QUY LUẬT GIÁ TRỊ và ý NGHĨA NGHIÊN cứu

15 19.4K 251
QUY LUẬT GIÁ TRỊ và  ý NGHĨA NGHIÊN cứu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUY LUẬT GIÁ TRỊ và ý nghĩa nghiên cứu môn học chủ nghĩa mác lê nin .

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIA ĐỊNH KHOA QUẢN TRỊ - LỚP DHQK01 QUY LUẬT GIÁ TRỊ - Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ? TIỂU LUẬN MÔN HỌC : NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN NGƯỜI THỰC HIỆN : TRẦN THỊ KIM OANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS.PGS.GVC VŨ ANH TUẤN THỜI GIAN THỰC HIỆN : 10/11/2013 MỤC LỤC PHẦN I: Mở đầu Trang I.1 Nghiên cứu là gì 2 I.2 Nghiên cứu quy luật giá trị nhằm mục đích gì? 2 I.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật giá trị 2 PHẢN II: Tìm hiểu chung về quy luật giá trị II.1 Nội dung quy luật 3 II.2 Tác động của quy luật giá trị 5 PHẦN III: Thực trạng việc áp dụng quy luật giá trị ở Việt Nam III.1 Việc vận dụng QLGT vào những năm đầu kinh tế bao cấp 7 III.2 Việc vận dụng QLGT thời gian sau đổi mới 9 III.3 Kết quả của việc vận dụng quy luật giá trị vào nước ta 13 III.4 Những giải pháp nhằm vận dụng quy luật giá trị trong thời gian tới 13 PHẦN IV: Kết luận 2 PHẰN I: MỞ ĐẦU I. Nghiên cứu I.1 Nghiên cứu là gì? Là quá trình thu thập phân tích thông tin một cách hệ thống để tìm hiểu cách thức lý do hành xử của sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta Triết học là một ngành khoa học vì vậy nghiên cứu những vấn đề triết học cũng có nghĩanghiên cứu khoa học. Vậy nghiên cứu khoa học là gì? Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức, . đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên xã hội, để sáng tạo phương pháp phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. I.2 Mục đích nghiên cứu quy luật giá trị Quy luật giá trịquy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuẩt trao đổi hàng hoá. Do đó mà ở đâu có sản xuất trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự xuất hiện cuả quy luật giá trị. Mọi hoạt động cuả các chủ thể kinh tể trong sản xuất lưu thông hàng hoá đều chịu sự tác động cuả quy luật này, Quy luật giá trị là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế chu kì, phân hoá giàu nghèo, những cuộc cạnh tranh không lành mạnh .Chính vì thế chúng ta cần nghiên cứu về quy luật giá trị, tìm hiếu vai trò tác động của nó tới nền kinh tế, đặc biệt là trong thời kì phát triển nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. I.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật giá trị Trong Học thuyết về giá trị thặng dư, C. Mác đã có một nhận định có tính chất dự báo khoa học trong xã hội hiện nay, đó là: "Mục đích thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm thế nào để với một tư bản ứng trước tối thiểu, sản xuất ra một giá trị thặng dư hay sản phẩm thặng dư tối đa; trong chừng mực mà kết quả ấy không phải đạt được bằng lao động quá sức của những người công nhân, thì đó là một khuynh hướng của tư bản, thể hiện ra trong cái nguyện vọng muốn sản xuất ra một sản phẩm nhất định với những chi phí ít nhất về sức lực tư liệu, tức là một khuynh hướng kinh tế của tư bản dạy cho loài người biết chi phí sức lực của mình một cách tiết kiệm đạt tới mục đích sản xuất với một chi phí ít nhất về tư liệu". Từ việc nghiên cứu Học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác, chúng ta thấy rõ ít nhất ba vấn đề lớn trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước. 3 Một là, trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay, sạch trơn theo cách tiếp cận giáo điều xơ cứng cũ. Càng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta càng thấy rõ, chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng giải phóng sức sản xuất thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thì chừng đó chúng ta còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó. Hai là, trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mọi phương án tìm cách định lượng rành mạch, máy móc xơ cứng về mức độ bóc lột trong việc hoạch định các chủ trương chính sách, cũng như có thái độ phân biệt đối xử với tầng lớp doanh nhân mới đều xa rời thực tế không thể thực hiện được. Điều có sức thuyết phục hơn cả hiện nay là quan hệ phân phối phải được thể chế hóa bằng luật. Đường lối chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước mỗi khi được thể chế hóa thành luật các bộ luật thì chẳng những góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lấy luật làm công cụ cơ sở để điều chỉnh các hành vi xã hội nói chung, mà còn cả hành vi bóc lột nói riêng. Ai chấp hành đúng pháp luật thì được xã hội thừa nhận tôn vinh theo phương châm: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong nhận thức, quan điểm chung nên coi đó cũng chính là mức độ bóc lột được xã hội chấp nhận, tức là làm giàu hợp pháp. Trong quản lý xã hội thì phải kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp để, một mặt, chống thất thu thuế, mặt khác, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thông qua Nhà nước bằng các "kênh" phân phối lại điều tiết thu nhập xã hội. Thiết nghĩ, đây là một hướng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp chúng ta tránh được những nhận thức giáo điều, phi biện chứng về quan hệ bóc lột, cũng như việc vận dụng nó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải phóng sức sản xuất, tạo động lực phát triển kinh tế chủ động hội nhập thành công với nền kinh tế quốc tế. Ba là, mặt khác, cũng phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lao động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật bằng các chế tài thật cụ thể mới bảo đảm công khai, minh bạch bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng, những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao động là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn thiện xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam PHẦN II: QUY LUẬT GIÁ TRỊ I. Nội dung của quy luật giá trị Ọuy luật giá trịquy luật kinh tế cơ bản của sản xuẩt hàng hóa vi nó quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa. Nội dung của quy luật giá tri là: 4 Sản xuất trao đôi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong sản xuất, quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làmsao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết, có như vậy họ mới có thể tồn tại được. Còn trong trao đổi hay lưu thông hàng hóa phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá. Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa phải thực hiện với giá cả bằng giá trị. Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động cua giá cả hàng hóa. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nêntrước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hóa nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao ngược lại. Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả của hàng hóa còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường tách rời với giá trị lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hóa xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng. Nhận xét : + Người thứ nhất có thời gian lao động cá biệt < thời gian lao động xã hội cần thiết, thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị, nên thu được lợi nhuận nhiều hơn lợi nhuận trung bình. + Người thứ hai có thời gian lao động cá biệt = thời gian lao động xã hội cần thiết, thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị, nên họ thu được lọi nhuận trung bình. + Người thứ ba có thời gian lao động cá biệt > thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị nên bị thua lỗ. - Đối với tổng hàng hóa : + Khi tổng thời gian lao động cá biệt = tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, phù hợp vói yêu cầu của quy luật giá trị, nên có tác dụng góp phần cân đối ổn định thị trường. + Khi tổng thời gian lao động cá biệt lớn hơn tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, hoặc khi tổng thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm quy luật giá tri nên dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu hàng hóa trên thị trường. 5 Kết luân: Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù họp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thê tồn tại được. * Biểu hiện của nội dung quy luật giá trị trong lưu thông Trong lĩnh vực lưu thông, quy luật giá trị biểu hiện ở việc trao đổi theo nguyên tắc ngang giá Cần phải hiểu nguyên tắc ngang giá một cách biện chứng. Ngang giá không cỏ nghĩagiá cả cụ thể của từng loại hàng hóa phải luôn luôn ngang bằng với giá trị của nó, Ngang giá không phải là ngang bằng. Ngang giá hiểu theo nghĩa tổng giá cả bằng tổng giá trị - Quy luật giá trị hoạt động có biểu hiện là giá cả cỏ thể tách rời giá trị của nó, “biên độ” của sự tách rời này tùy thuộc vào quan hệ cung - cầu hàng hóa địch vụ. + Khi cung > cầu giá cả < giá trị + Khi cung < cầu -ỳ giá cả > giá trị + Khi cung = cầu giá cả = giá trị - Giá cả của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục giá trị hàng hóa. II. Tác động của quy luật giá trị : a. Điều tiết sản xuất lưu thông hàng hóa. Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau: + Thứ nhất, Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu. Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do đó, tư liệu sản xuất sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên. Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống, hàng hóa bán không chạy có thể lỗ vốn. Tình hình ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hóa cao. + Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tinh hình đỏ buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mật hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên. Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thổ tiếp tục sản xuất mặt hàng này. Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội. 6 Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hử hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định. b. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lỹ hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thi các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết, Vậy ngirời sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất. Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Neu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống. c. Thực hiện sự lựu chọn tự nhiên phân hóa nguời ỉao động thành kẻ giàu, nguùi nghèo. Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo múc hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chả Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, tủ thành lao động làm thuê. Như vậy những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa có ý nghĩa lý luận thực tiễn hết sức to lớn. PHẦN III: THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ Ở NƯỚC TA Đứng trước xu thể phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thể giới thì nước Việt Nam ta còn là một trong những nước có nền kinh tế chậm phát triển, nghèo nàn lạc hậu. Cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ quản lý lạc hậu, khoa học kỹ thuật kém phát triển . hơn nữa nạn thất nghiệp, tham ô lạm phạt, ô nhiễm môi trường . vẫn luôn là một trong những vấn đề bức xúc chưa hạn chế được. Tuy vậy ta cũng không thể một sớm một chiều mà có thể khắc phục được những yểu điểm đó mà ta phải dần dần khắc phục. Song hành với nó ta phải liên tục vận dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật kinh tể để phát triển đất nước. 7 Đất nước ta đang bước vào nền kinh tế thị trường với rất nhiều những khó khăn thách thức mới . Mét trong những thách thức đó là việc nhận thức đúng đắn được Quy luật giá trị (QLGT) vai trò của QLGT đối với nền kinh tế thị trường có tính chất đặc thù riêng của nước ta. Hơn nữa nước ta vừa chuyển đổi từ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên vẫn còn tàn dư những quan điểm sai lầm của thời kỳ bao cấp , thời kỳ mà rất nhiều quy luật kinh tế cơ bản đã bi lãng quên như QLGT. Chính vì vậy cho ta thấy được tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu “QLGT trong nền sản xuất hàng hoá sù vận dụng QLGT trong xây dựng KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam” trong giai đoạn hiện nay là rất hợp lý cần thiết. Để mỗi chúng ta lắm bắt tốt mét quy luật kinh tế cơ bản tạo cơ sở để đưa ra những quyết định kinh tế đúng đắn . Do nhận thức còn hạn chế trong khuôn khổ có hạn nên bài tiểu luận của em còn nhiều thiếu xót nên em rất mong nhận được sự đóng góp , phê bình của thầy giáo các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn . Đất nước Việt Nam ta đang đứng trước những khó khăn lớn về mọi mặt nhất là trong phát triển kinh tế, do đó chúng ta cần phải áp dụng những biện pháp phát triển kinh tế thật thận trọng, khẩn trương làm sao để có hiệu quả nhất. Chính vì vậy việc áp dụng quy luật giá trị vào việc phát triển kinh tế là rất quan trọng. Chúng ta cần phải thật linh hoạt trong từng vẩn đề, từng lĩnh vực của sự phát triển kinh tể. III.1 Viêc vân dung quy luât giá tri vào những năm nền kinh tế bao cấp Trong thời kỳ này, chúng ta đã có cách hiểu không đúng về việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội, Do đỏ việc vận dụng quy luật giá trị đă có nhiều thiếu sót, sai lệch. Hậu quả là đã làm triệt tiêu những nhân tổ tích cực, năng động của xã hội. Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ kém phát triển. Trước năm 1986, chính sách điều chỉnh giá của Chính phủ ta trong giai đoạn này đã phủ nhận vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế của nước ta. Trong giai đoạn này, với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, Nhà nước trực tiếp điều khiển nền kinh tế bằng hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh. Cho đến 1964, ở Miền Bắc VN, hệ thống giá chỉ đạo của Nhà nước đã được hình thành trên cơ sở lấy giá thóc sản xuất trong nước làm căn cứ xác định giá chuẩn tỷ lệ trao đổi. Hệ thống giá này về cơ bản được thực hiện cho đến năm 1980, trong khi điều kiện sản xuất, lưu thông, thị trường trong nước quan hệ kinh tế đối ngoại đã có những thay đổi lớn. Hệ thống giá Nhà nước ngày càng thấp so với giá thị trường tự do. Quá trình diễn biến giá cả cho đến năm 1981 có thể được khái quát như sau: 8 _Hầu hết các hàng hoá dịch vụ lưu thông trong nền kinh tế đều theo giá chỉ đạo của Nhà nước. _Trên thị trường có hai hệ thống giá: giá chỉ đạo của Nhà nước áp dụng trên thị trường có tổ chức giá thị trường tự do biến động theo quan hệ cung cầu, đặc điểm của giá chỉ đạo là không chú ý đến quan hệ cung cầu như bất biến. _Hệ thống giá trong nền kinh tế phải được chỉ đạo tập trung do Nhà nước quy định đưa vào cuộc sống như những chỉ tiêu pháp lệnh của kế hoạch Nhà nước. _Quan hệ cung cầu chỉ được chú ý đối với giá cả những hàng hoá không thiết yếu không có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. _Toàn bộ giá cả thị trường trong nước không có quan hệ với giá thị trường thế giới. Giá cả được xây dựng trên cơ sở lấy giá trị trong nước làm căn cứ, tách rời hệ thống giá quốc tế theo chủ trương xây dựng hệ thống giá độc lập tự chủ. Điều đáng chú ý là từ sau năm 1975, khi đất nước thống nhất thì gần như toàn bộ thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu trước đó ở Miền bắc lại được diễn ra trên cả nước. Việc duy trì các chính sách tài chính, tín dụng, chính sách giá cả tiền lương theo kiểu cấp phát, giao nộp hiện vật bình quân của nền kinh tế thời chiến đã gây tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Đồng thời cũng xuất hiện mức chênh lệch ngày càng lớn giữa mặt bằng giá do Nhà nước quy định mặt bằng giá thị trường tự do, trong đó giá thị trường tự do gấp 7- 8 lần giá do Nhà nước quy định. Từ năm 1976 đến 1985, tổng sản phẩm xã hội bình quân chỉ tăng 4,6%/năm. Sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, năng suất thấp, gây ra tốn kém lãng phí. Chính vì vậy đã gây ra tình trạng trì trệ kém phát triển của toàn bộ nền kinh tế, làm không đủ ăn dựa vào nguồn tài trợ từ bên ngoài ngày càng lớn. Thu nhập quốc dân trong nước chỉ bằng 80 - 90% nhu cầu sử dụng trong nước, tích lũy trong nước thì nhỏ bé nhưng lại phải đứng trước nhu cầu chi tiêu lớn nên dẫn tới nợ nước ngoài ngày càng gia tăng. Tính đến năm 1985 nợ nước ngoài của Việt Nam đã là 8,5 tỷ rúp 1,9 tỷ USD ngân sách quốc gia luôn trong tình trạng thâm hụt ( thâm hụt ngân sách năm 1980 là 18,1% năm 1985 là 36,6% ). Xuất khẩu hàng năm có tăng nhưng vẫn còn thấp so với giá trị nhập khẩu, cụ thể xuất khẩu chỉ bằng 20 - 40% của nhập khẩu. Chúng ta thường xuất khẩu các nguyên liệu thô chưa qua chế biến nên có giá trị thấp nhưng lại phải nhập khẩu các nguyên liệu qua chế biến với giá thành cao. Hầu hết các hàng hóa thiết yếu phục vụ cuộc sống đều phải nhập khẩu toàn bộ hay một phần lớn do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, thậm chí ngay cả vải gạo cũng nằm trong danh mục nhập khẩu. Trong những năm 1976 - 1980 chúng ta đã nhập khẩu 60 triệu mét vải các loại 1,5 triệu tấn lương thực quy gạo. Tóm lại trong những năm 1976 đến 1985, do hoàn cảnh lịch sử của đất nước có nhiều thay đổi, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung của nước ta đã tỏ ra không phù hợp, bộc lộ nhiều hạn chế, kìm 9 hãm sự phát triển của kinh tế đất nước. Do đó, việc đổi mới cơ chế quản lí nền kinh tế là một yêu cầu rất bức thiết của Đảng Nhà nước. III.2 Vỉêc vân dung quy luât giả trì thời gian sau đổi mới Đại hội lần thứ VI của Đảng ( tháng 12/1986) đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp đổi mới, tiến lên xây dựng CNXH ở nước ta. Đây thực sự là một cuộc cách mạng sâu sắc diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Từ những tư tưởng của Nghị quyết này, Nhà nước đã bước đầu tổng kết, đánh giá chính sách cơ chế giá từ 1969 đến 1980, từ đó đề ra chủ trương phải cải cách giá xem đó là khâu trung tâm của công cuộc đổi mới cơ chế kinh tế; phê phán chính sách hệ thống giá đương thời, phê phán tư tưởng “kinh tế phi thị trường”, chỗ dựa lâu dài vững chắc của chính sách hệ thống giá vẫn tồn tại cho tới lúc bấy giờ. Sự phê phán này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đổi mới tư duy, đổi mới quan điểm về chính sách giá cả. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội lúc ấy, những căn cứ hoạch định chính sách giá cả có những thay đổi dẫn tới một sự thay đổi lớn về tư duy kinh tế. Nó bắt đầu tạo nền móng cho sự chuyển biến từ tư duy giá cả phi thị truờng sang tư duy giá cả thị trường tức là giá phải phù hợp với sức mua của đồng tiền có tính đến giá cả trên thị trường thế giới của hàng nhập, xoá bỏ những bất hợp lí của Nhà nước, chấm dứt tình trạng xí nghiệp sản xuất, kinh doanh bị lỗ vốn do Nhà nước quy định giá không chính xác. Bên cạnh đó, Đảng Cộng Sản Chính phủ Việt Nam đã khẳng định cần phải thay đổi cơ bản về chính sách giá, lương, tiền tệ, tài chính nhằm triệt để xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN. Đây là một quyết định cải cách cơ chế kinh tế, lấy cải cách giá-lương-tiền làm khâu đột phá. Chủ trương thực hiện một cơ chế mới cực kì quan trọng về giá, đó là chính sách một giá thống nhất. Đây là một bước ngoặt lớn trong tư duy kinh tế, cũng như trong việc lựa chọn phương hướng cho chính sách giá cả. Cũng trong Đại hội Đảng lần thứ VI, Nhà nước ta đã đề ra một số nhiệm vụ của công cuộc đổi mới, trong đó có: _Thực hiện sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, theo định hướng XHCN. _Xây dựng củng cố quan hệ sản xuất XHCN, sử dụng cải tạo tốt các thành phần kinh tế khác. Theo đó chúng ta bước đầu thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, tôn trọng sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, song song với việc phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần thì Nhà Nước vẫn đóng vai trò điều tiết toàn bộ nền kinh tế thành phần kinh tế quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ đạo. _Phải tiến hành việc bố trí lại cơ cấu kinh tế đi đôi với đổi mới cơ chế quản lí nền kinh tế. Trước hết phải tôn trọng sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa tiền tệ, việc sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ đòi hỏi sản xuất phải gắn với thị trường, mọi hoạt động kinh tế phải so sánh chi phí với hiệu quả. Bên cạnh đó trong lĩnh vực quản lí giá cả phải tuân theo sự vân động của các quy luật kinh tế riêng của nền kinh tế riêng trong đó quy luật giá trị đóng vai trò trung tâm, có tác động trực tiếp. 10 . I.1 Nghiên cứu là gì 2 I.2 Nghiên cứu quy luật giá trị nhằm mục đích gì? 2 I.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật giá trị 2 PHẢN II: Tìm hiểu chung về quy. chủ nghĩa ở Việt Nam PHẦN II: QUY LUẬT GIÁ TRỊ I. Nội dung của quy luật giá trị Ọuy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuẩt hàng hóa vi nó quy

Ngày đăng: 29/11/2013, 10:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan