Văn hóa doanh nghiệp yếu tố để thành công

4 634 4
Văn hóa doanh nghiệp yếu tố để thành công

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Văn hóa doanh nghiệp yếu tố để thành công

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP QuanLyDuAn – http://www.quanlyduan.com 1Bài viết VĂN HÓA DOANH NGHIỆP YẾU TỐ ĐỂ THÀNH CÔNG Văn hoá doanh nghiệp là gì? Có ảnh hưỡng như thế nào đối với doanh nghiệp? Tại sao văn hoá doanh nghiệp lại bắt đầu từ người sáng lập doanh nghiệp, khi cần chúng ta có phải thay đổi văn hoá doanh nghiệp và làm thế nào để thay đổi? Source: Sưu tầm Trình bày: Hoàng Thị Thu Trang VĂN HÓA DOANH NGHIỆP QuanLyDuAn – http://www.quanlyduan.com 2Bài viết Khái niệm Xuất phát từ khái niệm chung về văn hoá, chúng ta có thể hiẽu văn hóa doanh nghiệp là những đặc trưng thuộc về bản sắc, cá tính, nét riêng cơ bản để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Đó là những chuẩn mực hành vi mà tất cả mọi người trong doanh nghiệp phải tuân theo hoặc bị chi phối. Nó là chất kết dính vô hình giữa mọi thành viên trong doanh nghiệp để cùng tạo ra một giá trị tinh thần , trở thành triết lý trong hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp giúp chúng ta kết hợp hài hòa giữa 2 phương thức quản lý: pháp trị - đưa ra các hành lang pháp lý trong nội bộ doanh nghiệp để yêu cầu mọi người phải tuân thủ, và nhân trị - xem trọng xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp, làm cho mọi người có ý thức và tự nguyện tuân thủ quy chế quản lý của công ty. Tiếp cận Có nhiều cách tiếp cận của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau khi tìm hiểu những thành phần cơ bản của văn hóa doanh nghiệp, tôi xin trình bày theo một cách nhìn đơn giản dưới dạng phần nổi và phần chìm của “Tảng băng” : Phần hình thức (bề nổi) : đó là phần đặc trưng, dễ nhận biết nhất về văn hóa doanh nghiệp như logo, biểu trưng nhãn hiệu, đồng phục, cách bố trí cửa hàng, văn phòng làm việc… Phần chiều sâu (phần chìm) : đó là những tập quán, tập tục, thói quen, tác phong làm việc, thái độ cư xử trong quan hệ với khách hàng nội bộ và bên ngoài, những dấu ấn trong lịch sử hình thành, truyền thống hoạt động của công ty, trong đó phần sâu nhất của văn hóa doanh nghiệp là những giá trị cốt lõi và triết lý quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu văn hóa doanh nghiệp thường được mọi người nhận biết qua những yếu tố bên ngoài, tức là từ phần bề nỗi của doanh nghiệp thì việc xây dựng nó lại thường bắt đầu từ việc phân tích nhằm nhận biết những giá trị cốt lõi và các triết lý quản trị kinh doanh của người chủ doanh nghiệp. Đây là phần chiều sâu nhất của văn hóa doanh nghiệp. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP QuanLyDuAn – http://www.quanlyduan.com 3Bài viết Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải bắt đầu từ chủ doanh nghiệp, hay nói cách khác từ chính những người sáng lập doanh nghiệp. Những người chủ doanh nghiệp phải là người khởi xướng cho việc xây dựng văn hóa, bắt đầu từ việc phân tích ra những điều cốt lõi, những nhân tố gốc rễ sẽ làm nên thành công và sự khác biệt của doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất người chủ doanh nghiệp phải đưa ra tôn chỉ hoạt động, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp do mình sáng lập. Cũng có thể ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, những người chủ sáng lập đã có những ý tưởng về văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên thông thường văn hóa doanh nghiệp chỉ thực sự định hình và thể hiện rõ khi doanh nghiệp đã có một quá trình “lịch sử”, với những dấu ấn cụ thể của những thăng trầm, những khó khăn gian lao đã vượt qua để đạt đến thành công. Văn hóa doanh nghiệp còn được coi là phần hồn của doanh nghiệp. Tuy nhiên để văn hóa doanh nghiệp trở thành một tài sản vô hình, là một yếu tố giúp phát huy nội lực của doanh nghiệp thì chúng ta phải biết xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong thế kỷ 21, văn hóa doanh nghiệp còn phải mang tính thích nghi với sự thay đổi. Giáo sư John Koller của trường đại học danh tiếng Havard, một trong những chuyên gia lỗi lạc nhất thế giới về tác phong quản lý và lãnh đạo kinh doanh, cho rằng: các doanh nghiệp trong thế kỷ 21 cần tạo ra văn hóa có tính thích nghi để giúp các công ty cạnh tranh thành công. Theo ông, để văn hóa doanh nghiệp có tính thích nghi phải chú ý đến 2 yếu tố then chốt sau : ♦ Trước hết, nhóm điều hành phải biết xác định giá trị vai trò của các thành viên trong công ty một cách sâu sắc, chân thật, thành khẩn, không chỉ trong nội bộ doanh nghiệp mà còn tất cả những ai như khách hàng, nhà cung ứng, nhân viên và cổ đông. ♦ Phải đề cao và khuyến khích óc sáng tạo và khả năng lãnh đạo ở mọi cấp trong tổ chức (thay vì chỉ có ở cấp tối cao trong những kiểu văn hóa cản trở sự thay đổi). Chính sự kết hợp giữa 2 yếu tố trên, sẽ mang lại cho các thành viên trong tổ chức một sức mạnh tinh thần to lớn để có thể vượt qua những trở ngại và vươn lên trong một môi trường đầy biến động. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP QuanLyDuAn – http://www.quanlyduan.com 4Bài viết Kết luận: Tóm lại văn hóa doanh nghiệp là một khái niệm trừu tượng nhưng cũng đầy lý thú. Sự hình thành văn hóa doanh nghiệp khá đa dạng, chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng, triết lý king doanh của người sáng lập doanh nghiệp và những dấu ấn của quá trình hình thành và phát triển. Để có một văn hóa doanh nghiệp mạnh, chúng ta phải biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp, luôn hướng tới tương lai và thích ứng được với sự thay đổi. Ở Việt Nam chúng ta, đa phần doanh nghiệp mới thành lập hoặc có thời gian thành lập trên dưới 5, 10 năm, phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, vốn phải đối mặt với nhiều vấn đề hoạt động hằng ngày nên chưa chú trọng nhiều trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đã đến lúc chúng ta phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp để có sự đầu tư xây dựng và phát triển văn hóa trong từng doanh nghiệp. Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhìn thầy văn hóa doanh nghiệp như một vũ khí tinh thần lợi hại để phát huy sức mạnh nội lực và nâng cao khả năng cạnh tranh trong doanh nghiệp. . VĂN HÓA DOANH NGHIỆP QuanLyDuAn – http://www.quanlyduan.com 1Bài viết VĂN HÓA DOANH NGHIỆP YẾU TỐ ĐỂ THÀNH CÔNG Văn hoá doanh nghiệp. công. Văn hóa doanh nghiệp còn được coi là phần hồn của doanh nghiệp. Tuy nhiên để văn hóa doanh nghiệp trở thành một tài sản vô hình, là một yếu tố giúp

Ngày đăng: 09/11/2012, 08:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan