Bài soạn 117 mẫu chuyện Bác Hồ

58 1.4K 3
Bài soạn 117 mẫu chuyện Bác Hồ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ BÁC Trường học của Bác - Nguyễn Văn Khoan (BT) 07/09/2007 07:32:29 Có lần nhân câu chuyện kể với các bạn trẻ trong khu Phủ Chủ tịch, Bác nói: “Các cô, các chú bây giờ đi học có trường, có bàn ghế, có cô thầy, bạn bè, sách vở, giấy bút, có giờ giấc đàng hoàng. Tối đến có đèn điện, thế mà học một năm không lên được một lớp là không đúng. Ngày xưa, lúc Bác đang tuổi các cô, các chú thì tất cả bàn ghế, thầy, bạn, sách vở, giấy bút chỉ có trong bàn tay này thôi”. Bác giơ bàn tay trái lên nói tiếp: “Hồi ấy Bác làm bồi tàu, là người quét tuyết ở Anh, rồi đi làm phụ bếp. Làm việc từ sáng đến tối, suốt ngày không được cầm đến tờ báo mà xem. Đến đêm mới hết việc, mới được đọc sách, đọc báo. Ban ngày muốn học chỉ có một cách là viết chữ lên mảnh da tay này. Cứ mỗi buổi sáng viết mấy chữ, rồi đi cọ sàn tàu, cọ thùng, đánh nồi, rửa bát, thái thịt, băm rau, vừa làm vừa nhìn vào da bàn tay mà học. Hết ngày, người thì mồ hôi đầm đìa, chữ cũng mờ đi, cuối buổi đi tắm mới xóa được chữ ấy đi. Coi như đã thuộc. Sáng mai lại ghi chữ mới”. Sách “Hồ Chí Minh, đồng chí của chúng ta” gồm nhiều hồi ký của các bạn Pháp viết, Nhà xuất bản Xã hội Paris in năm 1970, có trích một đoạn Bác trả lời phóng viên A.Kan (báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp) như sau: “Tôi không có hạnh phúc được theo học ở trường đại học. Nhưng cuộc sống đã cho tôi cơ hội học lịch sử, khoa học xã hội và ngay cả khoa học quân sự. Phải yêu cái gì? Phải ghét cái gì? Cũng như tôi, tất cả người Việt Nam cần phải yêu độc lập, lao động, Tổ quốc”. (tr. 203) . “Tất nhiên không phải riêng tôi mà toàn thế giới đều kính trọng những nhà báo chân chính. Tôi cũng có thời gian học làm báo, cũng có thời gian tôi bỏ ngòi bút, cầm súng để chống lại kẻ thù, chống lại chủ nghĩa thực dân. Khi tôi còn ở Pháp, khi còn biết ít tiếng Pháp tôi đã là Tổng biên tập, biên tập và phát hành cả một tờ báo”. (tr. 202) Bác thường nói với cán bộ: “Học thêm được một thứ tiếng nước ngoài coi như có thêm một cái chìa khóa để mở thêm một kho tàng tri thức. Việc học là việc suốt đời”. Trích “Bác Hồ - con người và phong cách”(NXB Trẻ Bác phục vụ dân chứ không phải dân phục vụ Bác - Thảo Anh (theo Minh Huệ) 07/09/2007 09:45:07 Suốt cuộc đời mình, dù đã đi bốn phương trời, qua nhiều nước, tiếp nhận và gạn lọc tinh hoa nghệ thuật của nhiều dân tộc, nhưng Bác vẫn trân trọng nghệ thuật cổ truyền Việt Nam, trong đó có câu hát phường vải và ví dặm của quê hương Nghệ An. Các đoàn, các đội văn nghệ ở Trung ương và các địa phương vẫn thường được Bác mời vào Phủ Chủ tịch biểu diễn, tiếng là để Bác xem và cho ý kiến, nhưng – như anh em trong cơ quan thường nói “chủ yếu là Bác cho chúng tôi xem thôi!”. Lần về thăm Nghệ An, sau khi đội văn nghệ tỉnh nhà biểu diễn, Bác bước lên sân khấu, giơ cao một chiếc lẵng mấy, nói: - Các cháu diễn tốt, Bác thưởng kẹo. Kẹo trong lẵng này. Khi đoàn trình diễn vở “Cô gái sông Lam”, trước giờ mở màn, Bác vào phòng hóa trang. Với anh Nghĩa quê Nghi Lộc, Bác nhại tiếng: “Nghi Lộc hả, con “méo” phải không?”. Anh Ngạn trưởng đoàn trả lời Bác quê mình là Thừa Thiên, Bác nói: “Rứa là không phải Nghệ An nhà choa rồi” . Lần khác nữa, Bác lại nhận lời mời đoàn ca múa Nghệ An và Phủ Chủ tịch biểu diễn. Nhưng sau đó biết tin đoàn đang tiếp tục chương trình phục vụ đồng bào Hà Nội tại Văn Miếu, Bác bảo cho đồng chí giúp việc điện sang Bộ văn hóa hoãn lại. Bác nói: - Để đồng bào thưởng thức trước, Bác xem sau. Bác phục vụ dân chứ không phải dân phục vụ Bác. Trích “Bác Hồ - con người và phong cách” (NXB Trẻ) Việc gì làm được hãy tự làm lấy - N.D (theo lời kể của Như An) 07/09/2007 07:32:15 Tháng 8-1952, Bộ Quốc phòng mở Hội nghị tổng kết chiến tranh du kích tại căn cứ địa Việt Bắc. Một buổi sáng, như thường lệ, một chiến sĩ phục vụ Hội nghị xách mấy ống tre đầy nước từ dưới suối đi lên cho chúng tôi dùng. Tôi và anh Hoàng đón lấy một ống tre. Bỗng một ông già mặc quần đùi, áo may ô, khăn mặt quàng cổ nhuộm màu lá cây đi lại gần hai chúng tôi. Anh Hoàng ghé sát vào tai tôi nói nhỏ: - Bác, Bác Hồ đấy! Chúng tôi chưa kịp chào Bác thì Bác đã hỏi: - Nước xách lên cho các chú đánh răng, rửa mặt phải không? Không đợi chúng tôi trả lời, Bác nói: - Không được thế! Hai chú đang tuổi thanh niên, buổi sáng chạy xuống suối rửa mặt tha hồ thoải mái, mà còn thể dục, như thế có hơn không. Cả hai chúng tôi đứng lặng người, Bác nói tiếp: - Việc gì có thể làm được hãy tự làm lấy, đừng bắt chiến sĩ vất vả vì mình, mà các chú thì không bị phụ thuộc. Bác đi rồi, chúng tôi còn đứng nhìn theo và vô cùng thấm thía lời nhắc nhở của Bác. Trích “Bác Hồ - con người và phong cách” (NXB Trẻ) Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền - Nguyễn Dung (st) 07/09/2007 07:35:19 Đầu năm 1946, cả nước tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên. Gần đến ngày bầu cử, tại Hà Nội - là nơi Bác Hồ ra ứng cử, có 118 vị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và đại biểu các giới hàng xã, đã công bố một bản đề nghị: “Yêu cầu cụ Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Chúng tôi suy tôn và ủng hộ vĩnh viễn cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng cử ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí ứng cử Bác vào Quốc hội. Trước tình cảm tin yêu đó của nhân dân, Bác viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của mình “Tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới”. Sau ngày hòa bình lập lại, có lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư chủ trì ra đón và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa. Bác không đòng ý và lặng lẽ làm đúng những quy định như khách thập phương đến lễ chùa. Trên đường từ chùa về, khi vào đến thành phố, xe Bác vừa đến ngã tư thì vừa lúc đèn đỏ bật. Sợ phố đông, xe dừng lâu, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng chí công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi. Bác hiểu ý ngăn lại: - Các chú không được làm như thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình. Trích “Bác Hồ - con người và phong cách Điều Bác Hồ yêu nhất, ghét nhất - Nguyễn Văn Khoan (BT) 07/09/2007 07:35:43 Trong kháng chiến chống Pháp, một nhóm người Pháp tiến bộ, cùng với một số hàng binh đã đứng về phía Việt Nam, chiến đấu dưới lá cờ giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh. Họ thành lập một tờ báo lấy tên là “Bạn chiến đấu” bằng tiếng Pháp xuất bản tại chiến khu Việt Bắc, phát hành bí mật trong quân đội Pháp. Phóng viên báo Bạn chiến đấu đã có cuộc phỏng vấn Hồ Chủ tịch. Báo Cứu Quốc số 938, ngày 25 tháng 5 năm 1948 - Chi nhánh số 6 in tại Liên khu X, đã đăng lại bài trả lời của Bác. - Hỏi: Thưa Chủ tịch, Chủ tịch ghét gì nhất? - Trả lời: Điều ác. - Hỏi: Thưa Chủ tịch, Chủ tịch yêu gì nhất? - Trả lời: Điều thiện. - Hỏi: Chủ tịch cầu mong gì nhất? - Trả lời: Nền độc lập của nước tôi và của tất cả các nước trên hoàn cầu. - Hỏi: Thưa Chủ tịch, Chủ tịch sợ cái gì nhất? - Trả lời: Chẳng sợ cái gì cả. Một người yêu nước không sợ gì hết và nhất thiết không được sợ gì. Trích “Bác Hồ - con người và phong cách Cây đào Nhật Tân - (Theo 117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh) 22/01/2009 14:35:16 Một cụ đại diện nhân dân xã Nhật Tân tặng Bác cây đào. Bác cảm ơn, khen cây đào đẹp và hỏi lại các cụ: “Cây đào này các cụ đã trồng được mấy năm?”. Các cụ trả lời đã được ba năm. Bác lại hỏi tiếp: “Trồng được ba năm sao không để gốc lại, đem đào cả gốc sang năm lấy đâu mà chơi Tết nữa?”. Cụ già đại diện lại nhanh miệng thưa với Bác: “Thưa Bác, cây đào tuy lớn nhưng bà con trong xã muốn đào cả gốc để cây sống khỏe và hoa tiếp tục nở thêm để Bác chơi được lâu hơn”. Bác cười rất vui và lại dặn tiếp: “Sang năm các cụ và nhân dân trong xã không phải đem tặng tôi cây đào khác nữa. Tôi sẽ tự trồng cây đào này ngay tại vườn nhà và cố gắng chăm bón thật tốt để đến mùa xuân tiếp theo lại có hoa đào Nhật Tân để chơi xuân”. Nghe Bác nói, tất cả mọi người có mặt trong phòng khách cười vui vẻ, làm cho không khí ngày xuân trong phòng càng ấm áp hơn. Cây đào nhân dân Nhật Tân tặng Bác lần ấy, Người đặt ngay tại phòng khách lớn của Phủ Chủ tịch trong suốt ba ngày Tết cổ truyền. Khách từ các địa phương cũng như từ các cơ quan đóng ở Hà Nội đến chúc tết Bác đều khen nó rất đẹp. Ngày mùng 5 Tết, cây đào nụ và hoa vẫn trĩu cành rộ nở, khi mà ở gò Đống Đa nhân dân thủ đô và các nơi kéo về mừng Quang Trung đại thắng quân Thanh thì Bác đem nó ra vườn trồng, đúng như Người đã hứa với các cụ ở làng đào Nhật Tân. Từ đó, hàng ngày sau giờ làm việc, khi ra vườn chăm tưới rau và hoa, Bác đã dành một khoảng thời gian đáng kể để vun xới, chăm tỉa cho cây đào Nhật Tân, giữ được dáng thế của nó như khi nhân dân Nhật Tân mang đến tặng Người. "Tay đứt ruột xót" - NGUYỄN HỮU KHÁNG kể - HỒ VŨ ghi 07/09/2007 13:59:22 Vào khoảng tháng 9, tháng 10 năm 1949, lúc đó Phủ Chủ tịch còn đóng ở Châu Lập Dinh, tỉnh Tuyên Quang. Một buổi sáng trời đẹp, đến phiên tôi bảo vệ Bác. 10 giờ sáng, nắng đã trải vàng trên các nương rẫy, tôi vào phòng làm việc của Bác. Tôi hơi ngạc nhiên vì thấy trên nét mặt Bác đọng một vẻ buồn. - Thưa Bác, hôm nay Bác không khỏe ạ? Bác không trả lời và đưa cho tôi một tờ Cứu Quốc: - Chú xem đi, giặc đã cho máy bay ném bom nhà thờ Bùi Chu – Phát Diệm. Thật là một tội ác ghê tởm. Tay đứt ruột xót, máu của đồng bào mình chảy, ai mà chẳng đau lòng. Tôi cầm tờ báo đọc. Trên hàng chữ lớn: “Giặc Pháp cho máy bay ném bom nhà thờ Bùi Chu – Phát Diệm để giết hại hàng trăm đồng bào công giáo”, tôi thấy gạch đỏ ở những chỗ Bác chú ý. Đọc xong, tôi cảm thấy căn nhà vắng lặng. Ngẩng đầu tôi thấy Bác quay mặt về phía trong, tay cầm khăn . Tôi cũng lặng người đi và tiếp tục đọc nốt bài báo. Chờ cho tôi đọc xong, Bác nói: - Chúng ta phải làm việc hết sức mình để đẩy nhanh cuộc kháng chiến mau đến thắng lợi cho đồng bào lương giáo thoát khỏi nỗi khổ đau này. Chú cầm tờ báo về đọc cho mọi người nghe. Trích “Bác Hồ - con người và phong cách” (NXB Trẻ Dân chủ mà thành "quan chủ" - Hoàng Cường (Theo lời kể của giáo sư Hoàng Tụy) 07/09/2007 07:34:33 Ngay từ khi chưa giành được chính quyền Bác Hồ đã dự báo trước con bệnh “quan liêu” sẽ xuất hiện, sẽ làm xói mòn “cơ thể” một số cán bộ, một số cơ chế tổ chức, dẫn đến tai hại cho cả một xã hội. Hôm đầu tiên về Hà Nội tháng 8-1945, Bác đã nhắc khéo một vài “quý vị” rằng “đã ra vẻ người thành phố, ra vẻ cán bộ rồi đấy”. Trong kháng chiến chống Pháp, trong sách “Sửa đổi lối làm việc”, mỗi khi có hội nghị, gặp gỡ cán bộ cấp cao ở Trung ương, cấp cuối cùng ở thôn xã, bao giờ Bác cũng nhắc “cán bộ là đày tớ của nhân dân”. Bác nghiêm khắc phê bình lối làm việc “quan liêu mệnh lệnh, xa rời dân chúng” lên mặt quan cách mạng “khắc hai chữ cộng sản lên trán” ra vẻ ta đây . Hòa bình lập lại trên miền Bắc được vài năm, ở Hà Nội xuất hiện chế độ tem phiếu. Những bà nội trợ trong thời gian ấy cứ bù đầu lên vì những phiếu, những số A, B, C, 1, 2, 3. Có những ông chồng giáo sư, bác sĩ, cứ nghe “đức phu nhân” trình bày “giá trị, tác dụng” của các ô giấy nhỏ ấy cũng lắc đầu lảng tránh “tôi xin chịu . không hiểu nổi, nhớ nổi” . Có phiếu bìa đỏ mua ở cửa hàng cung cấp cho cán bộ “cao”, bìa xanh cho cán bộ “vừa”, bìa trắng cho nhân dân ., lại có bìa mua ở cửa hàng đặc biệt. Lại còn bìa dành cho cán bộ được mua ở các cửa hàng quốc tế, mặc dù có cán bộ “cả đời” cũng không bước chân vào xem trong đó có gì - có thể vì không thích, vì không đủ tiền, trong khi đó có một loại “con buôn” lại vào, ra “thì thọt” kiếm chác được! Tháng 5-1969, trong một lần làm việc với một nhà khoa học, những vấn đề tem phiếu cho các cấp “quan cán bộ” ấy đã được Bác lắng nghe, Bác yêu cầu cho dẫn chứng cụ thể các thể thức bán hàng, phục vụ quá phiền phức tại Hà Nội. Bác không vui quay lại hỏi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Nội thương. Bác lại hỏi Bí thư Thành ủy Hà Nội. Biết chắc chắn tình hình đã có, đã có khá lâu, Bác lắc đầu: Dân chủ mà thành ra quan chủ. Hà Nội mà còn nhiều quan như vậy sao! Tất cả từ Thủ tướng đến nhà khoa học, ngồi im nghẹn ngào, xúc động không trả lời được Bác. Trích “Bác Hồ - con người và phong cách” (NXB Trẻ Chiếc áo ấm - Nguyễn Kim Dung (theo lời kể của đồng chí Tiện) 07/09/2007 16:31:35 Một đêm mùa đông năm 1951, gió bấc tràn về mang theo những hạt mưa lâm thâm làm cho khí trời càng thêm lạnh giá. Thung lũng bản Ty co mình lại trong yên giấc, trừ một ngôi nhà sàn nhỏ còn phát ra ánh sáng. Ở đây, Bác vẫn thức, vẫn làm việc khuya như bao đêm bình thường khác. Bỗng cánh cửa nhà sàn hé mở, bóng Bác hiện ra. Bác bước xuống cầu thang, đi thẳng về phía gốc cây, chỗ tôi đang đứng gác. - Chú làm nhiệm vụ ở đây có phải không? - Thưa Bác, vâng ạ! - Chú không có áo mưa? Tôi ngập ngừng nhưng mạnh dạn đáp: - Dạ thưa Bác, cháu không có ạ! Bác nhìn tôi từ đầu đến chân ái ngại: - Gác đêm, có áo mưa, không ướt, đỡ lạnh hơn . Sau đó, Bác từ từ đi vào nhà, dáng suy nghĩ . Một tuần sau, anh Bảy cùng mấy người nữa đem đến cho chúng tôi 12 chiếc áo dạ dài chiến lợi phẩm. Anh nói: - Bác bảo phải cố gắng tìm áo mưa cho anh em. Hôm nay có mấy chiếc áo này, chúng tôi mang lại cho các đồng chí. Được một chiếc áo như thế này là một điều quý, nhưng đối với chúng tôi còn quý giá và hạnh phúc hơn khi Bác trực tiếp chăm lo, săn sóc với cả tấm lòng yêu thương của một người cha. Sáng hôm sau, tôi mặc chiếc áo mới nhận được đến gác nơi Bác làm việc. Thấy tôi, Bác cười và khen: - Hôm nay chú có áo mới rồi. - Dạ thưa Bác, đây là áo anh Bảy đem đến cho tiểu đội chúng cháu mỗi người một chiếc ạ. Nghe tôi thưa lại, Bác rất vui. Bác ân cần dặn dò thêm: - Trời lạnh, chú cần giữ gìn sức khỏe và cố gắng làm tốt công tác. Dặn dò xong, Bác trở lại ngôi nhà sàn để làm việc. Lòng tôi xiết bao xúc động. Bác đã dành áo ấm cho chúng tôi trong lúc Bác chỉ mặc một chiếc áo bông mỏng đã cũ. Đáng lẽ chúng tôi phải chăm lo cho Bác nhiều hơn, còn Bác, Bác lại lo nghĩ đến chúng tôi nhiều quá. Từ đấy, chúng tôi cũng trân trọng giữ gìn chiếc áo Bác cho như giữ lấy hơi ấm của Bác. Hơi ấm ấy đã truyền thêm cho chúng tôi sức mạnh trong mỗi chặng đường công tác. Trích “Bác Hồ - con người và phong cách BÁC HỒ - MỘT TẤM GƯƠNG TỰ HỌC Trần Thanh Nguyên Phó Chủ tịch Hội khuyến học Cuộc sống của con người trong xã hội, muốn được nhận xét đánh giá thật chính xác, các cụ của chúng ta ngày xưa thường nói: “Cài quan định luận” có nghĩa là muốn nhận xét đánh giá, kết luận một con người được chính xác, chỉ khi người đó đã nằm trong quan, không còn trên cõi đời này. Đối với Hồ Chí Minh, Bác Hồ kính yêu của chúng ta, không cần phải tới lúc người đi xa, mới thấy được sự vĩ đại,thiên tài, suốt đời vì dân vì nước, thật đúng là như vậy. Tôi có một suy nghĩ và tin là tất cả chúng ta, có mặt ở hội nghị hôm nay, có cùng suy nghĩa như tôi. Đó là trên thế gian này, hay nói cách khác, ở một đất nước, có hàng nghìn năm lịch sử như Việt Nam chúng ta, qua nhiều thế hệ, và đồng hành với nó, là những người lãnh đạo, đứng đầu đất nước, đã có rất nhiều rất nhiều, nhưng người lãnh đạo đó, có được sự ca ngợi, sự tôn kính của nhân dân, trong thời kỳ đó, và những năm tiếp theo, được biểu hiện tình cảm của ND, đặc biệt nhất, rộng rãi nhất như nhà thơ Tạ Hữu Yên viết trong bài thơ “Tên Bác”. Khi nhân dân tôn kính gọi người Hồ Chí Minh tên người thành khúc hát Mỗi người ca có thể đặt thêm lời… Với chúng ta, ai ai cũng đã từng nhiều lần, được nghe, được hát những bài hát có câu…Người là niềm tin tất thắng…Thế giới nghiêng mình người người tiếc thương…Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân… và hàng trăm, hàng trăm bài hát, bài thơ, hết lời ca ngợi người, đã mang lại hạnh phúc cho nhân dân như Hồ Chí Minh là rất hiếm. - Bác Hồ người VN tiêu biểu nhất cho phẩm chất đạo đức và khí phách của dân tộc ta. Giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống tốt đẹp, theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, mà Đảng ta đề ra, vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài. Đẩy mạnh sự giáo dục, xây dựng đạo đức lối sống, trong cán bộ đảng viên, trong ND hiện nay, thông qua tấm gương đạo đức HCM để khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức, truyền thống dân tộc tốt đẹp để đấu tranh, khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí, đó là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách, để hình thành phát triển các giá trị đạo đức của CNXH mới, xây dựng con người VN có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống văn minh, xây dựng các quan hệ lành mạnh tiến bộ. Chúng ta đã đọc di chúc của Bác, và tìm hiểu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp, đạo đức tác phong HCM, với tầm nhìn vượt thời gian trong tư tưởng của Bác. Sinh thời Bác Hồ là một mẫu người, mà mọi tầng lớp nhân dân ai ai cũng có thể học tập và làm theo phong cách sống, việc làm của người. Cuộc đời của Bác Hồ như ánh sáng, là tấm gương tuyệt vời về ý chí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhân đạo bác ái, yêu mến nhân dân, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn giản dị. Mong ước của người, Bác nói “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Tư tưởng đạo đức của người, mãi mãi soi sáng vào tâm hồn chúng ta, cái tâm của người, vằng vặc như sao khuê, soi sáng bầu trời nhân loại, kẻ thù kính nể, dân tộc tôn thờ. Cũng có người nói, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh lòng ta trong sáng hơn. Được nghe nhiều bài phát biểu của các đại biểu về học tập và làm theo tư tưởng đạo đức HCM. Tôi xin phép được trình bày suy nghĩ của mình, về một nội dung rất nhỏ trong tư tưởng đạo đức HCM, về lĩnh vực tự học của Bác Hồ với tiêu đề: Bác Hồ - một tấm gương tự học, chúng ta đều biết, tự học là hoạt động có mục đích của mỗi con người, là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức, với HCM tự học có vai trò đặc biệt của người. Trong lý lịch tự khai tại Đảng CS Pháp, cũng như tại một số đại hội, hội nghị quốc tế CS. Bác thường khiêm tốn ghi ở phần trình độ học vấn là tự học. Ngày 1/9/ 1961 Hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp ở Việt Nam. Bác Hồ đến dự, Bác đã tâm sự “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học, về sự hiểu biết phổ thông năm 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới được nghe Rađiô lần đầu, nhưng chúng ta ai cũng biết, người có một trình độ học vấn rộng lớn, uyên bác mà cả thế giới phải khâm phục và thừa nhận. Nhà nghiên cứu Vaxiliép đã viết trong tác phẩm “CMVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh”… Hiếm có một chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với HCM, về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn, và sự thông minh trong cuộc đời…(xuất bản 1990 UBKHXH) và nghị quyết của Unescô có viết “Cuộc đời của người mang ảnh hưởng của những giá trị về truyền thống dân tộc và có những đóng góp vào việc tạo nên một nền văn hoá VN hiện đại, chỉ có ít nhân vật trong lịch sử, một bộ phận huyền thoại ngay khi còn sống, và rõ ràng HCM là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là một nhà hiền triết hiện đại, đã mang lại một viễn cảnh và hi vọng mới, cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này…”. Đây hoàn toàn không phải là sự suy tôn thái quá, mà qua các tài liệu lịch sử cho thấy: Người đã miệt mài học tập suốt cả cuộc đời, nói đúng hơn là không ngừng tự học, chúng ta đều biết, để trở thành nhân tài dứt khoát phải ham học, say sưa học ở mọi lúc mọi nơi. Sự thông minh do trời phú hay di truyền chỉ chiếm một phần nhỏ trong việc tạo thành nhân tài. Nếu không có sự say mê nỗ lực học tập, như một nhu cầu cấp thiết của bản thân, thì có năng lực trời phú cũng héo tàn. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác cũng chính là một đời tự học bền bỉ, làm cách mạng bằng tự học, và tự học để làm CM. Hai việc này luôn tương hỗ trợ cho nhau. Với những tác phẩm đồ sộ và phong phú mà HCM để lại cho chúng ta, ngoài giá trị lớn lao trên nhiều mặt, mà còn là một bằng chứng sống về tấm gương tự học suốt đời của một nhà yêu nước vĩ đại, nhà văn hoá tài ba khâm phục và ngạc nhiên, trước khối lượng và kiến thức phong phú, vừa uyên thâm của Bác, không chỉ trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế…Nếu không có vốn kiến thức phong phú và sâu sắc, được tích luỹ bằng con đường tự học suốt đời của Bác, thì làm sao người để lại cho dân tộc ta và nhân loại những tác phẩm bất hủ ấy? - Về phương pháp đọc của Bác Hồ. Bài học đầu tiên mà chúng ta chú ý là, muốn trở thành người hiểu biết phải đọc cho rộng, và khi đọc phải có ghi chép và phân loại ngay các thông tin từ sách báo, phương pháp tự học của Bác là kinh nghiệm quý cho chúng ta, chỉ nói riêng việc học ngoại ngữ và học viết báo của Bác đã đủ rõ. Ra đi tìm đường cứu nước, vừa bước chân xuống tầu, Anh Ba đã tranh thủ học tiếng Pháp ở mọi lúc mọi nơi có thể, mỗi ngày học mấy từ thật chắc, ngày nào cũng như ngày nào để đến khi sang Pháp và sau đó Bác viết báo và viết truyện ngắn bằng tiếng Pháp. - Về phương pháp viết của Bác Hồ, Bác kể lại việc học viết của mình: nhờ sự giúp đỡ của một đồng chí làm báo, trong tờ báo Sinh hoạt công dân. Bác đã tự học cách viết báo, ban đầu chỉ viết 3 dòng 5 dòng, sau đó viết 10 dòng rồi 1.5 cột báo, đến đây lại viết rút ngắn lại, từ 1.5 cột báo lại rút lại 10 dòng, tập đi tập lại nhiều lần như vậy, Bác đã viết được báo, rồi bác lại có ý định thử viết truyện ngắn bằng tiếng Pháp.Bác tự rút kinh nghiệm trong học viết của mình. Bác nói viết cũng như mọi việc khác, phải có chí, chớ giấu dốt nhờ tự phê bình và phê bình mà tiến bộ, có quyết tâm thì việc gì khó mấy cũng làm được. Từ đó chúng ta thấy Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc biệt là văn hoá Phương Đông và văn hoá Phương Tây, người biết sử dụng thông thạo trên 10 ngoại ngữ, nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào, người tự học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân, người tự học từ thực tiễn cuộc sống. Năm 1959 Bácchuyến thăm nước Inđonixia, Bác được mời phát biểu với sinh viên trường Đại học Băng đung. Người nói: Khi tôi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học, cuộc sống du lịch và làm việc là trường đại học của tôi. Trường đại học ấy dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị, nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hoà bình căm thù áp bức ích kỷ. Đó là bài học sâu sắc về tấm gương tự học của Bác. Ngày nay khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, xã hội cũng liên tục thay đổi. Cách nay không lâu, có nhiều người đã nói cứ khoảng 7 năm vốn kiến thức của nhân loại sẽ tăng gấp đôi. Nhưng hiện nay 7 năm đã thành lạc hậu và đã thay số thời gian là 18 tháng. Trong khi đó thời gian của một ngày là 24 giờ không thay đổi. Quỹ thời gian của mọi người chúng ta là như nhau, điều đó đòi hỏi sự nỗ lực tự học của mỗi người chúng ta, cần phải liên tục bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực của mình, để thích ứng với những biến đổi của xã hội nếu không sẽ bị tụt hậu. Mặt khác mỗi con người luôn có ý thức về tương lai và chú trọng năng lực suy nghĩ lý giải cho tương lai của mình, của con cháu gia đình mình. Để có được năng lực ấy, mỗi người chúng ta phải học liên tục, học suốt đời, thông qua nhiều hình thức, nhưng tự học là một mặt quan trọng. Ngày 9/12/1961 Bác Hồ nói chuyện với các Đảng viên hoạt động lâu năm, Bác đã tâm sự: tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học, không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau. Thưa hội nghị. Lại một năm học mới năm học 2010-2011 sắp bắt đầu, một thế hệ măng non đang được gieo trồng và còn biết bao thế hệ tiếp theo. Chúng ta nhớ về Bác về tấm gương tự học của Bác, hãy bằng hành động gương mẫu tự học của mình, mỗi người chúng ta mỗi gia đình chúng ta noi gương sáng của Bác. Hãy cầu chúc có nhiều thành công của giáo dục nước nhà để các thế hệ học sinh, thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay và tiếp sau thật sự được hưởng thụ một nền giáo dục đa dạng, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để đất nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu cũng là thực hiện ý nguyện của Bác Hồ lúc sinh thời Bác mong ước. Xin kính chúc các đại biểu sức khoẻ, hạnh phúc, chúc cuộc hội thảo của chúng ta thành công tốt đẹp. Xin được chân thành cảm ơn sự chú ý lắng nghe của các đại biểu. Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2010 Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục, khuyến học - khuyến tài Nhân dịp kỷ niệm 118 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu những câu nói của Người về sự nghiệp giáo dục và khuyến học, khuyến tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng và xây dựng nền giáo dục dân chủ mới. Sinh thời, Người đã từng nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành .". Dưới đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu những câu nói của Người về sự nghiệp giáo dục và khuyến học, khuyến tài. * Đồng bào bây giờ phải biết chữ hết để trả lời cho thế giới biết nước ta là nước văn minh, ai cũng biết chữ. (Bài nói chuyện với các đại biểu thân sĩ trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hoá. Ngày 20/2/1947. Hồ Chí Minh toàn tập, t.5, tr.60). * Biết chữ, biết tính, thì làm việc gì cũng dễ dàng hơn. Một người không biết chữ, biết tính thì như nửa mù, nửa quáng. Biết rồi ta học thêm. (Đời sống mới. 1947. Hồ Chí Minh toàn tập, t.5, tr.99) * Người có học mới có tiến bộ. Càng học càng tiến bộ. (Đời sống mới. 1947. Hồ Chí Minh toàn tập, t5, tr99) * Nếu không học tập văn hoá, không có trình độ văn hoá thì không học tập được kỹ thuật, không học tập được kỹ thuật thì không theo kịp được nhu cầu kinh tế nước nhà; Nhưng phải chú ý học tập chính trị vì nếu chỉ học văn hoá, kỹ thuật mà không có chính trị thì như người nhắm mắt mà đi. (Nói chuyện tại Đại hội Liên hoan Thanh niên tích cực ngành Đường sắt ngày 25/7/1956. Hồ Chí Minh toàn tập, t.8, tr.221) * Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. (Thư gửi đồng bào đã thanh toán nạn mù chữ. Ngày 21/12/1956. Hồ Chí Minh toàn tập. t.8, tr.281) * Ý thức làm chủ không phải chỉ tỏ rõ ở tinh thần hăng hái lao động, mà còn phải tỏ rõ ở tinh thần say mê học tập để không ngừng nâng cao năng lực làm chủ của mình. (Học tập không mỏi, cải tiến không ngừng, Báo Nhân dân, ngày 14/3/1960. Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr.105 “Miệng nói, tay làm giúp các chú còn tốt hơn…” Ông Lê Bá Cải – Ủy viên Ban Liên lạc những người trực tiếp phục vụ Bác Hồ hiện ở khu tập thể Văn phòng Chính phủ phường Phương Mai (Hà Nội) còn giữ được tấm ảnh quý giá và nhớ mãi những câu chuyện như bài học Bác dạy . Bác Hồ hỏi chuyện anh Nguyễn Văn Nuôi - đang chống que chọc lò rèn lưỡi cày - Ảnh: Đinh Đăng Định Cưa cây phải để hở mạch Đầu năm 1953, ông Cải cùng nhiều thanh niên quê Thanh Hóa được tuyển chọn điều lên chiến khu Việt Bắc, bổ sung vào Đội Xây dựng thuộc Ban kiểm tra 12 – bí danh của Chủ tịch Phủ – Thủ tướng phủ tại An toàn khu (ATK) Sơn Dương, Tuyên Quang. Cuối năm đó, một đêm cả vùng bị cơn lốc mạnh làm đổ nhiều cây chắn ngang đường. Đội được lệnh phân làm nhiều tổ đi giải tỏa các con đường mòn khi trời sáng. Tổ ông Cải có 6 người: Nguyễn Văn Chừng, Nguyễn Văn Quang, Lê Văn Tước, Phạm Văn Chi và Nguyễn Văn Sách. Anh em chia từng cặp, đang chăm chú cưa từng đoạn cây thì bỗng thấy Bác đi ngựa cùng bốn người nữa đi tới. Anh em vội đứng lên chào Bác, luống cuống quên cả việc đang làm. Bác xuống ngựa, rồi tiến tới chỗ mọi người đang bối rối. Bác bảo: "Các chú chào Bác xong lại tiếp tục công việc, khẩn trương lên chứ, sao còn đứng đấy". Bấy giờ ai nấy mới vội chạy về vị trí đang làm, cầm cưa. Nhưng luống cuống cưa mắc kẹt, kéo đẩy đều không được. Bác bảo cặp cưa Cải – Quang: "Các chú phải một chân giữ cây, một chân đè lên thân cây hai bên cho nó hở mạch thì cưa mới nhanh được:. Bác nhìn sang cặp Tước – Chi, lưỡi cưa cũng đang mắc kẹt giữa thân cây dài vắt qua đường. Người nói vui, thân mật: "Mấy chú này chắc chưa quen cầm cưa. Cây này dài, đè chân lên mạch càng ngậm chặt, các chú phải kê đỡ dưới mạch hoặc một người nâng mạch cưa lên". Một người đi cùng Bác cũng đứng hướng dẫn thêm. Anh vừa nói, vừa chỉ tay ra hiệu. Bác đến bên vỗ vai: "Chú nói đúng. Nhưng miệng nói tay làm giúp các chú cho nhanh, càng đúng hơn". Mọi người cùng cười vui vẻ và Bác cũng giúp một tay dọn dẹp rất nhanh một lối đi nhỏ. May mà Bác ra sớm Tác phong làm việc của Bác Hồ rất sâu sát và đặc biệt, giao việc cho ai, dù tin vẫn phải kiểm tra. Lần ấy, hè năm 1957, Bác tiếp Đoàn văn công Trung Quốc sang biểu diễn. Ông Trần Quý Kiên – Phó Văn phòng được Chánh văn phòng Phan Mỹ giao nhiệm vụ trực tiếp bày bàn ghế để Chủ tịch nước tiếp khách. Ông Cải cùng anh em được phân công xếp bàn ghế hình chữ T phủ khăn trắng và sắp ghế hai bên. Trước 8 giờ 15 phút, Bác ra xem liền hỏi: - Chú Mỹ, chú Kiên đâu? Anh em nhớn nhác nhìn nhau, vội tìm hai ông. Bác chỉ dãy bàn vội hỏi: - Các chú quên rồi sao? Hôm nay Bác tiếp khách hoa quả. Bày chữ T thế này khách đến họ lại tưởng ăn tiệc mặn… Nói rồi, Bác tự tay ra hiệu mọi người xúm vào kê lại bàn ghế hình chữ U để khách ngồi quanh. Vừa bày lại xong, nhìn ra cổng Phủ Chủ tịch, đoàn xe khách từ từ tiến vào sân. Tinh thần thế là tốt Năm 1962, trên khắp miền Bắc, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển mạnh. Đâu đâu cũng nêu cao khẩu hiệu tất cả để phục vụ nông nghiệp. Chi đoàn Thanh niên cơ quan đề xuất, được Chánh Văn phòng Phan Mỹ ủng hộ, anh em xây một lò đúc lưỡi cày 51 ở phía sau đình Hội đồng (nay là phòng họp lớn của Chính phủ). Hôm khai lò, anh em không ngờ Bác và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến xem. Bác hỏi đoàn viên đứng lò Nguyễn Văn Nuôi: "Các chú đúc được bao nhiều lưỡi cày rồi?" - Dạ thưa Bác, chúng cháu mới đúc thử 10 chiếc ạ! Bác lại hỏi: Thế các chú đúc ra định đem bán hay làm gì? Cả Bác cháu cùng cười ồ lên. Anh em chưa ai nghĩ ra nên trả lời Bác như thế nào thì Chánh Văn phòng Phan Mỹ đỡ lời: "Thưa Bác, chi đoàn báo cáo là lưỡi cày đúc được sẽ đem tặng các hợp tác xã làm ăn giỏi ạ". Bác khen: Làm được cày 51 là “Tất cả cho nông nghiệp". Tinh thần của việc làm như thế là tốt… Theo Trịnh Tố Long - Tiền Phong GIỮ CÁI PHÚC CỦA DÂN Bác coi người cán bộ là đầy tớ của dân. Dân có phúc khi gặp người cán bộ biết lo cho dân. Còn cán bộ mà tha hóa về đạo đức thì đó là cái họa cho dân. Bác Hồ là một tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm. Với Bác tiết kiệm không có nghĩa là kiệt sỉ. Tiết kiệm phải phù hợp với tình hình thực tế, chi tiêu phải đúng lúc, đúng chỗ, phải đạt được hiệu quả cao! Trong thời kì hoạt động cách mạng ở Trung Quốc, Bác vẫn thường mặc chiếc áo len vừa cũ kĩ lại vừa bị rách. Bà Tống Khánh Linh khuyên Bác nên đổi chiếc áo khác nhưng Bác từ chối với lí do áo còn tốt. Cảm động quá, bằng bàn tay khéo léo của mình, bà Tống Khánh Linh đã mạng lại chiếc áo bị rách cho Bác. Rõ ràng trong hoàn cảnh đó, tiết kiệm của Bác là đúng chỗ, và hiệu quả cao. Những người phục vụ khi thấy Bác vẫn mặc chiếc áo bông đã có nhiều miếng vá, ái ngại muốn Bác thay chiếc khác. Bác nói “Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân đấy, đừng bỏ cái phúc ấy đi”. Hội phụ nữ cứu quốc Hà Động tặng Bác tấm áo lụa, trên ngực có thêu dòng chữ “Kính dâng Hồ Chủ tịch”. Bác cất đi không dùng, để tặng cho người có công với Tổ quốc! Đến thăm làng Lỗ Khê (Đông Anh – Hà Nội), nơi có phong trào thi đua sản xuất giỏi, Bác căn dặn đồng bào: “Làm giỏi nhưng phải tiết kiệm giỏi”. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn thấy hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với bộ quần áo ka-ki màu sáng, cùng chiếc mũ cát-két và đôi dép cao su đã đi vào huyền thoại! Những người phục vụ vẫn thường thấy Bác mặc chiếc quần đùi cũ và chiếc áo may ô sờn vai . Sáng ngày 24/7/1957, lúc đó Bác đang ở thăm Ba Lan, tại phòng lễ tân vào khoảng 9 giờ sáng, khi mặt trời đã lên cao mà ba chùm đèn với hàng trăm ngọn sáng trưng, Bác Hồ đã yêu cầu gặp Vụ trưởng lễ tân. Bộ trưởng Bộ ngoại giao nước bạn liền có mặt. Bác hỏi: “Chỗ tắt điện ở đâu?”. Lập tức mấy chiến sĩ bảo vệ đi tắt điện. Chủ tịch Ba Lan Zawasdzki nói giọng nghiêm trang: “Xin cảm ơn đồng chí Hồ Chí Minh. Tôi thành thật nhận khuyết điểm chưa nghiêm túc thực hiện chỉ thị tiết kiệm của Lênin”. Khi nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà J.Xtin-sơn, nhà sử học Mỹ đã viết: “Tôi xin ca ngợi lời ca đẹp nhất về Người, tôi ngưỡng mộ Người bằng cả đầu óc khoa học của tôi, đồng thời bằng cả trái tim của người con gái hậu thế…. Hồ Chí Minh là một người cộng sản vĩ đại, là một siêu nhân. Người càng vĩ đại hơn ở chỗ Người là một con người bình dị…”. Soi tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào thực tế hiện nay mà thấy chạnh lòng. Nhiều cơ quan đoàn thể thi nhau sắm xe hơi sang trọng đắt tiền, đập nhà cũ xây nhà mới. Nhiều lãnh đạo cũng thi “xem xe ai hơn xe ai” để bằng mọi cách mua xe đắt tiền, với tư tưởng “con gà tức nhau tiếng gáy”. Chính vì thế mới sinh ra tham ô, tham nhũng. Đề thi viết tháng thứ tư (từ 10-9 đến 10-10) Sinh thời, Bác Hồ thường nhận được tặng phẩm như vải lụa, quần áo do các tầng lớp nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế gửi biếu, Bác đã dùng những tặng phẩm đó để tặng lại các cụ phụ lão, các anh em chiến sĩ, bộ đội, thương binh, bệnh binh và những người có nhiều thành tích trong học tập, lao động sản xuất, chiến đấu. Trong khi đó, Bác vẫn mặc một chiếc áo bông đã được vá nhiều chỗ. Bác nói với các đồng chí phục vụ “Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân đấy, đừng bỏ cái phúc ấy đi”. Bạn hiểu thế nào về câu nói và về tấm gương cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Qua câu nói của Bác, bạn hãy viết lên những suy nghĩ của mình và liên hệ với thực tiễn ở địa phương, ngành mình… trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí? Bài dự thi không quá 1.000 chữ, gửi e-mail: , hoặc qua bưu điện đến địa chỉ: Báo TT, 60A Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. TT Có xe rồi phải biết ăn sang! Tôi từng chứng kiến nhiều hội nghị, tiệc tùng thấy có những vị lãnh đạo cứ nâng li liên tục, mồm hét lớn “Dzô! Dzô! Dzô!”. Họ uống rượu ngoại, bia hảo hạng, thứ ăn ê hề, thừa mứa . Như thế không chỉ là lãng phí mà còn thậm lãng phí. Có thủ trưởng đứng trước cơ quan thì nói hay lắm, “tiết kiệm” lắm, nhưng thực tế là một người lãng phí có hạng. Lãng phí về sức khoẻ do chơi bời nhậu nhẹt; lãng phí về thì giờ do nói nhiều, bởi vì không có chuẩn bị trước; lãng phí tiền bạc của cơ quan vì “ tiếp khách”… Cán bộ xa hoa lãng phí, chắc chắn là phải phải dính tới gian trá, tham ô … Vậy, lớp trẻ, người dân học gì ở họ ? Hy vọng gì ở họ? Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt về thực hành tiết kiệm thật đáng để mọi người (trong đó có tôi) phải suy ngẫm . ĐÀO SỸ QUANG GV Trường Cao đẳng nghề Đồng Nai, P. Thống Nhất, TP. Biên Hòa Theo ditichhochiminhphuchutich.gov.vn Những câu chuyện kể về Bác Hồ - Kỳ 1 1. ĐÂY LÀ CÁNH CỬA HOÀ BÌNH Năm 1958, Bác đi thăm Ấn Độ, Người rời Thủ đô Niu Đêli bằng xe lửa đặc biệt để thăm thành phố Bombay. Đông đảo đại diện ngoại giao các nước và quần chúng Thủ đô Niu Đêli ra tiễn Bác. Các thành viên của đoàn ta lên các toa trước để khi Bác đến là tàu có thể chuyển bánh được ngay. Bác đến, rồi đi chào các đại diện ngoại giao đang xếp hàng ngang trong phòng khách của nhà ga. Khi ra sân ga chỉ có Bác, Thủ tướng Ấn Độ Nêru và ông Vụ trưởng Vụ lễ tân của Ấn Độ. Bước đến toa dành riêng cho Bác, Bác không vào ghế ngồi ngay mà đứng lại ở cửa, nói một vài câu chuyện với Thủ tướng Nêru. Khi còi tàu nổi lên báo hiệu tàu sắp chuyển bánh, Thủ tướng Nêru thân mật và ân cần nói với Bác: - Chủ tịch hãy cẩn thận, tàu sắp chuyển bánh đó. Tươi cười và rất hiền hoà, Bác Hồ nói với Thủ tướng Nêru: - Ông bạn thân mến cứ yên tâm, đây là cửa của hoà bình. Nghe Bác nói, Thủ tướng Nêru cười vui vẻ, cảm kích và trả lời Bác: - Thưa Chủ tịch, cửa hoà bình luôn luôn rộng mở. Câu chuyện rất thân mật này diễn ra giữa hai người đứng đầu hai quốc gia, đồng thời cũng là hai người bạn yêu chuộng hoà bình, luôn luôn đấu tranh cho hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc đã làm cho các nhà báo Ấn Độ và nước ngoài có mặt hôm ấy rất chú ý. Sáng hôm sau các báo lớn của Ấn Độ đăng lại cuộc đối thoại lý thú này và đã tạo dư luận rất tốt trong quần chúng. Nhiều báo nhắc lại câu nói của Bác: đây là cánh cửa hoà bình. 2. TẤM VÁN LÁT ĐƯỜNG Hôm ấy, một buổi chiều cuối hè 1958. Sau cơn mưa giông ngày hôm trước, trời vén mây cao tít, để lộ ra từng khoảng trời xanh biếc, đôi lúc có những lớp mây trắng bạc bập bềnh đuổi nhau. Đó là một buổi chiều đẹp trời, mát mẻ. Lúc bấy giờ, khu tập thể của Nhà máy Cơ khí Hà Nội còn nghèo, chưa có nhà ba tầng, đường chưa lát đá như bây giờ. Trận mưa còn để lại những vũng lầy lội. Một chiếc ô tô màu xám nhạt đi rất êm, nhẹ, dừng lại bên hàng rào nứa cạnh chiếc quán lá bán quà sáng cho công nhân. Bác đến! Lúc đó nhiều anh chị em công nhân trông thấy Bác reo ầm lên, đổ xô cả lại. Vẫn bộ ka ki bạc màu, đôi dép cao su đen, quai to bản, đế mỏng, Bác nhanh nhẹn bước vào khu tập thể. Anh chị em công nhân theo Bác rất đông, trong đó có một số đồng chí lãnh đạo nhà máy. Khi sắp đến một vũng nước ngay giữa lối đi, đồng chí thư ký công đoàn nhà máy vội vàng đi lấy một tấm ván kê vào chỗ lội để Bác bước lên thềm hội trường. Bác xua tay, vén quần và cứ thế lội xuống nước cùng anh chị em công nhân bước lên thềm nhà. Sau đó, Bác dừng lại, quay về phía anh em công nhân, rồi nói với đồng chí thư ký công đoàn nhà máy: - Các chú là người phụ trách, các chú cần phải để ý đến nơi ăn, chốn ở của công nhân hơn nữa. Không phải bắc ván chỉ cốt để Bác đi, mà phải làm sao đường sá được sạch sẽ, để khi anh chị em công nhân đi làm về khỏi phải đi vào chỗ lầy lội, bẩn thỉu… 3. LỜI KHUYÊN CỦA MỘT “LÃO NÔNG” Tháng 8-1958, với cương vị Trưởng ban Tuyên huấn tỉnh Nam Định, tôi được cùng các đồng chí trong Thường vụ tỉnh ủy lãnh đạo Hội nghị phát động phong trào sản xuất đông xuân họp tại xã Yên Tiến (Ý Yên). Đúng ngày họp, Bác về thăm. Đồng chí Phan Điền, Bí thư Tỉnh ủy ra tận đường đón Bác. Bác mặc áo bà ba nâu, hồng hào, mạnh khoẻ, tươi cười bước vào hội trường, đi từ dưới lên bắt tay nhiều đại biểu xã, huyện rồi mới bước lên bục nói chuyện. Bác rút từ túi áo một tờ giấy ghi chép số liệu và nói về tình hình sản xuất trong toàn tỉnh, sự sút kém trong thu hoạch vụ chiêm và mức cấy chưa đạt kế hoạch vụ mùa. Bác phê phán bệnh chủ quan của cán bộ lãnh đạo và khen ngợi ba huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và một số bà con nông dân có nhiều cố gắng trong chăm bón lúa. Bác dừng lại, nhìn xuống cuối hội trường và nhấn mạnh: Chúng ta làm ruộng, muốn lúa tốt, thu hoạch nhiều, phải hiểu thế nào là “nhất thì, nhì thục”, thế nào là “một nước, hai phân, ba cần, bốn cải tiến kỹ thuật?”. Phải có đủ mạ tốt và cấy đúng thời vụ; phải chăm sóc cây lúa từ lúc còn là cây mạ đến lúc thu hoạch, bón đủ phân và có đủ nước, thường xuyên chống sâu, chuột. Lời nói của Bác như lời khuyên của một cụ “lão nông tri điền”, vừa gần gũi vừa thiết thực. Bác quay lại nhắc các đồng chí trong tỉnh ủy phải đi sát nông thôn, trực tiếp giúp đỡ và lãnh đạo sản xuất, đẩy mạnh phong trào thi đua trong toàn tỉnh. Trước khi ra về, Bác vào thăm một số gia đình nông dân và ra thăm cánh đồng xã Yên Tiến. Bác ngồi xuống bờ một thửa ruộng, dùng gang tay mình đo khoảng cách giữa 2 khóm lúa. Bác tỏ ra rất vui khi thấy lúa tốt và khen “cấy dầy vừa phải”. Lần về thăm của Bác rất ngắn nhưng đã thôi thúc chúng tôi rất nhiều. Sau đó, cả Tỉnh ủy phân công nhau đi sâu xuống từng huyện, từng xã, dành thì giờ cùng nhân dân bàn việc làm phân xanh, đốn đốc việc cấy kịp thời vụ, chăm sóc lúa mùa và chuẩn bị vụ đông xuân. 4. BÁC HỒ VỚI DÂN TỘC PHÙ LÁ Tháng 8-1958, tôi (Phàn Phí Giá) được cử trong đoàn đại biểu nhân dân các dân tộc Tây Bắc đi dự lễ Quốc khánh ở Thủ đô Hà Nội. Tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì sẽ được gặp Bác Hồ, được tham quan Thủ đô, sẽ được thấy nhiều cái mới lạ; lo vì người Phù Lá chưa đi đâu hết Châu Mường Tè bao giờ mà nay lại đi đến tận đâu đâu… Tôi đi bộ thật nhanh, năm ngày về đến Lai Châu, được ngồi ô tô về khu, về Hà Nội. Sau đó, lại được ngồi ô tô về xem các thành phố Hải Phòng, Nam Định… Đến đâu chúng tôi cũng được đón tiếp niềm nở, được biết nhiều cái mới lạ mà trong đời mình chưa được thấy bao giờ. Sáng ngày thứ bảy, chúng tôi được tin là sắp được lên gặp Hồ Chủ tịch. Cả đoàn phấn khởi. Riêng tôi, tuy phấn khởi nhưng lại rất lo không biết mình sẽ phải làm gì. Tôi bồn chồn gặp các anh em đã từng đi Hà Nội, đã được gặp Bác để hỏi xem cách chào hỏi, đi đứng như thế nào. Sáng hôm ấy, đoàn đại biểu Tây Bắc ai cũng ăn mặc rất đẹp, rồi lên ô tô đến Phủ Chủ tịch, và được dẫn vào phòng họp, ngồi vừa yên chỗ thì Bác đến. Mọi người chào. Bác giơ tay chào lại rồi ai nấy ngồi vào ghế. Bác hỏi đến dân tộc nào thì đại biểu dân tộc ấy đứng lên cho Bác thấy. Các dân tộc khác đều có hai hoặc ba đại biểu, riêng dân tộc Phù Lá thì chỉ có mình tôi. Tôi chưa biết tiếng phổ thông nên phải nhờ người dịch ra tiếng Quan Hoả mới hiểu được. Bác hỏi thăm sức khoẻ các đại biểu. Ăn ngủ ra sao? Bác khen đoàn có nhiều đại biểu các dân tộc, nhưng lại phê bình là đoàn ít đại biểu nữ quá… Bác hỏi thăm tình hình sức khoẻ, làm ăn, đoàn kết, trị an của các dân tộc anh em, Bác nói đại ý: Các dân tộc dù ít người dù nhiều người đều là anh em bình đẳng như nhau. Ngày xưa các dân tộc ít người bị thiệt thòi nhiều nhất, bây giờ cần cố gắng để tiến kịp các dân tộc anh em để được sống ấm no hạnh phúc, cần học văn hoá và tham gia các mặt công tác”. Nói chuyện một lúc rồi Bác mời mọi người ăn kẹo, uống trà, phòng họp thật vui vẻ. Tôi ngồi im khoanh tay, không dám nhìn thẳng vào Bác, cũng không dám ăn uống gì. Bỗng có bàn tay khẽ vỗ vào vai tôi. Tôi ngẩng lên, bàng hoàng cả người: Bác Hồ! Chính Bác đang đứng sát bên tôi. Bác mỉm cười gật đầu hiền từ, thân mật khiến tôi bình tĩnh trở lại. Bác cầm tay tôi, chỉ vào phần chuối, kẹo vẫn còn nguyên vẹn trước mặt, Bác đưa tay làm hiệu, bày cách cho tôi ăn và bỏ cả kẹo vào túi tôi. Trước cử chỉ ân cần của Bác, tôi xúc động và chỉ biết làm theo. Trước lúc chia tay, Bác ân cần chúc các đại biểu khoẻ mạnh, Bác dặn các đại biểu về địa phương phải nói lại với bà con những điều mắt thấy tai nghe trong dịp về thăm Thủ đô. Bác nhờ các đại biểu chuyển lời Bác hỏi thăm đồng bào các dân tộc, hỏi thăm các cụ già, các chị em phụ nữ và cả các cháu thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Khi Bác ở phòng họp sắp ra, một đại biểu nói: được gặp Bác thì mừng; xa Bác về địa phương lại nhớ Bác”. Bác cười “… Nhớ Bác thì nhớ lời Bác dặn các dân tộc phải thật sự đoàn kết giúp nhau tiến bộ, phải chấp hành chính sách của Đảng và Chính phủ…” Sau ngày được gặp Bác, đoàn chúng tôi trở về địa phương, đem theo nhiều điều mới lạ. Về đến nhà, tôi kể chuyện được gặp Bác và chia quà của Bác cho mọi người thân thuộc. Hôm ấy, nghe kể chuyện Bác Hồ, chuyện tham quan Thủ đô và miền xuôi, gia đình tôi và bà con ai cũng vui như tết. Sau đó, tôi có dịp đi báo cáo cho bà con người Phù Lá mọi chuyện về Bác Hồ. Tôi nhớ kỹ lời Bác dặn, nhắc lại rành rọt lời Bác gửi thăm hỏi mọi người và căn dặn các dân tộc ít người hay nhiều người cũng bình đẳng như nhau, đều là anh em một nhà, phải đoàn kết giúp đỡ nhau, sao cho các dân tộc đều được ấm no, học hành tiến bộ. 5. CON ĐƯỜNG TUỔI TRẺ Chủ nhật ngày 16-10-1958, 100 học sinh các trường Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trưng Vương và Nguyễn Huệ đang lao động xây dựng mở rộng đường Cổ Ngư thì Bác đến. Hồ Chủ tịch nói: “Hôm nay, Bác đến thăm các cháu tham gia lao động xây dựng thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Bác rất vui mừng thấy ở đây có các cháu nam, nữ, các cháu miền Bắc, miền Nam đều khoẻ mạnh, hăng hái lao động, như thế là tốt…” Bác dặn dò học sinh các trường thi đua nhau cùng làm tốt, phát huy sáng kiến tăng năng suất lao động… Bác sẽ đổi tên con đường này là đường Thanh niên. Quan tâm tới công trường của tuổi trẻ thủ đô, ngày 6-6-1959, Hồ Chủ tịch lại đến thăm lần thứ hai giữa lúc học sinh nghỉ hè, tham gia lao động rất đông. Con đường hoàn thành, ngày 5-2-1961, Người đến trồng cây ở vườn hoa đường Thanh niên. Được vinh dự tham gia trồng cây với Người có các đại biểu về dự Đại hội Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam Thành phố Hà Nội. Nhân dịp này, Hồ Chủ tịch đã nói chuyện về lợi ích việc trồng cây: “Nếu mỗi thanh niên một năm trồng ba cây và chăm sóc thật tốt, 8 triệu thanh niên miền Bắc sẽ trồng được 24 triệu cây, 5 năm sẽ trồng 120 triệu cây. Nếu đem trồng số cây ấy trên đường nối liền Hà Nội - Mạc Tư Khoa thì con đường chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa cộng sản càng xanh tươi”. 6. ĐỒNG BÀO THÁI BÌNH TĂNG GIA THÌ KHÁ NHƯNG TIẾT KIỆM THÌ PHẢI ĐÁNH DẤU HỎI Cuối thu năm 1958, Thái Bình thu hoạch một vụ mùa thắng lợi. Bác biết tin và nói với đồng chí Giang Đức Tuệ, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Thái Bình: “Bác sẽ về thăm đồng bào Thái Bình, nhưng các chú không nên làm cái gì phiền toái cho đồng bào vì đi lại đường xa, tàu xe không có”. Ngày 26-10-1958, Thái Bình được đón Bác Hồ lần thứ ba. Sau khi làm việc với các đồng chí lãnh đạo của tỉnh, gần 11 giờ trưa Bác ra sân vận động nói chuyện với bốn vạn đại biểu của nhân dân. Bác nói: “Trong kháng chiến, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là đánh giặc thực dân, nhờ có sự đoàn kết nhất trí chúng ta đã thắng. Hiện nay nhiệm vụ toàn Đảng, toàn dân là tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, hai cái đó phải đi đôi, nếu không thì làm được chừng nào thì sài hết chừng ấy. Đồng bào Thái Bình tăng gia thì khá nhưng còn tiết kiệm thì phải đánh dấu hỏi. Đồng bào đã tiết kiệm chưa?”. Mọi người cùng trả lời: “Chưa ạ!”… Bác tin đồng bào, cán bộ có thể làm được những điều hứa với Bác. Trong vụ mùa này và vụ chiêm tới, đơn vị nào khá nhất huyện, huyện nào khá nhất tỉnh, sẽ có giải thưởng. Ai muốn có giải thưởng giơ tay! Mọi người đều giơ tay. Và Bác bắt nhịp bài hát Kết đoàn. 7. VƯỜN RAU AO CÁ CỦA BÁC [...]... phục vụ Bác - Bác không ốm đâu Chú xuống văn phòng, chỗ chú Phan Mỹ mà ở và chăm sóc sức khỏe cho các chú ở dưới đó… Ngày kháng chiến ở với Bác, đồng chí Chánh thấy Bác ít bị ốm đau Lần Bác bị sốt rét, Bác mời bác sĩ Chánh lên thăm bệnh cho Bác Khi thấy Bác bị sốt cao, bác sĩ đang tính xem nên dùng thuốc gì thì Bác đã bảo: - Bác “ra lệnh” cho chú chữa hai hôm là phải hết sốt Bác sĩ Chánh lo quá Bác sốt... nội dung phim, về Bác Làm việc gì Bác cũng muốn đem lại điều bổ ích cho mọi người, phục vụ mọi người Theo: Nguyên Lê 7 Chú làm như thế là không được ! Vào khoảng năm 1947 bác sĩ Chánh được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe Bác Hồ Lần đầu tiên đến gặp Bác, bác sĩ thấy Bác đang nằm trên võng ở cửa đình Hồng Thái Thấy bác sĩ đến, Bác ngồi dậy hỏi: - Chú đi đâu đấy? - Thưa Bác, cháu là bác sĩ được phân công... được Sau khi bác sĩ tiêm cho Bác, cơn sốt hạ dần Bác cười nói: - Đấy, chú xem, Bác “ra lệnh” chữa hai ngày phải khỏi thế mà đúng như thế đấy! Một lần, nghe tin vợ bác sĩ đến công tác ở vùng gần đấy Bác cử bác sĩ đi công tác đến vùng vợ bác sĩ đang làm việc, có ý cho 2 vợ chồng gặp nhau Vì thời gian gấp, xong công việc bác sĩ về ngay, không ghé vào thăm vợ Khi về tới cơ quan, bác sĩ Chánh gặp Bác, chưa... tò mò Khi Bác Hồ bước ra khỏi phòng, rất đông bà con Việt kiều và cả người Pháp nữa đang đứng đón Bác Bác chào mọi người Khi Bác trông thấy một bà mẹ bế một cháu nhỏ cố lách đám đông lại gần, Bác liền giơ tay bế cháu bé và đưa cho cháu bé quả táo Cử chỉ của Bác Hồ đã làm những người có mặt ở đó từ chỗ tò mò ngạc nhiên đến chỗ vui mừng và cảm phục về tấm lòng yêu trẻ của Bác Theo cuốn: Bác Hồ với thiếu... một ngã tư rộng gần đây để Bác ra nói chuyện với đồng bào mươi phút, một chú ra cửa hàng bánh mua cho Bác một cặp bánh giò Còn các chú đi với Bác thì tranh thủ ăn cơm trước Nói chuyện xong, Bác ngược Hà Nội ngay cho kịp hẹn Trong xe Bác sẽ ăn bánh vừa đỡ tốn kém, vừa tiết kiệm được thời gian cho Bác Chúng tôi vâng lời Bác làm theo Nói chuyện với đồng bào Ninh Bình hôm đó, Bác nhấn mạnh: - Đồng bào chú... Sau đó, Bác đi xem nơi ăn chốn ở của đơn vị Khen nhà bếp sạch, nhưng Người phê bình nhà ngủ chưa gọn: - Dù là chủ nhật, dù là ngày tết, “nội vụ” cũng phải gọn gàng Theo ditichhochiminhphuchutich.gov.vn Những mẫu chuyện về đời sống của Bác - Kỳ 1 1 Việc chi tiêu của Bác Hồ Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm Có đôi tất rách đã vá đi, vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới Bác nói:... lại nhìn tấm ảnh, rồi lại quay nhìn Bác Chợt mắt em sáng lên, em chạy lại gần Bác và reo lên: - Bác Hồ! Đồng chí bí thư Huyện ủy nói: - Bác Hồ tới thăm gia đình cháu đó! Bác ôm lấy em nhỏ, chỉ bếp lửa, quay lại nói với một đồng chí đi theo - Nồi cơm đang sôi, chú ra ghế giúp cháu bé kẻo khê Bác vừa cho em nhỏ kẹo vừa hỏi: - Cháu mấy tuổi? - Thưa Bác, cháu lên tám ạ Bác mỉm cười khen: - Tám tuổi mà đã... Những câu chuyện kể về Bác Hồ - Kỳ 3 21 AI THÍCH ĐI NHANH THÌ ĐỔI XE MỚI Chiếc Pôvêđa là quà của Liên Xô tặng Bác, từ ngày về tiếp quản Thủ đô Bác vẫn dùng Chiếc xe đã cũ, Văn phòng Trung ương xin phép được đổi cho Bác xe khác mới và tốt hơn Thấy vậy, Bác hỏi đồng chí lái xe: - Xe của Bác đã hỏng chưa? Đồng chí lái xe thành thật: - Thưa Bác xe chưa hỏng, nhưng chúng cháu muốn đổi xe mới để Bác đi nhanh... Hới: Mắm tôm chua, rau muống chẻ, cá thu kho Bác cháu vừa ăn vừa trò chuyện Bác chỉ tay sang bác sĩ Nhữ Thế Bảo nói đùa: - Bác sĩ khuyên mọi người ăn chín, uống sôi, còn bản thân bác sĩ thì lại ăn rau muống sống hơi quá nhiều đấy! Mọi người cười vang Bữa ăn ngon lành càng thêm vui vẻ Theo cuốn: Bác Hồ - con người và phong cách 20 Không phải là siêu nhiên Bác Hồ của chúng ta là một con người vĩ đại, siêu... nào ở đâu, công tác lâu Bác mới chịu “ăn” cơm ở địa phương Bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà”: - Đoàn Bác đi có từng này người Nếu được, chỉ ăn từng này, từng này Dù không nghe lời Bác, chủ nhà dọn “cỗ” ra, Bác cũng có cách riêng của Bác Bác nói với anh em: - Bác cháu ta chỉ ăn hết món này, món này thôi Còn món này để nguyên Nhà chủ thiết tha mời Bác dùng thử món “cây nhà lá vườn”, Bác cũng chỉ gắp vào bát . đồng. Khi Bác ở phòng họp sắp ra, một đại biểu nói: được gặp Bác thì mừng; xa Bác về địa phương lại nhớ Bác . Bác cười “… Nhớ Bác thì nhớ lời Bác dặn các. nhìn Bác, lại nhìn tấm ảnh, rồi lại quay nhìn Bác. Chợt mắt em sáng lên, em chạy lại gần Bác và reo lên: - Bác Hồ! Đồng chí bí thư Huyện ủy nói: - Bác Hồ

Ngày đăng: 29/11/2013, 20:11

Hình ảnh liên quan

Ông Cải cùng anh em được phân công xếp bàn ghế hình chữ T phủ khăn trắng và sắp ghế hai bên - Bài soạn 117 mẫu chuyện Bác Hồ

ng.

Cải cùng anh em được phân công xếp bàn ghế hình chữ T phủ khăn trắng và sắp ghế hai bên Xem tại trang 7 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan