TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN THI KINH TẾ VĨ MÔ

8 3K 13
TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN THI KINH TẾ VĨ MÔ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh tế vĩ mô

TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN THI KINH TẾ 1. Với tư cách là người cho vay bạn sẽ thích trường hợp nào sau đây hơn? A. Lãi suất danh nghĩa là 5% và tỷ lệ lạm phát 1% B. Lãi suất danh nghĩa là 15% và tỷ lệ lạm phát là 14%. C. Lãi suất danh nghĩa là 20% và tỷ lệ lạm phát là 25%. D. Lãi suất danh nghĩa là 12% và tỷ lệ lạm phát là 9%. 2. Lãi suất thực tế là gì? Lãi suất thực tế khác gì lãi suất danh nghĩa không? 3. Hiệu ứng Fisher là gi? Tác động của hiệu ứng? TRẢ LỜI CHUNG CHO 3 CÂU: Các nhà kinh tế gọi lãi suất mà ngân hàng trả người gửi tiền (cho vay) là lãi suất danh nghĩa và mức độ gia tăng của sức mua của bạn là lãi suất thực. Nếu: i là lãi suất danh nghĩa; r là lãi suất thực; Π là tốc độ lạm phát Ta có: r = i – Π Lãi suất thực chính là chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát. Phương trình Fisher được viết: lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực cộng với tỷ lệ lạm phát - hay i = r + π. (Đôi khi người ta cũng viết là i = r + π e – trong đó π e là lạm phát dự kiến). Đẳng thức trên cho thấy lãi suất danh nghĩa có thể thay đổi do ba nguyên nhân: (1) lãi suất thực thay đổi, (2) tỷ lệ lạm phát thay đổi, hay (3) cả hai cùng thay đổi. Theo lý thuyết định lượng, nếu cung tiền tệ tăng 1% thì lạm phát sẽ tăng 1%. Theo đẳng thức Fischer, 1% tăng lên của lạm phát sẽ tạo ra 1% tăng lên của lãi suất danh nghĩa. Mối quan hệ một - một giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa được gọi là hiệu ứng Fischer. Một cách diễn đạt khác: Hiệu ứng Fisher cho rằng, Trong dài hạn, tỷ lệ lạm phát tác động vào lãi suất danh nghĩa theo tỷ lệ 1:1. Do đó, trên thị trường vốn vay, người cho vay muốn duy trì mức lãi suất thực dương, mọi biến đổi của tỷ lệ lạm phát sẽ được chuyển vào mức lãi suất danh nghĩa. Nghĩa là: Lãi suất thực r = lãi suất danh nghĩa i - Tỷ lệ lạm phát π. Căn cứ quan hệ này để tìm câu trả lời cho câu 1: Nếu bạn muốn “nghèo nhanh nhất” thì cứ việc cho vay với lãi suất thực ÂM” (ví dụ chọn C)! (Lưu ý: Trong Kinh tế về nền kinh tế mở, người ta còn nói đến Hiệu ứng Fisher quốc tế - xác lập quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái. Chúng ta chưa đi sâu vào quan hệ này). 1 4. Theo cách tiếp cận thu nhập - chi tiêu nếu GDP thực tế nhỏ hơn tổng chi tiêu dự kiến thì: a- Mức giá sẽ giảm để khôi phục trạng thái cân bằng. b- Nhập khẩu đang quá lớn. c- GDP thực tế sẽ giảm. d- Tổng chi tiêu dự kiến sẽ tăng. Hãy suy nghĩ một chút. GDP thực (Tổng cung - AS) nhỏ hơn tổng chi tiêu (Tổng cầu - AD) thì sao nhỉ? Nghĩa là sản xuất nội địa đang không đáp ứng được Tổng cầu. Nếu không có nhập khẩu, giá sẽ tăng; nếu mở cửa tự do, nền kinh tế đang có quá nhiều nhập khẩu (NX > 0). Phương án b. 5. Giả sử rằng ban đầu, nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Tiếp đó, giả sử rằng các hộ gia đình tăng tiêu dùng. Theo hình tổng cung và tổng cầu, điều gì sẽ xảy ra với mức giá và sản lượng trong dài hạn ? a- Mức giá giảm, sản lượng không đổi so với giá trị ban đầu. b- Mức giá tăng, sản lượng không thay đổi so với giá trị ban đầu. c- Sản lượng tăng, mức giá không đổi so với giá trị ban đầu. d- Cả sản lượng và mức giá không đổi so với giá trị ban đầu. Trong ngắn hạn, nếu mọi điều khác không đổi và mức tăng C đủ lớn, sẽ có lạm phát do cầu kéo. Nhưng trong dài hạn, do sản lượng đã đạt mức tiềm năng, sản lượng thực tế không tăng được nữa, Mức giá tăng, sản lượng không thay đổi so với giá trị ban đầu. Chọn b. 6. Nếu mục tiêu của chình phủ là đảm bảo sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng thì chính phủ sẽ đưa ra chính sách tài khoá theo hướng nào? giải thích và minh hoạ bằng đồ thị AD-AS. Câu hỏi này chưa rõ điều kiện: Nền kinh tế đang ở mức thấp hơn hay đã vượt quá sản lượng tiềm năng. Có thể xảy ra: - Nếu sản lượng thực tế chưa đạt mức tiềm năng, cần sử dụng chính sách tài khoá mở rộng (kích cầu, làm tăng Tổng cầu) để đưa sản lượng tới mức tiềm năng; - Nếu sản lượng thực tế đã vượt mức tiềm năng, cần sử dụng chính sách tài khoá thắt chặt (giảm tổng cầu) để đưa sản lượng về mức tiềm năng. Hãy tự vẽ đồ thị AD-AS với đường Yp (sản lượng tiềm năng) thẳng đứng. 7. Tại sao đường tổng cung AS trong ngắn hạn: dốc lên nghiêng về bên phải? Tập Bài giảng của Trường Trường Đại học Kinh tế không trình bày nhiều về Tổng cung (trong hình AD-AS và chu kỳ kinh doanh). Tuy nhiên có nhiều sách tham khảo cho câu hỏi này. Ở lớp INE1051-4, có được giới thiệu: Trong dài hạn, đường Tổng cung AS 2 thẳng đứng (dù theo quan điểm Cổ điển hay quan điểm J.M. Keynes), nhưng trong ngắn hạn, đường AS dốc lên về phía bên phải (J.M. Keynes cho rằng chúng nằm ngang). Phương trình cơ bản về đường tổng cung: Y = Y + α (P - P e ) o Y: sản lượng o Y : Sản lượng tiềm năng o P e : mức giá kỳ vọng o P: giá thực tế o α: Tham số α đo lường phản ứng của sản lượng với chênh lệch giữa giá cả thực tế và giá cả kỳ vọng (số dương). Khi α = 0: đường tổng cung có dạng thẳng đứng; khi α rất lớn: đường tổng cung gần như nằm ngang. Thực tế, đường Tổng cung ngắn hạn dốc lên về phía bên phải. Có thể minh chứng qua tìm hiểu về 4 hình tổng cung trong ngắn hạn (Mô hình tiền lương cứng nhắc, hình nhận thức sai lầm của công nhân, hình thông tin không hoàn hảo, hình giá cả cứng nhắc - Rất tiếc là chúng ta chỉ nghiên cứu ở Chương trình cao hơn). Chẳng hạn, hình tiền lương cứng nhắc (Sticky-wage model) giải thích đường AS ngắn hạn như sau: - W cố định trong ngắn hạn do các hợp đồng lao động về tiền lương danh nghĩa. Doanh nghiệp hay các hãng quyết định mức thuê lao động: L = L D (W/P). - Giả sử ↑AD; rồi tiếp theo là ↑P. Điều gì xảy ra nếu W cố định tại W 1 ? Bất đầu từ W 1 /P 1 Và L (điểm A). Bây giờ, P↑ từ P 1 lên P 2 nhưng W cố định tại W 1 . Tiền lương thực giảm đến W 1 /P 2 do vậy các hãng thuê L 2 . Y = Y 2 = F( K , L 2 ) Như vậy, ↑P → ↓(W/P) → ↑L → ↑Y - Do đó, SRAS có dạng: 3 Đường SRAS được vẽ ứng với W cố định = W 1 Câu trả lời ngắn cho câu hỏi trên là: Có mối quan hệ giữa việc làm và sản lượng thực tế. Khi giá tăng, Tiền công danh nghĩa không đổi (cứng nhắc), Tiền công thực tế giảm  cầu lao động tăng (lao động được sử dụng tăng)  Y tăng  Đường Tổng cung ngắn hạn dốc lên. Do chưa được nghiên cứu, sinh viên K56 không cần trình bày chi tiết các lý thuyết về Tổng cung ngắn hạn. 8. Có lập luận cho rằng: "Nếu MPC của người chịu thuế thu nhập và người hưởng trợ cấp thât nghiệp là như nhau thì việc chính phủ tăng trợ cấp bằng lượng thuế thu thêm sẽ không làm thay đổi tổng cầu và sản lượng " Lập luận này đúng hay sai? Giải thích? Gợi ý: - Tiêu dùng tăng têm do trợ cấp thất nghiệp: C 1 = Tr x MPC - Tiêu dùng giảm do tăng thuế thu nhập: - C 2 = T x MPC - Tr = T và MPC là như nhau nên … tổng cầu không đổi, sản lượng không đổi. Lập luận này đúng. 9. Một nền kinh tế có nguy cơ rơi vào trạng thái nóng, chính phủ muốn tăng chi tiêu nhưng vẫn muốn ổn định sản lượng. Để đạt mục tiêu này hãy chỉ ra một phương án kết hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ? Giải thích sử dụng hình IS-LM Cần chú ý: - Nền kinh tế có nguy cơ rơi vào trạng thái nóng nghĩa là đã đạt mức sản lượng tiềm năng; - Chính phủ chỉ quan tâm đến mục tiêu sản lượng mà không quan tâm đến các mục tiêu khác (Mô hình IS-LM cho biết thông tin về hai đại lượng – sản lượng và lãi suất – cân bằng của thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ). 4 Do đó có thể: Một chính sách tài khoá mở rộng (tăng chi tiêu G) làm dịch chuyển IS ra ngoài + Một chính sách tiền tệ thắt chặt làm dịch chuyển LM vào trong khiến sản lượng không đổi nhưng lãi suất tăng: r IS 1 LM 2 LM 1 r1 r2 IS 2 0 Y 1 Y 10. Chính phủ làm gì để chống lạm phát làm tăng tỉ lệ thất nghiệp? Không có câu trả lời một câu hỏi kỳ quặc! 11. Cho các hàm: C = 100+ 0.75Yd I = 170+ 0.05Y- 80r G = 300 T = 40+0.2Y X = 150 M = 70 +0.15Y Ms = 500 Md = 650 - 100r ΔY = 40 Câ ̀ n thay đô ̉ i Ms như thê ́ na ̀ o đê ̉ Y=Yp? Trả lời: Với các dữ liệu đã cho, bài toán trên đây có thể tính được nhiều chỉ tiêu: - Lãi suất cân bằng của thị trường tiền tệ - Sản lượng cân bằng - Cán cân ngân sách - Cán cân thương mại - Mức tiêu dùng và đầu tư, tiết kiệm - Vv Nhưng chẳng có gì để tính mức thay đổi Ms để đạt Yp. Có biết Yp là bao nhiêu đâu? 5 12. Có một bạn hỏi bài này: Cho các dữ liệu về một nền kinh tế như sau: C = 100 + 0,8Y D G = 400 X = 300 I = 100 + 0,05Y T = 100 + 0,1Y M = 5 + 0,15Y a- Tìm sản lượng cân bằng? Giải theo phương pháp Y - AD b- Cán cân thương mại và cán cân ngân sách? Hàm Cán cân Ngân sách: T – G = Hàm Cán cân thương mại: NX = X - M c- Nếu xuất khẩu tăng thêm 100 thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Cán cân thương mại và cán cân ngân sách sẽ như thế nào? Gợi ý: Xuất khẩu tăng 100 tức là NX tăng 100  AD tăng 100  Giải lại theo phương pháp Y = AD để có Y mới và tiếp tục làm như b. d- Sau sự kiện trên, chính phủ trợ cấp thất nghiệp 20 tỷ USD. Tìm sản lượng cân bằng mới, biết rằng xu hướng tiêu dùng biên của những người thất nghiệp là 0,9? Gợi ý: Khi chính phủ trợ cấp thất nghiệp 20, MPC của người thất nghiệp là 0,9 thì tiêu dùng của người thất nghiệp là 20x0,9 = 18  Tiêu dùng của dân cư tăng 18,  Tổng cầu tăng 18. Do đó có thể giải tiếp theo Y(mới) = AD (mới). e- Do lãi suất tăng lên, ở mỗi mức sản lượng, đầu tư đều thay đổi 20 tỷ USD. Hãy tính sản lượng cân bằng, cán cân ngân sách và cán cân thương mại mới? Gợi ý: Lãi suất tăng làm giảm đầu tư I. Giả sử ý này tiếp ý d (xảy ra sau sự kiện d), đầu tư theo sản lượng không đổi, đầu tư giảm 20 do lãi suất tăng. Đưa I = 20 vào hàm đầu tư để tính toán bình thường. 13- BÀI TẬP Hãy xem xét một nền kinh tế đơn giản bao gồm hộ gia đình (H), chủ nhà máy xay bột (M) và chủ lò bánh mỳ (B). H mua bánh mỳ từ B với giá là 100 và bột mỳ từ M với giá là 10 (như là những khoản chi tiêu vào sp cuối cùng). B mua bột mỳ từ M với giá 40 để làm ra bánh mỳ. Giả sử M không sử dụng các sp trung gian nào khác. Cả B và M đều nhận dịch vụ lao động và vốn từ H; B đã thanh toán cho H các khoản bao gồm: 30 cho thuê lao động và 30 cho dịch vụ vốn. Tương tự, M đã thanh toán cho H các khoản bao gồm 40 chi phí cho thuê lao động và 10 cho thuê vốn. Hãy tính GDP của nền kinh tế theo 3 pp khác nhau. Nhận xét về kết quả tính toán được của bạn Giải: Cách 1: tính theo giá trị gia tăng Giá trị gia tăng = Giá trị bán ra – Giá trị hàng hoá mua vào (trung gian) 6 - Giá trị gia tăng của NM Bột mỳ: 10 (bán cho H) + 40 (bán cho B-Lò bánh) = 50 (NM Bột mỳ không mua vào, toàn bộ giá trị bán ra đều là VA) - Giá trị gia tăng của Lò bánh mỳ (B): 100 (bán cho H) – 40 (mua vào của M) = 60 - Cộng: GDP (theo VA) = 50 + 60 = 110 Cách 2: tính theo phương pháp chi tiêu Thep phương pháp chi tiêu phải tính giá thị trường của hàng hoá cuối cùng. H mua bánh mỳ từ B với giá là 100 và bột mỳ từ M với giá là 10 (như là những khoản chi tiêu vào sp cuối cùng). Do đó GDP theo phương pháp chi tiêu = 100 + 10 = 110 Cách 3: Tính theo thu nhập (giá yếu tố) Các khoản thu nhập đều về các hộ gia đình (H). Do đó: GDP theo thu nhập = (40 + 30) + (10 + 30) = 110 Kết quả như nhau (nền kinh tế giản đơn) 14- Bài tập: Phân biệt tác động của việc thay đổi chính sách thuế trong điều kiện hàm thuế phụ thuộc thu nhập và thuế không phụ thuộc thu nhập. Tham khảo hai bài dưới đây: Bài thứ nhất - Thuế phụ thuộc thu nhập Trong một nền kinh tế được tả bởi các hàm số sau: C= 400 + 0,75Y d I = 800 + 0,15Y-80r I g = 200 C g = 700 X = 400 U n = 5% M D = 800-100r M s = 400 T = 200 + 0,2Y M = 500 + 0,15Y Y p = 5500 1- Tính Y = 4950 2- Để Y=Y p thì áp dụng chính sách thuế như thế nào? Trong bài này, hàm thuế ròng là THUẾ PHỤ THUỘC THU NHẬP. Do vậy, không áp dụng số nhân thuế TỰ ĐỊNH để tính mức thuế cần giảm được. Cách làm dưới đây là đúng: 1- Từ các số liệu đã cho tính được Số nhân tổng cầu k = 2,5 2- Với Y = 550, tổng cầu cần thay đổi (tăng) một lượng: AD = Y : k = 550 : 2,5 = 220 (với k là số nhân tổng cầu) 3- Để AD tăng 220, thuế phải giảm để thu nhập khả dụng tăng sao cho: AD = C = Y D AD = Y D x MPC do đó Y D = 220 : 0,75 = 293 Kết luận: Thuế phải giảm 293 hay T = 293 Bài thứ hai: thuế độc lập với thu nhập: 7 Một nền kinh tế giản đơn có các số liệu: C = 500 + 0,8Y D I = 300 G = 450 T = 500 1- Tính sản lượng cân bằng: Y = 4250. 2- Số nhân chi tiêu và số nhân thuế? • Số nhân chi tiêu k = MPC − 1 1 = 5 • Số nhân thuế: k T = - MPC MPC − 1 = - 4 3- Muốn sản lượng cân bằng tăng 250 thì cần tăng chi tiêu G bao nhiêu hoặc cắt giảm thuế bao nhiêu? • Điều chỉnh chi tiêu G: G = Y/k = 250/5 = 50 • Điều chỉnh thuế: Y/k T = 250/-4 = - 62,5 (chính phủ phải giảm thuế 62,5) 8 . TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN THI KINH TẾ VĨ MÔ 1. Với tư cách là người cho vay bạn sẽ thích trường hợp. tìm câu trả lời cho câu 1: Nếu bạn muốn “nghèo nhanh nhất” thì cứ việc cho vay với lãi suất thực ÂM” (ví dụ chọn C)! (Lưu ý: Trong Kinh tế vĩ mô về nền kinh

Ngày đăng: 02/12/2013, 13:34

Hình ảnh liên quan

6. Nếu mục tiêu của chình phủ là đảm bảo sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng thì chính phủ sẽ đưa ra chính sách tài khoá theo hướng nào? giải thích và minh - TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN THI KINH TẾ VĨ MÔ

6..

Nếu mục tiêu của chình phủ là đảm bảo sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng thì chính phủ sẽ đưa ra chính sách tài khoá theo hướng nào? giải thích và minh Xem tại trang 2 của tài liệu.
Chẳng hạn, Mô hình tiền lương cứng nhắc (Sticky-wage model) giải thích đường AS - TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN THI KINH TẾ VĨ MÔ

h.

ẳng hạn, Mô hình tiền lương cứng nhắc (Sticky-wage model) giải thích đường AS Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan