Tài liệu Một số di tích lịch sử - văn hóa ở Sông Cầu

34 1.2K 5
Tài liệu Một số di tích lịch sử - văn hóa ở Sông Cầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sông Cầu quê hương tôi. Sông Cầumột vùng đất thơ mộng, sơn thủy hữu tình. Nơi đó, những vườn dừa mát rượi nằm bên chân sóng. Nơi đó, những đầm, những vịnh, những đèo dốc đã đi vào ca dao: Đầm Cù Mông: Cảnh quan đẹp, có nhiều đặc sản nổi tiếng như: ốc nhảy, ghẹ, cá mú, cá ngựa, . quanh đầm có các di tích văn hóa, lịch sử như: Miếu Công thần (Hòn Nần), di chỉ khảo cổ Gò Ốc, Cồn Đình, Giếng Chăm, . Vịnh Xuân Đài: Có vũng Lắm là thương cảng trong các thế kỷ XVIII, XIX; là căn cứ thủy quân của quân Tây Sơn trước kia. Trong vịnh có nhiều vũng nhỏ, đảo nhỏ rất đẹp như: vũng La, vũng Sứ, vũng Lắm, vũng Chào, cù lao ông Xá, Nhất Tự Sơn, Hòn Mù U . Cụm tuyến du lịch Bãi Bàng, Bãi Bàu, Bãi Nhổm, Bãi Rạng, Bãi Ôm, Bãi Tràm. Bãi Nồm (Hòa An, xã Xuân Hòa), Bãi Tràm (Hòa Thạnh, xã Xuân Cảnh), Từ Nham (xã Xuân Thịnh), Gành Đỏ (thôn An - Bình Thạnh) có hệ sinh thái cát biển đẹp. Sông Cầu có nhiều lễ hội tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hoá địa phương như: Lễ hội cầu ngư tổ chức hàng năm các xã Xuân Hải, xã Xuân Hòa, xã Xuân Cảnh, xã Xuân Thịnh. Lễ hội Sông Nước Tam Giang được tổ chức trong 02 ngày (mồng 5,6 tháng Giêng - Âm lịch), là lễ hội mang đậm chất dân gian và truyền thống của vùng đất Sông Cầu. Bên cạnh đó trên địa bàn huyện còn có nhiều công trình kiến trúc tôn giáo có quang cảnh đẹp như: chùa Triều Tôn, Long Ân, Phật Học, Thiên Thai, Xuân Long, Phước Điền, Linh Thiên . Sông Cầu được mệnh danh là xứ dừa của Phú Yên. Dừa Sông Cầu thân cao tỏa bóng mát rợp trải dài từ chân đèo Cù Mông đến tận dốc Gành Đỏ. Sông Cầumột số đặc sản nổi tiếng, trong đó phải kể đến món đuông dừa. Đuông là một loại bọ cánh cứng, có họ gần với con kiến vương, chuyên đục phá cây dừa. Đuông trưởng thành to bằng ngón tay trỏ, dài chừng năm phân, toàn thân có màu nâu, riêng đôi cánh cứng lại có màu đỏ tươi, bên trên có điểm mấy chấm đen tròn bao lấy hai màng cánh lụa phía trong. Đến mùa sinh sản, đuông cái đục ngọn và đẻ trứng vào gần cuống của trái dừa. Ấu trùng lớn gần bằng ngón tay thì hoá nhộng và mỗi con chui vào nằm trong một cái kén được dệt bằng áo tố dừa rất khéo và chắc chắn. Thời kỳ này, con đuông non nào cũng ứ sữa, mập tròn, trắng phau. Người ta chỉ tìm được nó khi thấy chòm lá trên ngọn cây dừa bị héo và đổ gục xuống. Khi bắt, người ta leo lên tận ngọn hốt trọn mang về nhà. Con đuông non đem chiên bột là món đặc sản. Trước khi chiên, con đuông phải được dội nước sôi cho sạch, sau đó cho vào hỗn hợp bột mì số 6, hột gà, tiêu, muối. Dầu ăn được đổ vào chảo vừa phải rồi bắc lên bếp, khi thấy dầu bắt đầu sủi tăm thì có thể trút từng con đuông đã lăn bột vào để chiên. Lửa quá già sẽ làm cho miếng bột chín hỗn, bên ngoài cháy sém đen hoặc ngả màu vàng đậm không bắt mắt còn bên trong thì con đuông chưa chín; lửa non sẽ làm cho miếng bột trắng nhờ nhờ trông không hấp dẫn. Biết cách chiên, mỗi con đuông được bao quanh một khối bột tròn đều, có màu vàng mật non. Lúc vớt con đuông tẩm bột ra khỏi chảo dầu nhớ phết qua chút bơ margarin để tăng thêm hương vị. Khi ăn, người sành điệu đưa lên miệng cắn từng miếng nhỏ để thưởng thức. Vị ngọt bùi thơm lựng của đuông non hòa với vị của hột gà pha trong bột mì và vị béo của dầu ăn lẫn chút hương bơ còn vương khói nóng, tất cả cùng tan trên đầu lưỡi. Món đuông chiên bột đã ngon lại càng ngon hơn nếu nhắm với rượu gạo chính hiệu được cất tại làng Mỹ Phụng (Xuân Lộc, Sông Cầu). Vịnh Xuân Đài Trên tuyến du hành xuyên Việt, đến đỉnh dốc Găng, du khách không khỏi choáng ngợp trước phong cảnh sơn thuỷ hữu tình với rừng dừa bạc ngàn, núi non hùng vĩ bao bọc lấy một vùng nước non trong xanh, tĩnh mịch tựa như bức tranh thuỷ mặc. Đó là một góc của vịnh Xuân Đài. Vịnh Xuân Đài với diện tích 13.045 ha, trong vịnh có nhiều vũng nhỏ như: Vũng La, Vũng Sứ, Vũng Chào… và có nhiều đảo và bán đảo nằm uy nghi trong vịnh như: cù Lao Ông Xá, Nhất Tự Sơn, mũi Đá Mài, mũi Tai Mã, hòn Mù U… Xưa kia, Vịnh Xuân Đài mang nhiều dấu tích lịch sử, là căn cứ quân sự của quân Tây Sơn - Nguyễn Huệ, là thương cảng buôn bán sầm uất của thực dân Pháp và cũng là cảng quân sự của phát xít Nhật trong Thế chiến Thứ Hai … Ngày nay, Vịnh Xuân Đài được các chuyên gia đánh giá là một trong những vịnh có tiềm năng du lịch lớn nhất Miền trung. Nơi đây được qui hoạch phát triển các loại hình du lịch nghĩ dưỡng biển, du lịch thể thao dưới nước, du lịch sinh thái biển… Đầm Cù Mông Được bao bọc xung quanh bởi 6 xã vùng Đông Bắc Sông cầu: Xuân Cảnh, Xuân Hoà, Xuân Hải, Xuân Lộc, Xuân Bình và Xuân Thịnh. Diện tích tự nhiên 2.655 ha. Nơi đây có nhiều đặc sản biển rất ngon, khí hậu mát mẻ, mặt đầm tĩnh mịch, trông xa là các làng mạc ẩn hiện dưới bóng dừa xanh bạt ngàn, xung quanh đầm có nhiều thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, văn hoá có giá trị như : * Miếu Công Thần: còn gọi là miếu hòn Nần, nằm trên Cù lao hòn Nần,ngay cửa biển đi vào đầm Cù Mông, thuộc thôn Hoà Lợi, xã Xuân Cảnh. Miếu Công Thần được xây dựng vào năm 1802, để ghi nhớ công lao những tướng sĩ của Chúa Nguyễn bị tử trận tại đây, trong cuộc giao chiến với nghĩa quân Tây Sơn. * Di tích Cù lao Nần, Hòn Hương, Mả 9 tầng (xã Xuân Cảnh) là nơi nghĩa quân Tây Sơn – Nguyễn Huệ đã giao chiến với quân thuỷ bộ của Nguyễn Ánh. * Di chỉ khảo cổ học Gò Ốc (thôn Thọ Lộc, xã Xuân Bình): nằm ngay sát đầm Cù Mông, là di tích về cuộc sống của người nguyên thuỷ thời tiền sử có niên đại cách ngày nay khoảng trên dưới 3.500 năm. Di chỉ này được bảo tàng lịch sử Việt Nam tiến hành khai quật năm 1991. Du khách ra Bắc vào Nam trên Quốc lộ 1A, cả khách du lịch quốc tế đến đây đều dừng chân ngắm cảnh, thưởng thức những làn gió mát nhẹ, trong lành và các món ăn đặc sản nổi tiếng như: Ốc nhảy, cá mú, tôm hùm, ghẹ đầm Cù Mông, …. * Vịnh Xuân Đài: Trên tuyến du hành xuyên Việt, đến đỉnh dốc Găng, du khách sẽ thấy phong cảnh tuyệt đẹp của một vùng vịnh, với rừng dừa bạc ngàn, núi non hùng vĩ bao bọc lấy một vùng nước non trong xanh, tĩnh mịch tựa như bức tranh thuỷ mạc. Vịnh Xuân Đài với diện tích 13.045 ha, trong vịnh có nhiều vũng nhỏ như: Vũng La, Vũng Lắm, Vũng Sứ, Vũng Chào… và có nhiều đảo và bán đảo trong vịnh như: cù Lao Ông Xá, Nhất Tự Sơn, mũi Đá Mài, mũi Tai Mã, hòn Mù U… Vịnh Xuân Đài mang nhiều dấu tích lịch sử, xưa kia là căn cứ quân sự của nghĩa quân Tây Sơn - Nguyễn Huệ, là thương cảng buôn bán sầm uất và cũng là nơi thực dân Pháp thường cập tàu chiến vào đánh phá nhân dân ta. Ngày nay, Vịnh Xuân Đài được các chuyên gia đánh giá là một trong những vịnh có tiềm năng du lịch lớn miền Trung. Nơi đây được qui hoạch phát triển du lịch nghĩ dưỡng, thể thao dưới nước, du lịch sinh thái biển… Bãi Bàng - Bãi Bàu - Bãi Nhổm - Bãi Rạng Là một trong những điểm du lịch biển lý tưởng nằm dọc theo tuyến đường Qui Nhơn - Sông Cầu( Quốc lộ 1D), thuộc địa phận xã Xuân Hải (phía Đông Bắc huyện Sông Cầu), cách thành phố Qui Nhơn khoảng 20 km, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 80 km. Nơi đây cảnh quan thiên nhiên hữu tình, có dãy núi cao ôm lấy những bờ cát trắng mịn và sạch, hình thành những vòng cung hướng nhìn ra biển và hòn Cù Lao Xanh tạo thành những bãi tắm đẹp, bờ biển có độ dốc thoai thoải dần ra xa, nước biển trong xanh lặng sóng, khí hậu mát mẻ, trong lành. Đây là địa chỉ thích hợp cho khách du lịch nghỉ ngơi cuối tuần, nghỉ lễ và khách vào Nam ra Bắc, là điểm lý tưởng cho các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi, cắm trại, dã ngoại, tắm biển….và thưởng thức những món ăn đặc sản biển như: tôm, cua, ghẹ, ốc, cá, mực….Hiện nay, đã có một sốsở đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch, thu hút khách du lịch đến đây ngày càng nhiều. Bãi biển Từ Nham Thuộc xã Xuân Thịnh, huyện Sông Cầu, cách thành phố Tuy Hoà khoảng 71 km về phía Bắc theo đường quốc lộ 1A và rẽ vào con đường chạy ven vịnh Xuân Đài qua dãy núi Đồng Tranh ra đến biển Đông. Ấn tượng đầu tiên đối với du khách là cảnh những đồi cát trập trùng, mỗi đồi cát với một vẻ đẹp riêng luôn biến dạng theo thời gian tạo thành những hình thù kỳ lạ, thoả mãn trí tưởng tượng của những du khách thích tìm hiểu, khám phá. Đứng trên những đồi cát cao nhìn xuống, bãi biển Từ Nham giống như hình hai cánh cung lớn ôm lấy Vũng Quan và Vũng Mo O với mặt nước xanh thăm thẳm. Ẩn dưới rặng phi lao cao vút sát chân núi Mũi Ông Diên còn có một làng chài nhỏ, du khách có thể thả bộ đến đây để thưởng thức những món ăn hải sản tươi ngon nhất, mới được ngư dân đánh bắt từ biển lên. Với những tiềm năng du lịch do thiên nhiên ban tặng, bãi biển Từ Nham có nhiều thuận lợi để đầu tư thành một khu nghỉ dưỡng biển lý tưởng trong tương lai. Bãi Nồm Thuộc thôn Hoà An, xã Xuân Hoà, phía Đông Bắc huyện Sông Cầu, cách Quốc lộ 1A khoảng 15 km theo đường ô tô. Bãi cát hình vòng cung ôm lấy biển. Bờ cát trắng, mịn thoai thoải dần ra xa, nước biển trong xanh, lặng sóng. Bãi tắm được tựa lưng vào cánh rừng phi lao xen lẫn những đồi cát và có núi che chắn hai đầu Cảnh vật đây còn nguyên và không khí trong lành, là điều kiện tốt để hình thành khu du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, cắm trại, dã ngoại cuối tuần. Hiện nay là điểm đến hấp dẫn của du khách. Bãi Tràm Từ thành phố Tuy Hoà đi về phía Bắc khoảng 70km theo đường Quốc lộ 1A, rồi rẽ về hướng Đông khoảng 4 km là đến được Bãi Tràm – một thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp thuộc thôn Hoà Thạnh, xã Xuân Cảnh, huyện Sông Cầu. Được dãy núi Hoà An bao bọc ba mặt Bắc – Tây – Nam, Bãi Tràm trông tựa một lưỡi liềm bạc dài khoảng 1 km. Bờ biển dốc thoai thoải, nước biển trong xanh lặng sóng, bãi cát trắng mịn và những bóng dừa xanh mát nối tiếp nhau, cùng dấu tích một ngôi nhà do một thương gia người Pháp xây dựng làm nơi nghỉ mát.…tất cả tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ mời gọi bước chân du khách. -Khu du lịch sinh thái Nhất Tự Sơn Nằm trong vịnh Xuân Đài, thuộc thôn Mỹ Thành, xã Xuân Thọ 1, huyện Sông Cầu. Từ Quốc lộ 1A, tại thôn Chánh Nam (phía Nam Dốc Găng) đi về phía Đông khoảng hơn cây số theo con đường khá rộng, du khách sẽ thấy có dãy núi trông tựa như hình chữ nhất trong Hán tự, có lẽ vì vậy mà gọi là Nhất Tự sơn. Khi thủy triều xuống, Nhất Tự Sơn được nối liền với bờ bằng một doi cát. Khi thủy triều lên thì Nhất Tự Sơn hoàn toàn là một Cù lao. Trên núi có rừng nguyên sinh với nhiều loài cây quí hiếm. Đèo Cu ̀ Mông Địa chỉ hiện nay Xuân Lộc - Sông Cầu - Phú Yên Đèo Cù Mông nằm trên quốc lộ 1A, giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên Bà Bình Định. Chân đèo phía Bắc thuộc địa bàn phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chân đèo phí Nam thuộc xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Đèo nằm trên núi cũng có tên là Cù Mông, một phần của dãy Trường Sơn Nam, hay còn gọi là dãy Nam Sơn. Thế núi nằm trải dài từ cao nguyên An Khê, Gia Lai đổ ra biển, giống như con rồng nằm phủ phục mà đầu là Xuân Lộc ra tới Gành Ráng, đuôi níu giữ dãy Ngok Linh. Nửa núi phía Bắc thuộc về địa giới huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, trên núi có trạm Bình Phú là một trạm dịch để liên lạc, thông tin, chạy giấy tờ giữa các địa phương; phía Tây có núi Nhuệ, núi Giả và Hùng Sơn, phía Đông có núi Hùng, phía Bắc có núi Qui. Núi đồi trùng điệp, địa thế rất hiểm yếu. Nằm chếch lên hướng Tây có núi Phú Cốc, còn có tên khác là núi Hổ có hình giống như con hổ nằm phủ phục. Kế cận với Cù Mông, đáng chú ý hơn cả là núi Chóp Vung nằm phía Đông cao 676 mét, núi Ông Bai phía Nam cao 381 mét, núi Hòn Khô Tây Nam cao 806 mét. Gò Cà trên dãy Cù Mông có một ngôi miếu rất cổ xưa gọi là miếu Phò Giá Đại Vương, trong miếu lại có ba ngôi tháp lớn đựng đầy xương khô. Tên xưa của Cù Mông chính là Cù Mãng. Mãng là con rắn thần, Cù là linh vật có đầu lân mình rồng. Đèo Cù Mông nằm gần biển. Tuy không dốc như đèo An Khê nhưng dài và quanh co khó đi. Ngày xưa nơi đây tiêu điều vắng vẻ, nước độc mà thiêng, cực chẳng đã lắm người dân Bình Định mới lên xuống. Từ Cù Mông trở xuống đến mé biển, núi tiếp nhau thành dãy. Nhưng từ Cù Mông trở ra, tuy sơn mạch vẫn liền, mà các ngọn núi thường đứng cách nhau dường không có mối liên hệ. Đỉnh núi lại không cao, tuy vậy thế vẫn hiểm. Liên quan đến đèo Cù Mông, ca dao có câu: Tiếng ai than khóc nỉ non? Vợ chàng lính thú lên hòn Cù Mông. Về tiếng khóc trên đèo Cù Mông, có nhiều cách giải thích khác nhau. Có người cho rằng, đó là tiếng khóc của người vợ tiễn chồng đi lính trong thời chiến tranh Tây Sơn Nguyễn Ánh. Ý kiến khác lại cho rằng, đó là tiếng khóc tiễn chồng đi lính trong thời hậu Tây Sơn, tức thời Cảnh Thịnh, sau khi Nguyễn Ánh chiếm được thành Tây Sơn, bắt lính ra Bắc để đánh nhau với quân của Cảnh Thịnh. Một truyền thuyết khác có vẻ như khá khách quan, không liên quan gì đến lịch sử cho rằng “tiếng khóc” xuất phát từ cuộc hành trình Nam tiến gian nan vất vả và nhiều nguy hiểm của lớp cư dân miền Bắc trên đừng vào Nam lập nghiệp. Thời bấy giờ, dãy Cù Mông cao và hiểm trở. Khi đoàn lưu dân đến bên này chân núi thì nhiều người trong đoàn đã kiệt sức, đặc biệt là phụ nữ. Đèo cao, dốc thẳm, suối sâu khiến nhiều người sợ hãi muốn quay trở lại nhưng không biết phải trở về đâu, đành nhắm mắt đưa chân tiến về phía trước. Một chiều nọ, đoàn người tiến sát đến ngọn núi dốc đứng, ngó lên “trật ót”, liền hạ trại, nấu cơm chiều. Ăn uống xong trời tối sầm. Chung quanh văng vẳng tiếng cọp gầm, vượn hú… thật thê lương. Sau nhiều ngày hạ trại vừa nghỉ dưỡng sức vừa tìm kiếm con đường ngắn và thấp nhất để vượt qua núi hiểm, đoàn người lại tiếp tục bám lấy nhau trèo đèo, vượt dốc, nhưng hầu hết phụ nữ đều không thể vượt qua, một số phải bỏ mạng giữa núi rừng thâm u… Những nấm mồ chôn cất vội vã không đủ ấm lòng người nằm xuống. Qua thời gian, mưa bão xói mòn lớp đất che phủ, xương cốt theo triền dốc trôi xuống các khe lũng dưới chân đèo. Hàng năm cứ đến mùa mưa bão, từ dưới khe sâu chân đèo vọng lên tiếng than khóc ai oán khiến khu vực này đã quạnh hiu vắng vẻ càng trở nên u tịch huyền bí hơn. Tiếng than khóc nương theo tiếng gió hú rít trên đỉnh càng bay xa, đến nỗi những người tiều phu không dám vào rừng như trước. Để cho các linh hồn được siêu thoát, người dân bên kia đèo (phần đất Bình Định) cho xây một am thờ nhỏ gọi là am cô hồn. Mỗi năm cứ vào dịp Rằm tháng Giêng và tháng Bảy, các nhà đến tụng niệm cúng chay. Dần dà lâu sau đó, có lẽ các linh hồn cô độc đã siêu thoát, nên không còn nghe thấy tiếng khóc bi thương như trước nữa. Ngôi miếu thờ này tồn tại khá lâu, nhưng mưa nắng thời gian và chiến tranh đã xóa dần vết tích, không còn nữa. Cu ̀ lao Ông Xá Địa chỉ hiện nay Xuân Thọ 2 - Sông Cầu - Phú Yên Vị trí Cù lao Ông Xá nằm phía bên ngoài vũng Lắm, trong biển Đông, cách chân núi Gành Đỏ chừng vài trăm mét, cũng thuộc xã Xuân Thọ 2, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Cảnh quan Cù lao này có hình dạng giống hệt một con cá sấu khổng lồ nằm bất động, đuôi hướng về phía Bắc Gành Đỏ, đầu nhô lên cao, hướng ra biển Đông. Phần lưng từ đuôi lên gần đầu, có đoạn ễnh cong xuống, đoạn nhô lên cao như thể cá sấu vừa ăn con mồi no nê. Chung quanh hòn cù lao này có những rạng những gành, đá ngầm nhô lởm chởm. mạn Nam hòn cù lao có một số gộp nhỏ ghe có thể vào neo đậu được. Truyền thuyết Truyền thuyết kể rằng, thuở xa xưa, từ núi Gành Đỏ ra mỏm đuôi của hòn cù lao Ông Xá có một dãi đất tựa như một cái bờ chắn ngang mặt vũng. Lúc bấy giờ có một con cá vược khổng lồ từ biển khơi lạc vào đấy, bị cản trở đường đi, cá vược tức giận đập đuôi quẫy nước, nước văng bắn lên cao, sóng réo ầm ầm, bờ chắn bị sụt lở gần hết, chỉ còn lại hai mỏm núi, người ta gọi đấy là bờ ngăn cá vược. Rồi từ đó cá quay ra biển Đông, không bao giờ trở lại vũng này nữa. Một truyền thuyết khác kể rằng, ngày xưa, vũng Lắm là một hồ nước mặn bị núi vây bọc bốn bên. Một đêm kia, trời đang yên, gió đang lặng thì đến giờ Tý bỗng dưng sóng dậy ầm ầm. Những cột nước cao hơn ba trượng đổ ập vào xé toạc ngọn núi phía đông ngăn cách giữa biển và đầm, sau đó thì trời lặng sóng yên như không có chuyện gì xảy ra trước đó. Sáng ra, dân chúng men ra mé vũng ngoài coi thì thấy chiếc mai con rùa biển to bằng bốn cái nong. Dân chúng làm lạ, lên đền cầu khấn được bà cốt báo rằng: Long Vương có đứa con trai út bị lạc vào đầm không ra được nên sai Hà Bá thống lĩnh thiên binh tới phá rặng núi chắn ngang vũng để cứu hoàng tử ra. Hoàng tử chính là con rùa thỉnh thoảng dân trong vũng thấy nổi lên Chợ Gò Duối Địa chỉ hiện nay Xuân Lộc - Sông Cầu - Phú Yên Chợ Gò Duối thuộc xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Chợ tuy nhỏ nhưng rất đông đúc. Đặc biệt, chợ có món bánh hỏi lòng heo ngon nổi tiếng. Nếu có dịp đi qua đây mà không ghé vào thưởng thức thì quả là thiếu sót. Bánh hỏi nơi nào cũng có, lòng heo lại càng không phải món hiếm, nhưng quả thật muốn ăn miếng bánh hỏi ngon thì phải về đây. Khách đường xa đã từng một lần thử món này hẳn sẽ khó quên hương vị của nó. Tiêu chuẩn của một đĩa bánh hỏi ngon là cọng bánh phải nhỏ bằng que tăm tre, các miếng bánh không bị rời ra hay vón cục, khi cắn vào miệng người ăn không thấy bở, lúc nhai kỹ thì cảm nhận được vị ngọt của bột gạo, vị béo của dầu dừa và mùi thơm của lá hẹ. Tất cả sẽ hòa lẫn cùng vị ngọt bùi của miếng gan heo, vị béo của miếng phèo non hoặc miếng thịt ba chỉ được luộc khéo để thành món ăn sáng được xếp vào hàng đặc sản của vùng đất một thời nổi tiếng dệt lãnh. Để làm ra bánh hỏi ngon, người thợ phải giàu kinh nghiệm. Đầu tiên, chọn gạo tốt ngâm với nước lã một đêm. Sau đó, vo và xả đi xả lại ba bốn lần. Khi nào thấy nước trong thì đem xay thành bột. Tiếp tục, bột được ngâm thêm một buổi, lóng trong và thay nước vài ba lần nữa (chính giai đoạn này sẽ làm cho bột nở ra, sau này giúp chiếc bánh có độ dai hấp dẫn mà không phải thêm bất kỳ một chất phụ gia nào). Hoàn tất khâu chuẩn bị, người thợ bánh dùng một thanh tre lớn (đẽo hình giống chiếc mái chèo) dáo bột. Công việc này đòi hỏi phải khuấy liên tục cho đến khi thấy bột không đóng cục trên cây dáo bột là được. Bước tiếp theo, người thợ bánh bắc thau bột lên lò lửa rồi dùng cây khuấy mạnh, một lát thì bột đặc lại. Tay người thợ vẫn tiếp tục xốc, trộn liên tục cho đều, đến lúc sờ vào bột không thấy dính thì nhắc xuống lấy bột lăn thành con bỏ vào khuôn ép. Đến giai đoạn này, cùng lúc phải có hai người thực hiện hai thao tác khác nhau: một người bắt ép khuôn, một người bắt bánh trải lên vỉ. Một xửng hấp bánh lớn được đặt lên lò lửa hừng hực, khi nào nước sôi thì vỉ bánh được đưa vào hấp. Mỗi lần có thể hấp từ hai đến ba vỉ. Lửa cháy to, chừng năm phút thì bánh chín. Mỗi khi ăn, từng lá bánh được gỡ bày ra đĩa rồi phết lên đó hỗn hợp dầu dừa pha với lá hẹ xắt thật nhỏ. Dầu dừa phải là loại dầu ép tay vàng óng có màu hổ phách non được thắng tới thơm lừng. Lá hẹ phải là loại hẹ chỉ, hơi cay và thơm (không bao giờ dùng hành lá hay hẹ trâu lớn cọng mà không hương vị như thành phố). Dùng kèm bánh hỏi Xuân Lộc, để hưởng hết hương vị ngọt bùi của hạt gạo quê hương, người ta không ăn với tôm chà bông như kiểu ăn của người Huế hay ăn cùng nhân tôm thịt theo kiểu người Sài Gòn mà lại ăn cùng lòng heo-thịt luộc. Một đĩa lòng heo dọn kèm đĩa bánh hỏi, cộng thêm đĩa rau sống tươi xanh và chén mắm pha gia vị vừa phải sẽ tạo nên hương vị đậm đà đặc biệt. Riêng khoản chọn thịt, luộc lòng cũng không đơn giản. Muốn đĩa lòng heo được ngon, người chủ phải chọn mua lòng con heo mới làm. Đĩa lòng phải có đủ tim, gan, cật, phèo non và nhất định không thể thiếu miếng thịt ba chỉ, loại lấy dưới nây bụng. Khi luộc, thịt và lòng được xâu vào một sợi lạt tre, chờ nước sôi già thả nguyên xâu lòng vào chừng mười phút. Vấn đề quan trọng của [...]... heo quay, gà, vịt xã sở tại người lo các vật phẩm hiến tế, phục dịch đưa rước các quan trên các quan Tỉnh về bằng ngựa bỏ ngựa đất liền phải đưa ghe bảo đảm an toàn ra đảo miếu Gành Tướng Địa chỉ hiện nay Xuân Phương - Sông Cầu - Phú Yên Vị trí Gành Tướng là một doi đất nhô ra biển phía ngoài vũng La, thuộc xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, phía Đông thị trấn Sông Cầu Nơi đây còn lưu truyền... Ngày nay nghe lại câu chuyện kể này như nghe một giai đoạn lịch sử bi hùng của đất nước thời phong kiến (Theo lời kể của ông Nguyễn Đích, nguyên Phó chủ tich UBND huyện Sông Cầu và người dân các xã Xuân Hải, Xuân Lộc) 5-TIÊN NỮ BÃI TIÊN Bãi tiên Ảnh: Đào Minh Hiệp Bãi Tiên cách thị trấn Sông Cầu 15km về phía bắc, nằm giữa đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài Do phía ngoài biển có những dãy núi nhỏ và bán... mãi đến 1889 mới dời ra Sông Cầu Huyền thoại về bờ ngăn cá vượt: Thuở xa xưa, từ núi Gành Đỏ ra mỏm đuôi của hòn cù lao Ông Xá có một dãi đất tựa như một cái bờ chắn ngang mặt vũng Lúc bấy giờ có một con cá nược khổng lồ từ biển khơi lạc vào đấy, bị cản trở đường đi, cá nược tức giận đập đuôi quẫy nước, nước văng bắn lên cao, sóng réo ầm ầm, bờ chắn bị sụt lở gần hết, chỉ còn lại hai mỏm núi, người... vũng Sứ đều nằm trên địa bàn xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên Cảnh quan Từ đèo Nại, một dãy núi chạy xuống phía Đông bao bọc vịnh Xuân Đài Bờ vịnh, do ảnh hưởng của dãy núi, nên chỗ thì nhô ra, chỗ lại lõm vào, tạo thành năm cái vũng Vũng Mắm: có lẽ thuở trước dân vùng này đa số làm nghề muối mắm để làm kế sinh sống Vũng Dông: trước kia là một gò cát pha, dông thường đào hang cư trú Cư dân... cho vùng Vũng Lắm - Sông Cầu Trong Vũng Lắm có hòn Bồ Theo lời kể của nhân dân trong vùng, thời kháng chiến chống Pháp, dưới triều nhà Nguyễn, trên địa bàn huyện Sông Cầu mạn đất liền hay bán đảo giáp với biển có nhiều vị trí đặt những chiếc bồ, nhưng chỉ có một tên gọi duy nhất hòn Bồ là đầu mỏm Phú Vĩnh Bồ là một loại dụng cụ để chứa lúa, bắp, khoai; đan bằng tre và cuộn tròn lại tại mỗi điểm quan... Vung nằm phía đông cao 676 mét, núi Ông Bai phía nam cao 381 mét, núi Hòn Khô tây-nam cao 806 mét Gò Cà trên dãy Cù Mông có một ngôi miếu rất cổ xưa gọi là miếu Phò Giá Đại Vương, trong miếu lại có ba ngôi tháp lớn đựng đầy xương khô Truyền thuyết “tiếng khóc” dựa trên cuộc hành trình Nam tiến gian nan vất vả và nhiều nguy hiểm, được các cụ già Xuân Lộc (huyện Sông Cầu, Phú Yên) và Phú Tài (bên... khiến tảng đá lõm sâu xuống in dấu chân ông Đến nay, trên tảng đá Vũng La vẫn còn lưu dấu chân ấy thành vết lõm khá rõ nét một bàn chân to lớn (Theo lời kể của người dân Vũng La 7-BÀN CỜ GÀNH TƯỚNG Vũng La Ảnh: Đào Minh Hiệp Tại Vũng La, người dân còn lưu truyền một truyền thuyết khác về bàn cờ Gành Tướng Ngày mồng Hai Tết năm ấy, có một ngư dân nghèo vác chài đi ra phía Vũng La để chài cá về cho... Bulletin des Amis du Vieux Hue (số 1-1 937), thì Vũng Lắm là nơi các sứ bộ ngoại giao Hoa Kỳ đầu tiên sang Việt Nam năm 1832 để đặt quan hệ thương mại giữa hai nước Việt-Mỹ, tàu Peacook của họ đã neo đậu tại vũng này: “Mùa Đông, tháng 11 năm Minh Mạng 13 (tháng 12 năm 1832) Tổng Thống Hoa Kỳ… có phái các công dân là ông NghĩaĐức-Môn La-Bách (có kèm Hán tự), thuyền trưởng Đức-Giai Tâm-Gia (có kèm Hán tự), cùng... Nhất Thống Chí, đầm Cù Mông phía Bắc huyện Sông Cầu, là địa phận thuộc ba thôn Tuỳ Luật, Hội Phú và Vĩnh Cửu, mặt đầm rộng trên 2.000ha Trong đầm Cù Mông có hòn Nần là một đảo nhỏ có di n tích khoảng 1 mẫu tây, toàn đá lô nhô, không có cây cối rậm rạp như những đảo khác mà chúng ta thường hay thấy Gọi là đảo, nhưng kỳ thực đó là một tảng đá gốc nằm xoải dài theo hướng Bắc-Nam, chỗ rộng nhất khoảng... vớt xâu thịt khỏi nồi nước sôi lập tức thả ngay vào một thau nước đá cục được chuẩn bị sẵn Chính cái lạnh dưới 00C của đá sẽ làm cho bề mặt miếng thịt se lại, giữ nước ngọt trong miếng thịt và đặc biệt làm cho miếng thịt, miếng lòng vừa trắng vừa giòn Miếu Công Thần Địa chỉ hiện nay Xuân Cảnh - Sông Cầu - Phú Yên Vị trí Miếu xã Xuân Cảnh, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên Miếu nằm trên đảo Hòn Nầng, giữa . thái biển… Bãi Bàng - Bãi Bàu - Bãi Nhổm - Bãi Rạng Là một trong những điểm du lịch biển lý tưởng nằm dọc theo tuyến đường Qui Nhơn - Sông Cầu( Quốc lộ 1D),. Sông Cầu được mệnh danh là xứ dừa của Phú Yên. Dừa ở Sông Cầu thân cao tỏa bóng mát rợp trải dài từ chân đèo Cù Mông đến tận dốc Gành Đỏ. Sông Cầu có một

Ngày đăng: 01/12/2013, 15:12

Hình ảnh liên quan

Đứng trên những đồi cát cao nhìn xuống, bãi biển Từ Nham giống như hình hai cánh cung lớn ôm lấy Vũng Quan và Vũng Mo O với mặt nước xanh thăm thẳm - Tài liệu Một số di tích lịch sử - văn hóa ở Sông Cầu

ng.

trên những đồi cát cao nhìn xuống, bãi biển Từ Nham giống như hình hai cánh cung lớn ôm lấy Vũng Quan và Vũng Mo O với mặt nước xanh thăm thẳm Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan