kiểm tra 45 phút sinh 11 kì 1

4 2.7K 20
kiểm tra 45 phút sinh 11 kì 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

đề kiểm tra sinh học lớp 11 kì 1 tự luận và trắc nghiệm có đáp án

KIỂM TRA 45’ MÔN SINH 11 - LẦN 1 Họ tên: lớp 11 Điền đáp án vào bảng đáp án Câu 1: Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là: a/ Tế bào lông hút b/ Tế bào nội bì c/ Tế bào biểu bì d/ Tế bào vỏ. Câu 2: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu: a/ Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. b/ Từ mạch gỗ sang mạch rây. c/ Từ mạch rây sang mạch gỗ. d/ Qua mạch gỗ. Câu 3: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là: a/ Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước). b/ Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước). c/ Lực liên kết giữa các phân tử nước. d/ Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. Câu 4: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là: a/ Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. b/ Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. c/ Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. d/ Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. Câu 5: Các chất hữu cơ của thực vật được hình thành từ chất nào? a/ Nước. b/ Cacbônic. c/ Các chất khoáng d/ Nitơ Câu 6: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức ? a/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể cần ít năng lượng. b/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể. c/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể không cần tiêu hao năng lượng. Đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 d/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể cần tiêu hao năng lượng. Câu 7: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào? a/ Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra. b/ Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu. c/ Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh. d/ Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh. Câu 8: Vai trò của Nitơ đối với thực vật là: a/ Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. b/ Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. c/ Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim. d/ Thành phần của prôtêin và axít nuclêic. Câu 9: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây? a/ Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng. b/ Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời. c/ Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. d/ Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. Câu 10: Thực vật chỉ hấp thu được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là: a/ Dạng nitơ tự do trong khí quyển (N2). b/ Nitơ nitrat (NO 3 + ), nitơ amôn (NH 4 + ). c/ Nitơnitrat (NO 3 + ). d/ Nitơ amôn (NH 4 + ). Câu 11: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp? a/ Tích luỹ năng lượng. b/ Tạo chất hữu cơ. c/ Cân bằng nhiệt độ của môi trường. d/ Điều hoà nhiệt độ của không khí. Câu 12: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp? a/ Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy. c/ Quá trình quang phân li nước b/ Quá trình khử CO2 d/ Sự biến đổi trạng thái của diệp lục Câu 13. Vai trò chính của nước trong quá trình quang hợp đối với TV là? A. Tạo O 2 cho khí quyển B. Tạo cacbohidrat C. Tạo NADPH D. Tạo ATP Câu 14: Thực vật C4 khác với thực vật C3 ở điểm nào? a/ Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng, điểm bù CO 2 thấp. b/ Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng cao, điểm bù CO 2 thấp. c/ Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng cao, điểm bù CO 2 cao. d/ Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng thấp, điểm bù CO 2 cao. Câu 15: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là: a/ Ở rễ b/ Ở thân. c/ Ở lá. d/ Ở quả. Câu 16: Các nguyên tố đại lượng gồm: a/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe. b/ C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg. c/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. d/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu. . I. Tự luận ( 6đ) Câu 1. Dựa vào cơ chế hô hấp ở thực vật, con người đã ứng dụng như thế nào trong quá trình bảo vệ nông sản?(2đ) Câu 2: Nêu vai trò của thoát hơi nước qua lá đối với đời sống con người, từ đó nâng cao ý thức trồng và bảo vệ cây xanh như thế nào?(2đ) Câu 3: Hãy đưa ra biện pháp tăng năng suất cây trồng dựa vào kiến thức quang hợp ở cây xanh?(2đ) Bài làm Đáp án: I. Trắc nghiệm 1b 2 d 3 b 4 c 5 b 6 d 7 c 8 a 9 d 10b 11c 12b 13c 14b 15a 16b II. Tự luận Câu 1: Trả lời: Phương pháp bảo quản nông sản: Để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu (không giảm đến 0 vì đối tượng bảo quản sẽ chết) người ta thường sử dụng ba biện pháp bảo quản sau đây: a) Bảo quản khô: Thường sử dụng để bảo quản các loại hạt . b) Bảo quản lạnh: Thường sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm, rau quả c) Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO 2 cao: Biện pháp này thường sử dụng các kho kín có nồng độ CO 2 cao hoặc đơn giản hơn là các túi polietilen. Câu 2. Thoát hơi nước  Mở khí khổng: + Hơi nước thoát ra giảm nhiệt độ môi trường, tăng độ ẩm không khí điều hòa khí hậu. + Tạo điều kiện để CO 2 đi vào thực hiện quá trình quang hợp :  tạo chất hữu cơ( nguồn sống) cung cấp cho sinh vật tiêu thụ trong đó có con người.  giảm hiệu ứng nhà kính  giảm thiểu các thiên tai… + giải phóng O 2  Cung cấp O 2 cho hoạt động sống của con người, tạo tầng ozon bảo vệ sinh giới trong đó có con người khỏi tia cực tím - là tác nhân gây ĐB. => Cần có ý thức bảo vệ cây xanh ( không bẻ cành, vặt lá .) , bảo vệ rừng ( tuyên truyền không chặt phá rừng, săn bắt Đ -TV quý hiếm .), trồng cây ở trường, nơi công cộng. - Sử dụng hợp lí tiết kiệm nguồn tài nguyên nước Câu 3: Để tăng năng suất cây trồng cần tăng diện tích lá và tăng cường độ quang hợp. + Tăng diện tích lá là biện pháp quan trọng để tăng năng suất. Việc bố trí diện tích lá hợp lý tùy thuộc kiểu lá, góc lá, mùa vụ .  cần có mật độ gieo trồng hợp lý, bố trí trồng xen, trồng thẳng hàng, bố trí mùa vụ thích hợp cho các loại cây trồng . Trên cơ sở đó có thể chủ động điều chỉnh diện tích lá tốt nhất cho quang hợp. + Để nâng cao cường độ quang hợp cần có các biện pháp thích hợp tác động vào các nhân tố sinh thái như ánh sáng, nước, chất khoáng, CO 2 , nhiệt độ . tạo điều kiện tối ưu cho quang hợp. Đồng thời việc tác động vào các nhân tố sinh thái cũng cần tác động đến các điều kiện bên trong cơ thể như bộ máy quang hợp, sắc tố và hệ vận chuyển điện tử quang hợp, các enzim quang hợp . sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình quang hợp. . KI M TRA 45 MÔN SINH 11 - LẦN 1 Họ tên: lớp 11 Điền đáp án vào bảng đáp án Câu 1: Nơi nước. Đáp án: I. Trắc nghiệm 1b 2 d 3 b 4 c 5 b 6 d 7 c 8 a 9 d 10 b 11 c 12 b 13 c 14 b 15 a 16 b II. Tự luận Câu 1: Trả lời: Phương pháp bảo quản nông

Ngày đăng: 29/11/2013, 12:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan