Tài liệu CÁCH CHỮA HO

8 436 0
Tài liệu CÁCH CHỮA HO

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cách chữa ho Bạn có thể chữa ho bằng các vị thuốc dễ kiếm như tía tô, chanh, bạc hà, rau má . với cách chế biến cực kỳ đơn giản. Theo Đông y, chia ho làm hai thể bệnh: ho do ngoại cảm và ho do nội thương. Ho do ngoại cảm Cảm lạnh (phong hàn): Sốt, sợ lạnh, đau đầu, ho, đờm lỏng, ngạt mũi. Dùng lá tía tô 20g, lá xương xông 12g, gừng tươi 8g, lá hẹ 12g, kinh giới 8g, đổ 600ml, sắc lấy 200ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần. Cảm cúm viêm họng (phong nhiệt): Sốt nhưng không sợ lạnh, khát, ho, đờm màu vàng. Dùng lá dâu, rau má mỗi vị 12g; cúc hoa, bạc hà, rễ chanh, lá hẹ mỗi vị 8g; kim ngân 16g, đổ 600ml, sắc lấy 200ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống 3-5 ngày. Ho do nội thương Ho kéo dài không rõ nguyên nhân ở người gầy (phế âm hư): Ho khan không có đờm, họng khô, đau hoặc có ra máu, người háo nóng, mệt mỏi. Dùng rau má 20g; lá chanh, lá tre mỗi vị 12g; vỏ rễ dâu (sao mật) 16g; quả dành dành (sao vàng), cam thảo dây mỗi vị 8g. Đổ 500ml nước, sắc lấy 20 ml; người lớn chia ra uống 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần. Viêm phế quản mạn tính (tỳ dương hư): Ho đờm nhiều, khi gặp lạnh hoặc về mùa rét ho càng nhiều, ăn uống càng kém, mệt mỏi, chân tay lạnh, trong người cảm giác lạnh, sợ lạnh. Dùng vỏ quýt phơi khô sao lên, bán hạ chế, hạt cải củ, hạt tử tô mỗi vị 12 g; cam thảo dây, gừng tươi mỗi vị 8 g. Tất cả cho vào nồi đổ 500 ml nước, sắc lấy 250 ml; người lớn chia uống 3 lần lúc đói và trước khi đi ngủ. Trẻ em tùy tuổi, chia uống 4-5 lần. Để phòng các bệnh nhiễm khuẩn hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, mùa hè không nên dùng quạt mạnh quạt thẳng vào người, đang đi nắng nóng không nên vào phòng lạnh ngay. Người bệnh mạn tính cần chú ý bồi dưỡng sức khỏe để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Theo BS. Đỗ Minh Hiền Sức khỏe & Đời sống Cách chữa ho Củ cải trắng bỏ vỏ rồi ăn sống có thể làm mát họng, hết ho. Thái miếng rồi nấu chín bằng nước sạch, lấy nước uống. Mỗi tối uống một lần, mỗi lần khoảng 1/4 kg nước củ cải; uống liền 1 tuần sẽ khỏi. Một quả chuối hầm với đường phèn, mỗi ngày ăn một lần, ăn liền nhiều ngày sẽ trị được dạng ho nhẹ. Khi bị ho, hãy lấy ngón trỏ ấn mạnh vào hai bên chỗ dưới tai, như vậy giảm được kích thích niêm mạc gần cổ họng mà bớt ho. Một quả trứng gà khuấy đều, cho thêm chút đường trắng và nước gừng tươi, dùng nửa cốc nước sôi để pha rồi uống; 2-3 lần sẽ khỏi. Gừng tươi rửa sạch, bỏ vỏ, thái miếng, khi bị ho hãy ăn một miếng; Khi cổ họng lại ngứa thì lại ăn một miếng. Một ngày ăn 2- 3 lần, trước khi đi ngủ ăn một lần, ăn như vậy khoảng 2, 3 ngày sẽ hết ho. Dấm có pha đường phèn đã lọc qua cho đến khi đạt độ bão hoà. Mỗi ngày từ 3 - 5 lần, mỗi lần 1 - 2 thìa canh. Dầu thơm 1 thìa đun nóng lên, cho thêm 7 hạt đỗ xanh vào chiên vàng, khi còn hơi ấm thì cho thêm chút mật ong. Ăn trước khi đi ngủ. Hạt hạnh đào 2 cái, gừng tươi 2 miếng, nhai nhỏ và nuốt từ từ vào; mỗi ngày buổi sáng và tối ăn một lần, cách này trị những trường hợp bị ho lâu ngày, có đờm và khó thở. Đối vối người bị ho nhiều đờm, hãy lấy 7 cụm rễ hành, 1 quả lê, một ít đường trắng rồi đun lên lấy nước uống, uống vào buổi sáng và tối hàng ngày. Gừng già tươi 60g, mật ong 30g; gừng tươi rửa sạch giã nát, cho thêm 500ml nước, nấu lên trong 30 phút. Tiếp đó bỏ bã cô đặc lại còn 200 - 250ml, cho thêm mật ong vào khuấy lên. Mỗi ngày uống vào buổi sáng và tối 50ml. Lê trắng 2000g, đường phèn 500g, hạnh nhân 10g, bách hợp 15g, mạch đông 15g, xuyên bối 10g, khoản đông hoa 10g. Rửa sạch lê rồi bỏ vỏ, bỏ hạt và ép lấy nước, dùng nước lê sắc lên như thuốc đông y, lấy nước này khuấy thêm với đường phèn thành dạng cao, có tác dụng trị ho, bình ổn hơi thở, kiện tỳ, nhuận phổi. Người bị ho có nhiều đờm nên dùngbài thuốc sau: hạt bí đao 15g, cho thêm một lượng vừa phải đường đỏ, giã nát rồi pha với nước để uống: ngày 2 lần. Vỏ cây lê tươi 75g (khô thì 20g), sắc lên lấy nước uống. Một lượng mật ong vừa phải cho vào trong 1 bát nước sôi pha lên, 3 cái bánh quả hồng. Ăn bánh, uống nước mật ong, mỗi ngày 2 lần, uống liên tục 8 ngày hoặc sau đông chí, mỗi ngày ăn một cái bánh quả hồng to, kiên trì nhiều ngày chữa được ho lâu ngày không khỏi. Cho 50g dầu thực vật vào đun nóng lên rồi cho chút hành hoa và muối ăn, tiếp đó cho 1 miếng đậu phụ, dùng muỗng ép nát ra và đảo liên tục. Tiếp đó cho thêm một ít dầu ăn nữa và chút nước, đảo tiếp mấy lần rồi ăn lúc nóng (ăn như món ăn cùng với cơm hoặc ăn trước khi đi ngủ). Mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục trong 35 ngày sẽ có hiệu quả. Trứng gà tươi 1 quả, đập vào trong bát, cho thêm 1 thìa dầu ăn, một chút đường trắng rồi hấp cách thuỷ cho chín, ăn trước khi đi ngủ, khi còn nóng. Người ho bình thường thì ăn 2 lần, người ho nặng thì phải ăn 5 - 6 lần sẽ hiệu quả rõ rệt. Đường phèn, hạnh nhân mỗi loại 15g, nghiền nhỏ rồi khuấy đều hỗn hợp này. Vào buổi sáng, trưa và tối mỗi buổi uống 10g. Đại táo 7 quả, bỏ hạt rồi cho phèn chua vào đầy bên trong, hấp chín; ăn hết 1 lần nhân lúc nóng, ngày 2 lần. Hành trắng 3 cây, phèn chua 50g giã nhỏ, cho thêm 30g dấm vào khuấy đều. Buổi tối sau khi rửa chân hãy đắp lên gan bàn chân, buổi sáng sớm lấy ra; cách này chữa ho lâu không khỏi. Mỗi ngày ăn lạc 60 - 90g sẽ trị được ho nhiều đờm. Cà trắng 30 - 60g, đun lên lấy nước bỏ bã, cho thêm một lượng mật ong vừa phải rồi uống 2 lần mỗi ngày, chữa ho đã lâu mà không khỏi. Đường phèn 30g, vừng 120g giã nát rồi pha với nước sôi dạng âm ấm; mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 - 30g; cách này trị ho khan không đờm. Cho một quả trứng ngan, 10g mộc nhĩ đen, một chút đường phèn rồi khuấy đều để hấp cách thuỷ; mỗi ngày ăn 2 lần sẽ trị được ho do âm hư. Hạt quả mướp 15g phơi khô rồi nghiền nhỏ, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g, trị ho. Hạt bí đao 15g, cho thêm một lượng đường vừa phải vào rồi giã nát để pha với nước uống; mỗi ngày 2 lần, chữa ho đờm nhiều. Bí đao tươi 500g, lá sen tươi 1 cái và một lượng nước thích hợp rồi đun lên thành canh, cho thêm muối và gia vị vừa phải. Món này trị ho do nóng phổi, đờm dính. Lạc 30g, bách hợp 10g, đường phèn một lượng vừa phải, đun với nước thành canh, mỗi ngày 1 liều, uống liền 3 - 5 ngày, cách này chữa ho khan, ít đờm. Lạc, táo đỏ, mật ong mỗi loại 30g, nấu với nước rồi ăn mỗi ngày 2 lần; trị ho lâu không khỏi. Vỏ bưởi tươi 6g nấu lên lấy nước uống, chữa đờm và ho. Thịt nạc 50g và một chút rượu gạo, cho thêm một chút nước rồi hấp cách thuỷ để ăn, chữa ho. Phổi lợn 1 cái, củ cải trắng 1 củ, hạnh nhân 10g, một lượng nước sôi vừa phải, tất cả nấu chín bằng lửa nhỏ. Món này chữa ho lâu không dứt. Cắt quả lê tạo ra cái miệng có nắp, cho đỗ đen vào trong rồi đậy nắp lên; đun trên lửa nhỏ; mỗi ngày ăn 1 - 2 quả sẽ tiêu đờm hết ho. Bài thuốc này còn có hiệu quả khá tốt đối với trường hợp khó thở, thở gấp. Vỏ bí đao đã qua phơi sương rồi cho chút mật ong nấu lên thành canh, ăn trị ho. Táo chua nghiền thành bột nhỏ, mỗi ngày chia làm 2 lần, mỗi lần 6g uống bằng nước sôi âm ấm, sẽ có tác dụng nhuận phổi dứt ho. Nếu ho do bị cảm thì hãy dán một miếng cao trị đau khoảng 1 cm 2 ở dưới cổ họng, 10 phút sau ho sẽ dứt. theo http://www.cuocsongquanhta.vn - http://suckhoevang.net Bài thuốc chữa ho do cảm lạnh Đông y gọi ho do cảm lạnh là ho do phế hàn, thuộc chứng hàn, đàm hàn, triệu chứng chính thường gặp là do ho nhiều đờm, đờm loãng, có màu trắng dễ khạc, ít đặc dính. Khi ho mặt bệnh nhân thường hơi nề, sợ gió, rêu lưỡi trắng, trơn, vã mồ hôi, ngực đau, đầy trướng. Người mệt mỏi, chân tay lạnh. Nguyên nhân sinh bệnh là do cảm nhiễm ngoại tà hoặc do nội thương gây ra. Trường hợp do ngoại cảm phong hàn thường kèm theo ngạt mũi, khản tiếng. Bệnh do nội thương thường gặp ở người già yếu dương khí suy kém, hoặc tỳ vị dương hư không vận hóa được thủy thấp ứ lại thành đàm, hàn đàm ứ hàn ở phế gây ho, thường ho nhiều ban đêm, ban ngày nhẹ hơn, trời ấm thì đỡ, trời lạnh lại phát. Nguyên tắc trị liệu chứng này phải dùng pháp ôn phế chỉ khái kết hợp với ôn hóa hàn đàm. Dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc thường dùng: Chữa ho do cảm lạnh hoặc viêm khí quản mạn tính kéo dài kèm theo mất ngủ, hoa mắt chóng mặt: Bán hạ 12g, phục linh 12g, trần bì 12g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa chứng ho lạnh có đờm: Hạnh nhân 9g, la bạc tử 12g, bách bộ 9g, bạch giới tử 12g, cát cánh 9g, tử uyển 9g, khoản đông hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang. - Nếu đờm nhiều: Bán hạ sao với gừng 12g, thổ phục linh 16g, trần bì sao thơm 12g, chỉ thực sao 12g, trúc nhự 12g, cam thảo dây 8g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang. - Trường hợp đờm loãng: Cát cánh 6g, hạnh nhân 9g, lá tía tô 9g, bạc hà 3g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 2-3 ngày liền. Nếu đàm hàn ngưng đọng ở phế hoặc suyễn tức đờm nhiều mà loãng, ngực đau, đầy trướng: Bạch giới tử 40g, tô tử 12g, la bạc tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Người bệnh bụng trướng buồn bực, lưng gáy co rút, đầu mặt tối tăm, mũi tắc, tiếng nặng, đờm khí không thông lợi: Tô tử 4g, trần bì 4g, ma hoàng 4g, xích phục linh 4g, tang bạch bì 4g, hạnh nhân 4g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Trường hợp người già, hư yếu gặp lạnh mà ho: Bách hợp, khoản đông hoa lượng bằng nhau, tán bột, luyện mật hoàn thành viên bằng quả nhãn, uống 2 viên một lần ngày 2 lần sau ăn với nước sinh khương (gừng tươi). Nếu bệnh phế hàn sinh ho, thở gấp, hoặc ho lâu ngày: Nhân sâm 12g, tri mẫu 12g, anh túc xác 12g, cam thảo 8g, ô mai 12g, a giao 12g, hạnh nhân 12g, tang bạch bì 12g, cát cánh 12g, địa cốt bì 12g, táo 12g. Sắc đặc uống ấm ngày 1 thang chia 2-3 lần. Trường hợp kèm theo họng đau mũi tắc, nước mũi chảy ra: Hạnh nhân 8g, a giao 8g, bán hạ 8g, tri mẫu 16g, cam thảo 10g, ma hoàng 8g, tang diệp 16g, bối mẫu 8g, khoản đông hoa 8g, sinh khương 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu ho do hư hàn, nhiều đờm dãi, khí lạnh, ngực đau, khó chịu, sườn trướng: Bán hạ 8g, quế tâm 8g, cam thảo 8g, nhân sâm 20g, thược dược 20g, tế tân 20g, toàn phúc hoa 20g, trần bì 20g, cát cánh 20g, xích phục linh 12g, tán thành bột mỗi lần mỗi lần dùng 12g với nước sắc của 1 lát sinh khương, uống ấm 2-3 lần trong ngày. Ho nhiều đờm, ngựcbứt rứt ho nôn ra đờm loãng:Cát cánh 8g, hạnh nhân12g,bán hạ 4g,tô tử 12g. Hoặc hạnh nhân 9g, la bạc tử 9g, bách bộ 9g, bạch quả 9g, cát cánh 9g, tử uyển 9g, khoản đông hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu đờm loãng mũi ngạt tắc, họng khô, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch huyền: Tô diệp 6g, bạc hà 10g, phục linh 10g, tiền hồ 10g, cát cánh 6g, chỉ xác 10g, cam thảo 4g, sinh khương 10g, quất hồng bì 6g, hạnh nhân 8g, đại táo 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Hoặc tử uyển 10g, cát cánh 6g, trần bì 6g, bách bộ 10g, kinh giới 6g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang. (Theo SK & ĐS) Việt Báo (Theo_VnMedia) Bài thuốc chữa ho từ rau gia vị (Dân trí) - Khi ho và đau rát họng, thay vì sử dụng các loại thuốc, bạn hãy tự “chế” thuốc chữa ho ngay bằng chính những nguyên liệu dân dã và quen thuộc trong căn bếp nhà mình. Trộn 1/4 thìa nước ép cây húng quế với nước bạc hà, gừng tươi, lá trầu không và mật ong. Sau đó dùng để ngậm, bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng. Bạch giới tử Nướng 4-5 nhánh tỏi, nhai kèm với đường thốt nốt hoặc đường phèn. Bạn sẽ có thể cắt đứt cơn ho ngay. Trộn lẫn hai phần mật ong và nước cốt chanh với tỉ lệ bằng nhau. Dùng để ngậm, có thể ngậm nhiều lần trong ngày. Một chén nước nho ép cộng với 1 thìa mật ong cũng sẽ đem lại tác dụng ngay tức thì. Một thìa nước hành sống trộn lẫn với một thìa mật ong để khoảng từ 3 đến 4 giờ dùng để ngậm. Ngâm nước quả hạnh qua đêm sau đó bóc vỏ. Lấy phần cùi của quả hạnh trộn với một chút bơ và đường, sẽ nhanh chóng dứt cơn đau họng. Dùng dầu cánh kiến bôi vào ngực, lưng, họng và mũi cũng đem lại hiệu qủa như mong muốn. Đối với trẻ em, không nên bôi trực tiếp mà nên nhỏ vài giọt dần lên khăn tay và để cạnh bé khi ngủ. Nếu bạn bị ho nặng hãy trộn nước của cây húng quế với nước ép tỏi và mật ong. Cứ 3 giờ ngậm một lần sẽ thấy giảm ho rõ rệt. Các minh chứng cũng cho thấy, chỉ cần “chăm chỉ” ăn táo mỗi ngày cũng có thể đem lại tác dụng trong việc giảm ho. Nhưng nên nhớ là không ăn táo chua, táo chua không những không đem lại hữu ích trong trường hợp này mà gây phản dụng. Thu Hà Theo MB Phương pháp dân gian chữa ho bằng mật ong Mùa lạnh, thời tiết thay đổi …dễ làm phát sinh nhiều chứng ho: ho do dị ứng thời tiết, ho gió, ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh, ho do viêm họng, viêm phế quản mãn tính… Người già, trẻ nhỏ, người sức đề kháng yếu hoặc cơ địa nhạy cảm…thường bị mắc các chứng ho này. Ảnh minh họa. Sử dụng phương pháp dân gian để chữa hocách mà nhiều người lựa chọn vì tính hiệu quả và an toàn, nhất là với các chứng ho dễ tái phát, ho dai dẳng lâu ngày… Mật ong thường được sử dụng để chữa ho trong dân gian. Sau đây là một số bài thuốc được làm từ mật ong, kết hợp thêm một số loại cây hoa, củ, quả có sẵn tại nhà: Mật ong hấp quất còn nguyên vỏ xanh: Cách làm: Quất (3 – 4 quả), rửa sạch vỏ, để ráo nước, bổ đôi quả, bỏ hạt, thái lát mỏng, cho vào bát tô. Đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều cho quất thấm đều mật ong. Sau đó đem hấp hoặc cho vào nồi đun cách thủy 10 – 15 phút, tới khi quất nhuyễn, quyện đều với mật ong thành một thứ dịch sánh như siro. Để nguội, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa café. Khi uống, có thể thêm một vài hạt muối. Không nuốt ngay, ngậm 5s trong miệng, để trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng… Mật ong hấp lá hẹ 3 – 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới nhuyễn. Cách sử dụng tương tự mật ong hấp quất. Mật ong hấp tỏi 4 – 5 nhánh tỏi, đập dập, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy, tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được (Không cần để tỏi quá nhừ). Để nguội, uống 2 -3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa café. Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng. Có thể làm tương tự cách trên với các nguyên liệu khác như: cánh hoa hồng, rễ chanh, lá húng chanh, quả phật thủ, hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô, hành hoa… Tùy theo những nguyên liệu có sẵn trong mỗi gia đình mà sử dụng để chế biến. Trường hợp, không có các nguyên liệu phối hợp, có thể dùng mật ong nguyên chất. Khi dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, nên hấp mật ong trước khi dùng. Để không mất thời gian chế biến, có thể sử dụng một số thuốc ho đông dược có thành phần mật ong, kết hợp với một số thảo dược, được bán sẵn tại các hiệu thuốc (như thuốc ho Bảo Thanh của Công ty Dược Hoa Linh. Sản phẩm này có cả dạng Siro và viên ngậm. Khi ngậm sẽ phát huy thêm tác dụng tại chỗ như: giảm ngứa rát họng, giảm viêm họng, khản tiếng…Thích hợp với các chứng ho tái đi tái lại, ho mãn tính, ho dai dẳng lâu ngày…). TĐ . Cách chữa ho Bạn có thể chữa ho bằng các vị thuốc dễ kiếm như tía tô, chanh, bạc hà, rau má . với cách chế biến cực kỳ đơn giản. Theo Đông y, chia ho. gian chữa ho bằng mật ong Mùa lạnh, thời tiết thay đổi …dễ làm phát sinh nhiều chứng ho: ho do dị ứng thời tiết, ho gió, ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh, ho do

Ngày đăng: 27/11/2013, 14:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan