Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 thpt tỉnh thái nguyên theo hướng tích cực

127 3.8K 3
Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 thpt tỉnh thái nguyên theo hướng tích cực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 thpt tỉnh thái nguyên theo hướng tích cực

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ THỊ TÂM PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN LÀM CÁC BÀI THỰC HÀNH PHẦN ĐỊA TỰ NHIÊN LỚP 10 THPT TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC CHUYÊN NGÀNH: LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN ĐỊA MÃ SỐ: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG THÁI NGUYÊN, 2008 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ THỊ TÂM PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN LÀM CÁC BÀI THỰC HÀNH PHẦN ĐỊA TỰ NHIÊN LỚP 10 THPT TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN, 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Theo đánh giá chung chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông nước ta hiện nay còn nhiều bất cập chưa đáp ứng với yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là do sự yếu kém của khâu kết hợp giữa luận với thực tiễn, bài học thuyết và thực hành. Vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo mục tiêu gắn với thực tiễn, phát huy tính tích cực của người học theo hướng rèn luyện năng lực tự khám phá kiến thức, biến quá trình đào tạo ở nhà trường thành quá trình tự đào tạo. Những thập niên gần đây nhiều nước trên thế giới rất coi trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo ở tất cả các ngành học và cấp học. Trong bối cảnh đó công nghệ dạy học mới ra đời và được áp dụng ngày càng rộng rãi. Đặc trưng nổi bật của công nghệ dạy học là sự định lượng hoá mục tiêu dạy học để việc dạy học trở thành đối tượng có thể quan sát, hệ thống hoá được, trong đó nội dung dạy học bắt đầu được tổ chức theo xu hướng vận dụng các phương pháp mới. Theo đó, ngành giáo dục Việt Nam đang từng bước nghiên cứu và áp dụng công nghệ dạy học cũng như đổi mới PP dạy học, đồng thời chương trình và sách giáo khoa (CT & SGK) cũng thay đổi phù hợp với nhu cầu học tập đáp ứng yêu cầu trong quá trình phát triển của đất nước. Hệ thống CT & SGK trong nhà trường phổ thông các cấp đã có thêm nhiều nội dung mới theo hướng tăng mạnh kênh hình, giảm dần kênh chữ, tỷ trọng BTH tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, thực trạng giảng dạy trong nhà trường cho thấy thực hành hiện vẫn là khâu yếu, chưa được quan tâm đầy đủ dẫn tới kết quả học tập của học sinh chưa tương xứng với yêu cầu. Đây chính là tình hình chung của các trường phổ thông ở thành phố cũng như vùng nông thôn và đặc biệt là ở vùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 khó khăn. Nhìn chung CT & SGK Địa trước đây nặng về thuyết, các BTH còn ít nên kỹ năng thực hành của học sinh còn yếu và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế còn hạn chế, tính năng động, sáng tạo, làm việc khoa học của người học chưa được phát huy. Từ năm 2006-2007, CT & SGK Địa lớp 10 được triển khai đại trà trên phạm vi toàn quốc. Đòi hỏi phải ứng dụng các phương pháp dạy học mới theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Theo tinh thần đó, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần Địa tự nhiên lớp 10 THPT tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu vận dụng các phương pháp hướng dẫn làm BTH nhằm rèn luyện kĩ năng xử các BTH, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy BTH Địa lớp 10 (phần Địa tự nhiên) theo CT & SGK hiện nay. - Vận dụng các phương pháp hướng dẫn làm BTH qua thực nghiệm trong điều kiện một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên. - Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đưa ra kiến nghị áp dụng rộng rãi phương pháp hướng dẫn làm BTH trong CT & SGK hiện nay. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở luận về nội dung và phương pháp hướng dẫn làm BTH phần địa tự nhiên lớp 10 THPT. - Tìm hiểu các dạng BTH cơ bản theo CT & SGK phần Địa tự nhiên lớp 10, cho cả ban cơ bản và ban nâng cao cùng với các phương pháp hướng dẫn phù hợp với điều kiện đào tạo cụ thể. - Đề xuất hướng vận dụng các phương pháp trong giảng dạy địa theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, trên cơ sở đánh giá kết quả thực nghiệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI - Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả bước đầu tìm hiểu một số phương pháp dạy học tích cực để hướng dẫn làm BTH phần Địa tự nhiên lớp 10 THPT đạt hiệu quả cao. - Phạm vi ứng dụng của luận văn là một số trường THPT trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Việc nghiên cứu và tìm ra các phương pháp tối ưu để giảng dạy các BTH đã được đề cập tới cả trong và ngoài nước. Song do CT & SGK Địa luôn thay đổi và đây lại là vấn đề tương đối khó, việc nghiên cứu tiến hành phức tạp, đòi hỏi phải có một quá trình chuẩn bị công phu, vì vậy nó cũng có những hạn chế nhất định. Các BTH trong SGK thường ít được chú trọng, tâm giáo viên thường ngại dạy vì để dạy tốt BTH thường đòi hỏi phải có sự chuẩn bị và phương tiện dạy học kèm theo nên tốn rất nhiều thời gian. Về phía học sinh để làm tốt các BTH cũng phải có sự chuẩn bị đồ dùng học tập, sự kiên trì, có óc sáng tạo và nắm chắc kiến thức thuyết. Gần đây, các BTH rất được coi trọng và chú ý. Đã có một số tài liệu đề cập đến phương pháp để tiến hành giảng dạy các BTH Địa nhưng vẫn còn rất ít ỏi và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu còn hạn chế, chưa đúng với tầm quan trọng của nó. Chúng tôi điểm qua một số tác phẩm của Việt Nam và Thế giới đề cập đến vấn đề này: * Ở Việt Nam : - Mai Xuân Cương, Đào Trọng Năng (dịch). Các phương pháp giảng dạy Địa lý, Nxb GD (1976). - Nguyễn Dược, Mai Xuân San. Phương pháp giảng dạy Địa (dùng cho các trường cao đẳng sư phạm), Nxb GD (1986). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 - Nguyễn Dược, Nguyễn Việt Hùng, Trần Văn Thắng. Dạy học các bài thực hành Địa PTTH, Nxb Đại học sư phạm Huế (1993). - Mai Xuân San. Rèn luyện kỹ năng Địa cho học sinh trường THPT, Nxb GD (1997). - Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng. Phương pháp dạy học Địa theo hướng tích cực, Nxb ĐHSP HN (2003). - Nguyễn Trọng Phúc. Phương pháp dạy học Địa theo hướng tích cực, Nxb ĐHSP HN(2004)… * Trên Thế giới : - I.F. Kharlamôp - Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, tập 1, Nxb GD (1979). - Panssetnhicova L. V - Phương pháp giảng dạy Địa trong nhà trường, Nxb GD (1975)… Những tác phẩm trên đều đề cập đến các dạng và hình thức thực hiện các BTH Địa lý, đó là cơ sở để chúng tôi tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phƣơng pháp điều tra thực tế, thu thập tài liệu - Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Sách báo chuyên ngành, tài liệu nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan. - Tìm hiểu thực tế dạy học Địa nói chung và các PP hướng dẫn làm BTH phần Địa tự nhiên lớp 10 nói riêng, đặc biệt là những chương trình có sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 6.2. Phƣơng pháp phân tích hệ thống Phương pháp phân tích hệ thống ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu Địa lý. Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu tổng hợp Địa tự nhiênĐịa KT - XH, trong đó các thành phần cấu tạo luôn có tác động và quan hệ với nhau chặt chẽ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Nội dung kiến thức, phương pháp truyền đạt phải được phân tích trong một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất, sao cho nội dung và phương pháp cùng hỗ trợ cho việc nắm vững các kỹ năng làm BTH của học sinh. 6.3. Phƣơng pháp bản đồ Phương pháp Bản đồ được sử dụng phổ biến trong dạy học Địa cả Địa tự nhiênĐịa KT - XH, vì vậy có thể nói bản đồ là ngôn ngữ đặc biệt trong Địa học. 6.4. Thực nghiệm sƣ phạm - Tiến hành thực nghiệm một số BTH phần Địa tự nhiên trong CT & SGK Địa lớp 10 ban cơ bản và ban nâng cao. - Đánh giá kết quả thu được để sửa chữa, bổ xung các phương pháp cho phù hợp. - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy Địa từ THCS đến THPT. 6.5. Phƣơng pháp thống kê toán Sử dụng toán thống kê để xử lý, kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được qua tìm hiểu thực tế; qua việc thực nghiệm các phương pháp hướng dẫn làm BTH phần Địa tự nhiên lớp 10 THPT. 6.6. Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm Sử dụng các phương pháp hướng dẫn làm BTH Địa thí nghiệm lớp 10 cho phù hợp với từng địa phương là quá trình thử nghiệm lâu dài, phụ thuộc vào tình hình thực tế từng trường mà từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu phù hợp. 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Xác định được các phương pháp hướng dẫn làm BTH phù hợp với nội dung CT & SGK hiện nay, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội với mục tiêu của giáo dục là phát huy vai trò tự học của học sinh theo hướng tích cực, sáng tạo nhằm phát triển duy của học sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 - Vận dụng luận dạy học hiện đại vào quá trình hướng dẫn làm BTH. Thay đổi cách dạy và học BTH trong điều kiện một số trường phổ thông đặc biệt là các trường THPT vùng dân tộc và miền núi tỉnh Thái Nguyên. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được trình bày làm ba chương. Chương 1: Cơ sở luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Các phương pháp hướng dẫn làm bài thực hành phần Địa tự nhiên lớp 10 THPT. Chương 3: Kết quả thực nghiệm sư phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. CƠ SỞ LUẬN VỀ SỰ CẦN THIẾT ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ Quá trình dạy học hiện đại được nhìn nhận theo quan điểm mới là hoạt động nhận thức tự giác của học sinh được thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thế giới quan, là tiền đề quan trọng trong sự phát triển nhân cách và trí tuệ. 1.1.1. Đặc điểm hệ thống kiến thức Địa lí Kiến thức Địa lí là kết quả phản ánh trong nhận thức con người về sự tồn tại khách quan, mối quan hệ của các sự vật hiện tượng cũng như các quy luật Địatự nhiên, là cơ sở hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, góp phần vào dạy học các môn khoa học khác như toán học, vật lý, hoá học, sinh học . cũng như hình thành kiến thức tổng hợp cho HS về môi trường tự nhiên và xã hội. Các kiến thức địa lí dạy trong nhà trường phổ thông là các khái niệm, quy luật, các kỹ năng được sắp xếp theo một trình tự nhất định phù hợp với chương trình và mục tiêu đào tạo, đặc điểm tâm sinh lứa tuổi. Sự hình thành các kiến thức được thực hiện qua các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá và khái quát hoá, giúp học sinh gắn kết thuyết môn học với các khoa học khác và đời sống. Các kiến thức Địa lí trong nhà trường được cấu tạo đồng tâm nâng cao từ cái chung đến cái cụ thể, kiến thức lớp dưới làm cơ sở cho lớp trên, bao gồm kiến thức về tự nhiên, KT - XH. Học sinh có thể mở rộng tầm hiểu biết thông qua phương tiện thông tin đại chúng và từ thực tiễn nhằm làm sâu sắc thêm vốn kiến thức. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Hệ thống kiến thức Địa lí là hệ thống mở được tồn tại và phát triển trong mối quan hệ nhân quả dựa trên kiến thức đã nắm bắt được có thể tìm tòi, sáng tạo ra kiến thức mới ở mức độ cao hơn. Đặc trưng của kiến thức Địa lí là tính không gian rộng lớn, các quá trình diễn ra lâu dài nên rất phong phú và phức tạp, vì vậy cần tăng cường sự hỗ trợ của các phương tiện để hình thành kiến thức mới. 1.1.2. Những yêu cầu khi giảng dạy bài thực hành Địa lớp 10 THPT Bài thực hành được giảng dạy sau khi học sinh học các bài thuyết và đã có một số kỹ năng ban đầu. Giờ thực hành yêu cầu học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, các thao tác thành thạo và phát huy tính năng động sáng tạo, nguồn trí lực dồi dào trong học tập. Kỹ năng thực hành Địa lí là yêu cầu không thể thiếu của việc học môn Địa lí bởi các kỹ năng là thước đo kết quả học tập của học sinh theo xu hướng dạy học tích cực. Căn cứ vào CT & SGK Địa10 hiện nay việc tổ chức và đổi mới phương pháp dạy và học bài thực hành Địa lí phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Tổ chức cho học sinh học các bài tập thực hành Địa lí bằng phương pháp tự học có hướng dẫn của giáo viên. - Xây dựng các phòng thực hành bộ môn với trang thiết bị phù hợp với mục đích, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. - Bài thực hành thường gắn với các thiết bị dạy học nên tổ chức theo kiểu cá thể hoá hoặc chia nhóm nhằm phát huy vai trò tự học của học sinh. - Học sinh cần chuẩn bị bài thực hành trước khi tiến hành ở trên lớp. - Cải tiến việc kiểm tra đánh giá, nâng cao vai trò và khả năng tự đánh giá của học sinh. 1.1.3. Các phƣơng pháp dạy học Địa lí chủ yếu ở bậc THPT Phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng của quá trình dạy học, trên quan điểm hệ thống nhân tố này được đặt trong mối quan hệ với nhân tố khác [...]... dạy học BTH Địa lí trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm tin học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 CHƢƠNG 2 CÁC PHƢƠNG PHÁP HƢỚNG DẪN LÀM BÀI THỰC HÀNH PHẦN ĐỊATỰ NHIÊN LỚP 10 THPT 2.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁC PHƢƠNG PHÁP 2.1.1 Dựa vào đặc điểm chƣơng trình SGK Địa lí lớp 10 Địa lí là môn học cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông cơ... hơn các sự vật hiện tượng Địa lí là một trong những thành tố giúp các em phát triển duy và thực hiện các thao tác kỹ năng thực hành Các câu hỏi và bài tập là một bộ phận hữu cơ trong SGK Địalớp 10 thường được đan xen trong bài hoặc câu hỏi Bài tập cuối mỗi bài giúp HS hệ thống hoá kiến thức nhằm phát huy tính tích cực và khả năng duy, rèn luyện kỹ năng thực hành ĐịaBài tập thực hành Địa. .. kiến, chuẩn bị trước thì bài học mới có thể thành công, đem lại hiệu quả như mong muốn Do đó dạy học tích cực không chỉ tích cực hoá người học mà còn tích cực hoá người dạy, góp phần đổi mới toàn diện mọi khâu của quá trình dạy học, trong đó khâu thiết kế bài giảng đóng vai trò quan trọng 1.2.2 Các phƣơng pháp tích cực trong dạy BTH Địatự nhiên lớp 10 THPT PP hướng dẫn HS làm các BTH không chỉ nhằm... thực hành Địa lí được lồng ghép, tích hợp trong các bài thuyết, có thể là bài tập nhận thức hoặc bài tập rèn luyện kỹ năng Chính vì vậy yêu cầu thời lượng dành cho việc hoàn thiện bài tập thực hành trên lớp cũng như ở nhà cần được sắp xếp hợp dưới sự hướng dẫn của GV Bài thực hành trên lớp thường được coi là phần khó dạy hơn các bài thuyết Mỗi bài tập thực hành có nội dung và mục tiêu nhất... trình một giờ lên lớp điều trước tiên chúng ta cần làm đó là phải sử nội dung bài học để từ đó xác định phương pháp cho phù hợp Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài này, chúng tôi chỉ tìm hiểu cách xử kiến thức cơ bản của BTH trong SGK Địa lớp 10 có liên quan đến phần Địa tự nhiên để từ đó xác định một số phương pháp dạy BTH đạt hiệu quả cao trong các trường THPT tỉnh Thái Nguyên, quá trình... sẵn Dạy theo cách này không những cung cấp tri thức mà còn hướng dẫn hành động Người học phải biết hành động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng Ở đây học chữ và học làm gắn quyện với nhau Tự học làm đến biết làm, muốn làm và cuối cùng muốn tồn tại và phát triển như nhân cách một con người lao động, tự chủ, năng động và sáng tạo” Đối với dạy học tích cực việc rèn luyện phương pháp tự học... thiết kế bài giảng nói riêng chúng ta thấy rằng cần thiết phải đưa CNTT vào trong quá trình dạy học để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả dạy học 1.3 THỰC TIỄN DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH Ở MỘT SỐ TRƢỜNG THPT TỈNH THÁI NGUYÊN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 1.3.1 Khái quát về tình tình KTXH tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyêntỉnh với diện tích tự nhiên. .. thời kỳ CNH - HĐH đất nước 1.2 CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC BTH ĐỊA TỰ NHIÊN LỚP 10 THPT 1.2.1 Quan điểm dạy học tích cực Phương pháp dạy học theo hướng tích cực thực chất là cách dạy hướng tới việc học tập tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh Dạy và học tích cực là một trong những mục tiêu chung và cũng là một tiêu chuẩn về giáo dục hiệu... dạy học Theo tác giả Nguyễn Ngọc Bảo thì phương pháp dạy học ở phổ thông được chia làm hai nhóm * Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động nhận thức : - Phương pháp dạy học dùng lời gồm phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, giảng giải, gọi chung là những phương pháp truyền thống - Phương pháp luyện tập: mục đích của phương pháp này thông qua hoạt động lặp lại giúp học sinh có những phản xạ tự động... ra các điều kiện học tập và hỗ trợ quá trình học tập của học sinh Học sinh được thách thức tham gia một cách tích cực và sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức (tự suy nghĩ và tìm tòi bên cạnh việc nghe giảng, làm bài tập ) Để thực hiện dạy học tích cực có hiệu quả phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy và các hoạt động học tập khác nhau, có sự kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và các phương . HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ THỊ TÂM PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN LÀM CÁC BÀI THỰC HÀNH PHẦN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỚP 10 THPT TỈNH THÁI NGUYÊN THEO. trường THPT tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần Địa lý tự nhiên lớp 10 THPT tỉnh Thái

Ngày đăng: 09/11/2012, 13:51

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1. Cỏc kiểu thảm thực vật, khớ hậu và nhúm đất chớnh từ Xớch đạo về cực - Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 thpt tỉnh thái nguyên theo hướng tích cực

Bảng 2.1..

Cỏc kiểu thảm thực vật, khớ hậu và nhúm đất chớnh từ Xớch đạo về cực Xem tại trang 48 của tài liệu.
1. Đài nguyờn 2. Rừng lỏ kim  - Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 thpt tỉnh thái nguyên theo hướng tích cực

1..

Đài nguyờn 2. Rừng lỏ kim Xem tại trang 48 của tài liệu.
2. Từ số liệu bảng sau, cú thể rỳt ra nhận xột gỡ về mối quan hệ giữa khớ hậu thực vật và đất ở Việt Nam - Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 thpt tỉnh thái nguyên theo hướng tích cực

2..

Từ số liệu bảng sau, cú thể rỳt ra nhận xột gỡ về mối quan hệ giữa khớ hậu thực vật và đất ở Việt Nam Xem tại trang 49 của tài liệu.
1.Cho bảng số liệu sau: - Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 thpt tỉnh thái nguyên theo hướng tích cực

1..

Cho bảng số liệu sau: Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 2.5. Sự thay đổi của nhiệt độ trung bỡnh năm theo vĩ độ Địalý ở Bỏn cầu Bắc.   - Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 thpt tỉnh thái nguyên theo hướng tích cực

Bảng 2.5..

Sự thay đổi của nhiệt độ trung bỡnh năm theo vĩ độ Địalý ở Bỏn cầu Bắc. Xem tại trang 63 của tài liệu.
Trong thực tế chỳng ta cũn gặp nhiều bảng số liệu thống kờ phức tạp hơn: Gồm nhiều số liệu núi về một nội dung nào đú song lại chia ra nhiều đề  mục cú quan hệ với nhau hoặc bao gồm nhiều đề mục khỏc nhau, tớnh theo  thời gian - Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 thpt tỉnh thái nguyên theo hướng tích cực

rong.

thực tế chỳng ta cũn gặp nhiều bảng số liệu thống kờ phức tạp hơn: Gồm nhiều số liệu núi về một nội dung nào đú song lại chia ra nhiều đề mục cú quan hệ với nhau hoặc bao gồm nhiều đề mục khỏc nhau, tớnh theo thời gian Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 3.1. Trường, lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm - Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 thpt tỉnh thái nguyên theo hướng tích cực

Bảng 3.1..

Trường, lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm Xem tại trang 82 của tài liệu.
TN A3 450 03 78 15 84 7.7 ĐC A4 45 0 2 5 8 13 12 3 2 6.8  - Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 thpt tỉnh thái nguyên theo hướng tích cực

3.

450 03 78 15 84 7.7 ĐC A4 45 0 2 5 8 13 12 3 2 6.8 Xem tại trang 85 của tài liệu.
Bảng 3.3. Kết quả thực nghiệm bài 7 thực hành - Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 thpt tỉnh thái nguyên theo hướng tích cực

Bảng 3.3..

Kết quả thực nghiệm bài 7 thực hành Xem tại trang 86 của tài liệu.
Quan sỏt bảng số liệu hóy nhận xột chung về số giờ chiếu sỏng và độ lớn gúc chiếu sỏng trong những ngày núi trờn từ Xớch đạo đến hai vũng cực ?  - Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 thpt tỉnh thái nguyên theo hướng tích cực

uan.

sỏt bảng số liệu hóy nhận xột chung về số giờ chiếu sỏng và độ lớn gúc chiếu sỏng trong những ngày núi trờn từ Xớch đạo đến hai vũng cực ? Xem tại trang 109 của tài liệu.
Bước 1: GV cho HS theo dừi đoạn băng Video và bảng số liệu về số giờ chiếu sỏng và độ lớn gúc chiếu sỏng tại XĐ, cỏc CT và cỏc VC trong cỏc ngày  21-3; 22-6; 23-9; 22-12 - Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần địa lý tự nhiên lớp 10 thpt tỉnh thái nguyên theo hướng tích cực

c.

1: GV cho HS theo dừi đoạn băng Video và bảng số liệu về số giờ chiếu sỏng và độ lớn gúc chiếu sỏng tại XĐ, cỏc CT và cỏc VC trong cỏc ngày 21-3; 22-6; 23-9; 22-12 Xem tại trang 109 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan