Tài liệu SKKN văn

41 296 0
Tài liệu SKKN văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Trần Thị Hồ Ly A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học là chú trọng hình thành các năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác ; dạy học sinh cách tìm ra chân lý. Vì thế, trong nhà trường ngoài chương trình học chính khoá cần có những hình thức khác nhau để hỗ trợ thêm cho hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Một trong những hình thức hỗ trợ học tập thiết thực bổ ích, lí thú đó là hoạt động ngoại khoá - Học mà vui – vui mà học . Hoạt động này tạo ra một sân chơi có tác dụng nhiều mặt : Củng cố, bổ sung thêm những kiến thức đ• học ở trên lớp ,giúp các em có cơ hội liên hệ các kiến thức đ• học với thực tế cuộc sống . Học sinh được làm quen và luyện tập các kỹ năng cơ bản cần thiết : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể một cách chủ động và có trách nhiệm, kỹ năng thích ứng nhạy bén trước những tình huống khác nhau trong cuộc sống . Có thái độ đúng đắn, tích cực, phấn khởi khi được góp sức lực và khả năng của mình vào hoạt động nhóm, tập thể… Có thể nói ngoại khoá về văn học là một hình thức tiếp cận “mở”, dễ đan cài sân khấu hoá làm cho tác phẩm văn chương trở nên gần gũi với đời sống. Với chương trình học chính khoá đã có đầy đủ các tài liệu để thực hiện còn ở chương trình ngoại khoá chưa hội đủ các điều kiện khách quan, chủ quan tổ chức thực hiện để đạt được hiêụ quả theo yêu cầu đặt ra . II. Cơ sở thực tiễn . Tuy không được qui định trong phân phối chương trình, nhưng đây là một hoạt động bắt buộc vô cùng quan trọng . Trong điều lệ trường THCS có viết “ Nhà trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà trường thực hiện các hoạt động GDNGLL . Hoạt động GDNGLL bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông…nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu ; các hoạt động vui chơi ;tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá … ” Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, nhà trường đã chú trọng đưa vào kế hoạch chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Song vì không có một kịch bản định sẵn nên gặp không ít những khó khăn vướng mắc, giáo viên còn ngại thực hiện vì hoạt động này liên quan đến nhiều tổ chức lại phải có một quá trình dày công chuẩn bị .Vì thế, hoạt động này chưa phát huy được hiệu quả tích cực đúng với ý nghĩa của nó . Đặc biệt với môn Ngữ văn trong xu thế hiện nay học sinh phần lớn được định hướng theo các môn khoa học tự nhiên dẫn đến các em không mặn mà, yêu Sáng kiến kinh nghiệm Trần Thị Hồ Ly thích cũng chẳng muốn bén duyên với văn chương . Vì thế, các em học còn đối phó, lại sẵn có nhiều phao cứu trợ nào là sách học tốt, bài văn mẫu , sách nâng cao… Sự thiếu hứng thú học tập, ỷ vào các tài liệu có sẵn đ• làm cho các em thiếu khả năng sáng tạo, bị bào mòn khô héo dần trong cảm xúc , thờ ơ vô cảm trước những biến cố cuộc đời . Là một giáo viên bản thân tôi cũng trải qua những thực tiễn nêu trên ngại tìm tòi,sáng tạo ; thiếu sự kiên trì nhẫn nại, chưa mạnh dạn tự tin để tổ chức một buổi ngoại khoá, nhất là tổ chức ngoại khoá về một tác phẩm văn chương. Có thể nói dây vẫn còn là một khối tươi nguyên trong trường học. Nay qua nhiều năm dạy Ngữ văn lớp 9, được sự chỉ đạo BGH nhà trường, tổ chuyên môn kết hợp với các đồng nghiệp tôi đ• trình bày ý tưởng , thực hiện và đ• thu được nhiều kết quả . Vì thế tôi viết ra tài liệu này với mong muốn cùng tháo gỡ những vướng mắc tồn tại nói trên đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dạy, người học khi tổ chức một hoạt động ngoại khoá trong nhà trường . Dựa trên cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn với khuôn khổ bài viết này tôi xin được trình bày cụ thể Một hoạt động ngoại khoá về truyện Kiều ( chương trình Ngữ văn 9 ) B. nội dungtrình bày I, Nhận thức chung. Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện thơ Nôm Trung đại, trong chương trình ngữ văn lớp 9 được dành học 6 tiết : 1tiết giới thiệu tác giả, tác phẩm ; 5 tiết đọc- hiểu các đoạn trích: - Chị em Thuý Kiều tiết 27 -g?m 24 câu từ câu 15 đến câu 38 . - Cảnh ngày xuân tiết 28 –gồm 18 câu từ câu 39 đến câu 56 . - M• Giám Sinh mua Kiều tiết 36,37 gồm 26 câu từ câu 623 đến câu 648. - Kiều ở lầu Ngưng Bích gồm 22 câu từ câu 1033 đến câu 1054. Với một tác phẩm mà suốt trong nhiều thập kỷ qua được đông đảo các tầng lớp công chúng Việt Nam tiếp nhận như một thành công vẻ vang nhất, một áng văn chương tiêu biểu nhất của thi ca Tiếng Việt. Truyện Kiều, nơi hội tụ ánh sáng văn chương chân chính của mọi thời đại - đó là áng sáng của một chủ nghĩa nhân văn lặn sâu vào mọi kiếp người : là tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp con người, tình yêu tự do, khát vọng công lý; là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo bất lương chà đạp lên nhân phẩm con người; là tiếng lòng xót thương vô hạn trước những bất hạnh khổ đau mà con người phải gánh chịu. Truyện Kiều là kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại; ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ; nghệ thuật tự sự đ• có bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật Sáng kiến kinh nghiệm Trần Thị Hồ Ly miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách nhân vật, miêu tả tâm lý. Tác phẩm đ• đi vào đời sống tinh thần của hành triệu người dân Việt Nam và cả người nước ngoài, góp phần tôn vinh bản sắc văn hoá Việt trên trường Quốc tế. Trong chương trình mới trích học tổng số 90 câu/3254 câu thơ lục bát, thật là con số còn quá bé nhỏ. Thiết nghĩ, với lượng thời gian và số câu trích học như trên chưa thể giải quyết được những yêu cầu mà mỗi tiết học đặt ra, chưa tạo được những cơ hội để giúp các em hiểu, thẩm thấu hết những giá trị nhân văn vốn có của áng văn chương bất hủ này. II, Hình thức tổ chức ngoại khóa. Có thể tổ chức hoạt động ngoại khóa bằng các hình thức sau: - Diễn thuyết (phân công giáo viên, học sinh chuẩn bị các nội dung rồi cử người lên trình bày). - Hái hoa dân chủ. - Trao đổi thảo luận từng vấn đề theo yêu cầu của người chủ trì. - Tổ chức hội thi. Nhưng trong tất cả các hình thức trên, có thể nói hình thức tồ chức hội thi giữa các lớp mang kết quả cao nhất bởi : - Tạo ra một sân chơi có kịch tính, kích thích tinh thần thi đua, cạnh tranh lành mạnh trong học sinh. - Số lượng người tham gia đông đảo tạo được không khí để các em mạnh dạn, tự tin trước tập thể. - Giáo dục ý thức tham gia hoạt động cộng đồng cho học sinh. Từ yêu cầu đặt ra đó trong bài viết này tôi trình bày cụ thể Một hình thức tổ chức hội thi tìm hiểu về truyện Kiều ( dành cho ngoại khoá Ngữ văn 9) và giới thiệu một số bài viết sử dụng trong hội thi Phần I : Một hình thức tổ chức hội thi tìm hiểu về truyện Kiều của Nguyễn Du A,Mục tiêu cần đạt - Học sinh tìm hiểu về truyện Kiều. - Biết phân tích, bình luận một số câu thơ đặc sắc, độc đáo mà mình yêu thích. - Trình bày được những hiểu biết của mình trước tập thể. - Khơi gợi những những tình cảm nhân văn trong sáng, lòng tự hào, yêu mến những di sản văn hoá của quê hương, đất nước. B, Chuẩn bị của thầy và trò I. Chuẩn bị của thầy 1. Lên kế hoạch cho học sinh tham gia cuộc thi. 3 đội/3 lớp 9, mỗi đội gồm 5 em Các phần thi : - Phần I : chào hỏi (tự giới thiệu về đội). Sáng kiến kinh nghiệm Trần Thị Hồ Ly - Phần II : hiểu biết về truyện Kiều theo các mảng nội dung + Thế giới nhân vật trong truyện Kiều. + Thiên nhiên trong truyện Kiều. + Ngôn ngữ trong truyện Kiều. - Phần III : năng khiếu : dựng kịch, ngâm Kiều, lẩy Kiều, đọc kiều - Phần IV : hùng biện cho các đội thi biết trước nội dung hùng biện một ngày (công bố trước thể lệ cuộc thi cho từng phần) 2. Chuẩn bị nội dung (giáo viên nhóm Ngữ văn 9 ra câu hỏi theo các mảng nội dung trên). 3. Phân công người dẫn chương trình. 4. Thời gian 90 phút 5. Chuẩn bị loa máy, phần thưởng, sân chơi đủ cho 140->150 người II, Chuẩn bị của trò 1. Thành lập đội thi, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia hội thi + Tập màn chào hỏi + Trình bày hiểu biết + Tập phần năng khiếu + Viết bài, tập cách trình bày phần hùng biện trong khoảng thời gian 3->5 phút 2. Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, các cổ động viên… 3. Tất cả các học sinh khối 9 phải tham gia, đọc tìm hiểu trước về truyện Kiều (có phần thi dành cho khán giả). C,Trình tự hoạt động của buổi ngoại khoá Bước 1 : ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số, chỗ ngồi - Kiêm tra sự chuẩn bị của các học sinh (các cổ động viên, các đội thi có vở để ghi chép) - Ngâm 1 đoạn trong truyện Kiều (giáo viên hoặc học sinh). Bước 2 : Người dẫn chương trình (DCT) nêu mục đích, ý nghĩa của buổi ngoại khoá, giới thiệu đại biểu, các phần thi, ban giám khảo. DCT : Nói tới văn học cổ điển Việt Nam, trước hết ta phải nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác truyện Kiều của ông, tên tuổi của ông không chỉ góp phần làm rạng danhvùng non nước Hồng Lam mà còn góp phần tôn vinh bản sắc văn hoá Việt trên trường quốc tế. Truyện Kiều là tác phẩm thể hiện xúc động nhất và cũng thành công nhất “ nỗi đau nhân tình ”, được viết bằng cả tâm huyết “ như có máu chảy đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy ”.Cũng vì Sáng kiến kinh nghiệm Trần Thị Hồ Ly lẽ đó, truyện Kiều đ• đi vào đời sống tinh thần của hàng triệu người dân Việt Nam và người nước ngoài. Hôm naycuộc sống đ• đổi thay nhưng truyện Kiều vẫn giữ nguyên vẻ thanh tâm của nó . Say mê học tập, nghiên cứu truyện Kiều tức mỗi chúng ta đang bảo tồn một di sản văn hoá của dân tộc, cùng tôn vinh, ngưỡng vọng một cái đẹp vĩnh hằng . Để giúp các em hiẻu – cảm sâu sắc hơn về tác phẩm văn học quí giá này,hôm nay chúng ta tổ chức hoạt động buổi ngoại khoá học mà vui, vui mà học Về dự với chúng ta, tôi xin trân trọng giới thiệu và nhiệt liệt chào đón các vị đại biểu : 1. …………………… 2. …………………… Vâng! Xin cảm ơn các bạn, hoạt động ngoại khoá của chúng ta hôm nay được tổ chức bằng môt hình thức hấp dẫn, lý thú đó chính là cuộc so tài giữa3 đội thi đến từ các lớp 9A, 9B, 9C. Mỗi đội thi gồm 5 bạn cùng nhau vượt qua 4 phần thi, đó là : - Phần chào hỏi - Phần kiến thức hiểu biết về truyện Kiều - Phần thể hiện năng khiếu - Phần hùng biện Để đánh giá kết quả mỗi phần thi ,xin giới thiệu các vị giám khảo đáng kính 1. …………………… 2. …………………… Bước 3 : Tiến hành các phần thi Phần thứ nhất : Chào hỏi DCT : Các đội tự giới thiệu về thành viên trong đội của mình (khuyến khích các đội biết sáng tạo từ những câu thơ trong truyện Kiều) Thời gian : mỗi đội 2 phút Điểm : 10 điểm Còn bây giờ xin mời phần ra mắt của các đội thi -Các đội thi trình bày, DCT có lời động viên, khích lệ, bình luận khi sau khi mỗi đội thể hiện xong phần thi. - BGK công bố kết quả. Phần thứ hai : Kiến thức hiểu biết về truyện Kiều DCT nêu thể lệ : tìm hiểu 3 mảng kiến thức tương ứng với số thăm 1,2,3. Mảng 1 : Thế giới nhân vật trong truyện Kiều. Mảng 2 : Nhân vật trong truyện Kiều. Mảng 3 : Thiên nhiên trong truyện Kiều. Sáng kiến kinh nghiệm Trần Thị Hồ Ly Mỗi mảng kiến thức có 5 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trả lời đúng được 10 điểm, tổng số điểm cả phần 50 điểm (chỉ chấm điểm những câu trả lời đúng hoàn toàn), thời gian suy nghĩ mỗi câu là 10 giây - Các đội sẽ lên bốc thăm, trả lời Lưu ý : phần thi này DCT phải linh hoạt xử lý các tình huống tuỳ theo tình hình thực tế trả lời của các đội thi ở bài viết này tôi chỉ nêu các câu hỏi, đáp án và gợi ý một vài lời dẫn cần thiết cho người DCT -Tuỳ theo nhận thức của học sinh chúng ta có thể thay đổi mức độ câu hỏi trong từng mảng kiến thức A, Thế giới nhân vật truyện Kiều Câu hỏi 1 “Một người vừa trạc thanh xuân Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng” Hai câu thơ trên miêu tả ngoại hình của nhân vật nào? Đáp án : Hai câu thơ trên miêu tả ngoại hình nhân vật Sở Khanh với vẻ bề ngoài khá dễ ưa, thích chưng diện, lời nói kiểu cách văn hoa đ• làm cho nhiều người bị nhầm. Nhưng ngoài cái vỏ hào hoa ấy thì Sở Khanh trở nên : “Bạc tình nổi tiếng Lầu xanh Một tay chôn biết mấy cành phù dung” Câu hỏi 2 Khi bàn về nhân vật trong truyện Kiều, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đ• nhận xét : Nguyễn Du đ• đưa lên sân khấu một nhân vật tàn ác và nhơ bẩn nhất trong truyện Kiều. Theo bạn đó là nhận định về nhân vật nào? Đáp án : Nhân vật M• Giám Sinh. Câu hỏi 3 Khi bàn về vai trò ý nghĩa của các nhân vật trong truyện Kiều, có ý kiến cho rằng : Nếu như …… là hiện thân của cuộc sống thì …… là ước mơ của cuộc sống. Theo bạn đó là những nhân vật nào nhân vật nào? Đáp án : Thuý Kiều-Từ Hải. DCT : Vâng ,đây là hai nhân vật thể hiện lý tưởng thẩm mĩ của nhà thơ Nguyễn Du, thể hiện hai mặt cuộc sống: Thuý Kiều là hiện thân của vẻ đẹp nhan sắc tài năng nhưng cuộc đời đau khổ bất hạnh ; Từ Hải là ước mơ về công bằng,tự do, nhân ái , chính nghĩa …. Câu hỏi 4 Trong câu thơ : “ Sâm thương chẳng vẹn chữ Tòng Sáng kiến kinh nghiệm Trần Thị Hồ Ly Tại ai há dám phụ lòng cố nhân” Theo bạn từ cố nhân dùng để chỉ nhân vật nào? Đáp án : Thúc Sinh Câu hỏi 5 Nhà thơ Tố Hữu cho rằng : câu thơ “trông lên mặt sắt đen sì” khi Nguyễn Du tả tên ……. là một câu thơ hay nhất, thật không có những chữ nào miêu tả bọn thống trị một cách ngắn gọn mà sắc sảo đến thế. Theo bạn đó là câu thơ miêu tả tên nào? DCT : Khi miêu tả Hồ Tôn Hiến, Nguyễn Du có viết : Nghe càng đắm, ngắm càng say Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình…… Còn khi miêu tả tên quan xử kiện, Nguyễn Du viết : Trông lên mắt sắt đen sì Lập nghiêm trước h•y ra uy nặng lời G• kia dại nét chơi bời Mà con người thế là người đong đưa Đáp án : Tên quan xử kiện (xử kiện Thúc Sinh-Thuý Kiều) B, Thiên nhiên trong truyện Kiều Câu hỏi 1 Bút pháp nghệ thuật đặc sắc và cũng đặc trưng nhất của văn học trung đại được Nguyễn Du vận dụng tài hoa khi tả cảnh thiên nhiên. Theo bạn, đó là bút pháp nghệ thuật gì? Đáp án : Bút pháp nghệ thuật : Tả cảnh ngụ tình. Cảnh nào nảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ Câu hỏi 2 “Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng” Hai câu thơ trên gợi tả mùa nào của cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam? Đáp án : Mùa thu. DCT : Nước non xanhphủ một màu vàng tươi bức tranh mùa thu vừa lộng lẫy, kiêu sa lại vừa gần gũi quen thuộc. Bởi đó là sắc màu thân thuộc của bâu trời, ngọn núi, dòng sông đất Việt. Câu hỏi 3 Trong câu thơ : “Ngày xuân con én đưa thoi” có sử dụng biện pháp tu từ gì? Đáp án : ẩn dụ Hình ảnh con én đưa thoi -> chỉ thời gian mùa xuân trôi mau. Sáng kiến kinh nghiệm Trần Thị Hồ Ly Câu hỏi 4 Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích tâm trạng buồn cô đơn, trống vắng, ngổn ngang … của Kiều được diễn tả qua những câu thơ tả cảnh thiên nhiên đặc sắc nào? Đọc những câu thơ đó? Đáp án : Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Câu hỏi 5 Trong truyện Kiều, rất nhiều lần nhà thơ miêu tả hình ảnh cỏ với nhiều màu sắc khác nhau như : Cỏ non xanh rợn chân trời Hay Một vùng cỏ mọc xanh rì Vậy trong câu thơ Một vùng cỏ áy bóng tà Gió hiu hiu thổi một vài ngọn lau Theo bạn từ cỏ áy có nghĩa là gì? Đáp án : Cỏ áy là cỏ vàng úa Tiếng áy là tiếng địa phương Thái Bình (quê vợ Nguyễn Du) áy là úa vàng C, Ngôn ngữ trong truyện Kiều Câu hỏi 1 Vẻ đẹp nhan sắc của Thuý Kiều được gợi tả rõ nhất qua những câu thơ nào? Đáp án : Làn thu thuỷ nát xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh -> Ngôn ngữ trang trọng, giàu sức biểu cảm qua bút pháp ước lệ đặc sắc . Câu hỏi 2 Trong câu thơ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Chữ đồng ở đây có nghĩa là gì? Đáp án : Đồng có nghĩa là cùng DCT gợi hỏi : Bạn có biết hai câu thơ này miêu tả tâm trạng của ai? Vào lúc nào? - Miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích, nàng nhớ cảnh hai người cùng uống rượu, nguyện thề dưới ánh trăng : Vầng trăng tròn vặc giữa trời Đinh ninh hai mộng một lời song song Sáng kiến kinh nghiệm Trần Thị Hồ Ly - Ngoài ra trong truyện Kiều còn có câu : Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương. Câu hỏi 3 Khi bàn về tài năng của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ miêu tả nhân vật, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đ• có nhận xét : “Khi miêu tả nhân vật, chỉ bằng một từ mà nhà thơ đ• tóm được thần thái của nhân vật : tả Tú Bà-gái làng chơi hết thì bằng một màu da……, sự lén lút của Sở Khanh bằng một chữ……, sự vô học của M• Giám Sinh bằng một nh•n tự……” Theo bạn, đó là những từ nào mà Nguyễn Du đ• dùng để tả? Đáp án : - nhờn nhợt - lẻn - tót DCT : Từ có tính tả thực -> Lột tả được tính cách bản chất nhân vật ->Thể hiện thái độ của Nguyễn Du : khinh bỉ, căm ghét… - Thoắt trông nhờn nhợt màu da Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao - Dẫy song đ• thấy Sở Khanh lẻn vào - Ghế trên ngồi tót sỗ sàng … Câu hỏi 4 Cũng giống như tất cả các tác phẩm văn học đương thời, ngôn ngữ truyện Kiều có hai thành phần, theo bạn đó là hai thành phần ngôn ngữ nào? Đáp án : Ngôn ngữ bác học – Ngôn ngữ bình dân (Thành phần Hán Việt – Thành phần thuần Việt) Câu hỏi 5 Trong tác phẩm truyện Kiều có nhiều câu được nhà thơ Nguyễn Du vận dụng từ những câu ca dao quen thuộc - tạo nên một thứ ngôn ngữ đậm đà bản sắc dân tộc. Theo em trong câu thơ Có tài mà cậy chi tài Chữ tài đi với chữ tai một vần được Nguyễn Du vận dụng từ câu ca dao nào? Đáp án : Một vừa hai phải ai ơi Tài tình chi lắm cho trời đất ghen Phần thứ ba : Thi năng khiếu DCT nêu thể lệ : các đội thi sẽ thể hiện tài năng của mình. Đây cũng là cơ hội để các em thể hiện sự hiểu-cảm-học hỏi về truyện Kiều. Sáng kiến kinh nghiệm Trần Thị Hồ Ly - Thời gian : 7->10 phút - Điểm phần thi : 20 điểm Các đội thể hiện. Lưu ý : Phần thi không bắt buộc phả thể hiện năng khiếu gì, chỉ gợi ý các hình thức thể hiện. ở cuộc thi này các đội thi đ• thể hiện tài năng như sau : 9A : ngâm Kiều 9B : dựng đoạn kịch dựa trên đoạn trích M• Giám Sinh mua Kiều 9C : dựng đoạn kịch dựa trên đoạn trích Kiều báo ân báo oán - BGK công bố kết quả. • Đan xen phần thi giành cho khán giả Chuẩn bị câu hỏi, phần thưởng Một số câu hỏi : Câu 1: Bạn h•y cho biết truyện Kiều lúc đầu có tên gọi là gì? Đáp án : Đoạn trường tân thanh Câu 2: Bạn h•y cho biết đoạn trích Chị em Thuý Kiều nằm ở phần nào trong truyện Kiều? Gồm bao nhiêu câu? Từ câu nào đến câu nào? Đáp án : ở phần đầu truyện : gặp gỡ và đính ước, gồm 24 câu, từ câu 15 đến câu 38 Câu 3: Bạn h•y cho biết lần đầu tiên gặp chị em Thuý Kiều, Kim Trọng mặc áo màu gì? Đáp án : Màu xanh da trời Tuyết in sắc ngựa câu giòn Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời Phần thứ tư : Thi hùng biện DCT : Ai sẽ là nhà hùng biện tài ba , đội thi nào sẽ dành được kết quả cao nhất chúng ta cùng chúc các đội thi tự tin trong phần thi cuối cùng : phần hùng biện . Nội dung phần hùng biện của các đội là : Trong phần cuối truyện Kiều Nguyễn Du viết : “ Thương thay cũng một kiếp người Hại thay mang lấy sắc tài làm chi . Những là oan khổ lưu ly Chờ cho hết kiếp còn gì là thân.” Bạn có suy nghĩ gì về lời khái quát trên của Nguyễn Du ? - Thời gian : 3 phút . - Điểm : 20 điểm yêu cầu trình bày của mỗi đội phải nói hay, rõ ràng, hàm súc, tư thế và ngữ điệu phù hợp. [...]... Ngữ văn làm cố vấn cho các đội chơi 5 Phần thi hùng biện cần cho các đội chơi biết trước nội dung hùng biện 12 ngày, các đội chơi cử người viết bài , tập nói trước tập thể 6 Nội dung cuộc thi này có thể áp dụng lâu dài cho học sinh khối 9 trong nhiều năm hoặc với các tác p hẩm văn học, cụm văn bản C những kiến nghị đề xuất * Đối với giáo viên Cần hướng dẫn học sinh thường tự học qua các tài liệu. .. phân công GV phụ trách , mua thêm tài liệu bổ sung vào thư viện trường * Về phía chuyên môn Phòng GD Cần tăng cường kiểm tra, đánh giá, tuyên truyền những mô hình hoạt động ngoại khoá có hiệu quả;về tham dự hoạt động này ở các trường học để có sự chỉ đạo đồng bộ trong toàn huyện d : Kết luận chung Có nhiều cách để tiếp cận tác phẩm văn chương như : qua các tài liệu tham khảo từ các công trình nghiên... Đặc biệt với môn Ngữ văn trong xu thế hiện nay học sinh phần lớn được định hướng theo các môn khoa học tự nhiên dẫn đến các em không mặn mà, yêu thích cũng chẳng muốn bén duyên với văn chương Vì thế, các em học Sáng kiến kinh nghiệm Trần Thị Hồ Ly còn đối phó, lại sẵn có nhiều phao cứu trợ nào là sách học tốt, bài văn mẫu , sách nâng cao… Sự thiếu hứng thú học tập, ỷ vào các tài liệu có sẵn đ• làm cho... tích cực, phấn khởi khi được góp sức lực và khả năng của mình vào hoạt động nhóm, tập thể… Có thể nói ngoại khoá về văn học là một hình thức tiếp cận “mở”, dễ đan cài sân khấu hoá làm cho tác phẩm văn chương trở nên gần gũi với đời sống Với chương trình học chính khoá đ• có đầy đủ các tài liệu để thực hiện còn ở chương trình ngoại khoá chưa hội đủ các điều kiện khách quan, chủ quan tổ chức thực hiện để... với cô Kiều mà Mộng Liên Đươờng đ• nhận xét : “Lời văn tả ra nhươ có máu chảy đầu ngọn bút, nươớc mắt thấm trên trang giấy” Tổng kết tác giả Nguyễn Du nói lên quan điểm của mình : “Hại thay mang lấy sắc tài làm chi Sáng kiến kinh nghiệm Trần Thị Hồ Ly Những là oan khổ lơưu li” Thuý Kiều đơược trời đất ban cho cái sắc, cái tài và chính cái sắc, cái tài ấy đ• khiến nàng phải chịu cuộc đời oan khổ, phải... con gái tài sắc vẹn toàn nhơng phải chịu cuộc đời đau khổ Thúy Kiều, nàng là nươớc là non, là năm tháng sâu thẳm rộng dài của không gian, thời gian, chẳng dễ gì đo đếm Cái sắc ấy lại có thêm cái tài cái tình Những Sáng kiến kinh nghiệm Trần Thị Hồ Ly tơưởng cô Kiều với vẻ đẹp đạt đến đỉnh cao của sự hoàn hảo sẽ sống trong cuộc đời êm ấm thế nhương ông ta thơường bảo: “Một vừa hai phải ai ơi Tài tình... đây tươi tắn như mai Còn Thu Trang đó cười hoài rất xinh Quỳnh, Trang trong lớp chúng mình Văn tài, Toán giỏi cái tình dễ ưa Đình Đức đây cũng không vừa Sáng kiến kinh nghiệm Nhìn vào đ• biết Đức thừa hào hoa Chính lòng tôi cũng xuýt xoa Môn nào cũng giỏi thật là tuyệt ghê Thái Hồng đây chẳng dám chê Hoá hay văn giỏi làm mê lòng người Miệng Hồng lại rất hay cười Khiến lòng ai đó điểm 10 nở hoa Cuối... Nguyễn Du- một đại thi hào của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới ông là ngơười có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam qua kiệt tác “Truyện Kiều” Tác phẩm ấy đ• để lại trong lòng độc giả những ấn tươợng khó phai về nhân vật “Thúy Kiều” Tổng kết cuộc đời Thúy Kiều tác giả đ• viết: “Thươơng thay cũng một kiếp ngơời Hại thay mang lấy sắc tài làm chi Những là oan khổ lươu li Chờ cho... trong nhiều thập kỷ qua được đông đảo các tầng lớp công chúng Việt Nam tiếp nhận như một thành công vẻ vang nhất, một áng văn chương tiêu biểu nhất của thi ca Tiếng Việt Truyện Kiều, nơi hội tụ ánh sáng văn chương chân chính của mọi thời đại - đó là áng sáng của một chủ nghĩa nhân văn lặn sâu vào mọi kiếp người : là tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp con người, tình yêu tự do, khát vọng công lý; là tiếng nói lên... sắc văn hoá Việt trên trường Quốc tế Trong chương trình mới trích học tổng số 90 câu/3254 câu thơ lục bát, thật là con số còn quá bé nhỏ Thiết nghĩ, với lượng thời gian và số câu trích học như trên chưa thể giải quyết được những yêu cầu mà mỗi tiết học đặt ra, chưa tạo được Sáng kiến kinh nghiệm Trần Thị Hồ Ly những cơ hội để giúp các em hiểu, thẩm thấu hết những giá trị nhân văn vốn có của áng văn . trong câu thơ Có tài mà cậy chi tài Chữ tài đi với chữ tai một vần được Nguyễn Du vận dụng từ câu ca dao nào? Đáp án : Một vừa hai phải ai ơi Tài tình chi. các tác p hẩm văn học, cụm văn bản . C. những kiến nghị đề xuất . * Đối với giáo viên . Cần hướng dẫn học sinh thường tự học qua các tài liệu , giới thiệu

Ngày đăng: 03/12/2013, 02:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan