Bài soạn đạo đức địa hương

7 823 2
Bài soạn đạo đức địa hương

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011 Đạo đức (Lớp 3) Tiết 32 : GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY I. Mục tiêu. Nắm điều kiện , đặc điểm của đường thủy về mặt an toàn và chưa an toàn giao thông . Khi tham gia giao thông đường thủy . Phân biệt hành vi đúng , hành vi sai khi tham gia giao thông đường thủy . Thực hiện đúng quy định về giao thông đường thủy . II/ Đồ dùng dạy học : Tranh , ảnh về tham gia giao thông đường thủy . Bài tập tình huống . Thẻ màu . II.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hS A/ Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng . GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY B/ Dạy bài mới : Học sinh lắng nghe và nhắc lại tên bài . Hoạt động 1: Giới thiệu đường thủy và phương tiện đường thủy Mục tiêu: Hệ thống đường thủy, nhận biết các loại phương tiện giao thông vận tải đường thủy . Cách tiến hành Bước 1:Cho hs quan sát tranh về đường thủy và các phương tiện giao thông đường thủy . GV cho học sinh quan sát tranh hướng dẫn thảo luận : - Trong tranh vẽ cảnh gì ? Cảnh đó thuộc dùng nào ? - Trong tranh có những loại phương tiện nào ? - Những loại phương tiện này dùng để làm gì ? Bước 2: Mời các nhóm trao đổi. Bước 3: Mời các nhóm báo cáo GV nhận xét và Kết luận: Giao thông đường thủy nước ta có: Sông , biển , kênh , rạch . Phương tiện là tàu thủy , thuyền , bè , xuồng , ghe … Đặc biệt là tỉnh của chúng ta có rất nhiều sông , rạch phương tiện đi lại chủ yếu là xuồng , võ , tàu , ghe … Quan sát tranh và thảo luận trả lời . - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện báo cáo. - Nhận xét và bổ sung nhóm bạn. Hoạt động 2. Thảo luận xử lí tình huống Mục tiêu: Phân biệt được hành vi đúng , hành vi sai khi tham gia giao thông đường thủy . Cách tiến hành : Bước 1. GV chia nhóm và giao việc cho lớp : Thảo luận nhóm 4 nêu cách xử lí các tình huống sau : * Tình huống 1 : Khi xuống đò đi học em thấy bạn An ngồi trên đò đưa chân ra ngoài dọc nước . Em sẽ làm gì khi thấy bạn làm như vậy ? * Tình huống 2 : Khi tan học về bạn Hòa và Nam không mặc áo phao mà xuống đò ngồi đùa giỡn với nhau . Nếu em là cờ đỏ em sẽ làm gì ? * Tình huống 3 : Khi xuống đò đi học chật chọi bạn Tuấn rủ em ngồi lên be đò để hóng gió cho mát . Em sẽ làm gì trong tình huống đó ? Bước 2. Yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận . Bước 3.Mời các nhóm trình bày trước lớp. Nhận xét và kết luận : - Khi xuống đò đi học ta phải ngồi ngay ngắn không đùa nghịt , phải mặc áo phao bảo hiểm cho bản thân . - Nêu nội dung yêu cầu. - Thảo luận theo nội dung yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày. - Nhận xét bổ sung. Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học Cách tiến hành GV lần lượt nêu từng ý kiến : a) Để bảo đảm an toàn cho tính mạng là đi đò phải mặc áo phao . b) Khi xuống đò đi học có bạn cùng đùa giỡn sẽ vui hơn . c) An toàn khi đi học bằng đò là khi xuống đò phải ngồi ngay ngắn không đùa giỡn . d) Khi thấy bạn không mặc áo phao và đùa giỡn dưới đò thì phải khuyên nhủ bạn chấp hành tốt luật giao thông . GV nhận xét kết luận : Việc làm a,c,d là đúng ; còn việc làm b là sai . C/ Củng cố -dặn dò : - Khi đi học bằng đò em sẽ làm gì ?. - Nhận xét tiết học ; dặn học sinh chuẩn bị tiết sau : Giao thông đường bộ . - HS lắng nghe và bày tỏ bằng cách giơ thẻ màu và giải thích lí do. Khi đi học bằng đò phải mặc áo phao , xuống đò ngồi ngay ngắn , không đùa giỡn , dọc nước … Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011 Đạo đức (Lớp 3) Tiết 33 : GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. Mục tiêu. Nắm đặc điểm của các loại đường bộ , phân biệt được các loại đường bộ . Biết phân biệt được đường an toàn và chưa an toàn cho người đi bộ , đi xe đạp , xe máy và các loại phương tiện giao thông khác . Thực hiện đúng quy định về giao thông đường bộ . II. Chuẩn bị : Tranh minh họa sách an toàn giao thông lớp 3 Phiếu bài tập tình huống II.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hS 1. Bài cũ : Khi đi học bằng đò em phải làm gì để đảm bảo an toàn? GV nhận xét đánh giá . 2. bài mới Giới thiệu và ghi tên bài : Giao thông đường bộ HS trả lời Hoạt động1. Giới thiệu các loại đường bộ Mục tiêu: Nắm được đặc điểm đường bộ, phân biệt các loại đường. Cách tiến hành Cho hs quan sát 5 bức tranh trang 5,6,7 sách an toàn giao thông lớp 3 . Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận : - Các con đường trên có đặc điểm gì ? - Ở các tranh trên vẽ những loại đường nào ? - Lượng xe cộ và người ở mỗi hình như thế nào ? Bước 2: Mời các nhóm thảo luận . Bước 3: Mời các nhóm báo cáo GV nhận xét và Kết luận: Giao thông đường bộ nước ta có: Đường quốc lộ; Đường tỉnh ; Đường huyện ; Đường xã ; Đường đô thị. - Quan sát tranh - Lắng nghe yêu cầu - Thảo luận nhóm 4 - Đại diện báo cáo. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung nhóm bạn. Hoạt động 2. Con đường an toàn và chưa an toàn Mục tiêu:Phân biệt được các điều kiện an toàn,chưa an toàn của các loại đường đối với người đi bộ , đi xe đạp , đi xe máy và các phương tiện giao thông khác. Cách tiến hành : Bước 1 : Giáo viên giao nhiệm vụ Quan sát các tranh ở trên và thảo luận trả lời câu hỏi : Trong các con đường trên con đường nào an toàn cho người tham gia giao thông ? Con đường nào chưa an toàn cho người tham gia giao thông ? Vì sao ? Bước 2 : Cho học sinh thảo luận Bước 3 Trình bày kết quả GV nhận xét và kết luận : Đường đô thị , đường quốc lộ là những con đường an toàn vì được xây dựng rộng rải có nhiều làn xe , có dãy phân cách có đầy đủ biển báo giao thông . Đường tỉnh , đường huyện , đường xã là những con đường chưa được an toàn vì không phân chia làn đường cho xe chạy và người đi bộ , đường quanh co nhỏ hẹp , mặt đường gồ ghề … - Lắng nghe giáo viên giao nhiệm vụ . - Thảo luận nhóm đôi nội dung yêu cầu của giáo viên . - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét bổ sung . Hoạt động 3 Xử lí tình huống Mục tiêu: Nắm được cách quy định khi đi đường quốc lộ, đường tỉnh. Biết cách phòng tranh tai nạn giao thông khi đi trên các đường khác nhau . Cách tiến hành GV lần lượt nêu từng tình huống: + Tình huống1: Khi đi học trên đường huyện , đường xã , đường làng một bạn bảo em ta hãy đi giữa đường cho nó sạch . Vậy em sẽ làm gì trong tình huống trên . + Tình huống 2: Khi đi học về các bạn khoác tay nhau đi vào làn đường xe chạy trên đường quốc lộ, đường tỉnh lộ . Nếu em là bạn của các bạn thì em sẽ làm gì ? GV nhận xét kết luận : Người đi bộ phải đi sát lề đường bên phải , không chơi đùa, không đi dưới lòng đường, đẻ đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác . 3 Củng cố -dặn dò : Nhận xét đánh giá tiết học Dặn học sinh chuẩn bị bài sau : Kĩ năng đi bộ và qua đường an toàn. HS lắng nghe tình huống - Lớp thảo luận nêu cách xử lý tình huống của mình . - Lớp theo dõi nhận xét bổ xung Thứ hai ngày 2 tháng 5 năm 2011 Đạo đức (Lớp 3) Tiết 34 : KĨ NĂNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN I. Mục tiêu. Phân biệt các loại đường bộ và cách đi trên các con đường đó một cách an toàn . Biết cách qua đường an toàn cho mình và cho người khác . Thực hiện đúng quy định về giao thông đường bộ . II/ Chuẩn bị : Tranh minh họa trong sách an toàn giao thông lớp 3 II.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hS 1. Bài cũ : Giao thông đường bộ có những loại đường nào ? 2. Bài mới Giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng Kĩ năng đi bộ và qua đường an toàn HS trả lời Hoạt động1. Giới thiệu các loại đường bộ Mục tiêu: Biết phân biệt được các loại đường bộ và cách đi trên đường . Cách tiến hành Bước 1:Cho hs quan sát tranh 1,2,3 trang 13, 14 sách an toàn giao thông lớp 3 , nhận xét các con đường trên theo gợi ý sau : - Các con đường trên có đặc điểm gì ? - Các bạn đi học trên con đường đó như thế nào ? - Khi đi bộ em phải đi như thế nào ? Bước 2: Mời các nhóm trao đổi. Bước 3: Mời các nhóm báo cáo GV nhận xét và Kết luận: Khi đi bộ đường có vỉa hè ta đi trên vỉa hè , đường có vỉa hè nhưng có nhiều chướng ngại vật hoặc không có vỉa hè thì phải đi sát lề đường phía tay phải . Quan sát tranh và thảo luận trả lời . HS thảo luận nhóm 4 . Đại diện các nhóm báo cáo kết quả . Các nhóm khác nhận xét bổ sung . Hoạt động 2: Qua đường an toàn Mục tiêu: Biết cách qua đường an toàn cho mình và cho người khác . Cách tiến hành : Cho học sinh quan sát tranh 4,5,6 trang 14,15 sách an toàn giao thông lớp 3 nhận xét và nêu cách qua đường an toàn. Bước 1: GV nêu câu hỏi thảo luận : - Tranh vẽ cảnh gì ? các bạn trong tranh qua đường như thế nào ? - Muốn đi qua đường ta phải làm gì ? Bước 2. Yêu cầu học sinh tiến hành thảo luân theo yêu cầu. Bước 3.Mời các nhóm trình bày trước lớp GV Nhận xét và kết luận : Khi có tín hiệu đèn giao thông dành cho người đi bộ thì mới được phép qua đường ở nơi có vạch đi bộ qua đường . Ở những nơi không có vạch đi bộ qua đường thì phải dùng lại quan sát kĩ từ hai phía khi thấy an toàn thì mới được qua đường . Không qua đường ở đường cong có cây hoặc vật cản che khuất tầm nhìn . - Quan sát tranh - Nêu nội dung yêu cầu. - Thảo luận theo nhóm đôi . - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Hoạt động 3 Trò chơi “ Đèn xanh đèn đỏ” Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học Cách tiến hành GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn học sinh cách chơi : - Khi người quản trò hô đèn xanh thì hai hàng dọc vừa đi vừa đưa hai tay lên quay quay trước mặt và đọc thơ : Đen xanh đã bật Nào các bạn ơi ! Ta bước thảnh thơi Đi qua đường nhé . - Khi người quản trò hô đèn đỏ thì hai hàng đứng lại dừng tay trước ngực không quay nữa và đọc câu thơ : Đèn đỏ bật rồi Nào các bạn ơi ! Đừng vội vàng chi Hãy chờ giây lát . Nếu bạn nào sai luật là vi phạm luật giao thông sẽ bị xử phạt . Thảo luận : Khi qua đường ở nơi có tính hiệu đèn ta phải đi như thế nào? Những nơi không có tín hiệu đèn ta phải đi như thế nào? GV nhận xét kết luận : - Học sinh lắng nghe Học sinh chơi thử Tiến hành trò chơi . HS thảo luận trả lời Nhn xột tit hc. Dn hc sinh chun b tit sau : Thc hnh cui hc kỡ II Ngửụứi soaùn Kí DUYT CA BAN GIM HIU . . . . . . . . Kí DUYT CA PHềNG GIO DC . . . . . . . . . . . Traứ Ly Phaờng . giáo viên Hoạt động của hS 1. Bài cũ : Giao thông đường bộ có những loại đường nào ? 2. Bài mới Giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng Kĩ năng đi bộ và. . GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY B/ Dạy bài mới : Học sinh lắng nghe và nhắc lại tên bài . Hoạt động 1: Giới thiệu đường thủy và phương tiện đường thủy Mục tiêu:

Ngày đăng: 28/11/2013, 04:11

Hình ảnh liên quan

Giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng - Bài soạn đạo đức địa hương

i.

ới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan