Những thủ pháp sáng tác trong một số trường phái âm nhạc thế kỷ XX

117 896 5
Những thủ pháp sáng tác trong một số trường phái âm nhạc thế kỷ XX

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn

Bộ giáo dục và đào tạo Bộ văn hóa, thể thao và du lịch Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam Phạm Ph-ơng Hoa những thủ pháp sáng tác Trong một số tr-ờng pháI âm nhạc thế kỷ XX Chuyên ngành: Lý luận âm nhạc Mã số: 62 21 01 01 Luận án tiến sĩ nghệ thuật âm nhạc Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm minh khang Hà Nội - 2010 1 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những ý kiến khoa học trong luận án ch-a đ-ợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2010 Tác giả luận án Phạm Ph-ơng Hoa 2 Mục lục tr Mở đầu 4 Ch-ơng 1. Sự hình thành và phát triển các khuynh h-ớng âm nhạc trong bối cảnh lịch sử thế kỷ XX . 11 1.1. Những sự kiện có ảnh h-ởng trực tiếp tới sự phát triển của âm nhạc thế kỷ XX 11 1.2. Sự hình thành các khuynh h-ớng sáng tác tiêu biểu trên thế giới 18 Ch-ơng 2. Những đổi mới trong ngôn ngữ âm nhạc thế giới thế kỷ XX . 42 2.1. Điệu thức 42 2.2. Hòa âm . 60 2.3. Luật nhịp và tiết tấu 65 Ch-ơng 3. Đặc điểm âm nhạc trong tác phẩm khí nhạc của nhạc sĩ Việt Nam . 71 3.1. Sử dụng những làn điệu dân ca hoặc ca khúc quen thuộc để làm chất liệu chủ đề 71 3.2. Một số ph-ơng pháp sử dụng điệu thức . 82 3.3. Hòa âm và phức điệu 95 3.4. Một số vấn đề về luật nhịp và tiết tấu . 103 Kết luận 109 Danh mục những công trình đã công bố liên quan tới luận án . 115 Tài liệu tham khảo .Error! Bookmark not defined. Phụ lục 123 3 Bảng kê chữ viết tắt GS: Giáo s- GS. TS: Giáo s- tiến sỹ GS. TSKH: Giáo s- tiến sỹ khoa học NGND: Nhà giáo nhân dân NS: Nhạc sĩ Nxb: Nhà xuất bản XHCN: Xã hội chủ nghĩa TP: Thành phố VHNT: Văn hóa Nghệ thuật PGS: Phó giáo s- PGS.TS: Phó giáo s-, tiến sỹ vd 1, phl1.1: Ví dụ 1, xem phụ lục 1.1(các ví dụ âm nhạc ch-ơng 1) vd 1, phl1.2: Ví dụ 1, xem phụ lục 1.2(các ví dụ âm nhạc ch-ơng 2) vd 1, phl1.3: Ví dụ 1, xem phụ lục 1.3(các ví dụ âm nhạc ch-ơng 3) 4 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Âm nhạcmột loại hình nghệ thuật luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của con ng-ời. Từ hàng ngàn năm nay sự phát triển của âm nhạc luôn chịu tác động của chế độ chính trị, xã hội cũng nh- những điều kiện về kinh tế. Nhận định này đã đ-ợc chứng minh trong suốt chiều dài phát triển lịch sử âm nhạc và lại đ-ợc khẳng định một lần nữa trong sự phát triển của âm nhạc thế kỷ XX. Thật vậy, thế kỷ XX đ-ợc coi là một thời kỳ chứa đầy biến động sâu sắc về chính trị xã hội và sự ảnh h-ởng của nó không còn nằm trong giới hạn của một quốc gia hay một châu lục mà đã bao trùm gần nh- toàn thế giới. Các cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và lần thứ hai (1939-1945) đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong sự phát triển của xã hội, từ đó nảy sinh ra những quan điểm sống khác nhau. Chức năng của nghệ thuật là phản ánh hiện thực cuộc sống và những thay đổi nhanh chóng hiện thực cuộc sống đó đã dẫn đến sự ra đời của các khuynh h-ớng sáng tác nghệ thuật khác nhau. Hơn nữa, thế kỷ XX cũng đã chứng kiến sự phát triển một cách nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và những ảnh h-ởng lớn lao, rộng khắp của nó trong đời sống xã hội cũng nh- nghệ thuật. Chỉ trong mấy thập kỷ của thế kỷ XX, lịch sử đã ghi nhận sự ra đời của rất nhiều khuynh h-ớng sáng tác âm nhạc với những quan điểm sáng tác và quan điểm thẩm mỹ khác nhau. Nền âm nhạc thính phòng và giao h-ởng Việt Nam mới đ-ợc hình thành và phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy ra đời muộn nh-ng các nhạc sĩ Việt Nam đã biết tiếp thu những tinh hoa của âm nhạc thế giới kết hợp với âm nhạc dân gian của dân tộc mình để tạo một ngôn 5 ngữ âm nhạc mang nhiều nét đặc tr-ng riêng. Trong mấy chục năm qua, nhiều tác phẩm khí nhạc Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc khắc họa cuộc chiến đấu ngoan c-ờng của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ cũng nh- thể hiện đ-ợc những tâm t- nguyện vọng của nhân dân. Mặc dù nền khí nhạc Việt Nam còn non trẻ nh-ng đã từng b-ớc tr-ởng thành đi lên và đ-ợc công chúng đón nhận, đặc biệt đã có những tác phẩm đ-ợc giới thiệu ra n-ớc ngoài. Vậy mà từ tr-ớc tới nay vẫn ch-a có một tài liệu hoặc một nghiên cứu chính thức nào nhìn nhận sự hình thành phát triển của âm nhạc mới Việt Nam nh- một khuynh h-ớng sáng tác âm nhạcthế kỷ XX. Xuất phát từ nhận thức và suy nghĩ trên, với nhu cầu cấp bách của tình hình nghiên cứu hiện nay đã thôi thúc chúng tôi chọn viết Luận án tiến sĩ nghệ thuật âm nhạc với đề tài Những thủ pháp sáng tác trong một số trường phái âm nhạcthế kỷ XX. 2. Lịch sử đề tài Chúng ta mới b-ớc sang thế kỷ XXI đ-ợc m-ời năm, do đó việc hệ thống lại những thủ pháp sáng tác âm nhạc thế kỷ XX trên qui mô toàn thế giới vẫn còn là một công việc đầy thách thức. Trong toàn bộ các tài liệu chúng tôi đã đ-ợc tham khảo cũng minh chứng cho nhận định trên. Đối với dạng tài liệu đ-ợc coi là sách giáo khoa lịch sử âm nhạc trong nhiều tr-ờng đại học ở trên thế giới thì cuốn A History of Western Music do Donald Jay Grout & Laude V. Palisca biên soạn (nhà xuất bản W.W-Norton & company, 1988) luôn đ-ợc coi là sự lựa chọn hàng đầu vậy mà cũng chỉ dành khoảng 80 (trang 807-885) trong tổng số hơn 1.000 trang để giới thiệu khái quát về sự phát triển của âm nhạc ở nửa đầu thế kỷ XX. Trong cuốn Music an Appreciation do Roger Kamien viết (nhà xuất bản Mc Graw Hill, 1998) có dành tới hơn một trăm trang để giới thiệu về âm nhạc thế kỷ XX. Trong cuốn này phần nửa đầu thế kỷ 6 XX chỉ đề cập đến ba tr-ờng phái âm nhạc là ấn t-ợng, tân cổ điển và biểu hiện cùng một nhạc sĩ tiêu biểu của mỗi tr-ờng phái ấy. Phần nửa sau thế kỷ XX chỉ giới thiệu khái quát một số khuynh h-ớng âm nhạc đã tồn tại trong đời sống âm nhạc ở châu Âu và Bắc Mỹ và không đề cập chi tiết một tác giả cụ thể nào. Cuốn Trích giảng âm nhạc thế kỷ XX (dùng cho học sinh trung cấp) của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam do tác giả Tú Ngọc biên soạn (Nhạc viện Hà Nội xuất bản năm 1991) cũng giới thiệu l-ợc về một số nhạc sĩ ở nửa đầu thế kỷ XX không đi sâu vào ngôn ngữ sáng tác và không đề cập đến sự ra đời của các tr-ờng phái âm nhạc. Đối với dạng tài liệu chuyên khảo âm nhạc thế kỷ XX: Cuốn La musique du XXe siècle do Jean-Noel Von Der Weid biên soạn (nhà xuất bản Hachette, 1997) đ-ợc coi là tiêu biểu. Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày đan xen giữa các phần giới thiệu ngôn ngữ âm nhạc của một số tác giả cụ thể với sự phát triển âm nhạc của một quốc gia chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mỹ. Vấn đề hình thành các tr-ờng phái âm nhạcthế kỷ XX không đ-ợc giới thiệu một cách hệ thống mà đ-ợc đ-a vào đan xen khi đề cập đến ngôn ngữ của tác giả. Cuốn Music since 1945 do Elliot Schwartz & Daniel Godrey biên soạn (nhà xuất bản Schirmer Books, 1992), chỉ giới thiệu một số bút pháp âm nhạc ra đời từ sau năm 1945 nh-ng cũng không qui tụ theo các thủ pháp sáng tác của từng tr-ờng phái. Cuốn Trajectoire de la musique au XXe siècle của tác giả Marie- Claire Mussat (nhà xuất bản Klincksieck, 2002) lại đ-ợc trình bày d-ới dạng trả lời các câu hỏi ngắn về những vấn đề liên quan đến âm nhạc thế kỷ XX. Đối với phần âm nhạc Việt Nam thì cuốn L-ợc sử âm nhạc Việt Nam của tác giả Thụy Loan (do Nhạc viện Hà Nội, Nhà xuất bản Âm nhạc, 1993) đã đ-a ra một bức tranh toàn cảnh về nền âm nhạc n-ớc nhà 7 từ khi hình thành cho tới ngày nay. Những vấn đề về âm nhạc thính phòng và giao h-ởng Việt nam chỉ đ-ợc đ-a vào một cách khái quát trong ba trang (113-116). Cuốn Âm nhạc mới Việt Nam tiến trình và thành tựu của nhóm tác giả Tú Ngọc, Nguyễn Thị Nhung, Vũ Tự Lân, Nguyễn Ngọc Oánh, Thái Phiên (do Viện Âm nhạc xuất bản năm 2000) đề cập đến sự phát triển âm nhạc Việt Nam d-ới dạng chuyên luận, mang tính hệ thống trong việc đánh giá cả một quá trình hình thành và phát triển của nền âm nhạc mới Việt Nam trải dài gần nh- toàn bộ thế kỷ XX, phần âm nhạc giao h-ởng và thính phòng là một trong những thể loại nằm trong tổng thể đó (nó chỉ gồm khoảng 80 trong tổng số 999 trang của cuốn sách). Tuy nhiên phần này sẽ là nhân tố cơ bản làm tiền đề cho cuốn Âm nhạc thính phòng-giao h-ởng Việt Nam sự hình thành và phát triển-tác phẩm-tác giả. Cuốn Âm nhạc thính phòng-giao h-ởng Việt Nam sự hình thành và phát triển-tác phẩm-tác giả của PGS.TS Nguyễn Thị Nhung (do Viện Âm nhạc xuất bản năm 2001) đ-ợc coi là một cuốn gần nhất với đề tài của luận án. Cuốn sách đã đề cập khá đầy đủ các tác phẩm âm nhạc thính phòng và giao h-ởng từ góc độ hình thức, thể loại và nội dung để từ đó khẳng định sự hình thành và phát triển của thể loại âm nhạc này. Trong ch-ơng III của cuốn sách, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung đã đ-a ra một vài nét đặc tr-ng của âm nhạc thính phòng-giao h-ởng Việt Nam. Đây là điểm mấu chốt để ra đời công trình tiếp theo Âm nhạc Việt Nam, tác giả, tác phẩm và là cơ sở để phát triển các luận văn, luận án về đề tài khí nhạc Việt Nam. Bốn tập Âm nhạc Việt Nam, tác giả, tác phẩm của nhiều tác giả nh- Nguyễn Thị Nhung, Phạm Tú H-ơng, Lê Toàn, Nguyễn Thị Minh Châu (do Viện Âm nhạc xuất bản trong các năm 2006, 2007) lại đi sâu vào việc giới thiệu chân dung từng tác giả tiêu biểu trong nền âm nhạc 8 Việt Nam nói chung và có điểm các tác phẩm khí nhạc nếu tác giả đó có sáng tác. Ngoài các tài liệu đã đ-ợc xuất bản thì có một số luận văn, luận án chuyên ngành lý luận âm nhạc cũng đã nghiên cứu sâu một tác phẩm cụ thể hoặc ngôn ngữ âm nhạc của một tác giả hoặc một thể loại khí nhạc Việt Nam. Nh- vậy, dẫu có nhìn ở góc độ rộng từ các công trình đồ sộ tiếp xúc với nền âm nhạc thính phòng, giao h-ởng Việt Nam, hay ở góc độ hẹp chỉ riêng một tác phẩm, hay phong cách của một nhạc sỹ thì đã có không ít công trình đề cập tới. Nh-ng, cho tới nay vẫn ch-a có công trình nào tiếp cận chỉ riêng với nền khí nhạc Việt Nam d-ới lăng kính của văn hóa học âm nhạc trong mối quan hệ với nền âm nhạc trên thế giới ở thế kỷ XX. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu, những bài luận bàn của các tác giả đi tr-ớc vẫn là cơ sở, là nguồn tài liệu vô cùng quý báu giúp chúng tôi thực hiện luận án này. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu chính của luận án là tìm ra những đặc điểm tiêu biểu của các tr-ờng phái âm nhạc trên thế giới cũng nh- những nét đặc tr-ng trong ngôn ngữ khí nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam để từ đó có thể khẳng định âm nhạc Việt Nam đã hình thành một khuynh h-ớng sáng tác riêng và khuynh h-ớng sáng tác này chịu ảnh h-ởng qua lại của nhiều tr-ờng phái âm nhạc trên thế giới 4. Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu Đối t-ợng nghiên cứu Trong luận án này chúng tôi chỉ nghiên cứu những tác phẩm nổi tiếng của các tr-ờng phái âm nhạc tiêu biểu trên thế giới. Đối với phần âm nhạc Việt Nam chúng tôi chỉ nghiên cứu những tác phẩm thuộc thể 9 loại thính phòng và giao h-ởng viết cho các nhạc cụ ph-ơng Tây diễn tấu. Phạm vi nghiên cứu Do đề tài của luận án rất rộng nên chúng tôi chỉ nghiên cứu những khía cạnh sẽ có ảnh h-ởng nhiều tới thủ pháp sáng tác khí nhạc. Vì vậy luận án sẽ không đi sâu vào vấn đề cấu trúc, phối khí trong âm nhạc thế kỷ XX. Đối với phần âm nhạc Việt Nam, phạm vi nghiên cứu của luận án là những tác phẩm đ-ợc viết trong khoảng thời gian từ những năm 1960 đến những năm 1990. Do khối l-ợng tác phẩm rất đồ sộ nên khi cần để đ-a ra phân tích, chứng minh cho các luận điểm của bản luận án, chúng tôi chỉ chọn những tác phẩm đã đ-ợc công bố trên các ph-ơng tiện thông tin đại chúng hoặc đã đ-ợc dàn dựng, trình diễn và đạt các giải th-ởng trong các kỳ thi khí nhạc toàn quốc hoặc quốc tế. Hơn nữa luận án cũng chỉ giới hạn phân tích những tác phẩm của các nhạc sĩ ở Việt Nam và mang quốc tịch Việt Nam. Những sáng tác của các nhạc sĩ Việt kiều không thuộc đối t-ợng của bản luận án này. 5. Ph-ơng pháp nghiên cứu Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin và đ-ờng lối văn hóa văn nghệ của Đảng để tiếp cận và phân tích sự vật hoặc hiện t-ợng. Trong luận án này, chúng tôi dùng ph-ơng pháp nghiên cứu lý thuyết nhìn từ góc độ âm nhạc nhạc học và dùng ph-ơng pháp tiếp cận lịch sử để nghiên cứu t- liệu. Khi phân tích để minh chứng cho các nhận định về nền khí nhạc Việt Nam chúng tôi có sử dụng các t- liệu trong các công trình khoa học về lý thuyết âm nhạc cổ truyền đã đ-ợc công bố

Ngày đăng: 04/12/2013, 10:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan