Bài giảng TIẾNG VIỆT LỚP 3.KÌ I

5 3.5K 14
Bài giảng TIẾNG VIỆT LỚP 3.KÌ I

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD ĐT ĐỒNG HỚI TRƯỜNG TH BẮC NGHĨA BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Năm học 2010 - 2011 Thời gian làm bài: 60 phút Họ và tên: . Lớp: . Số báo danh: ĐỀ CHẴN I.Đọc hiểu:(20 phút) Đọc thầm đoạn văn, trả lời câu hỏi và làm các bài tập sau: Nhà rông ở Tây Nguyên Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái. Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế. Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng. Từ gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung ở nhà rông để bảo vệ buôn làng. Nguyễn Văn Huy 1. Vì sao nhà rông phải chắc và cao? A. Để thể hiện uy quyền, sức mạnh và sự giàu có, đông đúc của người dân Tây Nguyên. B. Để mọi người trong buôn làng tập trung về đây sẽ thấy thoải mái, mát mẻ. C. Để đàn voi đi qua không đụng sàn và múa rông chiêng không bị vướng mái. D. Cả ba phương án trên đều đúng. 2. Người ta treo gì xung quanh hòn đá thần? A. Hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ và chiêng trống. B. Hoa đan bằng tre, các bộ lông thú săn bắn được. C. Vũ khí, nông cụ và chiêng trống dùng khi cúng tế. 3. Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông? A. Vì đây là nơi rộng rãi, thoáng mát nhất. B. Vì đây là nơi dân làng thường tụ họp, vui chơi. C. Vì đây là nơi các già làng thường họp và là nơi tiếp khách của làng. 4.Nhóm từ ngữ chỉ sự vật có ở vùng các dân tộc ít người? A. nhà sàn, thuyền buồm, ô tô. B. suối, đường phố, chiêng trống. C. ruộng bậc thang, nhà cao tầng. D. ruộng bậc thang, trâu bò, nương rẫy. 5. Gạch dưới những từ chỉ màu sắc , đặc điểm của sự vật. - Giữa đầm sen mênh mông, những bông sen hồng, sen trắng nổi bật trên nền lá xanh mượt. 6. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi "Thế nào?" - Vô số hạt sương sớm long lanh như những viên pha lê tí hon. 7.Điền vào chỗ chấm: a/ (bảo hay bão): cơn .; . ban; b/ (sửa hay sữa): sai; bình 8. Đặt câu nói về biển có sử dụng biện pháp so sánh. . Số phách: Số phách: Điểm Trường Tiểu học Bắc Nghĩa BÀI KIỂM TRA VIẾT MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - PHÒNG 1 Thời gian: 40 phút 1. Chính tả: Nghe viết (15 phút) Chõ bánh khúc của dì tôi Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó. 2. Tập làm văn: (20 phút) Đề bài: Hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho bạn, kể những điều em biết về thành thị. Trường Tiểu học Bắc Nghĩa HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KTĐK HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ CHẴN Năm học: 2010 - 2011 I. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả: 5 điểm. - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định) trừ 0.5 điểm. - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không khoa học, bẩn, . trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: 5 điểm. Viết được bài văn với thể thức bức thư cho bạn kể về thành thị. Các câu văn gãy gọn, ý văn liên kết nhau. Kể được những nét đặc trưng ở thành thị khác với nông thôn như nhà cửa, đường phố, xe cộ, cây cối . Sử dụng biện pháp nghệ thuật một cách phù hợp. Chữ viết rõ ràng, không sai lỗ chính tả. Điểm 5: Đạt được các yêu cầu trên. Điểm 4: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Lỗi chính tả, ngữ pháp còn sai 2 - 3 lỗi. Điểm 3: Nội dung còn hời hợt. Lỗi chính tả ngữ pháp còn sai 4 - 6 lỗi. Điểm 1- 2: Bài viết còn yếu về nội dung và hình thức. II. Đọc hiểu: (5 điểm) Phần trắc nghiệm: (2 điểm) - Khoanh đúng mỗi ý được 0.5 điểm. Mỗi ý có hai khoanh tròn trở lên thì không ghi điểm. 1. Vì sao nhà rông phải chắc và cao? C. Để đàn voi đi qua không đụng sàn và múa rông chiêng không bị vướng mái. 2. Người ta treo gì xung quanh hòn đá thần? A. Hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ và chiêng trống. 3. Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông? C. Vì đây là nơi các già làng thường họp và là nơi tiếp khách của làng. 4.Nhóm từ ngữ chỉ sự vật có ở vùng các dân tộc ít người? D. ruộng bậc thang, trâu bò, nương rẫy. 5. Gạch đúng và đầy đủ các từ chỉ màu sắc, đặc điểm của sự vật được 1 điểm. Đúng mỗi từ được 0.25 điểm. - Giữa đầm sen mênh mông, những bông sen hồng, sen trắng nổi bật trên nền lá xanh mượt. 6.(0.5 điểm) Gạch chân đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi "Thế nào?" được 0.5 điểm. - Vô số hạt sương sớm long lanh như những viên pha lê tí hon. 7.Điền đúng mỗi từ được 0.25 điểm. a/ (bảo hay bão): cơn bão; bảo ban; b/ (sửa hay sữa): sửa sai; bình sữa. 8. Đặt câu đúng chủ đề biển, có sử dụng biện pháp so sánh được 1 điểm. Ví dụ: Bình minh lên, biển như khoác lên mình chiếc áo choàng xanh lam đính muôn vàn hạt kim cương lóng lánh. PHÒNG GD ĐT ĐỒNG HỚI TRƯỜNG TH BẮC NGHĨA BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Năm học 2010 - 2011 Thời gian làm bài: 60 phút Họ và tên: . Lớp: . Số báo danh: ĐỀ LẺ I.Đọc hiểu:(20 phút) Đọc thầm đoạn văn, trả lời câu hỏi và làm các bài tập sau: Nhà rông ở Tây Nguyên Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái. Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế. Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng. Từ gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung ở nhà rông để bảo vệ buôn làng. Nguyễn Văn Huy 1. Vì sao nhà rông phải chắc và cao? A. Để thể hiện uy quyền, sức mạnh và sự giàu có, đông đúc của người dân Tây Nguyên. B. Để mọi người trong buôn làng tập trung về đây sẽ thấy thoải mái, mát mẻ. C. Để đàn voi đi qua không đụng sàn và múa rông chiêng không bị vướng mái. D. Cả ba phương án trên đều đúng. 2. Người ta để hòn đá thần ở đâu? A. Ở gian giữa, nơi trung tâm của nhà rông. B. Ở trong chiếc giỏ mây, treo trên vách gian đầu nhà rông. C. Ở trên bàn thờ thần làng. 3. Trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ ở nhà rông để làm gì? A. Để bảo vệ nhà rông B. Để được vui chơi với các trai làng khác. C. Để bảo vệ buôn làng 4.Nhóm từ ngữ chỉ sự vật có ở vùng các dân tộc ít người? A. nhà sàn, thuyền buồm, ô tô. B. suối, đường phố, chiêng trống. C. ruộng bậc thang, nhà cao tầng. D. ruộng bậc thang, trâu bò, nương rẫy. 5. Gạch dưới những từ chỉ màu sắ , đặc điểm của sự vật. - Những cành đào đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm đầu mùa. 6. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi "Thế nào?" - Những bó hoa huệ trắng muốt, tỏa hương thơm dịu dàng, quyến rũ. 7.Điền vào chỗ chấm: a/ ( sẻ hay sẽ): sạch .; chia . b/ (sửa hay sữa): sai; bình 8. Đặt câu nói về biển có sử dụng biện pháp so sánh. Trường Tiểu học Bắc Nghĩa Số phách: Số phách: Điểm HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KTĐK HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ LẺ Năm học: 2010 - 2011 I. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả: 5 điểm. - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định) trừ 0.5 điểm. - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không khoa học, bẩn, . trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: 5 điểm. Viết được bài văn với thể thức bức thư cho bạn kể về thành thị. Các câu văn gãy gọn, ý văn liên kết nhau. Kể được những nét đặc trưng ở thành thị khác với nông thôn như nhà cửa, đường phố, xe cộ, cây cối . Sử dụng biện pháp nghệ thuật một cách phù hợp. Chữ viết rõ ràng, không sai lỗ chính tả. Điểm 5: Đạt được các yêu cầu trên. Điểm 4: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Lỗi chính tả, ngữ pháp còn sai 2 - 3 lỗi. Điểm 3: Nội dung còn hời hợt. Lỗi chính tả ngữ pháp còn sai 4 - 6 lỗi. Điểm 1- 2: Bài viết còn yếu về nội dung và hình thức. II. Đọc hiểu: (5 điểm) Phần trắc nghiệm: (2 điểm) - Khoanh đúng mỗi ý được 0.5 điểm. Mỗi ý có hai khoanh tròn trở lên thì không ghi điểm. 1. Vì sao nhà rông phải chắc và cao? C. Để đàn voi đi qua không đụng sàn và múa rông chiêng không bị vướng mái. 2. Người ta để hòn đá thần ở đâu? B. Ở trong chiếc giỏ mây, treo trên vách gian đầu nhà rông. 3. Trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ ở nhà rông để làm gì? C. Để bảo vệ buôn làng 4.Nhóm từ ngữ chỉ sự vật có ở vùng các dân tộc ít người? D. ruộng bậc thang, trâu bò, nương rẫy. 5. Gạch đúng và đầy đủ các từ chỉ màu sắc, đặc điểm của sự vật được 1 điểm. Đúng mỗi từ được 0.25 điểm - Những cành đào đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm đầu mùa. 6. (0.5 điểm) Gạch chân đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi "Thế nào?" được 0.5 điểm. - Những bó hoa huệ trắng muốt, hương thơm dịu dàng, quyến rũ. 7. Điền đúng mỗi từ được 0.25 điểm . a/ ( sẻ hay sẽ): sạch sẽ; chia sẻ b/ (sửa hay sữa): sửa sai; bình sữa. 8. Đặt câu đúng chủ đề biển, có sử dụng biện pháp so sánh được 1 điểm. Ví dụ: Bình minh lên, biển như khoác lên mình chiếc áo choàng xanh lam đính muôn vàn hạt kim cương lóng lánh. . PHÒNG GD ĐT ĐỒNG H I TRƯỜNG TH BẮC NGHĨA B I KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Năm học 2010 - 2011 Th i gian làm b i: 60 phút Họ và tên:. l i. i m 3: N i dung còn h i hợt. L i chính tả ngữ pháp còn sai 4 - 6 l i. i m 1- 2: B i viết còn yếu về n i dung và hình thức. II. Đọc hiểu: (5 i m)

Ngày đăng: 27/11/2013, 20:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan