. a. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của cát? b. Có thể viết 1500 kg/m 3 = 15000N/m 3 được không ? Vì sao ? 11/ Một thanh nhôm có thể tích là 20 dm 3 . Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m 3 . Hãy tính: a) Khối lượng của thanh nhôm ? b) Trọng lượng của thanh nhôm ? c) Trọng lượng riêng của thanh nhôm ? d) Có thể viết 2700kg/m 3 = 27000N/m 3 được không ? Vì sao ? 12. Bài tập khác: hs làm thêm các bài tập trong sgk và sách bài tập vật 6. ( Đây là tài liệu tham khảo để ôn thi HK1. Chúc các em ôn tập tốt) . biết trong thực tế. 1/ - Định nghĩa: Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. - Giải thích số ghi: con số 20 kg cho biết lượng cám trong bao. Bài tập khác: hs làm thêm các bài tập trong sgk và sách bài tập vật lý 6. ( Đây là tài liệu tham khảo để ôn thi HK1. Chúc các em ôn tập tốt)

Ngày đăng: 04/12/2013, 21:03

Hình ảnh liên quan

+ Vỏ lực kế gắn với một bảng chia độ. - Đề cương ôn tập Vật lý 6 HK1

l.

ực kế gắn với một bảng chia độ Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan