Bài giảng DE TAI TOT NGHIEP

17 2.6K 77
Bài giảng DE TAI TOT NGHIEP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hoạt động tạo hình của trẻ là một hoạt động tổng hợp khá phức tạp, qua hoạt động tạo hình trẻ bộc lộ các đặc điểm của nhân cách phát triển tâm lý của trẻ. Hoạt động tạo hình của trẻ có nguồn gốc xã hội, mang bản chất xã hội và đặc điểm lứa tuổi trẻ mầm non, là quá trình sinh lý tâm lý đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời có ý nghĩa rất quan trọng là đặt những nền tảng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, đây là trách nhiệm của ngành học Mầm Non. Trong chương trình Giáo dục mầm Non mới hiện nay, rất chú trọng khơi gợi hoạt động khám phá nơi trẻ, điều này chúng ta dễ nhận thấy đặc điểm rõ nét trong hoạt động tạo hình của trẻ mang tính duy kỷ, không chủ định, trẻ chỉ quan tâm trong quá trình tạo hình là “làm cái gì?” thể hiện biểu cảm cố gắng truyền đạt cho người xem hiểu được những suy nghĩ, thái độ tình cảm để phản ánh thế giới xung quanh trẻ. Như vậy, hoạt động tạo hình là phương tiện thích hợp là ngôn ngữ phong phú giúp trẻ không chỉ tiếp cận thế giới mà còn phản ánh thế giới thông qua nhận thức thể hiện tình cảm yêu thích, ghét, ước mơ, . Bằng kỹ năng vẽ, xé dán, nặn được thực hiện theo chương trình giáo dục Mầm Non mới cùng với sự tác động của sư phạm của giáo viên Mâm Non(từ nhà trẻ đến mẫu giáo) giúp trẻ khả năng cảm thụ, đánh giá cái đẹp hình thành cảm xúc thẩm mỹ. Giống như hoạt động vẽ, xé dán, hoạt động nặn trẻ được rèn luyện điều chỉnh hoạt động của mắt, não, các kỹ năng khéo léo, linh hoạt của đôi bàn tay như kỹ năng thể hiện các đường nét phối màu, bố cục, trang trí tác phẩm, đặc biệt chương trình hoạt động nặn là một trong những chương trình dạy trẻ thể hiện cấu 1 trúc nặn đẹp của hình khối của mọi vật và thể hiện phương thức sắp đặt nghệ thuật trong không gian ba chiều, điều này ảnh hưởng đến trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ sau này. Bằng phương pháp “chơi mà học, học bằng chơi” là phương pháp chủ đạo trong quá trình giáo dục trẻ, giáo viên mầm non cần biết khai thác các trò chơi dân gian (“tò he”, “đập niêu”) kích thích trẻ chơi với đất như 1 loại đồ chơi. Trong thời kỳ tiền tạo hình ở hoạt động nặn của trẻ thường đi qua nhanh hơn so với hoạt động vẽ do đặc điểm của vật liệu nặn có hình khối, dễ nặn, trẻ dễ dàng nhanh chóng tạo ra sản phẩm mong muốn. Vì vậy việc cần tiếp tục gây hứng thú tạo niềm say mê đối với hoạt động nặn là do vai trò tác động khéo léo của giáo viên. Lôi cuốn sự hứng thú của trẻ đối với hoạt động nặn, thu hút trẻ thích tham gia hoạt động, giúp trẻ nhận ra mối liên hệ giữa các thao tác nặn của giáo viên với sự xuất hiện và biến đổi lý thú của các hình nặn, kích thích trẻ chơi với đất như một loại đồ chơi. Hiện nay ở các trường Mầm Non, lớp dạy năng khiếu chỉ chú trọng về việc rèn kỹ năng vẽ cho trẻ, giáo viên lúng túng khi thực hiện môn Tạo hình trong chương trình Giáo dục Mầm Non mới. Kỹ năng dạy trẻ nặn chưa được giáo viên quan tâm, mặt khác do nguyên vật liệu đất nặn giá thành tương đối cao việc đầu tư phát triển hoạt động nặn ở trẻ chưa được các nhà trường đầu tư đúng mức. Xác định mục đích yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ trước xu thế phát triển của xã hội việc tăng cường yếu tố vui chơi vào các hoạt động dạy học làm chủ đạo là rất quan trọng thông qua hoạt động vui chơi, qua hoạt động tạo hình(nặn) giúp trẻ thấy được sự hấp dẫn của hoạt động nặn, trẻ được thể hiện điều trẻ cảm nhận, trẻ được sáng tạo được rèn luyện các kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay. Như vậy việc tìm kiếm “Một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động nặn” là lý do chọn đề tài khóa luận của chúng tôi. 2. Mục đích nghiên cứu: 2 Tìm hiểu thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động nặn, rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay và phát triển trí sáng tạo của trẻ bước đầu chuẩn bị cho trẻ học chữ, học viết ở trường phổ thông. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu: 3.1. Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ Mầm Non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tìm một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động nặn. 4. Giả thuyết khoa học: Việc tìm một số biện pháp kích thích nâng cao sự hứng thú giúp trẻ phát triển khả năng tập trung chú ý cao, giúp trẻ tăng cường khả năng phối hợp điều chỉnh hoạt động của mắt, tay, rèn luyện sự khéo léo linh hoạt của đôi bàn tay, tạo điều kiện tốt để trẻ học tốt ở trường phổ thông. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: -Phân tích và hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về hoạt động tạo hình, kỹ năng nặn của trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi để xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài. -Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức hoạt động nặn cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi, cách thức biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình nhằm khơi gợi nâng cao hứng thú, kỹ năng nặn cho trẻ 4-5 tuổi. 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 3 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Bao gồm: -Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của cô và trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình. -Phương pháp điều tra: Điều tra giáo viên Mầm Non bằng hệ thống câu hỏi nhằm nắm được thực trạng việc sử dụng một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ trong hoạt động nặn của giáo viên Mầm Non. -Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm các biện pháp được đề xuất để kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết. -Phương pháp thống kê toán học: Xử lý kết quả nghiên cứu bằng các công thức toán học thống kê. 7. Cấu trúc của đề tài: Lời cảm ơn. Mục lục. Phần 1: Phần mở đầu Phần 2: Nội dung nghiên cứu Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài. Chương II: Nghiên cứu thực trạng Chương III: Một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động nặn. Phần 3: Kết luận chung và kiến nghị sư phạm. Phần 4:Tài liệu tham khảo. 4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề: Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ Mầm Non, trong đó có hoạt động nặn, là hoạt động có đủ điều kiện tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người: Thành viên xã hội biết lao động tích cực sáng tạo và biện pháp trò chơi đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, lồng ghép trong quá trình tổ chức HĐTH. Nhưng do đặc thù của hoạt động “nặn” thời kỳ tiền tạo hình ở hoạt động nặn thường qua nhanh, vật liệu nạn có đặc điểm là hình khối trẻ dễ hình dung ra sản phẩm của các hình nặn, trẻ rất dễ mau chán không còn hứng thú hoạt động và kỹ năng tạo hình cũng như việc sử dụng hoạt động tạo hình nhằm phát triển cho trẻ ở giáo viên MN còn hạn chế. Vì vậy “Tìm những biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động nặn” là đề tài chúng tôi chọn để nghiên cứu. 2. Cơ sở lý luận cho việc thiết kế và tìm một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động nặn. 2.1. Một số vấn đề về hoạt động nặn cho trẻ MN -Mục đích của hoạt động nặn. -Nhiệm vụ của việc tổ chức hoạt động nặn cho trẻ Mầm Non. -Nội dung cơ bản của hoạt động nặn cho trẻ Mầm Non. -Cách thức tổ chức hoạt động nặn cho trẻ Mầm Non. +Tạo động cơ cho hoạt động nặn. +Các phương pháp tổ chức hoạt động nặn cho trẻ Mầm Non. +Các hình thức tổ chức hoạt động nặn cho trẻ Mầm Non. 2.2. Một số biện pháp nâng cao khả năng hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động nặn. 5 a) Kích hoạt hứng thú bằng biện pháp trò chơi: “Trò chơi hóa”. -Vai trò của trò chơi trong quá trình giáo dục trẻ. -Vai trò của trò chơi trong hoạt động tạo hình(nặn) b) Kích hoạt hứng thú trẻ trong các cuộc dạo chơi ngoài trời, vào đầu giờ học tạo hình, vào những câu chuyện, tác phẩm văn học. c) Kích hoạt hứng thú của trẻ qua các sản phẩm tham quan mang tính nghệ thuật dược bố trí trong không gian 2 chiều . thông qua ôn luyện, chơi, . d) Kích hoạt hứng thú đối với trẻ qua những sự vật hiện tượng có ấn tượng mạnh đối với trẻ bằng phương pháp thông tin tiếp nhận. 3.Kết luận chương 1. Dựa trên cơ sở lý luận của việc sử dụng biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động nặn thông qua các TC.chúng tôi thấy đó là nhu cầu cần thiết để phát triển tính tích cực hoạt động của trẻ nhiều nhất. 6 CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG 1. Nội dung nghiên cứu: -Nghiên cứu chương trình, giáo án của hoạt động nặn dành cho trẻ độ tuổi 4-5 tuổi ở trường Mầm Non. -Nhận thức của giáo viên mầm non về việc tìm “Một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động nặn”. -Nghiên cứu thực trạng việc tìm và sử dụng các biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động nặn. -Xác định mức độ hứng thú nặn của trẻ. 2. Phương pháp nghiên cứu: 2.1. Phương pháp quan sát tự nhiên: -Dự các giờ hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động nặn nói riêng. -Quan sát ghi chép để tìm hiểu những phương pháp, biện pháp giáo viên thường sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ cũng như những cách thức giáo viên thường sử dụng để gây hứng thú cho trẻ nặn trong hoạt động nặn. 2.2. Phương pháp đàm thoại: -Đàm thoại trực tiếp với giáo viên về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động nặn nói riêng mà giáo viên thường tiến hành. -Đàm thoại với giáo viên về những khó khăn mà giáo viên thường gặp trong quá trình thiết kế và sử dụng trò chơi tạo hình trong hoạt động tạo hình tạo sản phẩm nặn. -Trao đổi với giáo viên về cách thức giáo viên thường tiến hành để gây hứng thú nặn cho trẻ. 2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi: Câu hỏi điều tra tập trung vào các vấn đề sau: 7 -Nội dung giáo viên thường chú trọng trong quá trình tổ chức hoạt động nặn của trẻ. -Kỹ năng nặn của trẻ Mầm Non. -Nhận thức của giáo viên về việc tìm một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ nặn và mức độ sử dụng chúng. 2.4. Phương pháp phân tích sản phẩm tạo hình: Phân tích tất cả các sản phẩm tạo hình của trẻ đã tạo nên trên các giờ đã dự để đánh giá kỹ năng nặn của trẻ. 2.5. Phương pháp thông tin tiếp nhận: Để phát triển khả năng khái quát hóa cụ thể hóa dùng vận động thô để thể hiện vật, dùng vận động tinh để tạo ra đường nét đặc trưng của các sự vật với những đặc điểm cụ thể đặc trưng. 2.6. Phương pháp chỉ dẫn: Đây là phương pháp sử dụng tích cực vì trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi nặn bằng cách chắp ghép. 3. Tiêu chí và thang đánh giá. 3.1. Tiêu chí: Để đánh giá kỹ năng nặn của trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động nặn có sử dụng biện pháp gây hứng thú, chúng tôi dựa vào những tiêu chí và thang đánh giá sau: -Mức độ hứng thú của trẻ đối với các đối tượng. -Khả năng nắm bắt hình khối, đặc điểm của vật. -Khả năng ứng dụng những hiểu biết của trẻ vào hoạt động nặn 3.2. Thang đánh giá: -Loại tốt: Trẻ hứng thú, tích cực trao đổi ý kiến của bản thân, thê rhieenj cảm nhận về vẻ đẹp, nhận ra được nhịp sắp xếp đặc điểm đặc trưng của các đối 8 tượng trong thế giới xung quanh, đồng thời trẻ rất linh hoạt bắt chước tái tạo lại các hình dạng của đối tượng để tạo nên những sản phẩm đẹp(9-10 điểm). -Loại khá: Trẻ tích cực thể hiện ý kiến của bản thân về đặc điểm của đối tượng qua các trò chơi để tự mình bắt chước tái tạo ứng dụng vào hoạt động để tạo nên sản phẩm có tính thẩm mỹ (7-8 điểm) -Loại trung bình: Trẻ ít tham gia trao đổi ý kiến của bản thân chỉ có thể nhận ra đặc điểm của sự vật hiện tượng qua sản phẩm và bắt chước kiểu dáng nguyên vẹn để tạo ra sản phẩm dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Sản phẩm ít có tính thẩm mỹ (4-6 điểm) -Loại yếu: Trẻ không tham gia trao đổi ý kiến của bản thân khi trả lời các câu hỏi của cô không có khả năng bắt chước tái tạo lại ngay cả khi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Sản phẩm không có tính thẩm mỹ (1-3 điểm). 4. Kết quả nghiên cứu thực trạng: *Mức độ nội dung GV thường chú trọng khi tổ chức các hoạt động nặn cho trẻ. Rất chú trọng Chú trọng Ít chú trọng Không chú trọng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Chú trọng gây hứng thú, thu hút trẻ vào hoạt động nặn. Làm nảy sinh nhu cầu nặn cho trẻ. 23 76,6 7 23,3 0 0 0 0 Hình thành và phát triển kỹ năng nặn cho trẻ. 5 16,7 25 83,3 0 0 0 0 Quan tâm giúp trẻ đạt kết quả sau hoạt động. 0 0 22 73,3 8 26,7 0 0 9 Qua kết quả trên cho thấy hiện nay ở các trường Mầm Non, giáo viên đã rất chú trọng tới việc gây hứng thú, thu hút trẻ vào hoạt động nặn làm nảy sinh nhu cầu hoạt động nặn của trẻ. *Mức độ sử dụng các phương pháp biện pháp của GV trong quá trình tổ chức hoạt động nặn cho trẻ Mầm Non. Các phương pháp Thường xuyên sử dụng Ít sử dụng Không sử dụng SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) Quan sát Cho trẻ quan sát các sự vật hiện tượng tự nhiên. 30 100 0 6,7 0 0 Cho trẻ quan sát những sản phẩm do cô làm ra 4 93,3 2 86,7 0 0 Cho trẻ quan sát những sản phẩm của bạn. 25 13,3 26 16,7 0 0 Sử dụng đồ dùng trực quan Sử dụng bộ sưu tập tranh phục vụ cho giờ học. 2 83,3 5 93,3 0 0 Sử dụng vật thật. 30 6,7 28 0 0 0 Dùng lời Dùng hệ thống câu hỏi. 30 100 0 0 0 0 Chỉ dẫn trực quan. 25 100 0 16,7 0 0 Dùng bài thơ, câu đố nhằm kích thích hứng thú của trẻ. 9 83,3 5 70 0 0 Trò chơi Các trò chơi “sắm vai” (miêu tả theo chủ đề, miêu tả theo các tình huống chơi, .) 30 30 21 0 0 0 Các biện pháp vui chơi tìm hiểu thế giới xung quanh. 3 100 0 90 0 0 Các trò chơi sáng tạo (sử dụng các sản phẩm tạo hình đã hoàn thiện) 100 27 0 0 Kết quả trên cho thấy giáo viên đã sử dụng khá phong phú các biện pháp dạy học khác nhau trong quá trình tổ chức hoạt dộng tạo hình cho trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên mức dộ sử dụng thường xuyên các phương pháp, biện pháp có sự chênh lệch. Đa số giáo viên sử dụng phương pháp quan sát, dùng lời và sử dụng vật mẫu của cô. Phương pháp trò chơi chưa được giáo viên sử dụng thường xuyên. Giáo viên gặp khó khăn khi gây hứng thú cho trẻ vì vậy việc tìm biện pháp gây hứng thú cho trẻ còn hạn chế. 10 [...]... vẫn còn một số ít ý kiến giáo viên cho rằng chỉ nên gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động tạo hình (nặn) ở từng thời điểm và nội dung cụ thể Bởi vậy việc tìm kiếm được một biện pháp phù hợp với nội dung bài học, trình độ của trẻ, kích thích hứng thú của trẻ không phải đơn giản *Những khó khăn GV thường gặp khi thực hiện hoạt động nặn cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi STT Trò chơi lồng ghép khó thực hiện trong... nguồn kích hoạt nâng cao hứng thú của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đối với hoạt động nặn 11 +Nguồn trò chơi: trò chơi hóa (chơi với đất) +Nguồn kỹ năng gợi mở, lồng ghép của giáo viên: qua kể chuyện, câu đố, bài thơ, (còn hạn chế) +Nguồn sản phẩm từ hiệu ứng máy vi tính(sử dụng nhiều) *Những điều kiện để nâng cao hứng thú nặn cho trẻ Đồng ý STT Các điều kiện SL 1 Chuẩn bị về vốn kiến thức kinh nghiệm, kỹ... câu đố, câu chuyện, kích hoạt hứng thú trẻ theo tình huống qua giao tiếp, trẻ được huy 14 động vận dụng kinh nghiệm, vốn sống, kiến thức, kỹ năng tích lũy trong 4 năm đầu đời để giải quyết vấn đề: các bài tập cô yêu cầu 1.3 Quan điểm của tâm lý học duy vật biện chứng: Khẳng định: hoạt động tạo hình của trẻ là một hoạt động tổng hợp khá phức tạp, qua hoạt động đó trẻ bộc lộ các đặc điểm của một nhân... qua 3 giai đoạn: -Giai đoạn 1: Tiến hành thực nghiệm khảo sát -Giai đoạn 2: Tổ chức thực nghiệm hình thành -Giai đoạn 3: Tiến hành thực nghiệm kiểm chứng 4 Kết quả thực nghiệm: Thực hiện với hệ thống 10 bài tập tạo hình về nặn -Đối với trẻ nhóm đối chứng: các cháu tiếp nhận hứng thú bình thường như các hoạt động khác 17 . hệ thống câu hỏi. 30 100 0 0 0 0 Chỉ dẫn trực quan. 25 100 0 16,7 0 0 Dùng bài thơ, câu đố nhằm kích thích hứng thú của trẻ. 9 83,3 5 70 0 0 Trò chơi Các. dung cụ thể. Bởi vậy việc tìm kiếm được một biện pháp phù hợp với nội dung bài học, trình độ của trẻ, kích thích hứng thú của trẻ không phải đơn giản.

Ngày đăng: 30/11/2013, 12:11

Hình ảnh liên quan

Hình thành và phát triển kỹ - Bài giảng DE TAI TOT NGHIEP

Hình th.

ành và phát triển kỹ Xem tại trang 9 của tài liệu.
hình. - Bài giảng DE TAI TOT NGHIEP

h.

ình Xem tại trang 11 của tài liệu.
nhiều hình thức phong phú. - Bài giảng DE TAI TOT NGHIEP

nhi.

ều hình thức phong phú Xem tại trang 12 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan