Gián án Bàn Luận Về Hiện Tượng Học Sinh Nghèo Vượt Khó

2 2.8K 2
Gián án Bàn Luận Về Hiện Tượng Học Sinh Nghèo Vượt Khó

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

C« häc sinh nghÌo vît khã v¬n lªn Hàng ngày, sau giờ học ở trường, Phan Thị Huỳnh Như (lớp 7/2, Trường THCS thị trấn Bình Đại) về nhà nấu cơm. Hôm nào có cá, hai chị em Như được ăn món cá kho; nếu không, thì chỉ là quả trứng vịt luộc hoặc kho quẹt. Mùa hè, em tới xóm biển Bình Thắng để làm thuê cho các chủ vựa khô, kiếm tiền mua tập, vở đi học và phụ tiền thuốc cho người mẹ đang bị biến chứng bởi bệnh tai biến. Ở trường, em là một học sinh chăm chỉ và là một đội viên nhiệt tình với công tác Đội. Tại hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Huyện ủy Bình Đại tổ chức ngày 15-11-2010, cô bé Phan Thị Huỳnh Như vinh dự được tuyên dương và nhận giấy khen của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động. Theo hướng dẫn của anh Huỳnh Văn Thành (Hai Thành) - Bí thư Chi bộ ấp Bình Hòa, thị trấn Bình Đại, chúng tôi đến nhà của Phan Thị Huỳnh Như vào trưa 24-11-2010. Huỳnh Như đang chuẩn bị bữa cơm trưa cho hai chị em với chén dưa mắm vừa được người quen cho. Tôi hỏi: “Cha mẹ con không có nhà à?”. “Dạ không…”, Như trả lời, đôi mắt rươm rướm. Anh Thành giải thích: “Cha mẹ của Như đều ở ngoài chòi rất xa nhà, anh Quang (cha Như) nuôi vịt thả đồng, phải đi bằng xuồng khoảng hơn một giờ mới tới nơi”. Lúc còn trẻ, anh Quang đến huyện Định Quán (Đồng Nai) làm rẫy và gặp chị Bùi Thị Lan. Hai người yêu nhau, kết quả của mối tình này là cháu Huỳnh Như ra đời. Cả hai cùng cần cù lao động, xây dựng mái ấm gia đình. Nhưng bất hạnh đã đến với họ, lúc bé Như vừa được hơn hai tuổi cũng là lúc chị Lan bị bệnh tai biến. Một mình anh Quang phải gồng gánh nuôi con nhỏ và lo tiền thuốc thang trị bệnh cho vợ. Khi chị Lan qua khỏi cơn hiểm nghèo, anh đùm túm vợ con về quê tại thị trấn Bình Đại và được mẹ ruột cho một mảnh đất cất nhà (khoảng 40m2). Hàng ngày, cuộc sống của gia đình đều trông vào tiền công làm phụ hồ của anh Quang. Chị Lan, do bị biến chứng của bệnh tai biến, không thể lao động nặng được nhưng cũng cố gắng trồng rau, bán kiếm chút tiền để phụ chồng lo lấy cái ăn. Sau đó, vợ chồng họ có thêm một đứa con nữa, cuộc sống của họ càng gặp nhiều khó khăn hơn… Từ nhỏ, Phan Thị Huỳnh Như đã quen với gian khổ. Lúc mới năm, sáu tuổi cháu đã biết phụ mẹ nấu cơm, trồng rau, giữ em. Hàng ngày, cha mẹ Như đều ở ngoài chòi nuôi vịt; ở nhà, một tay Như lo việc cơm nước, giặt giũ cho đứa em gái và tranh thủ học bài. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng Huỳnh Như đều đạt danh hiệu học sinh giỏi ở các năm học. Thầy Trần Văn Nhân, giáo viên chủ nhiệm lớp 7/2, cho biết: “Như rất chịu khó học tập, hòa đồng cùng bạn bè và nhiệt tình trong sinh hoạt ngoại khóa. Lớp 7/2 có Như và một học sinh nữa thuộc diện hộ nghèo, trong đó hoàn cảnh của Như rất khó khăn”. Ở trường, ngoài việc lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, Như rất hăng hái tham gia công tác Đội cùng các phong trào do nhà trường tổ chức như: học tập theo gương Bác Hồ; tuyên truyền an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ma túy… Năm học 2009-2010, Trường THCS thị trấn Bình Đại tổ chức hội thi kể chuyện về tấm gương của Bác, Huỳnh Như đoạt giải nhất. Năm học 2010-2011, Như được giáo viên khối lớp 7 chọn thi kể chuyện về tấm gương của Bác trong những giờ sinh hoạt dưới cờ. Huỳnh Như bộc bạch: “Con được các thầy, cô giảng bài về Bác và đọc sách viết về Bác, con rất yêu quý Bác Hồ”. Ngoài việc học ở trường, phụ giúp gia đình Như còn chăm chỉ, siêng năng tự họchọc phụ đạo. Việc biết nấu cơm, làm cá là do cô bé thấy mẹ làm rồi bắt chước. “Nếu cha có gửi cá về thì con kho, không có thì luộc hột vịt, hoặc rau luộc chấm nước mắm, bữa nào học về trễ thì ăn mì gói”, Như nói. Vào những tháng hè, trong lúc các bạn cùng trang lứa có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi thì Như lặng lẽ đạp xe tới xóm biển để làm thuê. Với công việc cắt, tỉa cá (thường là cá đù), Như được chủ trả tiền công mỗi ký là 1.200 đồng. Hôm nào có nhiều cá, làm từ sáng cho đến chiều tối, Như kiếm được hơn 20 ngàn đồng, số tiền này đối với Huỳnh Như rất lớn. Anh Hai Thành chia sẻ: “Tôi đã có dịp tới chòi vịt của vợ chồng anh Quang, ở xa tít ngoài đồng, thuộc ấp Bình Chiến. Chị Lan (mẹ Như) bị bệnh nên tay run, mắt mờ. Cứ vài ba ngày, anh chị lại bơi xuồng, lội bộ về nhà thăm con”. Vợ chồng anh Quang ít học, là hộ nghèo trong nhiều năm liền. Tại địa phương, mỗi khi có các nhà hảo tâm đến giúp đỡ, cán bộ ở tổ, ấp đều dành ưu tiên cho hộ của anh Quang. Tạm biệt thị trấn Bình Đại, tôi nhớ mãi cô học trò đen nhẻm, vóc dáng khẳng khiu luôn ấp ủ uớc mơ sau này được trở thành cô giáo. Hiện tại, điều mà Phan Thị Huỳnh Như mong muốn nhất là có tiền để điều trị bệnh cho mẹ. Theo HUỲNH ĐỨC . “Như rất chịu khó học tập, hòa đồng cùng bạn bè và nhiệt tình trong sinh hoạt ngoại khóa. Lớp 7/2 có Như và một học sinh nữa thuộc diện hộ nghèo, trong. giũ cho đứa em gái và tranh thủ học bài. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng Huỳnh Như đều đạt danh hiệu học sinh giỏi ở các năm học. Thầy Trần Văn Nhân, giáo viên

Ngày đăng: 02/12/2013, 03:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan