Bài soạn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TỈNH

31 492 1
Bài soạn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TỈNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi MỤC LỤC TÊN NỘI DUNG TRANG PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI 1. Thực trạng chung của nhà trường : 2. Thực trạng của lớp dạy : 3. Cơ sở lí luận và thực tiễn II. GIẢI PHÁP 1. Tìm hiểu Vai trò của trò chơi trong dạy học tiếng Việt 2. Quy trình tổ chức trò chơi 3. Thiết kế trò chơi học tập 4. Sử dụng trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5. 5. Giới thiệu một số trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5 III. KẾT QUẢ PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: II. KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 2 3 4 5 5 8 25 27 27 28 30 Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 1 Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học là môn học hình thành ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, đọc, nói, viết) để học tập và để giao tiếp, có thể nói môn Tiếng Việt là môn công cụ để học các môn học khác. Do đó môn Tiếng Việt rất quan trọng. Trong điều kiện dạy học ở Tiểu học hiện nay, việc sử dụng các loại trò chơi ngôn ngữ vào hoạt động học tập đã là một phương pháp dạy học có hiệu quả, được các thầy, cô giáo xem như một hình thức tổ chức dạy học mới, tích cực, cần phát huy thường xuyên trong các bài giảng tiếng Việt của mình. Việc xây dựng và tổ chức một số trò chơi vui và nhẹ nhàng về tiếng Việt theo yêu cầu kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở bậc Tiểu học là một việc cần thiết để học sinh có thể tự học hoặc tham gia vào các trò chơi cùng bạn bè theo tinh thần “Học vui - vui học”, “Học mà chơi, chơi mà học”. Trong quá trình làm việc, học tập của con người, vui chơi là một hoạt động bổ ích ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Vui chơi không những giúp cho các em được thoả mãi rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan mà nó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau, được hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, trong tổ…thông qua đó, các em sẽ dần được hoàn thiện những kĩ năng giao tiếp. Đó là kĩ năng được đặt ra hàng đầu trong mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung và của môn Tiếng Việt ở lớp 5 nói riêng. Điều đó chứng tỏ: hoạt động vui chơi là hoạt động hỗ trợ việc học. Học sinh của trường nơi tôi công tác chủ yếu là dân tộc, vốn hiểu biết và việc học môn Tiếng Việt của học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Tôi nhận thấy nếu kết hợp sử dụng hình thức trò chơi trong học tập môn Tiếng Việt trong dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao. Bởi vì : - Trò chơi giúp học sinh rèn luyện, củng cố, tiếp thu kiến thức đồng thời, Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 2 Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy trong cuộc sống qua hoạt động chơi. - Trò chơi học tập nó là một hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu không khí trong lớp học dễ chịu, thoải mái làm cho học sinh tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực trong tâm trạng hồ hởi, vui tươi. - Trò chơi phát huy năng lực cá nhân, rèn tính hòa nhập cộng đồng, nâng cao năng lực hợp tác đồng thời giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, có tính đồng đội khi tham gia trò chơi học tập. - Trò chơi phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí nhanh các tình huống khi tham gia trò chơi. Ngoài ra, trong năm học này, được tiếp cận, tập huấn các chuyên đề CCM của tổ chức Oxfam phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp sắm vai … đã cung cấp cho tôi thêm nhiều ý tưởng sử dụng các trò chơi học tập vào giảng dạy nhằm phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp của học sinh. Mong muốn ý tưởng trên ngày càng hoàn thiện, giúp ích cho học sinh nên tôi chọn đề tài: “Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi” II. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI Có thể hiểu giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, .sự hiểu biết giữa các thành viên trong xã hội. Người ta thường giao tiếp với nhau Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 3 Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi bằng ngôn ngữ. Học sinh cũng vậy, ngôn ngữ thường là phương tiện duy nhất trong các buổi học trên lớp (nghe, đọc nói, viết). Trong quá trình dạy học, theo chương trình SGK trọng tâm là trang bị cho học sinh các kĩ năng Tiếng Việt dưới các hình thức Luyện tập, làm bài tập, phát hiện .Các kĩ năng ngôn ngữ hình thành cho học sinh trong các phân môn Tiếng Việt lớp 5 thường là trả lời câu hỏi; so sánh; làm theo mẫu; đặt câu; tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa; điền vào chỗ trống; đánh dấu vào câu trả lời đúng; xác định . Chỉ nghe thôi đã thấy khô khan, không cuốn hút học sinh. Có thu hút sự chú ý của học sinh thì cũng chưa huy động sự tư duy, kích thích sự sáng tạo của tất cả học sinh. Đó mới chỉ phát triển ngôn ngữ học sinh ở mức trung bình. Giáo viên thường không hiểu rõ và sâu sắc vai trò của trò chơi trong khi dạy học ở Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng. Trò chơi trong quá trình dạy học ở Tiểu học không có nhiều, chủ yếu là do giáo viên sáng tạo, lồng ghép trong khi dạy giúp học sinh thay đổi không khí lớp học, tránh sự mệt mỏi. Nếu trong bài tập của một phân môn Tiếng Việt được tổ chức với một trò chơi, học sinh sẽ thật sự thoải mái, tư duy của các em sẽ tốt hơn và có nhiều sự sáng tạo. Hơn thế nữa là qua trò chơi không chỉ phát triển ở học sinh về mặt ngôn ngữ mà còn phát triển ở học sinh thái độ, tình cảm, ý thức kỉ luật tự giác, thẩm mĩ, thể lực . Vì vậy, dạy học Tiếng Việt 5 với trò chơi học tập thật sự quan trọng và cần thiết trong mỗi tiết học, trong mỗi phân môn của môn Tiếng Việt. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI - Vai trò của trò chơi trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng. - Một số trò chơi học tập môn Tiếng Việt lớp 5. - Cách thiết kế trò chơi học tập môn Tiếng Việt lớp 5. - Sử dụng các trò chơi học tập môn Tiếng Việt lớp 5. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 4 Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI 1. Thực trạng chung của nhà trường : Những năm học vừa qua, theo chương trình đổi mới SGK, đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt, việc sử dụng trò chơi học tập đối với một số giáo viên còn là hình thức hoặc có sử dụng trò chơi thì cũng gượng ép, miễn cưỡng. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy: Một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc đưa trò chơi học Tiếng Việt vào giảng dạy hoặc có đưa trò chơi vào giờ học cũng chỉ trong những giờ thao giảng. Tình trạng trên là do giáo viên chưa nhận thức được hết tác dụng, vai trò của trò chơi trong giờ học Tiếng Việt. Mặt khác, còn một số giáo viên khi sử dụng các trò chơi học tập thì chưa chọn lọc kỹ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu của bài học nên việc tổ chức trò chơi chưa thực sự hiệu quả. Với mục đích giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập. Qua đó, những kĩ năng giao tiếp ở các em sẽ ngày càng hoàn thiện và phát triển. Vì vậy, dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi là viêc làm có nhiều ích lợi. 2. Thực trạng của lớp dạy : Năm học 2009 - 2010, tôi được phân công dạy lớp 5A, trường Tiểu học Nguyễn Trãi. Lớp tôi có 26 học sinh trong đó có : 13 em nữ, 13 em nam, học sinh đồng bào dân tộc 17 em, học sinh dân tộc Kinh là 9 em nên việc giao tiếp của các em còn hạn chế, không mạnh dạn, thiếu tự tin. Các bài tập đưa ra đều các em khó hoàn thành hoặc hoàn thành nhưng thiếu chiều sâu. Vốn hiểu biết của các em không được mở rộng. Các em không năng động, không có ham thích học Tiếng Việt. Với mong muốn lớp học của mình hoạt động sôi nổi hơn trong giờ học, đặc biệt là trong giờ học Tiếng Việt. Tôi thiết kế các trò chơi trong giờ học Tiếng Việt đưa vào áp dụng trong các giờ học Tiếng Việt. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 5 Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi 3. Cơ sở lí luận và thực tiễn Trong thực tế khi dạy học Tiếng Việt, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích sự tư duy và nhận thức trí tuệ của các em. Trò chơi học tập Tiếng Việt là những trò chơi được lồng ghép trong một giờ học, một hoạt động trong tiết học biến việc học tập trên lớp thành một cuộc chơi, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và rèn kĩ năng dễ dàng hơn, hào hứng hơn. Dạy học Tiếng Việt 5 với trò chơi cuốn hút học sinh tiểu học bởi các đặc trưng của nó: Trò chơi là một hoạt động tự nguyện, không gò ép, bắt buộc. Động cơ chơi không nằm trong kết quả mà nằm trong quá trình chơi. Trò chơi mang tính tự do nên khi tham gia học sinh hoàn toàn chủ động trong suy nghĩ, trong hành động suốt quá trình vui chơi, do đó có thể phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của mình mà không bị phụ thuộc vào các yếu tố xung quanh, không bị người khác chi phối. Trong sự tự do vui chơi, trong không khí cổ vũ sôi nổi của tập thể, học sinh sẽ phát huy mọi khả năng vốn có của mình, làm cho quá trình nhận thức trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Trò chơi là một hoạt động sáng tạo, đầy yếu tố mới mẻ, bất ngờ; nhiều trò chơi được sử dụng nhiều lần nhưng vẫn lôi cuốn người tham gia, người xem và người tổ chức. Bởi lẽ, cả quá trình chơi cùng kết quả vui chơi luôn là một ẩn số bất ngờ với tất cả. Trong khi tham gia, người chơi luôn thể hiện sự sáng tạo của mình, luôn tạo ra kịch tính, tạo ra những tình huống bất ngờ, khó dự đoán trước, khiến khán giả phải chăm chú, say sưa theo dõi. Dạy học Tiếng Việt với trò chơi học tập cùng lúc đáp ứng cả hai nhu cầu của học sinh, nhu cầu vui chơi và nhu cầu học tập. Trò chơi học tập tạo nên hình thức “chơi mà học, học mà chơi” đang được khuyến khích ở tiểu học và Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 6 Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi việc sử dụng trò chơi trong giờ học là biện pháp hữu hiệu nhất giúp học sinh học tập và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Dạy học Tiếng Việt với trò chơi học tập sẽ kích thính sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình . Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách sử lý thông minh trong những tình huống phức tạp tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để dễ dàng thích nghi với điều kiện mới của xã hội . Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Vì vậy trò chơi học tập Tiếng Việt rất cần thiết trong giờ học Tiếng Việt ở lớp 5 nói riêng và ở tiểu học nói chung. Giờ học Luyện từ & câu tại lớp 5A Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 7 Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi II. GIẢI PHÁP 1. Tìm hiểu Vai trò của trò chơi trong dạy học tiếng Việt Dưới đây, tôi sẽ phân tích các vai trò của trò chơi học tập trong việc dạy và học môn tiếng Việt ở các lớp bậc tiểu học để thấy rõ hơn nhận định trên. a. Dạy học với trò chơi thực hiện chức năng luyện tập thực hành. Dạy học Tiếng Việt với trò chơi thực hiện chức năng của hoạt động thực hành vì các em có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học khi tham gia vào trò chơi. Các em được hình thành những kĩ năng phân biệt được bản chất trong các kiến thức tiếng Việt ở mỗi trò chơi, hiểu được sâu sắc và đầy đủ hơn các tri thức đã học. Với các trò chơi Thi viết câu gồm các chữ giống nhau ở chữ cái đầu, Thi đặt câu theo mẫu, Thi tìm từ ghép có cùng một tiếng… các em hiểu rõ hơn về cấu tạo của từ, của câu tiếng Việt, góp phần hình thành và rèn luyện kĩ năng đặt câu, viết đoạn văn. Qua đó, những thiếu sót trong hoạt động trí tuệ và trong tri thức của các em cũng được phát hiện. Từ đó giáo viên có biện pháp bổ sung và điều chỉnh kịp thời cho các em. Nói cách khác, trò chơi tiếng Việt còn là một trong những phương tiện để khắc phục những trở ngại khác nhau trong hoạt động trí tuệ của từng em thông qua các trò chơi cá nhân và tập thể. Bởi vì đã là trò chơi thì phải có trao đổi tư tưởng, tri thức giữa các thành viên trong một nhóm khi tham gia trò chơi. Thông qua trò chơi, các em có điều kiện để thể hiện mình, biết hợp tác với bạn bè để tìm được cách trả lời tốt nhất. b. Dạy học với trò chơi là phương tiện hình thành các năng lực trí tuệ Trong trò chơi, khi chơi trẻ tập trung chú ý hơn và ghi nhớ được nhiều hơn. Bởi vì bản thân trò chơi đòi hỏi trẻ phải tập trung vào những dữ kiện và đối tượng được đưa vào tình huống của trò chơi cũng như nội dung của trò chơi. Nếu đứa trẻ không chú ý và nhớ những điều kiện của trò chơi, thì sẽ Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 8 Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi hành động một cách tự phát và không đạt được kết quả chơi. Bởi vậy, để trò chơi được thành công buộc các em phải tập trung chú ý và ghi nhớ một cách chủ động. Dạy học Tiếng Việt với trò chơi đẩy mạnh sự phát triển năng lực trí tuệ và phục vụ cho mục đích ấy vì đôi khi trò chơi đề ra cho các em “bài toán” trí tuệ, và việc giải quyết các “bài toán” này đòi hỏi phải thể hiện những hình thức hoạt động trí tuệ muôn hình, muôn vẻ. Trong khi tham gia trò chơi, để giành phần thắng, các em phải linh hoạt, tự chủ, phải độc lập suy nghĩ, phải sáng tạo và có lúc phải tỏ ra quyết đoán. Do đó, trò chơi học tập tiếng Việt tạo khả năng phát triển trí tưởng tượng, khả năng linh hoạt độc lập sáng tạo cần thiết cho hoạt động học tập và lao động sau này của các em. c. Dạy học với trò chơi kích thích hứng thú nhận thức. Dạy học Tiếng Việt với trò chơi bên cạnh chức năng giải trí còn giúp học sinh tự củng cố kiến thức, kĩ thuật, thói quen học tập một cách hứng thú, thói quen làm việc theo nhiều quy mô (cá nhân, nhóm, lớp). Các tiết học có trò chơi sẽ thu hút mức độ tập trung của học sinh mà không một phương pháp nào sánh được. Những kiến thức khô khan và cứng nhắc sẽ sinh động, hấp dẫn nếu được tổ chức dưới hình thức trò chơi và nhờ đó kết quả học tập của học sinh sẽ tăng lên. Như vậy, việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học tiếng Việt là một trong những biện pháp tăng cường tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của học sinh thể hiện qua các tiết học có trò chơi làm tăng thêm cảm tình của các em đối với môn học và thầy cô giáo. Học sinh tìm được phương án giải khác nhau cho một trò chơi giúp các em hiểu sâu sắc hơn về những tri thức đã học, có thói quen tìm tòi phương án giải quyết tốt nhất, hay nhất và đơn giản nhất. Và khi đó, các em thể hiện niềm Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 9 Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi vui, hứng thú với những thành tích mà mình đạt được, thể hiện niềm vui do trò chơi mang lại và cảm thấy vui sướng khi được tham gia vào trò chơi. Từ đó hình thành ở các em tính tích cực, ý thức tự giác trong học tập, bởi vì: “Trong giờ lên lớp nào mà tư duy tích cực được kích thích thì cũng sẽ xuất hiện thái độ tích cực đối với học tập, sẽ hình thành hứng thú nhận thức”. Chính vì thế trò chơi là chiếc cầu nối môn tiếng Việt với thực tiễn, bởi vì thông qua trò chơi các em thấy ứng dụng quan trọng của môn tiếng Việt trong thực tiễn. Và như vậy là đã phát huy được tính tích cực nhận thức của các em. d. Dạy học Tiếng Việt với trò chơi ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng Tình huống trò chơi đòi hỏi mỗi đứa trẻ tham gia vào trò chơi phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Nếu các em không diễn đạt được mạch lạc nguyện vọng và ý kiến của mình đối với trò chơi, nếu không hiểu được lời chỉ dẫn của thầy cô hay lời bàn bạc của các bạn cùng chơi, thì không thể nào tham gia vào trò chơi được (hoặc tham gia không có kết quả). Để đáp ứng được những yêu cầu của việc cùng chơi, trẻ phải phát triển ngôn ngữ một cách rõ ràng, mạch lạc. Trò chơi chính là điều kiện kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng. Trong khi chơi, trẻ ra sức tưởng tượng (đặc biệt là các trò chơi đóng vai) và vì vậy ngôn ngữ trao đổi rất phong phú. Những hình ảnh tưởng tượng vừa ngây thơ vừa đáng yêu (cũng có lúc phi lí) này không chỉ đem lại cho tuổi thơ niềm hạnh phúc mà còn cần cho mỗi người sau này lớn lên, dù đó là người lao động chân tay, nhà khoa học hay người nghệ sĩ. Phương tiện có hiệu quả nhất để nuôi dưỡng trí tưởng tượng - đó là trò chơi. e. Dạy học Tiếng Việt với trò chơi giúp hình thành đức tính trung thực, có kỉ luật, tính độc lập, có ý thức cao Việc các em tiếp nhận và tuân theo những quy tắc giúp các em có khả năng Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 10 [...]... chơi - Rút ra kiến thức - Đánh giá kết luận 3 Thiết kế trò chơi học tập Để dạy học với trò chơi hiệu quả, giáo viên phải biết thiết kế hoặc sáng tạo một số trò chơi sẵn có để giảng dạy Trước khi thiết kế cần : - Xác định rõ mục tiêu của bài tập để chọn trò chơi phù hợp Việc xác định yêu cầu của bài tập rất quan trọng, mục tiêu của bài tập là cơ sở để lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp Một bài tập có thể... cách chơi, đồ dùng hỗ trợ…), nội dung thực hiện trò chơi phải đảm bảo nội dung bài tập của Sách giáo khoa hoặc bổ sung thêm nội dung tùy vào việc xác định mục tiêu bài tập, của tiết học Đồng thời thông qua đó rèn những kĩ năng cần thiết cho học sinh Một nội dung của bài học có thể tổ tổ chức các trò chơi khác nhau Ví dụ : Bài tập trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 trang 59 yêu cầu xếp các từ sau thành hai... học Tiếng Việt hấp dẫn, thu hút học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn sáng tạo trong việc sử dụng những trò chơi học tập cũ đồng thời tìm tòi, nghiên cứu để sáng tạo những trò chơi học tập mới Tranh quyền lật thẻ ( Tiết học lớp5A) a Một số lưu ý: - Giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục tiêu của bài học, của bài tập vì nó quyết định việc chọn trò chơi, cách chơi cho phù hợp - Giáo viên cần... với giáo viên khi dạy học các môn Tiếng Việt cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không còn nặng nề khi truyền thụ kiến thức cho học sinh Vì kiến thức được các em tiếp thu một cách chủ động tích cực thông qua trò chơi Kĩ năng sử dụng trò chơi của giáo viên linh hoạt hơn, thành thạo hơn Giáo viên có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp nhất, Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường... bảo rèn đúng kĩ năng cho học sinh theo mục tiêu bài tập Từ đó khả năng sáng tạo được nâng lên một bước, Từ trò chơi đã có, giáo viên sáng tạo thêm và làm sâu sắc các trò chơi, giúp cho cho giáo viên thiết kế được nhiều trò chơi học tập một cách nhanh nhạy hơn - Khi dạy học các phân môn Tiếng Việt với một số trò chơi, tôi đã tiếp nhận được rất nhiều ý kiến thắc mắc từ phía cha mẹ học sinh vì thấy trong... thích thú hơn khi đến trường và đặc biệt là các em thích học môn Tiếng Việt hơn Ở lớp, khi các em chơi và ghi nhớ, sau đó các em về nhà hoàn thành bài tập ở trong vở bài tập Như vậy ở lớp các em tham gia tập thể, về nhà tự củng cố lại Các em sẽ ngày càng nắm vững kiến thức hơn Đối việc đánh giá học sinh: Học sinh chơi theo nhóm sẽ có nhiều lợi ích như tôi đã trình bày ở trên Nếu có nhiều nhóm chơi, đầu... mái, dễ chịu Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập Bên cạnh đó hình thành đức tính trung thực, có kỉ luật, tính độc lập, tự chủ, có ý thức cao - Khi dạy học các phân môn Tiếng Việt có sử dụng các trò chơi học tập ở lớp 5, không khí trong những giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh rất tích cực, các em chuyển từ thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình... định trước việc sử dụng những phương tiện nào để nâng cao hiệu quả của trò chơi Có thể gồm : - Phương tiện theo nội dung trò chơi :Trang phục, thẻ từ, bảng phụ - Mục tiêu của trò chơi học tập là cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng do đó: Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 13 Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi Sau mỗi trò chơi, giáo viên cần gợi ý để học sinh rút ra các... - Rèn luyện xác định nhanh các từ ghép Chuẩn bị: - Các bộ thẻ từ: Yêu, kính, thương, mến,quý (Số bộ gấp đôi số nhóm dự kiến chia) - Các tờ giấy trắng (bằng số bộ thẻ từ) yêu kính thương mến thương yêu kính thương kính thương mến quý quý mến quý kính Tiến hành: - Chia nhóm theo dự kiến - Học sinh chọn nhanh các thẻ, ghép lại để thành 14 từ ghép khác nhau - Nhóm nào hoàn thành nhanh, đúng thì nhóm đó... nhóm 4- 5 học sinh - Phát cho mỗi nhóm 1 bảng, trên bảng ở đầu ô ghi chữ cái theo từng bài; ví dụ chữ B - Yêu cầu các nhóm tìm chữ cái thích hợp điền vào ô trống ở từng hàng để được những từ có nghĩa Nhóm nào hoàn thành trước sẽ thắng cuộc Trò chơi “Cùng về đích” Sử dụng trò chơi “ Cùng về đích” vào phân môn Tập làm văn bài : “Luyện tập tả người” Mục tiêu: - Giúp học sinh phát triển vốn từ ngữ miêu tả . kiến thức đồng thời, Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 2 Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi phát triển vốn kinh nghiệm. - Xác định rõ mục tiêu của bài tập để chọn trò chơi phù hợp. Việc xác định yêu cầu của bài tập rất quan trọng, mục tiêu của bài tập là cơ sở để lựa chọn

Ngày đăng: 03/12/2013, 03:11

Hình ảnh liên quan

nhất thì ghi kết quả vào giấy. Ghi xong, dán tờ giấy của nhóm lên bảng lớp. Giáo viên sẽ tính điểm các nhóm theo hai  tiêu chí : chính xác và nhanh. - Bài soạn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TỈNH

nh.

ất thì ghi kết quả vào giấy. Ghi xong, dán tờ giấy của nhóm lên bảng lớp. Giáo viên sẽ tính điểm các nhóm theo hai tiêu chí : chính xác và nhanh Xem tại trang 13 của tài liệu.
- Chia bảng thành 3 cột để đính 3 từ loại:danh từ, động từ, tính từ. - Bài soạn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TỈNH

hia.

bảng thành 3 cột để đính 3 từ loại:danh từ, động từ, tính từ Xem tại trang 20 của tài liệu.
- Phát cho mỗi nhóm 1 bảng, trên bảng ở đầ uô ghi chữ cái theo từng bài; ví dụ chữ B - Bài soạn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TỈNH

h.

át cho mỗi nhóm 1 bảng, trên bảng ở đầ uô ghi chữ cái theo từng bài; ví dụ chữ B Xem tại trang 21 của tài liệu.
- Chuẩn bị bảng trò chơi Cùng về đích hình rắn kích thước, các bộ thẻ hình, xúc xắc, các vòng nhựa tròn đủ cho số nhóm đã phân. - Bài soạn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TỈNH

hu.

ẩn bị bảng trò chơi Cùng về đích hình rắn kích thước, các bộ thẻ hình, xúc xắc, các vòng nhựa tròn đủ cho số nhóm đã phân Xem tại trang 22 của tài liệu.
- Bảng phụ có kẻ sẵn ô số như sau: - Bài soạn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TỈNH

Bảng ph.

ụ có kẻ sẵn ô số như sau: Xem tại trang 24 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan