Tiểu luận kinh tế mt vấn đề suy giảm tài nguyên

16 1.4K 13
Tiểu luận kinh tế mt vấn đề suy giảm tài nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận kinh tế môi trường-Vấn đề suy giảm tài nguyên

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………… … .2 I - TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…………………………….… 2 1. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………… 2 2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… .2 II - NỘI DUNG…………………………………………………………… 3 1. Thực trạng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam…………………… .3 a. Tài nguyên rừng…………………………………………………….… 3 b. Thủy sản………………………………………………………… .5 c. Khoáng sản…………………………………………………………… .7 2. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế………….… 11 3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên…………………………………… 12 a. Nguyên nhân của hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng ở Việt Nam….12 b. Nguyên nhân suy giảm tài nguyên khoáng sản……………………… 12 c. Nguyên nhân suy giảm tài nguyên thủy sản………………………… .13 4. Giải pháp………………………………………………………………… 13 III - KẾT LUẬN………………………………………………………………… 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………… .16 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải, vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người. Tài nguyên là đối tượng sản xuất chính của con người. Xã hội ngày càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, tài nguyên bị hao mòn và có thể mất đi nếu không được tái tạo kịp thời. Tài nguyên thiên nhiên là các sản phẩm của tự nhiên, do tự nhiên sinh ra và có hạn. Trong quá trình khai thác sử dụng cho mục đích của mình con người đã lấy đi những tài nguyên này để khai thác, chế biến tạo thành những sản phẩm, vật chất để phục vụ cho cuộc sống. Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp và dân số gia tăng đã kéo theo nhu cầu sử dụng tài nguyên ngày càng cao dẫn đến nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Do vậy chúng ta cần phải biết cách khai thác và sử dụng một cách hợp lý để phục vụ cho lợi ích của con người một cách hiệu quả và lâu dài. I – TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu, đánh giá được hiện trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay. - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiện nay. - Đề xuất một số ý kiến, phương hướng giải quyết vấn đề. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp kế thừa tài liệu: thu thập các tài liệu, thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng (như: báo, đài, internet,…); tham khảo các đề tài nghiên cứu khoa học. - Thực trạng ở địa phương nơi mình đang sống. 2 II – NỘI DUNG 1. Thực trạng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam a. Tài nguyên rừng: Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi, diện tích đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nên phần lớn diện tích lãnh thổ được rừng che phủ. Diện tích đất lâm nghiệp nước ta năm 2005 là 14,43 triệu ha chiếm 43,6% diện tích đất tự nhiên. Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng tràm, rừng ngập mặn,… Tuy nhiên, trong những năm qua, do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nên rừng của nước ta đã bị suy giảm nghiêm trọng về cả số lượng và chất lượng rừng. Sự suy giảm tài nguyên rừng biểu hiện trước hết và rõ nét thông qua việc suy giảm diện tích. Trước đây phần lớn Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ khoảng một thế kỷ qua, rừng đã bị suy thoái nặng nề. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Nam đã bị khai phá để trồng cà phê, cao su, chè và một số cây công nghiệp khác. Vào khoảng giữa thế kỷ XX, hầu như các khu rừng thuộc châu thổ sông Hồng, một phần lớn châu thổ sông Cửu Long cùng với các khu rừng trên đất thấp ven biển đã bị khai phá để trồng trọt và xây dựng xóm làng. Vào lúc này độ che phủ của rừng còn lại 43% diện tích đất tự nhiên. Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn với hơn 25 triệu hố bom đạn, bom cháy cùng với đội xe ủi đất khổng lồ đã tiêu hủy hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại. 3 Bảng 1: Sự biến động diện tích rừng Việt Nam giai đoạn 1943 – 2009 (triệu ha) Năm Loại rừng 1945 1976 1985 1995 2005 2009 Rừng tự nhiên 14,3 11,1 9,3 8,3 10,2 10,3 Rừng trồng 0 0,1 0,6 1,0 2,5 2,9 Độ che phủ (%) 43,0 33,8 30,0 28,2 38 39,1 Tổng diện tích 14,3 11,2 9,9 9,3 12,7 13,2 Qua bảng 1 ta có thể thấy, từ năm 1945 đến năm 1995 tổng diện tích rừng của nước ta liên tục giảm xuống (giảm 5 triệu ha trong vòng 50 năm, trung bình mỗi năm giảm 0,1 triệu ha), trong đó đặc biệt giảm nhanh ở giai đoạn 1976 – 1985, trung bình mỗi năm mất khoảng 0,14 triệu ha. Nguyên nhân chính làm mất rừng trong giai đoạn này là do dân số tăng nhanh, nạn đốt nương làm rẫy tràn lan, quá trình khai hoang lấy đất trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, chè,… và khai thác gỗ xuất khẩu. Từ những năm 1990 – 1995, do công tác trồng rừng được đẩy mạnh đã phần nào làm cho diện tích rừng tăng lên từ 9,3 triệu ha lên 13,2 triệu ha (trung bình mỗi năm tăng 0,21 triệu ha). Tuy nhiên, nhìn chung diện tích rừng vẫn chưa thể phục hồi. + Trong tổng diện tích rừng thì rừng tự nhiên có xu hướng giảm đi rõ rệt và đang dần bị thay thế bởi rừng trồng. Diện tích rừng tự nhiên liên tục giảm từ năm 1945 đến năm 1995, đặc biệt giảm nhanh trong giai đoạn 1976 – 1995 (giảm từ 11,1 triệu ha xuống còn 8,3 triệu ha tức là giảm 2,8 triệu ha trong vòng 19 năm). Tuy nhiên từ năm 1995 đến nay diện tích rừng tự nhiên đang có xu hướng tăng trở lại, năm 1995 là 8,3 triệu ha đến năm 2009 đạt 10,3 triệu ha. Điều này được lý giải chủ yếu là do sự phát triển của rừng tái sinh và rừng tre nứa mặc dù trong một thời gian ngắn các loại rừng đó chưa thể thành rừng tự nhiên tốt được. Trong 7 kiểu rừng tự nhiên chủ yếu ở nước ta trừ rừng lá rộng rụng lá và rừng hỗn giao giữa gỗ và tre nứa thì tất cả các kiểu rừng còn lại đều giảm về diện tích. Trong số này, rừng lá rộng thường xanh và rừng nửa rụng lá là loại rừng bị giảm nhiều nhất. Diện tích rừng ngập mặn và rừng chua phèn cũng giảm mạnh do phá rừng để nuôi trồng thủy sản đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. + Trong những năm qua diện tích rừng trồng có xu hướng tăng lên rõ rệt đặc biệt là từ năm 1995 trở lại đây. Năm 1995, diện tích rừng trồng nước ta mới có 1 triệu ha thì 4 đến năm 2009 đã tăng lên 2,9 triệu ha, trung bình mỗi năm tăng 0,1 triệu ha. Sự gia tăng diện tích rừng trồng gẵn liền với các chính sách khuyến lâm đặc biệt là việc giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân. Ngoài ra còn có các chương trình trồng rừng được sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật của nhà nước và các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế diện tích rừng trồng vẫn chưa thực sự bù đắp lại số diện tích rừng của nước ta đã bị mất đi trong những năm qua, đặc biệt là về chất lượng rừng. Cùng với sự biến động của diện tích rừng, độ che phủ rừng cũng biến động thất thường qua các năm. Từ năm 1945 đến năm 1995 diện tích rừng liên tục giảm kéo theo sự suy giảm của kéo theo sự suy giảm của độ che phủ rừng từ 43% xuống còn 28,2% (giảm 14,8%). Từ năm 1995 trở lại đây, do diện tích rừng trồng tăng lên nên tỷ lệ che phủ rừng cũng tăng, đạt 39,1% năm 2009. Tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với mức an toàn sinh thái (45%). Bảng 2: Bình quân diện tích rừng theo đầu người của Việt Nam giai đoạn 1943 – 2009 (Đơn vị: ha/người) Năm 1943 1976 1985 1995 1999 2005 2009 ha/người 0,63 0,23 0,17 0,13 0,14 0,15 0,15 Bình quân diện tích rừng theo đầu người của nước ta được xếp vào loại thấp nhất thế giới. Giai đoạn 1943 – 1995 diện tích rừng theo đầu người liên tục giảm mạnh từ 0,62 ha/người xuống còn 0,13 ha/người. Từ năm 1995 đến nay diện tích rừng bình quân theo đầu người tuy có tăng nhưng không đáng kể. Năm 2009 chỉ số này là 0,15 ha/người thấp hơn nhiều so với trung bình của thế giới (Diện tích rừng bình quân đầu người của thế giới là 0,93 ha/người). Nguyên nhân là dân số nước ta tăng nhanh trong khi diện tích rừng trồng bổ xung hàng năm là không đáng kể. b. Thủy sản: Do những hoạt động khai thác, sử dụng không hợp lý vùng bờ biển trên khắp chiều dài hơn 3.260km từ Bắc vào Nam, cùng với nạn ô nhiễm môi trường, sức ép đô thị hóa, sự gia tăng dân số .nên nguồn lợi hải sản và đa dạng sinh học ở đây đang bị suy giảm nghiêm trọng. Tại vùng biển và đới bờ Việt Nam đã phát hiện được 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Chúng thuộc về 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau, trong đó có 3 vùng là Móng Cái-Đồ Sơn, Hải Vân-Đại Lãnh và Đại 5 Lãnh-Vùng Tàu có mức đa dạng sinh học cao hơn các vùng còn lại. Trong tổng loài được phát hiện có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.038 loài cá với trên 100 loài cá kinh tế, 225 loài tôm, 5 loài rùa, 94 loài thực vật ngập mặn .Tính toán sơ bộ cho thấy diện tích mặt nước lợ ở vùng bờ biển có khả năng nuôi trồng thủy sản lên tới 1.130.000ha. Đồng thời, hệ sinh thái vùng bờ biển gồm rừng ngập mặn, rong tảo, cỏ biển và các rạn san hô còn là bức tường vững chắc bảo vệ bờ biển khỏi tác động của phá hủy của sóng bão, là "cạm bẫy" tự nhiên để sàng lọc các chất ô nhiễm . Tuy vậy, chất lượng môi trường biển và vùng ven bờ đang bị tiếp tục suy giảm bởi dầu, kẽm và chất thải sinh hoạt, nên dẫn đến chất lượng trầm tích đáy biển-nơi cư trú của nhiều loài sống dưới đáy cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng Andrin và Endrin của các mẫu sinh vật đáy các vùng cửu sông ven biển phía Bắc đều cao hơn giới hạn cho phép. Đa dạng sinh học động vật đáy ven biển miền Bắc và thực vật nổi ở miền Trung suy giảm rõ rệt. Hiện tượng thủy triều đỏ và bùng phát tảo nở hoa xuất hiện thường xuyên hơn ven bờ biển miền Trung như Nha Trang và Đà Nẵng. Đặc biệt, từ nhu cầu khai thác gỗ, củi và mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nên diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp. Tốc độ mất rừng ngập mặn ước tính hàng năm lên tới 15.000ha, làm cho số lượng sinh vật phù du và sinh vật dưới đáy làm thức ăn cho các loài thủy sản bị giảm đáng kể. Năng suất nuôi tôm quảng canh nếu năm 1980 đạt tới 250kg/ha, nay chỉ còn 80kg/ha. Trước đây cứ 1 ha rừng ngập mặn có thể khai thác 1 tấn thủy sản giờ chỉ thu được 1/20 so với trước. Theo báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới, khoảng 80% rạn san hô và thảm cỏ biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó 50% ở tình trạng rủi ro cao. Vùng ven bờ đã và đang bị khai thác nguồn lợi quá mức cho phép, tuy tổng sản lượng đánh bắt thủy sản tăng, nhưng sản lượng của một đơn vị đánh bắt hay hiệu xuất khai thác (tấn/CV/năm) hoặc giữ nguyên hoặc giảm từ 0,92 tấn/CV/năm xuống còn 0,34 tấn/CV/năm. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt được. Chỉ tính trong vòng 10 năm trở lại đây, trữ lượng cá đáy đã giảm trên 30% và có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau, trong đó có nhiều loài đang là đối tượng bị tập trung khai thác. c. Khoáng sản: * Tiềm năng tài nguyên khoáng sản Việt Nam: 6 Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đa dạng về chủng loại nhưng tiêm năng hạn chế. Các loại khoáng sản có giá trị , được thị trường thế giới ưa chuộng thì Việt Nam không có nhiều (như vàng, bạc, …) hoặc đã khai thác gần cạn kiệt (như dầu mỏ, than,…). Những loại khoáng sản chúng ta có nhiều như bô xít, đất hiếm, ilminite,… một mặt chưa được đánh giá một cách đầy đủ, mặt khác các loại khoáng sản này trên thế giới cũng có nhiều, nhu cầu tiêu thụ lại không cao, còn có thể sử dụng hàng trăm năm tới. Kết quả điều tra thăm dò địa chất khoáng sản từ trước đến nay đã phát hiện ở Việt Nam có trên 5000 mỏ và điểm khoáng sản với hơn 60 loại khoáng sản khác nhau. Kết quả nghiên cứu, điều tra ban đầu có thể đưa đến những nhận định chủ yếu như sau: - Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam phần lớn là tụ khoáng có quy mô vừa và nhỏ, phân bố rải rác; các loại khoáng sản có quy mô công nghiệp không nhiều. Phần lớn các mỏ đều nằm ở vùng sâu vùng xa không thuận lợi về giao thông; cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém nên khả năng khai thác gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế không cao. - Có thể chia khoáng sản nước ta thành 3 nhóm: + Nhóm khoáng sản năng lượng (dầu, khí, than,…): Việt Nam có tiềm năng trung bình, nhưng do đặc điểm đã khai thác trong nhiều năm qua nên có nguy cơ bị cạn kiệt trong thời gian tới. Theo tính toán, trữ lượng dầu khí đã được thăm dò cho đến nay của Việt Nam chỉ đảm bảo khai thác trong vòng 30 năm nữa. + Nhóm khoáng sản phi kim loại và vật liệu xây dựng: có nhiều và có thể đáp ứng và phần lớn chỉ để phục vụ cho xây dựng và phát triển đất nước. + Nhóm các loại khoáng sản kim loại quý hiếm mà Thế giới đang rất cần như: vàng, bạc, đồng, chì, kẽm, thiếc,…nhu cầu thế giới rất nhiều nhưng trữ lượng của Việt Nam lại rất ít và chỉ khai thác mấy chục năm nữa sẽ cạn kiệt. - Một số loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể như bô xít, đất hiếm, ilmenit,… nhưng chủ yếu vẫn đang ở tiềm năng dự báo. * Thực trạng quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản: - Về công tác điều tra thăm dò: 7 Từ sau năm 1975, công tác khảo sát địa chất và tìm kiếm thăm dò các điểm mỏ, khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam. Đến nay đã lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/500.000 và 1/200.000 phủ toàn bộ diện tích lãnh thổ và gần 70% được đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000. Công tác điều tra cơ bản đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng. Tuy nhiên công tác điều tra thăm dò chưa đi trước một bước theo yêu cầu kinh tế xã hội. Công tác điều tra, đánh giá khoáng sản chủ yếu ở phần trên mặt hoặc đến độ sâu 50 – 100m, một số khoáng sản chưa được đánh giá tiềm năng, nhiều loại khoáng sản mới được điều tra ở mức độ sơ bộ. Kết quả điều tra thăm dò một số trường hợp độ tin cậy còn thấp, cơ sở dữ liệu chưa được cập nhật và hệ thống hoá… - Về công tác lập quy hoạch, chiến lược: Phần lớn các quy hoạch, chiến lước về khoáng sản cũng mới chỉ được xây dựng, phê duyệt từ 2006 – 2008. Đến tháng 9/2009 mới chỉ có ba Chiến lược, 13 Quy hoạch khoáng sản (theo loại khoáng sản hoặc nhóm khoáng sản và đã đề cập đến 39 loại khoáng sản khác nhau) được lập và được phê duyệt và có 47/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoàn thành quy hoạch khoáng sản tại địa phương. Việc khoanh định các vùng hạn chế, vùng cấm hoạt động khoáng sản, vùng dự trữ khoáng sản lại chưa được các địa phương chú trọng. - Về công tác cấp phép hoạt động khoáng sản: Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế từ bao cấp sang thị trường đã làm xuất hiện nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động khoáng sản như các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh có vốn nước ngoài…, đặc biệt là tình trạng khai thác trái phép “khai thác thổ phỉ” diễn ra ở nhiều nơi, nhất là đối với các mỏ đá quý, khai thác vàng, ilmenit ở Miền trung, khai thác than ở Quảng Ninh, khai thác cát, sỏi… Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản tăng lên khá nhanh, tăng trung bình 21,7%/năm. Sự gia tăng lực lượng tham gia hoạt động khoáng sản đồng nghĩa với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng giấy phép được cấp hoạt động khoáng sản, đặc biệt ở các địa phương. Trong vòng 12 năm từ 1996 đến năm 2008, Bộ Công nghiệp và Bộ TN&MT cấp 928 giấy phép hoạt động khoáng sản. Trong khi đó chỉ trong vòng 3 năm, từ tháng 10/2005 đến tháng 8/2008, UBND các tỉnh, thành phố đã cấp 3.495 giấy phép khai thác. Tình trạng cấp phép hoạt động không theo quy hoạch, cấp phép tràn lan chia nhỏ để cấp vẫn diễn 8 ra ở nhiều nơi, có trường hợp cấp phép cho cả các tổ chức cá nhân không đủ năng lực theo quy định hay khai thác chưa có hồ sơ thiết kế mỏ… Một số khoáng sản có trữ lượng lớn, phân bố liên tục đã bị cắt thành nhiều khoảnh để cấp phép hoạt động khoáng sản. Đặc biệt nạn khai thác không phép, khai thác tự do, nhất là đối với khai thác vàng, đá quí, chì, kẽm, đồng, than . chưa được ngăn chặn, làm ảnh hưởng rất xấu đến môi trường, tài nguyên và an ninh xã hội. Ngay cả các công ty than của TKV ở Quảng Ninh mới được triển khai cấp giấy phép khai thác từ năm 2008 - 2009 (63 giấy phép) trong khi các công ty than đã hoạt động ở đây từ rất lâu. - Về sử dụng công nghệ trong ngành khai khoáng: Thực trạng sử dụng công nghệ khai thác chế biến trong ngành khai khoáng trong thời gian còn nhiều bất cập, hạn chế. Nhiều loại công nghệ được đưa vào sử dụng (đồng, ilmenite) là công nghệ lạc hậu, không phù hợp với loại khoáng sản khai thác, chưa quan tâm áp dụng công nghệ tiên tiến nên mức độ thu hồi thấp, không thu hồi được các khoáng sản đi kèm. - Về khai thác và tuyển khoáng: Hầu hết ở các mỏ khai thác khoáng sản, công nghệ kỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức, đa số áp dụng hệ thống khai thác lộ thiên, sử dụng các phương tiện cơ giới (ôtô - máy xúc). Đây là loại hình công nghệ kỹ thuật cổ điển, giá thành cao, không đồng bộ, các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác và vận tải không đảm bảo. Phương thức khai thác lộ thiên giữ vai trò quan trọng trong tổng sản lượng khoáng sản rắn khai thác được, cụ thể khai thác lộ thiên chiếm 100% đối với khoáng sản vật liệu xây dựng, chiếm 97% đối với quặng, quặng phi kim loại và nguyên liệu hoá chất, khoảng 60 – 65% đối với than. Phương pháp khai thác thủ công và bán cơ giới đã tác động xấu đến môi trường sinh thái và gây lãng phí tài nguyên. - Về chế biến sâu và luyện kim: Công nghiệp chế biến sâu và luyện kim khoáng sản chưa được phát triển. Gang, thép, thiếc, antimon, vàng, kẽm, chì đã được luyện nhưng chỉ có gang, thép và thiếc được luyện ở quy mô công nghiệp. Nhìn chung, công nghệ chế biến với thiết bị lạc hậu, năng suất và hệ số thu hồi thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao. Phần lớn sản phẩm chỉ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở mức trung bình. Việc đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến còn chạy theo phong trào, bệnh thành tích… dẫn đến việc phát triển không cân đối, tiêu tốn nhiều tiền bạc, năng lượng, hiệu quả không cao, sản phẩm dư thừa không tiêu thụ hết. * Tổn thất tài nguyên do công nghệ lạc hậu và xuất khẩu khoáng sản thô: Do công nghệ khai thác chế biến chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn là những cơ sở khai thác chế biến quy mô nhỏ, khai thác và sản xuất manh mún như chì, 9 kẽm, thiếc, antimoan, titan, crôm . và một số nguyên liệu khoáng như đá vôi, đá trắng, cao lanh… nên mức độ thu hồi thấp, không thu hồi được các khoáng sản đi kèm gây thất thoát tài nguyên lớn. Một số điều tra nghiên cứu cho biết, tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác còn rất cao, đặc biệt là ở các mỏ hầm lò, các mỏ địa phương quản lý. Tổn thất trong khai thác than hầm lò là 40%-60%; khai thác apatit 26% - 43%; quặng kim loại 15%-30%; vật liệu xây dựng 15%-20%; và dầu khí là 50%-60%. Tổn thất trong khai thác than tại Quảng Ninh theo số liệu báo cáo của TKV vào khoảng 7,3 – 7,7% đối với khai thác lộ thiên và khoảng 28 – 31% trong khai thác hầm lò. Do năng lực có hạn, khai thác phần lớn là thủ công, nên đa số các mỏ nhỏ hiện nay chỉ lấy được những phần giàu nhất, bỏ đi toàn bộ các quặng nghèo và khoáng sản đi cùng, dẫn đến không thể tận thu được. Tổn thất trong chế biến khoáng sản cũng rất cao. Chẳng hạn trong khai thác vàng, độ thu hồi quặng vàng trong chế biến (tổng thu hồi) hiện chỉ đạt khoảng 30%-40% và không chỉ mất mát mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra một vấn đề đã và đang diễn ra phức tạp không những làm thất thoát TNKS quốc gia mà còn gây mất trật tự trị an xã hội đó là tình trạng khai thác xuất khẩu trái phép khoáng sản. Điển hình là tình trạng khai thác, vận chuyển xuất khẩu than trái phép diễn ở Quảng Ninh, quặng titan (năm 2007 xuất lậu quặng titan khoảng trên 100 nghìn tấn, năm 2008 trên 200 nghìn tấn)… Các sản phẩm sau khai thác, chế biến còn nghèo nàn, phần lớn dạng thô, chất lượng thấp, có giá trị thương mại không cao và chủ yếu để xuất khẩu như dầu thô (xuất gần 100%), than (hơn 50%) và xuất phần lớn các loại quặng. Vấn đề là xuất khẩu sản phẩm thô nhưng giá trị xuất khẩu lại không đủ để nhập khẩu sản phẩm khoáng sản qua chế biến phục vụ cho các ngành công nghiệp khác và nền kinh tế. ước không tương xứng với giá trị của tài nguyên. Ví dụ sản xuất được Xỉ Titan (từ ilmenit) thì giá trị sản phẩm tăng khoảng 2,5 lần; sản xuất được Pigment thì giá trị sản phẩm tăng khoảng 10 lần; sản xuất được Titan kim loại thì giá trị sản phẩm tăng được khoảng gần 80 lần. Đối với các khoáng vật phụ của quặng Titan, như Zircon, Rutil, Monazit… nếu sản xuất được Zircon siêu mịn (từ Zircon 65%), Rutil nhân tạo giá trị sản phẩm tăng 1,6 lần . Mặt khác khai thác xuất khẩu sản phẩm thô còn làm tổn thất, lãng phí các loại khoáng sản khác đi kèm mà chưa thu hồi hết hoặc loại bỏ các khoáng sản khác. Lãng phí tài nguyên còn thể hiện trong giai đoạn sử dụng sản phẩm khoáng sản. Hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy điện đốt than, dầu của Việt Nam chỉ đạt từ 28 – 30% (thấp hơn so với các nước phát triển khoảng 10%); hiệu suất các lò hơi công nghiệp đạt khoảng 60% (thấp hơn trung bình thế giới khoảng 20%)… 10

Ngày đăng: 27/11/2013, 14:26

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Sự biến động diện tích rừng Việt Nam giai đoạn 1943 – 2009 (triệu ha) - Tiểu luận kinh tế mt vấn đề suy giảm tài nguyên

Bảng 1.

Sự biến động diện tích rừng Việt Nam giai đoạn 1943 – 2009 (triệu ha) Xem tại trang 4 của tài liệu.
Qua bảng 1 ta có thể thấy, từ năm 1945 đến năm 1995 tổng diện tích rừng của nước ta liên tục giảm xuống (giảm 5 triệu ha trong vòng 50 năm, trung bình mỗi năm  giảm 0,1 triệu ha), trong đó đặc biệt giảm nhanh ở giai đoạn 1976 – 1985, trung bình  mỗi năm m - Tiểu luận kinh tế mt vấn đề suy giảm tài nguyên

ua.

bảng 1 ta có thể thấy, từ năm 1945 đến năm 1995 tổng diện tích rừng của nước ta liên tục giảm xuống (giảm 5 triệu ha trong vòng 50 năm, trung bình mỗi năm giảm 0,1 triệu ha), trong đó đặc biệt giảm nhanh ở giai đoạn 1976 – 1985, trung bình mỗi năm m Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan