Tài liệu Sang kiến KN-Phan THị Hoa

9 194 0
Tài liệu Sang kiến KN-Phan THị Hoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO Xà HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Phần 1: Đặt vấn đề I. Sự cần thiết phải tiến hành đúc rút sáng kiến kinh nghiệm Về thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục trong các nhà trường nhằm thực hiện chủ trương lớn của Đảng và nhà nước giao cho nghành GDV & ĐT nói chung và trường Tiểu học nói riêng. Nghị quyết số 90/Cp của chính phủ ngày 23 /8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hoá hoạt động hoá giáo dục khẳng định: |Xã hội hoá giáo dục là vận động, tổ chức sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội và sự phát triển giáo dục nhằm từng bược nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục và sự phát triển về thể chất, tinh thần của nhân dân. Điều 49- Điều lệ trường Tiểu học ghi rõ: Nhà trường phải chủ động phối hợp với hội đồng giáo dục xã, ban đại diện cha mẹ học sinh trường, các tổ chức chính trị xã hội và cá nhân có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục trẻ em trong cộng đồng, nhằm: Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục, lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của trường. Từ khi có QĐ 550/ QĐ-UBND Tỉnh Nghệ An ngày 25 tháng 2 năm 2008 về việc tạm dừng thu quỹ xây dựng thì vấn đề bổ sung cơ sở vật chất cho trường học càng gặp nhiều khó khăn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các trường học có điều kiện bổ sung cơ sở vật chất thì ngày 12 tháng 8 năm 2008 của UBND Tỉnh Nghệ An ra công văn số 5133 về việc tổ chức vận động đóng góp cơ sở vật chất trường học Trong điều kiện thực tế của nhà trường: Nhà trường chỉ có 11 phòng học, bàn ghế chưa đạt chuẩn, các khu vực trước, sau dãy phòng học mùa mưa thường ngập nước, chưa có sân thể thao . Ban giám hiệu nhà trường đã họp và quyết định phải tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục trong đó chủ yếu là vận động phụ huynh, học sinh đóng góp. Đây là vấn đề không mới ®èi với các trường học, song bản thân tôi nhận thấy phải thay đổi hình thức vận động. Đó là hàng năm nghị quyết chi bộ vận động phụ huynh đóng góp làm gì trước. Mức đóng góp phải phù hợp với điều kiện của nhân dân, phải được đưa ra cuộc họp phụ huynh thảo luận, bàn bạc thống nhất mới làm. Nếu không dựa vào thực tế điều kiện của trường, của dân thì việc huy động không đúng lúc, không phù hợp sẽ không được sự đồng thuận của dân. B. Nội dung: I. Thực trạng của vấn đề: Công tác giáo dục ngày nay đã được nhân ta nhận thức rõ vị trí quan trọng của nó vì lợi ích Quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích gia đình và lợi ích của từng cá nhân.Vì vậy các hình htức xã hội tham gia làm giáo dục ngày càng đông, phát triển một cách phong phú và đa dạng, trở thành nhân tố mới góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề cụ 1 thể trong công tác giáo dục, khắc phục một số khó khăn lớn, tạo điều kiện cơ bản, cần thiết để làm giáo dục, nâng cao chất lượng nhằm thực hiện các mục tiêu giaó dục đã đề ra. Đứng ở góc độ là người tham gia quản lí giáo dục, công tác xã hội hoá giáo dục nhằm huy động cộng động tham gia xây dựng trường Tiểu học là một biện pháp quan trọng mà quản lí giáo dục phải quan tâm. Cũng như các nghành học khác, việc huy động cộng đồng tham gia và phát triển trường Tiểu học là biện pháp không thể thiếu được để thực hiện các mục tiêu quản lí của một nhà trường. Với điều kiện hiệnnay, vốn đầu tư của nhà nước cho GD còn hạn hẹp nên việc xây dựng nhà trường phảicó sự đóng góp một cách tích cực và vô tư của toàn dân của các cấp, các ngành. Chính vì vây không huy động cộng đồng tham gia xây dựng thì không thể có một nhà trường Tiểu học đáp ứng được yêu cầuđổi mới mà Bộ đã quy định. Mặt khác việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường Tiểu học có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng GD toàn diện của nhà trường. Một nhà trường như vậy mới đảm bảo được các yêu cầu của GD đề ra. Khi người dân đã coi GD là lợi ích của gia đình và lợi ích của từng cá nhân thì họ thực sự quan tâm việc học của con em mình hơn. Sự đầu tư choviệc học của các em đã đi vào chiều sâu. công tác quản lí của mình Hiệu trưởng trường Tiểu học phải căn cứ vào điều kiện cụ thể và thực trạngcủa trường mình mà tham mưu với các cấp, các ngành để có kế hoạch và bước đi đúng đắn thích hợp nhất. Người Hiệu trưởng khi thực hiện triển khai việc thực hiện huy động cộng đồng phải thấy được vai trò của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để tham mưu, Hiệu trưởng phải nắm bắt được các tổ chức chính trị, tổ chức quần chúng để tạo môi trường thuận lợi cho họ tham gia vào quá trình xây dựng nhà trường. Đặc biệt phải nghiên cứu điều lệ nhà trường, luật GD, điều lệ hội cha mẹ học sinh để vận dụng nhằmphát huy vai trò to lớn của cá tổ chức. Mặt khác Hiệu trưởng phải kết hợp với Phòng GD để chủ động đặt vấnđề tham gia tích cực vào việc tỏ chức đại hội giáo dục cấp cơ sở. 1.Thực trạng của nhà trường trong những năm chưa đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Trường Tiểu học Hậu Thành, Huyện Yên Thành, giao thông tương đối thuận lợi.Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn , giáo dục còn có khoảng cách khá xa so với các xã trong huyện. Điều kiện của nhà trường còn khó khăn: Số học sinh đông, sốphòng học 11/417 học sinh 11 phòng bán kiên cố, phải học 2 ca, bàn ghế còn rất tạm bợ. Văn phòng trường chưa có còn sử dụng nhờ phòng học, phòng Hiệu trưởng, P hiệu trưởng, phòng thư viện, phòng thiết bị, phòng đội| Đều dùng chung vào văn phòng. Tất cả mọi công việc như hội họp, làm việc của Hiệu trưởng, Hiệu phó, của đoàn, bộ phận thủ quỹ kế toán. Đội ngũ giáo viên có 22 đồng chí, độ tuổi tương đối cao, phần đa là GV địa phương, trình độ GV còn bất cập, GV dạy giỏi còn hạn chế. Học sinh ngoài việc học hành còn 2 phải giúp đỡ bố mẹ những công việc trong gia đình. Một số phụ huynh còn quan niệm cho con em đến trường để biết chữ chứ chưa chăm lo đến kết quả học tập của con em mình. Chinh vì vậy chất lượng GD của nhà trường còn thấp, đặc biệt là chất lượng GD mũi nhọn. Nguyên nhân của vấn đề này một phần do cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng. Sự quan tâmcác cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương còn hạn chế. Mọi thành viên trong cộng động chưa có ý hức làm GD. Việc xây dựng nhà trường chưa được quan tâmchú ý của cộng đồng. Công tác xã hội hoá GD chưa được quan tâm, chưa được triển khai tốt, cho nên nhà trường phải chủ động toàn bé c«ng việc xây dựng phát triển của trường.Các cấp các ngành còn đứng ngoài cuộc chưa thực sự là động lực thúc đẩy của GD 2. Tình hình nhà trường trong quá trình thực hiện chủ trương xã hội hoá GD Trong quá trình thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở đơn vị chúng tôi, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quần chúng ở địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng.Đây là động lực thúc đẩy và là nhân tố tác động tích cực nhất trong quá trình xây dựng.Vì nó tập hợp được đông đảo mọi lực lượng trong xã hội tham gia xây dựng nhà trường. Trước hết phải nói đến sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương với nhà trường. Chỉ có Đảng mới có thể lãng đạo toàn bộ hệ thống chính trị, cơ cấu hành chính và làm nên sức mạnh tổng hợp đó.Chính quyền các cấp với chức năng quản lí của mình, không chỉ huy động kiến thức mà còn tạo cơ sở pháp lí cho việc huy động, đồng thời tổ chức điều hành phối hợp các lực lượng xã hội tham gia. Hiệu trưởng nhà trường giữ vai trò nòng cốt trong quá trình huy động. Hội cha, mẹ học sinh là lực lượng đông đảo nhất, đóng góp nhiều công sức và tiền của nhất giúp nhà trường huy động vốn xây dựng cơ sở vật chất. Họ cũng là lực lượng cộng tác đắc lực cho nhà trường trong quá trình tham mưu với chính quyền địa phương để tạo cơ sở vật chất cho nhà trường. Ngoài ra, cha, mẹ học sinh cũng chính là cầu nối giữa nhà trường- gia đình và xã hội tạo nên sự giáo dục kết hợp tay ba để giáo dục tốt con em của mình. Hội phụ huynh cũng là người tích cực vận động và động viên học sinhcó hoàn cảnh khó khăn đã bỏ học trở lại trường, động viên học sinh cá biệt tham gia học tập tốt hơn. Hội cha mẹ học sinh là người tuyên truyền các chính sách của Đảng. của nhà trường về công tác xây dựng cho các bậc phụ huynh, cho nhân dân thông qua các kì họp phụ huynh, các buổi họp thôn xóm. Trong quá trình thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục cha mẹ học sinh phát huy tối đa vai trò của mình và có sự đóng góp rất lớn giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngoài tổ chức hội cha mẹ học sinh các đoàn thể trong địa phương cũng góp phần không nhỏ để tham gia xây dựng trường, cụ thể: Hội cựu chiến binh - Đây là một tổ chức lực lượng tươmg đối đông. Hội đã kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục truyền thống và lòng yêu quê hương đất nước thông qua các cuộc nói chuyện nhân dịp 22- 12 hàng năm và qua các bài thi. Ngoài ra hội còn tích quỹ để mua sắm thêm các hiện vật khác tặng cho nhà trường làm tăng thêm vẽ đẹp làm cho nhà trường ở phòng 3 truyền thống và văn phòng. Về vật chất tuy còn ít ỏi nhưng đó là nguồn động viên nhà trường rất lớn, từ đó để giáo dục các em có tình cảm với nhà trường, với lớp. Trong các tổ chức đoàn thể ở địa phương thì tổ chức Hội phụ nữ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học sinh cua các em .Trong quá trinh xay dựng nhà trường, Hội đã góp phần không nhỏ vào việc huy động trẻ đến trường hàng năm. Trình trạng học sinh bỏ học ở đơn vị chúng tôi nhiều năm liên không xảy ra.Hội đã có nhiều chủ trương chính sách khuyến khích động viên những đội viên có con học giỏi . Trong các buổi sinh hoạt chi đội phụ nữ Thôn bản cũng như họp phụ nữ ở xã thì công tác giáo dục vào bàn luận một cách sôi nổi, đưa chỉ tiêu về giáo dục và công tác thi đua của hội . Hàng năm vào dịp khai giảng năm học, Hội trích kinh phí để mua bút, vở, cặp để tặng cho học sinh nghèo vươn lên học giỏi, học sinh tan tật, học sinh lớp Một.Tuy phần quà có giá trị vật chất không lớn nhưng đó là một việc làm đầy ý nghĩa để động viên phong trào học tập của các em. Tổ chức đoàn thanh niên là lực lượng trẻ đầy năng động đã tích cực đống góp cho nhà trường về nhiều mặt. Đoàn dã phối hợp chặt chẽ với chi đoàn trường trong việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Đưa hoạt động của đội đi vào nền nếp. Hàng năm Đoàn xă đã tổ chức tốt việc sinh hoạt của đội viên nhi đồng ở các khối xóm trong những tháng nghỉ hè. Vào dịp 1 T/6 hàng năm, đoàn thị kết hợp với chi đoàn nhà trường tổ chức đại hội cháu ngoan bác hồ nhằm tuyên dương khen thưởng những em học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập và tu dưỡng rèn luỵen đạo đức tốt. Cũng nhân dịp này, đoàn đã tổ chức cho các em đi nghỉ mát. Trong dịp hè Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích như cắm trại, giao lưu bóng đá, giao lưu văn nghệ giữa các xóm, các xã. Thông qua các hoạt động vui chơi, sinh hoạt sao nhi đồng nf nếp của nhà trường ngày càng được cũng cố hơn. Các em có ý thức bảo vệ của công, biết chăm sóc vườn hoa, cây cảnh trong nhà trườngcũng như nơi công cộng có ý thức giữ gìn vệ sinh bảo đảm trường luôn sạch đẹp. Ngoài việc giáo dục đội viên và sao nhi đồng, Đoàn huy động hàng ngàn ngày công đẻ tạo khuôn viên nhà trường ghép cỏ và xây bồn hoa, san lấp mặt bằng | Các em đã có ý thức giữ gìn môi trường sạch đẹp nhưng để cho môi trường luôn xanh thì phải kể đén đóng góp của Hội nông dân.Hội nông dân đã giúp nhà trường trồng cây bóng mát và cây cảnh để tạo khuôn viên của nhà truờng ngày càng Xanh - Sạch - Đẹp Đã có những món quà tặng học sinh nghèo vượt khó.Hội người cao tuổi tham gia vào việc giáo dục con cháu hiếu thảo, động viên con cháu học giỏi ở địa phương chúng tôi công tác xã hội văn hoá giáo dục nhằm huy động cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường được khai đến tận rừng chi bộ, khối xóm .Công tác giáo dục được đưa vào nội dung sinh hoạt chi bộ, thôn xóm. Công tác giáo dục con cai cũng là một trong các tiêu chí để bình xét Đảng viên hàng năm. cả 9 thôn xóm đã xây được quỹ khuyến học, mỗi bản ít nhất quỹ có khoảng năm trăm nghìn đồng.Hàng năm cứ vào dịp tết Trung thu các thôn bản tổ chức sinh hoạt và trao phần thưởng cho học sinh giỏi các cấp.Điển hình có Chi bộ xóm Trần Phú là xóm làm tốt công tác xã hội hoá giáo duc.Năm học 2005-2006 xóm co 8 em học sinh Tiểu học đạt danh hiệu 4 học sinh giỏi cấp huyện, 3 em đạt giải cao trong kì thi kể chuyện theo danh sách đạo đức cấp huyện. Ngoài ra, công tác xã hội hoá giáo dục còn đi vào tận các dòng họ và các hội đồng hương.Hầu hết các dòng họ trong toàn xã lập được quỹ khuyến học.Hàng năm vào dịp Rằm tháng giêng hoặc rằm tháng hai các dòng họ và hội đồng hương tổ chức trao phần thưởng. Đây cũng chính là nguồn động viên cho con em trong dòng họ và hội đồng hương có ý thức vươn lên trong học tập Nhìn chung, việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo duc của trường chúng tôi đã đem lại kết quả đáng ghi nhận.Sau khi thực hiện thành công chủ trương này, đơn vị chúng tôi đã đón nhiều đơn vị bạn về tham quan học tập đẻ xây dựng trường mình như: Trường Tiểu học Mã Thành, trường Tiểu học Lăng Thành, trường Tiểu học Văn Thành | Nói tóm lại, công tác xã hội hoá giao dục là yếu tố rất cần thiết, nó là động lực thúc đẩy quá trình phát triển của xã hội và phát triển của nhà trường.Chính vì vậy, người Hiệu trưởng phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo để chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục nhằm thu hút mọi thành viên trong xã hội tham gia xây dựng nhà trường. Tồn tại về chỉ đạo thực hiện xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học. Mặc dù trường chúng tôi đã được công nhận trường chuẩn Quốc qia giai đoạn 1, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ so với các trường Tiểu học được sự đầu tư của nước ngoài hoặc các trường Tiểu học ở các xã khác thì đơn vị trường chúng tôi cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới theo kịp. Các trang thiết bị như máy móc, thiết bị nghe nhìn, phòng dạy máy vi tính chưa có. Trong những năm tiếp theo trường chúng tôi cần phải huy động mọi tổ chức, mọi thành viên trong cộng đồng để có kinh phí xây dựng và mua sắm thêm cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu về hoạt động dạy và học của nhà trường. Công tác xã hội hoá giáo dục cần được tuyên truyền và đi vào cuộc sống của cộng đồng để mọi người, mọi cấp, mọi ngành có cách nhìn nhận và đánh giá đúng thực chất của giáo dục. Từ đó họ tổ chức ủng hộ giáo dục, đóng góp tiền của để xây dựng nhà trường. Công tác nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất của người giáo viên phải được chú trọng thường xuyên. Tăng tỉ lệ giáo viên giỏi các cấp, vì muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi, tâm huyết với nghề nghiệp, thực sự yêu nghề mến trẻ. Nguên nhân hạn chế: Do nhận thức còn chưa đầy đủ, xem xã hội hoá chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp của nhân dân trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp. Tư tưởng và thói quen bao cấp vẫn còn khá nặng nề. Tốc độ xã hội hoá còn chậm so với tiềm năng và chỉ tiêu địn hướng. Việc tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước vè chiến lược phát triển giáo dục còn chưa mạnh, công tác tuyên truyền còn chưa phong phú, nội dung chưa thiết thực. Việc tiến hành đại hội giáo dục ở xã chưa kịo thời, quá trình triển khai chưa nhịp nhành và đồng bộ. Mọi người chưa thực sự tâm huyết với công tác chỉ dạo xã hội hoá giáo dục. Việc phối hợp của Hiệu trưởng với cán bộ địa phương có lúc còn chưa ăn khớp, chưa có sự đồng tình ủng hộ cao của lãnh đạo địa phương cho sự nghiệp giáo dục. 5 Việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục chưa thực sự đi vào lòng dân và chưa được quán triệt rộng khắp trong các chương trình sinh hoạt của đảng bộ, nhân dân và hội đồng nhân dân xã. Người Hiệu trưởng chưa lôi cuốn được các tổ chức ban ngành đoàn thể, thực sự hết mình với công tác xã hội hoá giáo dục một cách tích cực tự nguyện. Năng lực giao tiếp của Hiệu trưởng phần nào còn hạn chế. Việc kích thích vật chất và tinh thần cho các thành viên còn chậm nên chưa chỉ đạo có hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học. Việc kiem tra điều chỉnh kế hoạch còn chưa kịp thời, chưa mạnh, chưa thực sự phù hợp với thực tiển công tác. Phần 3:Kết luận 1. Kết quả của việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm: Chủ trương xã hội hoá giáo dục của nhà trường đã nhận được sự đồng thuận của các cấp chính quyền địa phương và nhân dân Hàng năm nhà trường đã huy động được một nguồn đóng góp đáng kể trong việc bổ sung cơ sở vật chất: *Năm học 2006 – 2007: nâng cấp khu vực đất trũng phía trước, phía sau dãy phòng học trị giá 30 triệu đồng . Đóng tủ đựng đồ dùng cho học sinh cho 11 phòng học 10 triệu đồng . * Năm học 2007 – 2008 : Đóng bàn ghế chuẩn cho 10 phòng học 25 triệu đồng ; Làm sân thể dục 27 triệu đồng . - Tôn tạo và xây thêm bồn hoa cây cảnh. Huy động phụ huynh trồng cây cảnh trong vùng trường trị giá 10 triệu đồng . * Năm học 2008 -2009 : Xây nhà đa năng 250 triệu đồng . Tất cả vốn huy động từ nguồn đóng góp của phụ huynh và sự hỗ trợ của địa phương .Nhờ vậy trường lớp ngày càng khang trang, sạch đep,thân thiện, có sức thu hút sự phấn đấu của giáo viên và học sinh. Chính vì vậy, chất lượng của đội ngũ giáo viên và học sinh ngày càng nâng lên rõ rệt 2.Bài học kinh nghiệm: Nhà trường giữ vai trò chủ động, nồng cốt trong việc huy động cộng đồng với tư cách nhà trường là cơ quan chuyên môn, người Hiệu trưởng hiểu rõ hơn ai hết về nhu cầu của mình, về những hoạt động nhằm thực hiện mục đích, nội dung và tổ chức thực hiện. Nhà trương giữ vai trò chủ động trong việc phát hiện nhu cầu giáo dục, chủ độn trong giải quyết các phương án và các nhu cầu đó, chủ động trong việc thực hiện . Nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền với những nội dung thiết thực, dưới nhiều hình thức phong phú thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua tổ chức liên hệ giữa lãnh đạo trường và lãnh đạo địa phương, thông qua đại hội giáo dục cơ sở, thông qua phòng truyền thống nhà trường. Từ đó nhận thức của cán bộ địa 6 phương, của nhân dân về giáo dục được nâng lên, sự đồng tình với chủ trương của đảng về việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường có hiệu quả. Đưa việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục vào các chương trình sinh hoạt của Đảng bộ, của hội đồng nhân dân. Biến nó thành nghị quyết của Đảng bộ, của hội đồng nhân dân xã. Nhị quyết này được tuyên truyền đến tận người dân. Qua đó, người dân nắm bắt được chủ trương của địa phương, của nhà trường, tạo sự thống nhất cao nên tiến hành được thực hiện thuận lợi. Muốn làm tốt công tác huy động cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường. Đòi hỏi người quản lý nhà trường phải nắm vững lý luận giáo dục, luật giáo dục, các văn bản pháp quy của cấp trên, am hiểu điều kiện cụ thể của từng địa phương, của trường mình để có sự tác động hợp lý và phù hợp với thực tế. Chỉ đạo thực hiện triển khai XHH công tác giáo dục trong nhà trường. Sau khi có nghị quyết về việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường. Nhà trường kết hợp với địa phương thành lập ban chỉ đạo thực hiện nghị quyết trên. Thông qua khảo sát tình hình dể đi đến quyết định cuối cùng. Lập dự toán kế hoạch xây dựng trước mắt và kế hoạch lâu dài. Xác lập các mối quan hệ: Xây dựng cũng cố mối quan hệ giữa nhà trường và cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Quan hệ với giáo viên chủ nhiệm giúp họ thiết lập quan hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh. Quan hệ với hội trưởng hội cha mẹ học sinh với các chi hội trưởng để họ trực tiếp tác động đến cộng đồng xã hội. Bằng cách đó, Hiệu trưởng nắm bắt được tình hình của phụ huynh có đồng tình hay không đồng tình. Từ đó, nhà trường có hướng điều chỉnh các kế hoạch chủ trương cho phù hợp . Không ngừng nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục: Vì chất lượng giáo dục là mục tiêu, vừa là phương tiện của việc chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường. Xã hội hoá giáo dục góp phần nâng cao chất lượng của nhà trường . chất lượng giáo dục của nhà trường là một phương tiện hùng mạnh nhất để nhà trường thuyết phục, thiết lập quan hệ với cộng đồng xã hội. Khi mọi thành viên trong cộng đồng đã tin tưởng và có niềm tinvà có niềm tự hào về nhà trường thì việc góp công, góp của để xây dựng nhà trường là có ý tự nguyện, tự giác. Chính vị vậy, việc nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường là rất cần thiết. Lôi cuốn cá nhân và tập thể, các cộng đồng xã hội. Nhất là một số vị lãnh đạo địa phương có uy tín, một số dòng họ, một số cán bộ khối tham gia thực hiện các hức năng quản ký, lập kế hoach, tổ chứ thực hiện, lãng đạo và kiểm tra. Biện pháp này nhằm gây lòng tin cho mọi người dể tránh ngỡ vực trong quá trình xây dựng và sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn lực đã huy động được. Hiệu trưởng cần rèn luyện năng lực giao tiếp: Có sự hiểu biết sâu sắc về cá nhân và các tập thể trong cộng đồng để thuyết phục, xác lập mối quan hệ, biết tổ chưc hội họp., toạ đàm gặp gỡ riêng, biết sử dụng các phương tiện thông tin quảng cáo như: Đài truyền thanh truyền hình, công văn, thư, thông báo | thực chất của vấn đề này là Hiệu trưởng phải có sự sáng tạo vạn dụng vào thực tế từng đối tượng để vận động, tranh thụư ủng họ của mọingười, mọi cấp, mọi ngành. 7 Kích thích vật chất và tinh thần để động viên các thành tích trong công tác xã hội hoá giáo dục: Nhà trường có trích một phần quỹ hàng năm để khen thưởng, tặng quà chonhững học sinh nghèo, tàn tật, học sinh nghèo vượt khó, học sinh giỏi các cấp, những giáo viên và cha mẹ học sinh có thành tích trong công tác này. Tham mưu và cung cấp cấp uỷ chính quyền, hội đồng giáo dục xã: Tiến hành chỉ đạo thực hiện xã hội hoá giáo dục trong các lực lượng giáo dục trong cộng đồng địa phương. - Xây dựng cũng cố hội đồng. Việc xây dựng hội đồng giáo dục ở xãV (Chủ tịch hội đồng giáo dục và chủ tịch uỷ ban nhân dân xã và phó chủ tịch hội đồng giáo dục là Hiệu trưởng trường họcC, các thành viên hội đồng giáo dục là đại diện các đoàn thể, các giáo viên giỏi) Việc cũng cố hội đồng giáo dục ở trườngV (Chủ tịch hội đồng là Hiệu trưởngC, thành viên hội đồng gồm phó hiệu trưởng, bí thư chi bộ, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, giáo viên tổng phụ trách đội, các tổ trưởng chuyên môn, một số giáo viên giỏi, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh. Hội đồng giáo dục chỉ đạo thực hiện nghị quyết cả hội đồng giáo dục: tham mưu cho cấp uỷ. Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân trong việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, kế hoạch, biện phấp phát triển giáo dục ở địa phương. Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương. Chính quyền địa phương là chỗ dựa cho việc triển khai huy động cộng đồng, là nơi có thể tạo lập môi trường lành mạnh cho giáo dục, vận đồng toàn dân chăm sóc cho thế hệ trẻ, gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đào tạo nói chung. - Tổ chứ huy động cộng đồng. + Đại hội GD cấp cơ sở hằng năm (xây dựng kế hoạch) - Xây dựng kế hoạch để phân phối các nguồn lực.Việc phân phối các nguồn lực để huy động cộng đồng là một yêu cầu khá quan trọng trong quá trình thực hiện như phân phối lực lượng giáo viên giỏi cho các khối, lớp để có học sinh giỏi. -Tạo lập uy tín đối với phụ huynh, cấp uỷ Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương, thông qua việc khẳng định uy tín, chất lượng của nhà trường. Sự tạo lập uy tín phải bằng chính nội lực của mỗi nhà trường, sự phấn đấu của mỗi một thầy giáo cô giáo biến quá trình giảng dạy thành quá trình tự học của trẻ. Sử dụng hợp lý và có ích các nguồn thu. Đặc biệt là huy động đủ nguồn lực tinh thần. - Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường. Vì vậy, việc bố trí giáo viên dạy giỏi, dạy tốt làm công tác chủ nhiệm lớp tạo uy tín đối với phụ huynh học sinh là điều tốt để phụ huynh đóng góp và thamgia xây dựng nhà trường. Phải thường xuyên liên lạc và thông báo krrts quả học sinh cho phụ huynh theo nhiều hình thức sáng tạo phù hợp với địa phương. - Tận dụng những kinh nghiệm và tri thức của phụ huynh . 8 Vận động họ tham gia vàocác hoạt động của nhà trường. Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương. Chính quyền địa phương là chỗ dựa cho cho việc triển khai huy động cộng đồngC, là nơi có thể tạo lập môi trường lành mạnh cho giáo dục, vận đồng toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công giáo dục đào tạo nói chung. - Xây dựng cá cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình, lực lượng xã hội. Quan tâm đến nguyên tắc lợi ích cho cộng đồng dươí các hình thức. Chú ý tham gia các hoạt động địa phương. +Huy động và tuyên truyền các lực lượng giáo dục -Huy động tốt đa các nguồn lực xã hội cùng tham gia giúp nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiiết bị dạy học, huy động và duy trì sĩ số học sinh đến trường 100% | - Tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho cộng đồng và bản thân nhà trường. Tuyên truyền là một chủ trương đúng đắn với một mục đích dành những gì tốt đẹp cho trẻT, cải thiện điều kiện học tập của trẻ, đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò bằng nhiều hình thức tuyên truyền như: Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hình thức liên hệ giữa lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo địa phương, tổ chức các đại hội giáo dục tuyên dương kịp thời các điển hình tích cực, tiên tiến|. Tổ chức kiểm tra thực hiện. Tổ chức tiến hành kiểm tra tiến hành xây dựng. Kiểm tra toàn bộ hoặc kiểm tra theo chuyên đề. Thông qua kiểm tra đánh giá nhận xét để có hướng bổ sung cho kế hoach đề ra. Qua kiểm tra sẽ phát hiện những vấn đề náysinh trong quá trình xây dựng, có hướng điều chỉnh cho phù hợp . Tóm lại Xã hội hoá giáo dục là một tư tưởng chiến lược của Đảng ta đã được thể hiện trong nhiều nghị quyết. Có thể nói xã hội hoá giáo dục là quá trình huy động cộng đồng để xây dựng một xã hội học tập, một cộng đồng trách nhiệm. Sự đa dạng hoá về loại hình đào tạo cũng như nguồn lực xã hội dành cho giáo dục Việt Nam vẫn chưa được khai thác có hiệu quả vì thế để thực hiện có hiệu quả quá trình xã hội hoá giáo dục chúng ta phải nắm vững các hệ thống nguyên tắc cũng như quy trình huy động các lực lượng trong xã hội. Hậu Thành, ngày 10 tháng 05năm 2010 Người viết đề tài Phan ThÞ Ph¬ng Hoa 9 . lượng trong xã hội. Hậu Thành, ngày 10 tháng 05năm 2010 Người viết đề tài Phan ThÞ Ph¬ng Hoa 9 . hợp đó.Chính quyền các cấp với chức năng quản lí của mình, không chỉ huy động kiến thức mà còn tạo cơ sở pháp lí cho việc huy động, đồng thời tổ chức điều

Ngày đăng: 04/12/2013, 08:12

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan