Gián án Phương pháp làm bài trắc nghiệm đạt điểm cao

12 551 0
Gián án Phương pháp làm bài trắc nghiệm đạt điểm cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Phương pháp làm bài trắc nghiệm TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN A. NHỮNG ĐIỂM CHUNG CẦN LƯU Ý Như đã trình bày trong các phần ở trên, để làm tốt bài thi trắc nghiệm, thí sinh cần học tất cả tất cả kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và vận chúng chúng một cách thành thạo trong các nội dung thi khác nhau. Các câu hỏi trong bài thi trắc nghiệm (40-50 câu cho bài thi tốt nghiệp và 80-100 câu cho bài thi tuyển sinh) đề cập đến các nội dung, kiến thức khác nhau và thời gian làm bài cũng được tính toán chặt chẽ nên thí sinh không nên "học tủ" hoặc nghĩ đến khả năng quay cóp khi làm bài. Các nội dung kiến thức về ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng ,v.v . trình bày trong các cuốn sách của chương trình THPT đã được sắp xếp trong một hệ thống hoàn chỉnh. Nếu học hết các nội dung trong sách, trả lời hết các câu hỏi và giải hết các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập là thí sinh đã có thể đạt được điểm tốt trong khi làm bài thi trắc nghiệm. Thường xuyên rèn luyện nâng cao kỹ năng thực hiện bài thi trắc nghiệm. Bài thi đuợc thiết kế có phần khác với kiểu tự luận quen thuộc nên thí sinh cần rèn luyện thói quen đọc và hiểu đúng yêu cầu của câu hỏi và nội dung của phương án trả lời. Tập thành thạo cách tô đậm các ô trả lời bằng bút chì, tô làm sao cho chủ độ đậm, vừa kìn vòng tròn, nhanh. Ngoài ra cũng cần rèn luyện kỹ năng tẩy các phương án trả lời sai, tẩy sách mà không làm rách tờ giấy trả lời (answer sheet). Trên phiếu trả lời trắc nghiệm, chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và tô chì đen ở các ô tròn, chỉ được tô bằng bút chì không được tô bằng bút bi, bút mực. Khi tô, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô, không gạch chộo hoặc chỉ dùng ký hiệu đánh dấu. Để cho bài làm được chấm bằng máy, thí sinh cần phải chú ý giữ phiếu trả lời sạch sẽ, không làm rách, làm nhàu hoặc có vết gấp, quăn một Đồng thời thí sinh cũng phải lưu ý không được tự ý viết thêm gì ngoài những mục cần khai trên phiếu trả lời vì bài làm sẽ bị coi là đánh dấu, phạm qui và không được chấm điểm. Thí sinh nên luyện tập làm các bài thi trắc nghiệm mẫu trong điều kiện như thật, theo đúng thời gian quy định. Sau khi làm xong toàn bài mới nên kiểm tra trong phần đáp án. Phải thật lưu ý đến các câu mình làm chưa đúng, và tìm hiểu nguyên nhân tại sao chưa đúng. Qua đó thấy được điểm yếu của mình để tập trung rèn luyện cho có trọng tâm. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết để làm bài. Ngoài các đồ dùng cần thiết cho một bài thi thông thường, đối với thi trắc nghiệm cần chuẩn bị thêm từ 3-5 bút chì màu đen đã gọt sẵn. Đừng quên mang theo tẩy chì và dụng cụ gọt bút chì. Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia về thi trắc nghiệm, thí sinh cần lưu ý làm đến câu trắc nghiệm nào thì dùng bút chì tô ngay ô tròn trả lời trên phiếu, ứng với câu trắc nghiệm đó. Tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu vì dễ bị thiếu thời gian. Không nên dừng quá lâu trước 1 câu trắc nghiệm nào đó. Tóm lại thí sinh cần lưu tâm một số yếu tố mang tính kỹ thuật sau đây khi làm bài · Làm đến câu trắc nghiệm nào thí sinh phải dùng bút chì tô ngay ô tròn trả lời trên phiếu trả lời, ứng với câu trắc nghiệm đó, tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu trả lời vì dễ bị thiếu thời gian. · Tránh việc chỉ trả lời trên đề thi hoặc giấy nháp mà quên tô trên phiếu trả lời. · Chỉ tô các ô tròn bằng bút chì. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh dùng tẩy tẩy thật sạch chì ở ô cũ, rồi tô kín ô khác mà mình mới lựa chọn. · Số thứ tự câu trả lời mà thí sinh làm trên phiếu trả lời phải trùng với số thứ tự câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi, chú ý tránh trường hợp trả lời câu này nhưng tô vào hàng của câu khác trên phiếu trả lời. · Tránh việc tô hai ô tròn trở lên cho một câu trắc nghiệm vì máy sẽ không chấm, câu đó sẽ không được tính điểm. · Không nên dừng quá lâu trước một câu trắc nghiệm nào đó. Nếu không làm được câu này, thí sinh nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác. Cuối giờ có thể quay trở lại làm câu đã bỏ qua nếu còn thời gian. B. MỘT SỐ CÁCH GIẢI BÀI TẬP CỤ THỂ Trong phần này chúng tôi sẽ trình bày một số gợi ý cách làm các câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng câu đơn (single sentence) và dưới dạng một bài đọc (a text) và phần nhận diện lỗi (error identification) 1. Các câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng câu đơn. Trong khi luyện cũng như trong phòng thi, thí sinh cần lưu tâm đến các đặc điểm sau của các loại câu này: Thứ nhất, các câu này kiểm tra tương đối toàn diện kiến thức ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng, vv) và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ (viết và đọc). Vì thế thí sinh cần đọc kỹ yêu cầu làm bài và xác định nghe xem kiến thức mà người thiết kế đề thi muốn kiểm tra là gì Thứ hai, cần đọc hết câu dẫn và cả bốn lựa chọn để xác định xem: từ loại cần điền vào chỗ trống là danh từ, động từ, hay tính từ ,vv nghĩa của từ cần điền vào chỗ trống cho phù hợp với nghĩa của toàn câu dạng thức ngữ pháp của từ cần phải điền vào chỗ trống. Chúng ta hãy cùng phân tích một ví dụ câu sau: Tony was . when he passed the entrance exam. A. tired B. pleased C. like D. pleasure Trong câu trên, chúng ta thấy từ cần điền vào chỗ trống phải là một tính từ vì từ này đi sau động từ "to be". Vậy ta loại được các phương án C (động từ) và D (danh từ). Trong số hai tính từ còn lại (A và B), thì đáp án B (pleased) là hợp nghĩa trong văn cảnh của câu. Thứ ba, kể cả khi đã "nhìn thấy" từ đúng cho chỗ trống, thí sinh cần phải đọc cả bốn phương án đã cho vì yêu cầu của bài có thể, và thường là chọn phương án đúng nhất. Trong số các phương án đã cho có thể có tới hơn một phương án đúng, nhưng trong bố cảnh của câu đó, chỉ có một phương án đúng nhất. Đặc biệt là không nên dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, sau đó lựa chọn phương án, ví dụ trong câu sau: Mrs. Lan has been elected to be the _____ of the hotel. A. director B. manager C. boss D. chair Trong câu này, chúng ta thấy cả bốn phương án đều có nghĩa là người đứng đầu (giám đốc, người quản lý, sếp, chủ tịch) của một đơn vị, cơ quan, tổ chức. Trong câu trên, nhiều thí sinh cho rằng từ "boss" là tốt nhất vì nó bao hàm nghĩa chung nhất. Phương án này cũng đúng, nhưng trong bối cảnh của câu này thì phương án "manager" là đúng nhất vì đây là người quản lý của một khách sạn "a hotel". Thứ tư, kể cả khi không quyết định được phương án nào là phương án đúng, thí sinh cũng không nên quá lo sợ mà hãy bình tĩnh loại bỏ những phương án có khả năng bị sai nhiều. Thông thường người ra đề thi đưa vào hai phương án "chắc chắn sai". Còn trong hai phương án còn lại, hãy lựa chọn phương án mình cảm thấy là đúng hơn. Tất nhiên cảm giác về ngôn ngữ của chúng ta cũng có thể sai, nhưng lựa chọn một trong hai phương án còn lại vẫn tốt hơn là làm mò hoàn toàn, ví dụ It took Lan a long time to find the pair of shoes that her blue trouserss. A. liked B. fitted C. agreed D. matched Trong số các phương án trên, chúng ta có thể loại được ngay các phương án A và C vì nghĩa không phù hợp. Nếu không phân biệt được sự khác nhau giữa hai đáp án B và D, thí sinh nên theo cảm tính của mình lựa chọn một trong hai, và khả năng đúng của chúng ta sẽ là 50/50 chứ không phải là 25/100. Trong trường hợp trên phương án D là đúng vì nghĩa của câu là hợp về mầu sắc. Cuối cùng là trong bất kỳ trường hợp nào cũng không nên bỏ một câu nào vì có nếu chọn sai cũng không bị trừ điểm. 2. Bài đọc hiểu trắc nghiệm (multiple-choice comprehension questions). Bài tập đọc hiểu nhằm kiểm tra khả năng đọc bằng mắt lấy thông tin để lựa chọn phương án đúng cho các câu hỏi về bài đọc đó. Có những yêu cầu lấy thông tin chính (main idea), lấy thông tin chi tiết (details). Thông thường các câu hỏi yêu cầu thí sinh chọn đúng thông tin về dữ kiện và số liệu (facts and data) có trong bài. Cũng có thể có những câu khó hơn, yêu cầu thí sinh phải hiểu được ẩn ý (implied idea) hoặc ý kiến, quan điểm (opinion) của tác giả đối với vấn đề được nêu trong bài đọc. Tuy nhiên trong các kỳ thi gần đây, chủ yếu các câu hỏi của phần này chỉ yêu cầu thí sinh xác định đúng thông tin về dữ kiện và số liệu. Trong bài thi trắc nghiệm, hai loại hình đọc hiểu phổ biến nhất là đọc và lựa chọn từ chính xác nhất để điền vào chỗ trống, và đọc sau đó lựa chọn phương án trả lời đúng nhất cho một số câu hỏi về bài đọc như minh họa trong phần 2 ở trên. Có nhiều quan điểm khác nhau về cách làm bài này. Về cơ bản thì các chuyên gia về thi cử đưa ra hai cách chính. Cách thứ nhất là đọc các câu hỏi trước sau đó đọc bài để tìm thông tin trả lời các câu hỏi đó. Cách này thường dùng cho các bài đọc dài, ví dụ trong các bài thi đọc hiểu của IELTS. Cách thứ hai là đọc bài trước, sau đó đọc các câu hỏi và quay trở lại bài để tìm thông tin trả lời. Cụ thể các bước thực hiện cách làm này như sau: Đọc nhanh một lượt từ đầu đến cuối. Mục đích của lần đọc này là nằm được chủ đề của bài viết và nội dung sơ lược của nó. Trong khi đọc, thí sinh bỏ qua mọi từ mới. Thậm chí nếu không hiểu cả một câu nào đó cũng có thể bỏ qua để đọc tiếp. Đọc kỹ câu hỏi và tất cả các phương án A, B, C, D, sau đó xác định xem chỗ nào trong bài đọc có thông tin giúp lựa chọn phương án đúng nhất. Cần chú trọng đến các từ đồng nghĩa giữa bài đọc và các phương án Khi lựa chọn câu trả lời, luôn luôn kiểm tra lại bước 2 ở trên để đảm bảo chắc chắn là đã xác định đúng chỗ có thông tin cho câu hỏi mình đang trả lời. Để chọn được phương án trả lời đúng nhất, trước hết nên loại bỏ phương án chắc chắn sai (về số liệu, dữ kiện, vv), phương án không có thông tin trong bài đọc, phương án chỉ đúng một phần để còn lại phương án cuối cùng là phương án đúng nhất. Cần phân tích thật kỹ tất cả các phương án mà người ra đề đưa ra vì phương án trả lời đúng nhất có khi chỉ khác một từ so với các phương án còn lại. Khi đưa ra quyết định lựa chọn phương án đúng nhất, không nên sử dụng kiến thức của mình về vấn đề được bàn tới (hoặc các kiến thức không được nêu trong bài đọc. Phương án đúng nhất phải là phương án trả lời chínn xác nhất dựa vào thông tin có trong bài đọc. Như đã nêu ở trên, trong số bốn phương án đưa ra có tới ba phương án mang tính "gây nhiễu" (distractor). Những phương án gây nhiễu này có thể là các từ hoặc câu không đúng, chỉ đúng một phần, hoặc thông tin trong phương án đó không có trong bài đọc, hoặc một từ dùng trong phương án đó khác với từ dùng trong bài đọc (VD: trong bài là từ "should" còn trong phương án là từ "could" trong bài là từ "must" còn trong phương án là từ "will", vv. Chính vì vậy thí sinh nên đọc thật kỹ tất cả các phương án đưa ra. Chúng ta cùng phân tích một bài đọc hiểu làm ví dụ minh họa. In August 1964, an American man named Norman Cousins suddenly became very ill. Within a week, he was in hospital, unable to move his arms and legs and feeling terrible pain. It was impossible for him to sleep. His doctor said that it was unlikely that he would get better. Câu hỏi: Norman Cousins went to hospital because he . A. was unable to sleep. B. felt extremely unwell. C. found he could laugh. D. would never get better again. Đọc tất cả các phương án trên, chúng loại ngay được phương án B vì thông tin không có trong bài đọc. Phương án D có chứa một số từ giống như trong bài đọc nhưng cũng không đúng vì trong bài viết là "His doctor said that it was unlikely that he would get better". Phương án A thoại nhìn có vẻ đúng vì trong bài có câu "It was impossible for him to sleep". Nhưng đọc kỹ lại ta thấy là sau khi nhập viện rồi Norman mới không ngủ được, còn trước đó thì ta không biết, vì trong bài không đưa thông tin này. Vậy chỉ còn phương án C là đúng nhất vì "extremely unwell" là đồng nghĩa với "very ill" Đối với bài đọc hiểu dưới dạng chọn từ đúng nhất để điền vào chỗ trống, chúng ta cũng có thể áp dụng phương thức làm bài như trên. Ngoài ra các bạn nên tham khảo thêm về cách lựa chọn phương án đúng nhất cho trắc nghiệm câu đơn (single-sentence multiple- choice) như đã trình bày ở trên (phần a). 3. Bài tập xác định lỗi Đây là loại hình bài tập tương đối phổ biến trong nhiều kỳ thi tiếng Anh nói chung và thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng trong những năm gần đây. Trong bài thi trắc nghiệm môn Anh văn, loại hình bài tập này nằm trong phần kiểm tra kỹ năng viết của thí sinh. Yêu cầu của loại hình bài tập này là như sau: Trong những câu dưới đây, mỗi câu có bốn từ hoặc cụm từ được gạch dưới, trong đó có một chỗ sai. Xác định chỗ sai và viết câu trả lời trong phiếu trả lời. One of (the) most serious medical (problem) that mankind (is) facing is H5N1. ( từ sai) A B C D Chúng ta thấy là về cơ bản, chúng ta có thể áp dụng kỹ thuật làm bài giống như trong phần trắc nghiệm câu đơn. Người thiết kế các câu này muốn kiếm tra thí sinh kiến thức ngôn ngữ tổng quát, nhưng chủ yếu là các kiến thức về ngữ pháp (sử dụng thời, động từ, danh từ, tính từ, mạo từ, vv) từ vựng (dạng thức, sử dụng đúng từ trong văn cảnh, v.v ) Ví dụ trong câu trên, sau khi xem xột cả bốn từ gạch chân ta xác định được chỗ sai là B vì sau One of phải là một danh từ đếm được số nhiều. Các bạn hãy tham khảo lại cách làm các câu đơn trắc nghiệm như trong phần (a) ở trên. (Dân trí) - Thi trắc nghiệm là một cuộc đua về thời gian nên học sinh không nên dừng lại quá lâu ở bất cứ câu hỏi nào.Với những câu không biết chắc đáp án chính xác, nên dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt. Đó là chia sẻ của cô giáo Bùi Lan Anh, giáo viên môn Tiếng Anh Trường THPT Hà Nội - Amsterdam với học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT 2010. Với bài thi trắc nghiệm, các thí sinh đặc biệt chú ý tới vấn đề thời gian. Theo cô Bùi Lan Anh, để kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010 đạt hiệu quả cao, học sinh cần bám sát chuẩn kiến thức, nội dung chương trình ôn tập, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đối với môn Ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng, học sinh cần nắm vững cấu trúc đề thi do Bộ Giáo dục ban hành. Đề thi hàng năm thể hiện rất rõ những vấn đề cơ bản như: Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu và kỹ năng viết. Môn Ngoại ngữ là môn thi trắc nghiệm nên học sinh cần lưu ý một số kỹ năng làm bài như sau: I. Đọc đề bài: Ngay khi nhận đề thi, học sinh nên đọc lướt toàn bộ đề thật nhanh trong vòng vài phút, dùng bút chì gạch ngay vào những vấn đề cần lưu ý trong câu hỏi hoặc các loại bài như xác định cách phát âm, tìm đúng dạng của từ, tìm lỗi sai trong câu II. Xác định loại bài: Để tiết kiệm thời gian, khi làm bài thi, học sinh nên chia câu hỏi thành 3 nhóm. Nhóm 1: là câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được ngay (ví dụ như cách chia động từ khi có điểm thời gian xác định, các giới từ quen thuộc đi với động từ hoặc tính từ, xác định mạo từ .). Nhóm 2: là những câu hỏi hoặc vấn đề cần phải tính toán và suy luận (thường thể hiện trong các bài đọc hiểu, tìm thông tin đúng hoặc sai, hoặc suy diễn để tìm ý chính cho đoạn văn ). Nhóm 3: là những câu hỏi còn phân vân hoặc vượt quá khả năng của mình thì học sinh cần đọc kỹ lại và dành thêm thời gian để lựa chọn cho đúng. III. Phương pháp loại trừ Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại. Thường trong bốn đáp án của mỗi câu hỏi, chắc chắn đã có hai đáp án loại bỏ ngay và chỉ để ý hai đáp án còn lại sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn được câu trả lời chính xác và việc lựa chọn này cũng nên quyết đoán. Vì thi trắc nghiệm là một cuộc đua về thời gian nên học sinh không nên dừng lại quá lâu ở bất cứ câu hỏi nào.Với những câu không biết chắc đáp án chính xác, nên dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt. Tuyệt đối không nên để trống một câu nào. Kể cả với những câu không thể trả lời được cũng nên đánh dấu vào một trong các phương án bởi nếu may mắn, học sinh có thể trả lời đúng còn nếu trả lời sai thì cũng không bị trừ điểm. IV. Chú ý tới vấn đề thời gian: Đối với mỗi câu hỏi, học sinh sẽ có khoảng từ 1 đến 2 phút để tìm ra đáp án trả lời. Học sinh cần đặc biệt lưu ý những câu hỏi "bẫy", đưa ra nhiều đáp án gần giống với đáp án đúng. Cần hết sức thận trọng và đọc kỹ, hiểu kỹ câu hỏi và các phương án trả lời để lựa chọn chính xác nhất. Không nên mất nhiều thời gian vào những câu hỏi mà mình không rõ. V. Một số gợi ý ôn tập môn tiếng Anh: 1. Học sinh nên ôn tập theo chủ đề. Mỗi một chủ đề đều cung cấp cho người học một số lượng từ đủ để đọc hiểu một đoạn văn tương tự theo chủ đề đó. 2. Nắm vững các hiện tượng ngữ pháp thông qua các bài tập đã được sách giáo khoa cung cấp như phần Language Focus (các loại bài chia động từ theo các thì (tenses), qui tắc phù hợp về thì (Sequence of tenses), câu chủ động, bị động, các loại câu và cách kết hợp các loại câu cơ bản .). 3. Làm lại tất cả các bài ôn tập (Consolidation) trong sách. Đây là loại bài tổng hợp kiến thức cơ bản nhất, giúp cho người học khái quát được những vấn đề đã học qua mỗi một chủ đề. Tôi đánh giá rất cao loại bài tập này. 4. Phần khó và hay sai nhất là phần phát âm (Pronuciation), học sinh nên đọc toàn bộ các từ mới ở phần Glossary, vừa kết hợp ôn từ mới, vừa luyện và ghi nhớ cách phát âm cũng như cách đánh trọng âm. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao nhất trong kì thi tốt nghiệp năm học 2009-2010! Để đạt điểm cao môn Tiếng Anh. (Hiếu học). Môn tiếng Anh là môn thi bằng hình thức trắc nghiệm nên các bạn không nên học tủ và khi làm bài phải biết phân phối thời gian hợp lý. Bài thi trắc nghiệm môn tiếng Anh thường gồm 50 câu với thời gian làm bài là 60 phút. Đối với môn Tiếng Anh, đề thi căn bản thường gồm những dạng sau: 1) Đọc hiểu: đề thi nào cũng có phần đọc hiểu gồm 5 hoặc 10 câu chiếm từ 1 đến 1,5 điểm. Để tăng cường về kỹ năng này, học sinh có thể tham khảo chiến lược làm bài đọc hiểu trong các sách luyện thi TOEFL hoặc IELTS. Lưu ý, bạn không nên sa đà vào từng câu chữ sẽ dễ bị quên lượng thời gian cho phép. 2) Chọn từ: điền vào khoảng trống trong đoạn văn, gồm 5 câu. Lưu ý cấu trúc câu để chọn đáp án phù hợp: các phần quán từ, giới từ, danh từ, tính từ, động từ… 3) Ngữ âm và trọng âm: Gồm 5 câu, ngữ âm 3 câu và trọng âm (stress) 2 câu. Cần phải luyện để xác định được trọng âm cũng như nguyên tắc phát âm cơ bản. 4) Chọn lựa đa dạng – tổng hợp: Cách dùng các thì, sự hòa hợp giữa các thì, thụ động cách, câu gián tiếp, mệnh đề tính từ, mệnh đề danh từ, mệnh đề trạng từ, giới từ . và những câu hội thoại, giao tiếp, những câu tìm lỗi (find the error). Tổng cộng phần này khoảng 30 đến 35 câu. 5) Các chú ý: - Chú ý yếu tố thời gian để xác định thì, định dạng động từ đi sau một số động từ hay cụm từ khác nhau. - Các danh từ, đại từ: Số ít, số nhiều, đếm được hay không đếm được, hài hòa với hình thức của động từ. - Nhận dạng các tính từ, trạng từ: Vị trí và cách dùng, so sánh hơn-nhất, đồng tiến, lũy tiến. - Lưu ý dạng hoàn tất câu theo cấu trúc, chú ý sự thay đổi tương xúng của chủ ngữ, thì của động từ, trạng từ thời gian. Thông thường khi làm bài thi, các bạn hay mắc sai về giới từ, đặc biệt là các giới từ cực kỳ quen thuộc như: on Monday, On 2th September, leave London, leave for London . (Các giới từ thường phải thuộc lòng, vì lúc thì chúng theo sau tính từ, lúc theo sau động từ, khi lại liên kết giữa hai danh từ…) Tiếp theo là sai về cấu trúc câu đơn giản như there is, there are, sự hòa hợp giữa các thì, sự hòa hợp giữa chủ từ và động từ, cách dùng động từ khiếm khuyết . Nếu các bạn mất căn bản, nên nhờ sinh viên hoặc giáo viên có kinh nghiệm kèm riêng để bổ sung ngay kiến thức. Bên cạnh đó, thường xuyên làm bài tập để ôn luyện các kiến thức là cách để nhớ sâu: Các bạn phải tự lý giải cho được việc chọn lựa các câu trả lời của mình. Ngoài ra, các bạn nên sưu tầm các đề thi học kỳ, tốt nghiệp THPT và ĐH - CĐ của các năm học trước để nắm vững dạng đề thi. Trong lúc làm các đề thi này, các bạn nên tự canh giờ, làm bài nghiêm túc như khi đi thi. Sau đó so kết quả làm bài với đáp án, tự chấm bài, ghi chú những phần lỗi sai để xem lại hoặc nhờ bạn bè, thầy cô giải thích. Quá trình làm bài có thể chia làm 4 bước như sau: - 10 phút chọn ngay cho các câu dễ. - 10 phút làm các câu khó hơn. - 20 phút làm phần đọc hiểu và chọn từ điền vào khoảng trống. - 20 phút còn lại: kiểm tra và tô đen (nhớ tô đậm ) đáp án, chắc chắn không để sót câu nào . Các bạn không nên quá tập trung thời gian cho một dạng bài nào đó, bởi như thế sẽ không thể đạt kết quả tối đa vì không còn thời gian để làm những dạng bài khác. Trường hợp không đủ giờ để suy nghĩ cho những câu khó cuối cùng còn lại, hẳn nhiên các bạn sẽ chọn theo "chiêu" rất quen thuộc khi làm bài trắc nghiệm môn tiếng Anh: đó là A,B,C,D tùy thích(!), phải không? Chúc bạn vui khỏe, đạt kết quả tốt trong các kỳ thi, thân Để đạt điểm cao môn Tiếng Anh 24/02/2010 0:43 Đối với môn Tiếng Anh, học sinh cần nắm vững kiến thức căn bản như cách dùng các thì, sự hòa hợp giữa các thì, thụ động cách, câu gián tiếp, mệnh đề tính từ, mệnh đề danh từ, mệnh đề trạng từ . Trong trường hợp các em mất căn bản, nên nhờ sinh viên hoặc giáo viên có kinh nghiệm kèm riêng để bổ sung ngay kiến thức. Bên cạnh đó, thường xuyên làm bài tập để ôn luyện các kiến thức là cách để nhớ sâu. Nếu là bài tập dạng trắc nghiệm, các em phải tự lý giải cho việc chọn lựa các câu trả lời của mình. Tránh tình trạng chọn câu trả lời một cách hú họa, vừa mất thời gian, vừa không hiệu quả. Ghi chú câu hỏi thuộc các phần văn phạm không biết, không hiểu rõ để nhờ bạn hoặc thầy cô hỗ trợ. Việc làm này sẽ giúp các em nhớ từ vựng, giới từ và các điểm văn phạm đã học. Ngoài ra, các em sưu tầm các đề thi học kỳ, tốt nghiệp THPT và ĐH - CĐ của các năm học trước để nắm vững dạng đề thi. Trong lúc làm các đề thi này, các em nên tự canh giờ, làm bài nghiêm túc như khi đi thi. Sau đó so kết quả làm bài với đáp án, tự chấm bài, ghi chú những phần lỗi sai để xem lại hoặc nhờ bạn bè, thầy cô giải thích. Đặc biệt, học sinh nên đọc thêm các bài đọc có nội dung liên quan với các bài khóa. Cụ thể: Đối với thi tốt nghiệp THPT là các đề tài trong sách giáo khoa lớp 12, đối với thi đại học là các đề tài trong sách giáo khoa THPT để mở rộng kiến thức, vốn từ, củng cố văn phạm và rèn kỹ năng đọc hiểu. Vì đề thi nào cũng có phần đọc hiểu gồm 5 hoặc 10 câu chiếm từ 1 đến 1,5 điểm. Để tăng cường về kỹ năng này, học sinh có thể tham khảo chiến lược làm bài đọc hiểu trong các sách luyện thi TOEFL hoặc IELTS. Thông thường khi làm bài thi, học sinh hay mắc sai về giới từ đặc biệt là các giới từ cực kỳ quen thuộc như: on Monday, On 2th September, leave London, leave for London . Tiếp theo là sai về cấu trúc câu đơn giản như there is, there are, sự hòa hợp giữa các thì, sự hòa hợp giữa chủ từ và động từ, cách dùng động từ khiếm khuyết . Về phân chia thời lượng làm bài, các em hay dừng quá lâu ở mỗi câu, mất nhiều thời gian cho phần đầu của đề thi (trắc nghiệm) và không đủ thời gian làm các câu hỏi phần sau (đôi khi dễ hơn). Như vậy các em bị mất điểm sẽ rất uổng. Tóm lại, vì là môn thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan nên các em không nên học tủ. Tốt nhất là thường xuyên làm các bài thi thử và canh giờ, trung bình phút cho một câu hỏi. Nếu đã hết một phút mà các em vẫn chưa chọn được câu trả lời, các em nên đánh dấu câu hỏi đó, làm sang câu kế tiếp. Khi làm xong bài sẽ quay lại các câu đã đánh dấu. Trường hợp không đủ giờ để suy nghĩ cho các câu khó, các em nên chọn theo trực giác - một "chiêu" rất quen thuộc khi làm bài trắc nghiệm. Lê Thị Kim Loan (Tổ trưởng Tổ tiếng Anh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM Bài đọc hiểu – coi chừng mất điểm oan Trong đề thi tiếng Anh, thường có từ 1 đến 2 bài đọc chiếm tỉ lệ điểm từ 20-30% trên tổng điểm. Mục đích của người ra đề thi là thí sinh phải hiểu được sơ lược nội dung của bài viết và trả lời được các câu hỏi liên quan đến (WH- Questions): Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Và vì sao? Ở những bài đọc dạng này, đọc để hiểu được tường tận thì khó nhưng đọc để trả lời được các câu hỏi của bài thi thì không hẳn là quá khó khăn. Tuy nhiên nhiều thí sinh mất điểm oan khi làm bài đọc, một số lỗi thí sinh hay mắc phải đó là: - Cố tìm hiểu chi tiết nội dung của bài viết thay vì cần hiểu ý chính, thông tin câu hỏi có sẵn trong bài hoặc những đáp án lựa chọn cho sẵn. - Dành quá nhiều thời gian cho tìm hiểu, phán đoán ý nghĩa của từ vựng thay vì hiểu ý chính của câu và của đoạn để tìm ngay ra đáp án phù hợp. - Làm theo thứ tự câu hỏi (tư duy truyền thống là câu hỏi sẽ được hỏi tuần tự theo bài đọc) thay vì lựa chọn câu hỏi và đáp án phù hợp với nội dung để hoàn thành (vì là bài thi trắc nghiệm khách quan nên các câu hỏi được đảo vị trí, đảo trật tự câu). - Chỉ đọc lướt ý của câu hỏi mà không chú trọng vào nghĩa phủ định của các từ trong câu hỏi dẫn đến việc hiểu nhầm nội dung câu hỏi. Ví dụ: Trong câu số 8, 9 và câu 18 (Mã đề thi 174 - môn tiếng Anh, Khối D, năm 2009) Question 8: The author refers to all of the following notions to describe Modern Times EXCEPT “______”. A. entertainment B. satire C. criticism D. revolution Đáp án của câu này là: D. revolution. Một cách dễ hiểu nhất là câu này không xuất hiện trong bài. Những dạng câu hỏi như thế này hay xuất hiện phần phủ định ở cuối câu dùng với liên từ như: but, except, excluding…hoặc cụm từ: not true, not correct, not mentioned, do not refer… Mất điểm trong phần câu hỏi ngữ âm, dấu trọng âm Trong đề thi, phần thi này chỉ chiếm 5 câu hỏi tuy nhiên thang điểm của phần này lại chiếm tỉ lệ xấp xỉ 10% tổng điểm của bài thi. Phần ngữ âm và dấu trọng âm thường gây khó khăn cho không ít thí sinh khi làm bài thi xuất phát từ một số yếu tố sau: - Tâm lí e ngại khi gây tiếng ồn nên cố gắng đọc thầm hoặc đọc thật nhỏ. Khi làm bài thi, trong phần này nếu thí sinh không đọc bật hơi (phát thành tiếng) các từ vựng trong câu hỏi thì khó mà xác định được dấu trọng âm, hoặc tìm ra các đọc khác nhau giữa các từ cho sẵn. - Cố tìm ra cách đọc thay vì tìm hiểu kĩ cấu âm của từ vựng đó: sự liên kết giữa các phụ âm, nguyên âm đơn, nguyên âm ghép, âm câm, âm vô thanh/hữu thanh…Vì vậy, trước khi đọc bật hơi thí sinh cần phân loại được các cấu âm của từ vựng chủ động ghi nháp dấu trọng âm của các từ trong câu hỏi. - Thí sinh không mở rộng nhóm từ, từ loại hoặc các từ có cách đọc giống nhau mà chỉ giới hạn trong 4 đáp án cho sẵn. Ví dụ: Trong câu 11 (Mã đề thi 105 - môn tiếng Anh, Khối D, năm 2008). Câu 11: A. apply B. persuade C. reduce D. offer Khi đọc bật thành tiếng các từ này thí sinh sẽ dễ dàng có được: a`pply; per`suade; re`duce (bổ sung thêm từ: ac`cept) trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2, còn `offer (trọng âm nhấn vào âm tiết thứ nhất, bổ sung thêm từ: `access). Thử tưởng tượng nếu chỉ đọc thầm các từ trên các thí sinh sẽ mất bao nhiêu thời gian để tìm ra cách đọc khác? Để rèn luyện và ghi điểm với phần này thí sinh nên học các đọc từ từ các phần mềm từ điển (Longman, Cambridge hoặc Oxford Dictionary) hoặc các từ điển trực tuyến khác. Chọn phương án có sát nghĩa với câu cho sẵn Phần thi này đòi hỏi kĩ năng viết câu đúng của thí sinh, và trong đề thi hằng năm thường chiếm tỉ lệ từ 8-15% tổng điểm. Ở dạng câu hỏi này chỉ một số thí sinh có khả năng ghi điểm tối đa còn phần lớn chọn đáp án một cách thụ động và may rủi, đâu là thách thức? - Phần lớn các câu cho sẵn được mặc định ở các dạng câu giao tiếp, hội thoại nên khi chuyển ý (sang dạng bị động/chủ động; câu trực tiếp/gián tiếp) thường sử dụng văn viết để chuyển dịch do đó về cơ bản cấu trúc câu, chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ … cũng thay đổi theo. - Câu hỏi có sử dụng các câu trần thuật, mệnh lệnh thức, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán khiến cho ý nghĩa của câu bị thay đổi, các động từ thường được sử dụng để thay thế như: ordered, forced, demanded, requested, suggested, warned, advised … - Câu hỏi sử dụng các câu giả định ở dạng đặc biệt và các câu đảo ngữ tạo ra những câu hỏi bẫy “trapped questions”. Trong trường hợp này thí sinh cần dùng tư duy và suy luận logic để hiểu rõ định dạng câu từ đó phân tích các mệnh đề chính qua đó tìm ra ý nghĩa của câu so sánh với các đáp án tương đồng phù hợp. Ví dụ: Trong câu 72 (Mã đề thi 174 - môn tiếng Anh, Khối D, năm 2009) Question 72: He survived the operation thanks to the skilful surgeon. A. He survived because he was a skilful surgeon. B. Though the surgeon was skilful, he couldn’t survive the operation. C. There was no skilful surgeon, so he died. D. He wouldn’t have survived the operation without the skilful surgeon. Đán án đúng: D. Đây là dạng câu giả định có một mệnh đề chính với một mệnh đề phụ sử dụng cụm liên từ nói tắt. Rõ ràng, một mệnh đề phủ định cộng với liên từ “without” đã làm thay đổi ý nghĩa của câu tạo ra (phủ định + phủ định = khẳng định). Ngày 11/6, Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn về tổ chức thi và chấm bài thi trắc nghiệm trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng tháng 7/2010 sẽ tổ chức thi trắc nghiệm hoàn toàn đối với các môn Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật). Thời gian làm bài 90 phút, đề thi không phân biệt giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao (chỉ có phần chung). Tại thời điểm này, các thí sinh tham gia khối D, môn tiếng Anh cũng đang khẩn trương trang bị và hoàn thiện cho mình những kiến thức tốt nhất để ghi điểm cao trong bài thi. Đây là giai đoạn nước rút trong một cuộc đua trường kì và đứng trước một kì thi quan trọng trong cuộc đời, không ít các thí sinh thường có tâm lí lo lắng và căng thẳng dẫn đến việc học tập không hiệu quả. Theo các chuyên gia ESL (English as a Second Language) tư vấn, đối với các thí sinh lúc này quan trọng nhất là phân bổ thời gian ôn tập hợp lí để đảm bảo sức khỏe, duy trì trí nhớ hiệu quả. 10 ngày trước ngày thi: - Bạn nên đi ngủ trước 12 giờ khuya, đảm bảo ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi ngày và tạo thói quen thức dậy sớm. Hãy bắt đầu một ngày mới bằng môn tiếng Anh. - Đề ra mục tiêu cá nhân, tập trung chủ yếu vào kĩ năng đọc, lựa chọn bất kì bài đọc hiểu nào mà bạn có thể đọc với mục tiêu tối thiểu từ 20-30 trang tài liệu/ngày. Đọc hiểu vào buổi sáng sớm sẽ giúp trí não bạn khởi động một cách thuận chiều, hiểu rõ được nội dung, kiến thức liên quan. Có thể mỗi ngày bạn đọc được nhiều hơn 30 trang tài liệu, tuy nhiên trước mỗi khi hoàn thành một bài đọc bạn nên đặt 3 câu hỏi và tự trả lời: a) Tác giả đã nói điều gì? b) Tại sao tác giả lại nói điều đó? c) Tác giả cảm nhận về những điều đó như thế nào? [...]... lưu ý trước và trong khi làm bài thi: Nên: - Trước khi khởi hành đến điểm thi, bạn nên đối soát lại danh mục các dụng cụ chuyên dụng cần thiết cho kì thi đã lập trước đó - Đọc kĩ tất cả các câu hỏi của bài thi trước khi bắt đầu làm bài, phân phối thời gian làm bài hợp lí - Theo thứ tự ưu tiên (năng lực cá nhân): - Chọn phần bài làm/ câu hỏi có thể làm được ngay; - Chọn phần bài đọc hiểu trước (giúp... thể liên quan đến các phần khác trong bài thi) Khi làm phần đọc hiểu, bạn nên đọc trước câu hỏi, các đáp án có liên quan đến thông tin trong bài rồi mới tiến hành đọc toàn bài và chọn đáp án chính xác; - Phần lớn các câu hỏi có hai đáp án lựa chọn gần giống nhau và/hoặc có thể thay thế thường, lúc này các bạn cần phải dùng phép loại suy hoặc buộc phải chọn phương án bạn cho rằng đúng nhất Lưu ý đến các... số chuyên đề, chủ điểm hoặc lĩnh vực mà bạn thấy mình cần hoàn thiện để dành thời gian ôn tập, hoàn thiện - Tập trung vào việc duy trì ăn ngủ (ăn đủ, ngủ vừa) kết hợp với tập thể dục nhẹ vào buổi sớm trước khi học bài sẽ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả, giảm nhẹ các áp lực 1 ngày trước ngày thi - Chọn đọc, xem một vài đoạn tin, bài báo có liên quan đến tiếng Anh miễn là chúng không làm cho bạn thấy mệt... cho bạn thấy mệt mỏi Lưu ý là chỉ đọc, xem lướt phần tiêu đề và chắc chắn thêm rằng đó là những bài báo hoặc đoạn tin mà bạn đã từng xem qua - Hãy quyết định xem bạn muốn làm điều gì nhất? Đọc sách, xem phim, nghe nhạc hay tán gẫu với bạn bè nhưng nhớ không nói chuyện đến thi cử Không ôn tập, không thực hành bài vở Bạn nên tự thưởng cho mình những phút giây thư giãn nhất - Trước khi đóng toàn bộ tủ sách,...- Đọc hiểu nhiều giúp bạn liệt kê, ôn tập và nắm bắt được nhiều cấu trúc, văn phong đã từng học một cách sâu và rộng Nên tránh chọn những chủ điểm mà bạn không thích đọc hoặc những chủ đề quá mới mẻ 5 ngày trước ngày thi - Cố gắng duy trì kế hoạch ôn tập của bạn như trên, trong thời gian này cũng cần dành một ngày thay đổi (có thể... phải chọn phương án bạn cho rằng đúng nhất Lưu ý đến các câu hỏi bẫy và các câu hội thoại có yếu tố của văn phong giao tiếp; - Ngay sau khi chọn được đáp án chính xác nên tô chì đủ đậm và kín ô trả lời; - Dành 5-7 phút cuối cùng để rà soát phần đáp án trả lời, hoàn thiện nốt các phần còn bỏ sót, tô thiếu… Không nên: - Trước giờ thi không ăn uống quá liều lượng, đặc biệt các đồ uống có cồn hoặc chất . 1. Phương pháp làm bài trắc nghiệm TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN A. NHỮNG ĐIỂM CHUNG CẦN LƯU Ý Như đã trình bày trong các phần ở trên, để làm tốt bài thi trắc. đúng. III. Phương pháp loại trừ Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn

Ngày đăng: 01/12/2013, 02:11

Hình ảnh liên quan

(Hiếu học). Môn tiếng Anh là môn thi bằng hình thức trắc nghiệm nên các bạn không nên học tủ và khi làm bài phải biết phân phối thời gian hợp lý - Gián án Phương pháp làm bài trắc nghiệm đạt điểm cao

i.

ếu học). Môn tiếng Anh là môn thi bằng hình thức trắc nghiệm nên các bạn không nên học tủ và khi làm bài phải biết phân phối thời gian hợp lý Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan