Tang ma của người tày ở tỉnh bắc kạn

232 2.4K 22
Tang ma của người tày ở tỉnh bắc kạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------- LƯƠNG THỊ HẠNH TANG MA CỦA NGƯỜI TÀY TỈNH BẮC KẠN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC VĂN HÓA VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------------- LƯƠNG THỊ HẠNH TANG MA CỦA NGƯỜI TÀY TỈNH BẮC KẠN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Chuyên ngành: Nhân học văn hóa số: 62 31 65 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Phạm Quang Hoan 2. PGS.TS Đàm Thị Uyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2013 Tác giả luận án Lương Thị Hạnh LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án Tiến sĩ Nhân học văn hóa với đề tài: Tang ma của người Tày tỉnh Bắc Kạn, tôi đã nhận dược sự giúp đỡ quý báu, có hiệu quả của nhiều cơ quan, tập thể và cá nhân. Nhân dịp hoàn thành luận án, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban lãnh đạo Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên nơi tôi công tác; Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên, Ban Lãnh đạo các cơ sở đào tạo: Viện Dân tộc học, Học viện Khoa học Xã hội; Phòng Quản lý Khoa học và đào tạo Viện Dân tộc học; Khoa Dân tộc học và Phòng Quản lý đào tạo Học viện Khoa học Xã hội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được học tập các chương trình nghiên cứu sinh khóa 2009 - 2012, cũng như giúp đỡ tôi các thủ tục cần thiết trong quá trình viết và bảo vệ luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo các địa phương: Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Kạn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn, Ủy ban nhân dân các huyện, các xã của tỉnh Bắc Kạn, huyện Hòa An, Hà Quảng, Thạch An (tỉnh Cao Bằng), huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên), và đặc biệt là đồng bào Tày, Nùng, nơi tôi đến nghiên cứu điền dã, đã giúp đỡ nhiệt tình, đồng thời cung cấp cho tôi những thông tin, tư liệu quý báu để tôi hoàn thành luận án. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như viết luận án, tôi đã nhận được nhiều lời động viên, giúp đỡ của người thân trong gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Nhân đây, cho tôi xin ghi lòng, cảm ơn. Đặc biệt, luận án của tôi được hoàn thành, tôi không thể không nhắc đến sự khích lệ, động viên, sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của Tập thể hai thầy cô giáo hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quang Hoan và PGS.TS Đàm Thị Uyên. Nhân dịp này, cho phép tôi được gửi tới các thầy cô giáo lòng biết ơn sâu sắc nhất. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2013 Tác giả luận án Lương Thị Hạnh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU BVHTT: Bộ Văn hoá Thông tin CB: Chủ biên CNH-HDH: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá DTH: Dân tộc học GS: Giáo sư H: Hà Nội KHXH: Khoa học xã hội NXB: Nhà xuất bản PGS: Phó giáo sư XHCN: Xã hội chủ nghĩa TS: Tiến sỹ TR: Trang TW: Trung ương VHDT: Văn hóa dân tộc MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN BẢNG CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết… ………………… …………… 1 2. Mục đích nghiên cứu……………………………………… .…2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………… …2 4. Nguồn tư liệu ………………………………………………… …3 5. Đóng góp của luận án………………………………………… …4 6. Cấu trúc của luận án………………………………………… .…4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu…………………………… .………… ………5 1.2. Cơ sở lý thuyết …………………………………… .…………………11 1.1.1. Một số khái niệm………………………… …………………11 1.1.2. Cơ sở lý thuyết……………………………… ………………18 1.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………… .…………22 1.4. Khái quát về người Tày tỉnh Bắc Kạn .26 Tiểu kết chương 1 Chương 2: TANG MA TRUYỀN THỐNG 2.1. Một số quan niệm liện quan đến tang ma………………… ……….… 32 2.1.1. Quan niệm về thế giới ba tầng và hệ thống thần linh… 32 2.1.2. Quan niệm về hồn vía con người (khoăn) và linh hồn người sau khi chết (phi khoăn) .….34 2.1.3. Quan niệm về cõi sống và cõi chết… .36 2.2. Các loại tang ma . 37 2.3. Quy tắc ứng xử khi người thân mới tắt thở .39 2.4. Tang ma truyền thống 40 2.4.1. Tang ma của người chết bình thường .41 2.4.2. Tang ma của thầy Tào 73 2.4.3. Tang ma của người chết không bình thường 78 2.5. Các nghi lễ sau mai táng 80 2.6. Tục để tang và một số kiêng kỵ 84 2.7. Vai trò của thầy Tào trong đám tang . 88 Tiểu kết chương 2 Chương 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG TANG MA 3.1. Nội dung của sự biến đổi .91 3.1.1. Biến đổi trong quan niệm và nhận thức 91 3.1.2. Biến đổi trong việc chuẩn bị và hình thức báo tang 93 3.1.3. Biến đổi của các nghi lễ đám ma 97 3.1.4. Biến đổi của các nghi lễ sau khi chôn cất 100 3.1.5. Biến đổi trong việc kiêng kỵ 101 3.1.6. Biến đổi một số lĩnh vực khác liên quan trong tang ma 103 3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi .104 3.2.1. Tác động từ phát triển kinh tế .104 3.2.2. Tác động từ nhận thức của người dân 106 3.2.3. Tác động từ chính sách – luật pháp 107 3.2.4. Tác động từ sự giao thoa văn hóa 109 3.3. Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong tang ma của người Tày .112 3.3.1. Một số giá trị văn hóa trong tập quán tang ma cần gìn giữ 112 3.3.2. Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong tang ma .114 Tiểu kết chương 3 Chương 4 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 4.1. Kết quả .119 4.1.1. Tang ma phản ánh văn hóa vật chất của tộc người .119 4.1.1.1. Lễ vật trong tang ma phản ánh văn hóa truyền thống tộc người 119 4.1.1.2. Trang phục tang lễ biểu hiện bản sắc văn hóa tộc người .122 4.1.2. Tang ma phản ánh văn hóa tinh thần của tộc người 124 4.1.2.1. Đề cao đạo hiếu, đạo nghĩa của người sống đối với người chết 124 4.1.2.2. Tác dụng giáo dục của văn hóa tang ma 125 4.1.2.3. Tang ma củng cố ý thức cố kết trong gia đình và cộng đồng .126 4.1.2.4. Tang ma phản ảnh tín ngưỡng sơ khai của dân tộc Tày 130 4.1.2.5. Tang ma bảo lưu các loại hình nghệ thuật dân gian tộc người… 133 4.2. Bàn luận… .136 4.2.1. Bàn luận về một số quan điểm trong tang ma 136 4.2.2. Ý nghĩa của các nghi lễ trong tang ma… .140 4.2.3. Điểm giống và khác giữa tang ma của người Tày Bắc Kạn với người Tày các tỉnh khác……………………………………………………………… 142 4.2.4. Những hạn chế, tiêu cực trong tang ma của người Tày ……………………… 144 4.2.5. Ảnh hưởng của Tam giáo biểu hiện trong tang ma của người Tày …146 4.2.5.1. Ảnh hưởng của Đạo giáo trong tang ma… 146 4.2.5.2. Ảnh hưởng của Phật giáo trong tang ma… 147 4.2.5.3. Ảnh hưởng của Nho giáo trong tang ma …150 Tiểu kết chương 4 KẾT LUẬN 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .157 TÀI LIỆU THAM KHẢO .158 DANH MỤC NHÂN CHỨNG CUNG CẤP THÔNG TIN .166 PHỤ LỤC CHỮ VIẾT .170 PHỤ LỤC ẢNH MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Theo Tổng điều tra dân số và nhà năm 2009, người Tày Việt Nam có dân số 1.626.392 người, là dân tộc có số dân đứng thứ 2 sau dân tộc Kinh (73,594 triệu người, chiếm 85,7%) và có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số nước ta, người Tày có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố và cư trú tập trung nhất tại một số tỉnh vùng Đông Bắc, trong đó có Bắc Kạn (155.510 người chiếm 52,9% dân số toàn tỉnh và 9,6% tổng số người Tày Việt Nam). Sự đa dạng về địa bàn cư trú của người Tày đã tạo nên những sắc thái văn hóa địa phương cũng rất đa dạng và phong phú. Một trong những thành tố văn hóa lý thú, hấp dẫn đó chính là tang ma của người Tày tỉnh Bắc Kạn. Tang ma là lễ thức cuối cùng trong chu kỳ cuộc đời của một con người trên cõi trần gian, để bước sang một thế giới mới dân gian Tày thường gọi là Mường Phạ (Mường trời) – một thế giới siêu thực và huyền bí, nhưng lại có trong tâm thức và đã ăn sâu vào trong tâm thức của đồng bào, trở thành những tập tục truyền thống, chi phối đời sống xã hội của đồng bào lâu dài và bền bỉ, thậm chí trở thành những ràng buộc với cộng đồng tộc người. Tang ma nằm trong đức tin tâm linh nguyên thủy, có mặt trong hầu hết đời sống văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Theo dòng thời gian hàng chục thế kỷ đắp bồi, cho đến nay, tang ma vẫn tỏ rõ sức sống bền bỉ, chìm sâu trong tâm thức của dân tộc, khắc họa trong đó những dấu ấn không thể phai mờ với những hệ thống biểu tượng rất đa dạng và đậm đà bản sắc nhưng không dễ gì nhận biết đối với con người đương đại. Thông qua các lễ thức của đám tang, chúng ta có thể nhận biết được phần nào bản sắc văn hóa, quá trình lịch sử tộc người; hiểu được thế giới quan, nhân sinh quan của người Tày, những quan niệm về cõi sống, cõi chết, hệ thống các quy tắc ứng xử trong gia đình, cộng đồng của người sống dành cho người chết, và giữa người sống với người sống. 1 Nghi lễ tang ma của người Tày không chỉ mang tính chất tín ngưỡng tôn giáo, hàm chứa những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, những quy tắc ứng xử của gia đình, cộng đồng, điểm nổi bật vẫn là quan niệm về đạo hiếu, đạo nghĩa, việc đền công, báo đức. Qua những nghi lễ trong tang ma của người Tày, tinh thần cộng đồng làng bản được thể hiện khá rõ nét; bởi khi một thành viên của một gia đình chết, cả bản mường có nhiệm vụ giúp đỡ, lo liệu ma chay cho người quá cố. Đây là nét đẹp trong văn hoá truyền thống của dân tộc Tày Bắc Kạn nói riêng và đồng bào Tày vùng Đông Bắc nói chung. Tang ma của người Tày Bắc Kạn vừa thể hiện tính thống nhất, vừa thể hiện nét khác biệt giữa các nhóm Tày địa phương do những hoàn cảnh sống và điều kiện lịch sử quy định. Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Tang ma của người Tày tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận án của mình. Đồng thời sẽ đóng góp cho việc kế thừa những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực trong tập quán tang ma của người Tày Bắc Kạn, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới trong tiến trình xây dựng làng bản văn hóa mới, đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập. 2. Mục đích nghiên cứu - Bước đầu tập hợp và hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vấn đề tang ma của người Tày nói chung, người Tày tỉnh Bắc Kạn nói riêng. - Khảo tả tương đối đầy đủ về các loại tang ma, các đối tượng tang lễ khác nhau, trên cơ sở phân tích vai trò của thầy Tào trong tang ma của người Tày tỉnh Bắc Kạn. - Tìm hiểu những biến đổi về mặt nội dung nghi lễ, thời lượng, hình thức cũng như những lễ vật cúng tế trong tang ma của người Tày Bắc Kạn. - Bước đầu đưa ra một số khuyến nghị giúp cho những người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa có những cứ liệu mới, từ đó đưa ra chủ trương sưu tầm, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trong tang ma của người Tày một cách có hiệu quả hơn. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Luận án chính là các nghi lễ đưa xác người chết đi chôn và tiễn hồn người chết về thế giới bên kia. 2

Ngày đăng: 04/12/2013, 10:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan