Tài liệu Đề HSG cấp huyện lớp 9

4 424 0
Tài liệu Đề HSG cấp huyện lớp 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD HUYỆN KRÔNG NĂNG ĐỀ THI HSG HUYỆN-NĂM HỌC 2010-2011 TRƯỜNG THCS PHÚ XUÂN MÔN: ĐỊA LÝ 9 Thời gian làm bài:150 phút Câu 1(3 điểm): Trình bày tình hình phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên ? Câu 2(3 điểm): Em hãy trình bày tầm quan trọng của rừng ở nước ta và những biện pháp nào để bảo vệ rừng ? Câu 3(3 điểm): Đồng bằng Sông Cửu Long bao gồm những tỉnh, thành phố nào ? Câu 4(3 điểm): Cho biết vùng Đông Nam Bộ có những điều kiện tự nhiên nào thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ? Câu 5(3 điểm): Trình bày những lợi ích và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN ? Câu 6(3 điểm): Cho bảng số liệu hàng xuất nhập khẩu của nước ta qua các năm ( 1996-2000 ) ( Đơn vị USD) Năm Hàng hoá 1996 1997 1998 1999 2000 Hàng xuất khẩu 7.3 9.2 9.4 11.5 14.5 Hàng nhấp khẩu 11.1 11.6 11.5 11.7 15.6 a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện giá trị hàng xuất nhập khẩu của nước ta qua các năm ? b. Qua biểu đồ em có nhận xét gì về giá trị hàng xuất nhập khẩu của nước ta qua các năm (1996- 2000 ) ? Câu 7( 2 điểm ): Trình bày đặc điểm của ngành thương mại ở nước ta ? ………………Hết……………. PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN KRÔNG NĂNG TRƯỜNG THCS PHÚ XUÂN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2010-2011 Câu 1: * Cây cà phê: Không chịu sương muối, cần có lượng mưa 1500-2000mm/năm, độ ẩm không 70-80%. Cà phê không chịu gió mạnh, vì vậy cần có đai rừng chắn gió. Cà phê được trồng trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất đỏ bazan có tầng canh tác dày trên 70 cm, tơi xốp, thoát nước. Tây Nguyên có nhiều khả năng phát triển cây cà phê. Ở đây có hai vùng chuyên canh lớn: vùng cà phê Buôn Mê Thuộc và các huyện lân cận như KrôngPách, Đắc Min, Krông Ana, Krông Búc…; vùng cà phê Gia Lai gồm các huyện ở Nam Plây cu như Chư pá, Chư Prông, Chư sie… Ngoài ra cà phê còn phát triển ở Lâm Đồng. (1 điểm) *Cây chè: Tây Nguyên chủ yếu trồng giống chè trung du, thích hợp với nhiệt độ trung bình 20- 25 0 C và phát triển trên đất đỏ bazan ở độ cao 600-800 m. Chè cần lượng mưa bình quân mõi tháng trên 100m và độ ẩm không khí 70-90%. Ở Tây Nguyên điều kiện lượng mưa và độ ẩm tối ưu nhất là ở miền tây nam tỉnh Lâm Đồng, nên ba loại cây trồng là lá cây chè, dâu tằm, và đồng cỏ cho đàn bò sữa đều phát triển tốt nhất trong vùng này. Chè là cây trồng có qui mô lớn, có điều kiện mở rộng diện tích tập trung ở Bảo Lộc, Di Linh. Chè được phát triển ở độ cao trên 1500m ở vùng cầu Đát ( Lâm Đồng ) nhưng với qui mô nhỏ vì điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt hạn chế việc mở rông qui mô trồng chè. (1 điểm) * Cây Cao su : Trồng ở Tây Nguyên cho hiệu quả kinh tế không bằng ở Đông Nam Bộ, như cây cao su vẫn phát triển được chủ yếu trên độ cao 400- 600m ở phía tây và phía nam tỉnh Gia Lai như ở La Sơn, Đức Cơ, Chư Prông, Măng Giang …Ngoài ra, cao su cũng được trồng ở Krông Búc. (0,5 điểm) * Cây dâu tằm : được trồng với qui mô lớn trên vùng đất đỏ bazan Bảo Lộc. (0,5 điểm) Câu 2:* Tầm quan trọng của rừng : - Rừng phòng hộ đầu nguồn các sông, điều hoà dòng chảy trên mặt, dự trử nước ngầm, ngăn chặng tình trạng lũ quét, lũ úng ở miền núi. (0.25 điểm) - Rừng che phủ đất đai, chống xâm thực, xói mòn làm suy thoái, giữ độ ẩm và độ phì nhiêu cao của đất trồng. (0,25 điểm) - Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu, làm dảm khí thải độc hại trong khí quyển, giảm hiệu ứng nhà kính và các nhiễu loạn thời tiết qui mô toàn cầu.(0,25 điểm) - Rừng là môi trường sống của các loạu động vật hoang dã. Mất rừng chúng mất môi trường sống sẽ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. (0,25 điểm) - Ở nước ta rừng còn có tác dụng phòng hộ chắn sóng ven biển giúp quá trình bồi lắng mở rộng đồng bằng được thuận lợi, chắn cát bay và cồn cát di động vùi lấp đất và điểm dân cư (0,25 điểm) - Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi dốc, cần độ che phủ 40-50% mới đảm bảo cân bằng sinh thái vốn rất mong manh và khó lập lại cân bằng này(0,25 điểm) * Những biện pháp bảo vệ rừng : - Có qui hoạch tổng thể trên cả nước, diện tích các loại rừng như: Rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển, rừng đặc dụng, rừng kinh doanh khai thác, rừng khoanh ni, có kế hoạch bảo vê, khai thács hợp lí .(0,25 điểm) - Đầu tư vốn nhà nước và vốn vay nước ngồi, thực hiện chương trình trồng rừng mới 5 triệu ha rừng từ nay đến năm 2010 giảm diện tích đất trống đồi trọc, nâng độ che phủ rừng lên 40% diện tích.(0.25điểm) - Giao đất, giao rừng cho người dân để rừng có chủ, khai thác, bảo vệ rừng tốt hơn. (0,25 điểm) - Tun truyền giáo dục rộng rãi trong người dân vai trò và ý nghĩa của rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng .(0,25 điểm) - Có chương trình phát triể kinh tế vùng núi, chấm dứt tình trạng du canh, du cư, đốt rừng làm nương rẫy của đồng bào dân tộc.(0,5 điểm) Câu 3: Đồng bằng sơng Cửu Long bao gồm những tỉnh, thành phố sau : Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiêng Giang, Bạc Liêu, Cà Mau ( 3 điểm ) Câu 4: * Vùng đất liền : địa hình thoải, đất bazan, đất xám. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thuỷ tốt.( 1,5 điểm) * Vùng biển : Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế,. Thềm lục địa nơng rộng, giàu tiền năng dầu khí… ( 1,5 điểm) Câu 5: * Những lợi ích của Việt Nam trong ASEAN (2 điểm) Trong quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam với các nước ASEAN, tính chung từ năm 1990 đến nay, tốc độ tăng 26.8%. Hiện nay, bn bán với ASEAN chiếm 32,4% tổng bn bán với quốc tế của nước ta. Mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta sang ASEAN là gạo. In đơ nêxia là thị trường gạo lớn nhất của nước ta trong hiệp hội, tiếp đó là Phi líp pin, Ma lai xia … Hàng hố nhập khẩu từ ASEAN chủ yếu là ngun liệu, sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử … * Những khó khăn của Việt Nam khi gia nhập ASEAN : (1 điểm) Sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế-xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đơng ngơn ngữ… Câu 6: a. Biểu đồ thể hiện giá trị hàng xuất nhập khẩu qua các năm 1996-2000. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 1996 1997 1998 1999 2000 Hàng xuất khẩu Hàng nhập khâu Học sinh vẽ đúng biểu đồ được (2 điểm) b. Nhận xét đúng (1 điểm) - Hàng xuất khẩu qua các năm liên tục tăng. - Đặc biệt là từ năm 1999 đến năm 2000 tăng nhanh. - Hàng nhập khẩu qua các năm cũng tăng theo .Đặc biệt là từ năm 1999 đến 2000 chứng tỏ nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển. Câu 7: Nội thương:( 1 điểm) - Có thay đổi căn bản - Nhiều thành phần kinh tế tham gia, đặc biệt là kinh tế tư nhân - Hàng hoá tự do lưu thông - Phát triển không đều - Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại và du lịch nước ta. Ngoại thương: ( 1 điểm) - Có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta. - Phát triển và mở rộng các mặt hàng, các thị trường xuất nhập khẩu ………… Hết………… . bảng số liệu hàng xuất nhập khẩu của nước ta qua các năm ( 199 6-2000 ) ( Đơn vị USD) Năm Hàng hoá 199 6 199 7 199 8 199 9 2000 Hàng xuất khẩu 7.3 9. 2 9. 4 11.5. thể hiện giá trị hàng xuất nhập khẩu qua các năm 199 6-2000. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 199 6 199 7 199 8 199 9 2000 Hàng xuất khẩu Hàng nhập khâu Học sinh vẽ đúng

Ngày đăng: 29/11/2013, 22:11

Hình ảnh liên quan

Câu 4 :* Vùng đất liề n: địa hình thoải, đất bazan, đất xám. Khí hậu cận xích đạo nĩng ẩm, nguồn sinh - Tài liệu Đề HSG cấp huyện lớp 9

u.

4 :* Vùng đất liề n: địa hình thoải, đất bazan, đất xám. Khí hậu cận xích đạo nĩng ẩm, nguồn sinh Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan